Phật ở quán café
Tựa bài viết này không là một ý thơ kiểu cọ thời đại, hay một tư
tưởng lạ của mấy triết gia, mà chỉ là một sự thật tôi từng được biết nhân đọc báo mấy năm trước. Trong bài viết tuần qua, nhân nói về một cô gái Việt
sống ở Unalaska, tiểu bang Alaska, tôi có hứa kể bạn nghe chuyện một pho tượng
Phật trắng toát đã phiêu lưu từ miền Trung Việt Nam đến tận thành phố Anchorage
ở miền băng giá Alaska.
Tượng Phật này được an vị bất đắc dĩ trong một quán cà phê của người Mỹ, và trở
thành một biểu tượng cho sự bình an đối với bất cứ ai từng ghé quán Side Street Espresso nằm trên đường G Street.
Tượng Phật và ông Suel
Jones trong quán cà phê ở Anchorage,
Tượng Phật ngồi bằng đá
cẩm thạch này nặng gần 700 pounds, tức là hơn 310 kí-lô, cao chừng một mét. Sau
khi tượng đến quán đượcmột thời gian khá lâu, mùa hè năm 2011, nữ ký giả Julia O'Malley đã viết bài
đăng trên báo Anchorage Daily News về pho tượng và người đã mang tượng đến Alaska.
Bà Julia kể rằng vài năm trước đó, ông Suel Jones, một thợ máy về hưu từng làm
việc cho hãng dầu BP, đã có cảm tình với một pho tượng Phật được đẽo gọt bởi
một nghệ nhân ở bên lề đường trên Núi Ngũ Hành Sơn (người Tây Phương gọi là Núi
Đá Cẩm Thạch).
Ngày ấy ông Suel đã du lịch đến vùng ngoại ô Đà Nẵng.
“Tôi chỉ nhìn pho tượng và biết rằng mình muốn nó hơn những tượng khác nằm
quanh đấy,” ông nói với bà Julia.
“Tôi không thể giải thích tại sao tôi thích tượng Phật ấy, có lẽ vì nét mặt, có
lẽ vì chất liệu, tôi không thật sự hiểu.”
Thế rồi ông nói thêm rằng tượng gợi nhớ một thời quá khứ bất ổn khi ông là một
người lính Thủy Quân Lục Chiến trẻ tuổi mới đến Việt Nam. Ông nhớ rõ một ngày
nọ khoảng 40 năm trước, khi ông và các đồng đội tiến vào một ngôi làng gọi là
Cam Lộ.
“Có một ngôi chùa bị bắn nổ tan tành,” ông kể.
Trong ngôi chùa tan hoang ấy, ông thấy một pho tượng Phật ngồi vững vàng, thanh
tịnh giữa những đổ nát của chiến tranh.
Điều đó khiến ông nghĩ đến những gì đang xảy ra cho đất nước Việt Nam, cho con
người và cho truyền thống từ ngàn xưa của họ.
Tượng Phật cẩm thạch trông quen thuộc với ông vì lẽ ấy. Có lẽ vì nụ cười của
Phật, như là vị Phật mà ông từng thấy lần đầu 40 năm trước
nay bỗng trở về với ông. Cựu quân nhân này cảm thấy trong lòng một sự biết ơn
mà ông không hề nghĩ mình có trước đây, về sự có mặt
của Phật trong đời ông.
Thế là ông Suel đồng ý mua tượng Phật với giá $500. Ông tốn thêm gấp đôi số
tiền để cho người ta chuyên chở tượng đến Alaska.
Khi mua tượng thì ông không thật sự biết mình sẽ làm gì với nó. Chắc đặt ở
ngoài vườn tại căn cabin của ông ở Glacier View, ông nghĩ vậy. Căn cabin và
cũng là nhà của ông nằm cách xa Anchorage khoảng 100 dặm nằm trên bang lộ Glenn
Highway. Khi tượng Phật đến Alaska,
ông Suel đã lái một chiếc pickup và chở tượng ở đằng sau trong suốt mấy ngày.
Lái xe đến đâu ông cũng gây chú ý. Ai ai cũng tò mò nhìn pho tượng Phật trắng ngần nằm trên xe của ông Suel. Ở các ngã tư đèn đỏ và ở
trạm xăng, người lạ bước đến gần và hỏi ông về pho tượng ấy. Ai cũng thắc mắc, không biết tại sao ông Suel này lại mang Phật đến Alaska.
