Dạy Việt Ngữ Phương Pháp Mới Chỉ 1 Giờ, Trẻ Em Đọc Được; GS Trần Ngọc Ninh Thuyết Trình Về Âm Vị Học Ở TV Sùng Nghiêm
GARDEN
GROVE (VB) -28/05/2014- Một phương pháp dạy tiếng Việt theo Âm Vị Học đã được
Giáo sư Trần Ngọc Ninh trình bày tại Thiền Viện Sùng Nghiêm hôm Chủ Nhật
25-5-2014, với tham dự của nhiều nhà hoạt động về ngữ học và các thầy
cô dạy tiếng Việt, cũng như các bậc phụ huynh quan tâm.
Phương pháp này được cô giáo Thuy Minh Hồng gọi là cách mạng, vì cô đã chứng kiến một số em thiếu niên học trong một giờ đồng hồ đã có thể ngó mặt chữ và đọc được, trong khi bỏ hẳn cách dạy đánh vần.
Cô giáo Lý Thu Vân, phụ trách giảng huấn ở Thiền Viện Sùng Nghiêm, nói rằng sau khi nhận ra phương pháp dạy tiếng Việt thần tốc này, Thiền Viện sẽ áp dụng phương pháp này trong các lớp Việt ngữ cho thiếu niên – và đó là lý do đã mời GS Trần Ngọc Ninh tới thuyết trình về Âm Vị Học tại ngôi thiền viện ở Garden Grove này.
Phương pháp này được cô giáo Thuy Minh Hồng gọi là cách mạng, vì cô đã chứng kiến một số em thiếu niên học trong một giờ đồng hồ đã có thể ngó mặt chữ và đọc được, trong khi bỏ hẳn cách dạy đánh vần.
Cô giáo Lý Thu Vân, phụ trách giảng huấn ở Thiền Viện Sùng Nghiêm, nói rằng sau khi nhận ra phương pháp dạy tiếng Việt thần tốc này, Thiền Viện sẽ áp dụng phương pháp này trong các lớp Việt ngữ cho thiếu niên – và đó là lý do đã mời GS Trần Ngọc Ninh tới thuyết trình về Âm Vị Học tại ngôi thiền viện ở Garden Grove này.
Phía chư tôn đức tham dự có HT Thích Nguyên Trí, HT Thích Giác Sĩ,
HT Thích Quảng Thanh, TT Thích Minh Tính, cũng như quý Ni sư Chân Như,
Chân Thiền, Chân Diệu và Chân Liên.
Hiện diện từ Viện Việt Học có các nhà hoạt động như Nguyễn Kim Ngân, Mai Khôi, Cao Minh Châu, Phạm Hải, Nguyễn Minh Lân, Ngọc Trâm... và người đại diện Viện để trình bày là cô giáo Thuy Minh Hồng.
Ni sư Chan Thiền đã trang trọng giới thiệu Giáo sư Trần Ngọc Ninh – đã nổi tiếng trong rất nhiều cương vị, như một Bộ Trưởng Giáo Dục, cũng như các vai trò giáo sư, bác sĩ, nhà nghiên cứu, nhà biên khảo... có tàì, có đức, hơn 90 tuổi vẫn còn quan tâm và hoạt động cho giáo dục.
GS Trần Ngọc Ninh khởi sự phần trinh bày đã nói rằng, trong các thứ “chấp,” thì “chấp ngã” là khó nhất, vì phá chấp là thành Phật... nhưng mỗi bước tiến nào cũng đều cần phá chấp của cái củ, mới có thể vươn tới, tìm ra cái mới. GS Ninh kể về thời thơ ấu học vần tiếng Việt rất gian nan, đọc hoài không ra làm sao cả năm, vì kiểu đánh vần thời xưa.
Hiện diện từ Viện Việt Học có các nhà hoạt động như Nguyễn Kim Ngân, Mai Khôi, Cao Minh Châu, Phạm Hải, Nguyễn Minh Lân, Ngọc Trâm... và người đại diện Viện để trình bày là cô giáo Thuy Minh Hồng.
Ni sư Chan Thiền đã trang trọng giới thiệu Giáo sư Trần Ngọc Ninh – đã nổi tiếng trong rất nhiều cương vị, như một Bộ Trưởng Giáo Dục, cũng như các vai trò giáo sư, bác sĩ, nhà nghiên cứu, nhà biên khảo... có tàì, có đức, hơn 90 tuổi vẫn còn quan tâm và hoạt động cho giáo dục.
GS Trần Ngọc Ninh khởi sự phần trinh bày đã nói rằng, trong các thứ “chấp,” thì “chấp ngã” là khó nhất, vì phá chấp là thành Phật... nhưng mỗi bước tiến nào cũng đều cần phá chấp của cái củ, mới có thể vươn tới, tìm ra cái mới. GS Ninh kể về thời thơ ấu học vần tiếng Việt rất gian nan, đọc hoài không ra làm sao cả năm, vì kiểu đánh vần thời xưa.