“Họ không ngần ngại khi bước đến và sờ tượng Phật ở đằng sau xe của tôi,” ông
kể.
Ông đã chở Phật xuống phố đến quán cà phê Side Street Espresso, nơi mà ông là
một khách hàng quen mặt trong hơn 20 năm. Ông muốn hai chủ nhân George Gee và Deb Seaton được thấy tượng. Bà Deb cho rằng tượng
này nên đặt trong bảo tàng viện.
“Tôi đã xúc động đến muốn khóc,” bà Deb kể với ký giả Julia. “Tượng Phật sao mà
đẹp quá.”
Thế rồi ông Suel xét lại, nghĩ rằng tượng Phật này không thể đặt ở một khu vườn
hẻo lánh. Trong thời gian gần đây, ông sống nửa năm tại Glacier View và nửa năm còn lại ở Việt Nam, nơi ông làm việc với các hội
cứu chiến binh của người Mỹ. Ông đã lập ra một hội chuyên trợ giúp các cựu chiến binh ở Alaska, bất kể họ trở về từ cuộc chiến nào trên
thế giới. Tại Việt Nam thì ông phụ giúp trong công tác tháo gỡ mìn, xây nhà
chơi cho trẻ em.
Ban đầu ông nghĩ đến việc bán tượng Phật để gây quỹ cho hội, và dùng tiền để
làm thêm việc thiện ở Việt Nam. Cặp chủ nhân George và Deb đề nghị ông để Phật ở trong quán cà phê trong lúc chờ người mua.
Xe cần cẩu từng được dùng để đưa tượng Phật lên xe của ông. Giờ đây ông và hai
người bạn không có xe cần cẩu để mang tượng xuống.
Họ vận động thêm vài người bạn đến giúp một tay. Thế nhưng pho tượng nặng 700 cân
chỉ có thể được mang từ trên xe xuống mặt đất, không thể nào khiêng vào bên trong quán cà phê. Mọi người nặn óc, đưa ra những
sáng kiến. Thế nhưng đề nghị nào cũng thất bại.
Tượng quá nặng so với sức của họ.
Thế rồi đúng lúc mọi người đành bó tay, chưa biết phải di chuyển Phật như thế
nào, thì bỗng nhiên có hai ông lái xe mô-tô phóng qua.
Ông nào cũng có đôi tay vạm vỡ đầy bắp thịt rắn chắc như cầu thủ chơi football.
Hai ông mặc áo da đi xe mô-tô này đã phóng xe qua và rồi vòng xe lại vì muốn quan sát một bức tượng mà họ thấy xuất hiện kỳ lạ ở nơi
đây. Khi biết nhóm ông Suel cần khiêng tượng vào trong tiệm, hai ông lái xe
mô-tô liền ra tay giúp.
“Hai người này gần như tự họ khiêng Phật vào bên trong, không cần ai giúp,” ông
Suel nhớ lại.
Thế là Phật được an vị trong quán cà phê Side Street như vậy. Họ đặt tượng giữa
một tủ lạnh và một chiếc bàn với khăn ca-rô phủ bên trên. Hai năm trôi qua.
“Chúng tôi không may mắn trong việc bán tượng,” ông Suel kể. “Giống như là
tượng đã quyết định ở lại đây, không muốn đi đâu hết.”
Quán Side Street có rất đông khách lui tới thường xuyên, và hầu như ai cũng cảm
thấy thân quen với tượng. Họ thường ve vuốt những nếp y trên tượng. Đôi vai của Phật không còn bóng loáng vì có quá nhiều dấu tay
sờ bên trên. Thế rồi họ dần dần đặt thêm đèn cầy ở cạnh tượng, choàng thêm vòng hoa trên Phật và biến góc nhỏ này thành nơi thờ
phượng.
Khi được hỏi ý ông nghĩ sao về việc bức tượng thu hút người ta đến như vậy, ông
Suel trả lời, “Có lẽ nước Mỹ chúng ta đang trải qua quá nhiều vấn đề rối rắm.” Ông nhắc đến nền kinh tế lúc ấy không được khá, chính
trị bị chia rẽ, và có rất nhiều cựu quân nhân trở về từ hai cuộc chiến mới nhất. Ai cũng tìm cách thấu hiểu những gì đang xảy ra ở
chung quanh họ.
“Họ cần bất cứ cái gì có thể cho họ một cảm tưởng bình yên, tĩnh lặng,” ông
nhận xét.
Ông chủ George Gee dậy sớm mỗi ngày để vẽ chân dung và viết thực đơn cho món
đặc biệt trong ngày trên một tấm bảng nhỏ.
Là một họa sĩ, ông thường vẽ khuôn mặt của những nhân vật thời sự trong ngày
kèm thêm lời châm biếm hài hước để mua vui thực khách. Chẳng hạn như mới đây
ông George vẽ mặt anh chàng Edward Snowden để quảng cáo cho một món nước uống
có pha thêm hương vị dừa “coconut,” để ám chỉ hành động dại khờ của anh khi
tiết lộ hàng ngàn tài liệu mật của chính phủ Mỹ, để rồi phải trốn chạy qua Hồng
Kông và nay bị mắc kẹt ở Nga.
George nói rằng tượng Phật đã trở nên quá thân thuộc với ông trong những lúc
ông cần suy nghĩ nhất trong ngày. Ông nói quán cà phê luôn có một nguồn năng lực riêng của nó, và tượng Phật đã thật phù hợp trong không
gian này.
“Tượng hình như đã có sẵn một năng lực huyền bí từ lâu,” ông nói. Lực đó đã
khiến những tay anh hùng lái xe mô-tô phải rời xe của họ,
và cũng có thể đã khiến một người quyết định đưa pho tượng nặng 700 cân đi nửa
vòng trái đất đến đây, ông George nghĩ vậy.
Vào khoảng tháng Sáu năm 2011, những thân chủ của tiệm đã mau chóng truyền tin
với nhau rằng có người đã trả giá mua tượng Phật và sắp mang tượng rời quán cà phê. Họ cảm thấy luyến tiếc khi nghĩ đến việc một
ngày kia Phật không còn ngồi ở chỗ quen thuộc trong quán. Thế rồi khoảng hai
tuần sau đó, một thân chủ đến uống cà phê như mọi lần. Khi mở bóp lấy tiền trả
nước uống, ông cầm ra $3,000.
Ông muốn mua tượng Phật với một điều kiện, ông George kể. Điều kiện duy nhất ấy
là Phật phải ở trong tiệm này, không đi đâu hết.
Ông Suel đồng ý. Số tiền bán tượng ấy đã được ông Suel mang đến miền Trung Việt
Nam để tiếp tục công tác từ thiện của hội Cựu Chiến Binh Cho Hòa Bình (Veterans
for Peace).
“Tôi rất ngạc nhiên, bạn biết chăng,” ông Suel kể. “Nhưng rồi tôi cũng hiểu,
tôi thấy rằng ông ấy cũng muốn chia sẻ tượng với mọi người.”
Thế nên giờ đây Phật vẫn còn an vị trong một quán cà phê nằm trên đường G
Street ở Anchorage, Alaska, không ngồi trong một ngôi đền hoặc một ngôi chùa nào xa thế gian. Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh
mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm
hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại, với nét mặt đẹp sáng ngời, và với
một nụ cười thân thuộc luôn mang đến sự bình yên.
Phúc Quỳnh/Viễn Đông
Buddha in the coffee shop
This is not actually my cover of the classic Yusuf Islam (Cat Stevens) album Buddha And The Chocolate Box
originally issued in April 1974 when I was still in junior high. It is,
rather, a simple observation of what I saw today, what in fact I see
almost every Saturday, when I got to Side Street Espresso to write: a
Buddha in the coffee shop. He’s been hanging out there for several
months.
He weighs nearly 700 pounds and is about 40 inches tall (sitting, of
course — I’m not sure how tall he’d be if he stood up), and he was
handcarved of white-grey marble in the Quang Nam Province of Vietnam.
He was purchased there and brought to Alaska by Suel Jones, a former
U.S. Marine who fought in Vietnam.
Mr. Jones is offering him for sale for $3,500 as a fundraiser for Veterans for Peace,
& I hope somebody will pick him up (being very careful of their
backs, of course), because it’s a good organization — including veterans
both male & female of all eras and duty stations from the Spanish
Civil War of 1936-39 to the conflicts going on now in Iraq &
Afghanistan & everything in between — & it’s doing good work —
drawing on the personal experiences & perspectives of its members to
raise public awareness about the true costs & consequences of
militarism & war, and seeking peaceful, effective alternatives.
Here’s a closer look at him.
You can see him for yourself at Side Street Espresso at 412 G Street
in downtown Anchorage, phone (907) 258-9055. Side Street is open Monday
through Saturday from 7:00 AM to 3:00 PM
No comments:
Post a Comment