GS Ninh nói, thí dụ ngày xưa, trẻ em học chữ “nhân” là phải đọc “en nờ hát ớ nhớ en nờ nhân.”
Không chỉ Gioá sư Ninh vấp thời lớp đồng ấu, mà nhiều trẻ em khác cũng thế và học rất chậm.
Khi Giáo sư sang Pháp học ngành bác sĩ, được học về cách dạy trẻ em đọc sau khi giải phẩu thanh quản, và từ đó nghiên cứu thêm, mới nhận ra phương pháp dạy tiếng Việt kiểu xưa ở VN quá khó, gây ra nhiều vất vả vô ích cho người đọc. Bây giờ quóc tế đều có những nghiên cứu mới về ngữ lí học và âm vị học có thể giúp cải tiến việc dạy tiếng Việt cho tre em, đặc biệt là với trẻ em Việt tại Hoa Ky, vì các em đã học nơi trường Mỹ đầy đủ về nguyên âm, phụ âm, phương pháp đánh vần kiểu Mỹ (spelling), và do vậy, cach dạy tiếng Việt ở Mỹ phải khác với thời xưa.
GS Trần Ngọc Ninh giải thích qua đồ hình vẽ trên bảng về âm thanh phát ra tiếng nói. Và nói về âm thanh khi ghi qua điện đồ có những độ rung về cao độ khác nhau.
GS Trần Ngọc Ninh khen ngợi trang Thiếu Nhi Việt Báo, nơi nhà văn Nhã Ca nói rằng bài viết trẻ em đều được tòa soạn đánh máy đúng theo cách các em viết – và GS Ninh nhận ra chữ “cuả” trong đó dấu hỏi trên chữ a. Hóa ra, các em viết tự nhiên theo âm các em đọc.
Không chỉ Gioá sư Ninh vấp thời lớp đồng ấu, mà nhiều trẻ em khác cũng thế và học rất chậm.
Khi Giáo sư sang Pháp học ngành bác sĩ, được học về cách dạy trẻ em đọc sau khi giải phẩu thanh quản, và từ đó nghiên cứu thêm, mới nhận ra phương pháp dạy tiếng Việt kiểu xưa ở VN quá khó, gây ra nhiều vất vả vô ích cho người đọc. Bây giờ quóc tế đều có những nghiên cứu mới về ngữ lí học và âm vị học có thể giúp cải tiến việc dạy tiếng Việt cho tre em, đặc biệt là với trẻ em Việt tại Hoa Ky, vì các em đã học nơi trường Mỹ đầy đủ về nguyên âm, phụ âm, phương pháp đánh vần kiểu Mỹ (spelling), và do vậy, cach dạy tiếng Việt ở Mỹ phải khác với thời xưa.
GS Trần Ngọc Ninh giải thích qua đồ hình vẽ trên bảng về âm thanh phát ra tiếng nói. Và nói về âm thanh khi ghi qua điện đồ có những độ rung về cao độ khác nhau.
GS Trần Ngọc Ninh khen ngợi trang Thiếu Nhi Việt Báo, nơi nhà văn Nhã Ca nói rằng bài viết trẻ em đều được tòa soạn đánh máy đúng theo cách các em viết – và GS Ninh nhận ra chữ “cuả” trong đó dấu hỏi trên chữ a. Hóa ra, các em viết tự nhiên theo âm các em đọc.
GS Ninh nói thêm về Âm Vị Học, kể về chữ “thủa” thời xưa học trong
Chi Phụ Ngâm, qua câu “Thuả trời đất nổi cơn gió bụi,” và sau này thâý
một số người viết khác đi.
GS Ninh kể thêm về những chữ khó dạy trẻ em tại Mỹ đọc, như chữ “tuyết” hay chữ “tuyên” hay chữ “truyện” – trong đó, bán âm y đưa vào ngăn hai nguyên âm u và ê.
Cô giáo Thuy Minh Hồng trình bày rằng cô đã dạy tiếng Việt ở Mỹ 19 năm, dạy đánh vần 12 năm, rằng khi GS Trần Ngọc Ninh viết gần xong cuốn sách về Âm Vị Học, cô được cac bạn ở Viện Việt Học cho xem bản thảo, và ngay lập tức cô thấy là phải dạy trẻ em phương pháp thần tốc này. Từ đó, cô Thuy Minh Hồng đồng ý về Viện Việt Học đứng lớp tiếng Việt, bây giờ là 6 năm rồi, và thành công ngoài mong đợi.
Cô đã đi nhiều tiểu bang để làm Demo, đẻ hướng dẫn cách dạy đọc và viết tiếng Việt này.
Cô nói, vì cac em đều biết mặt chữ, đều học cách đọc theo tiếng Anh, cho nên chuyển qua dạy cach Âm Vị Học, ngay cả với các em chưa bao giờ học tiếng Việt, chỉ sau một giờ (1 giờ) đồng hồ, nhiều em đã đọc đươc dễ dàng khi ngó vào chữ.
Cô giáo Thuy Minh Hồng kể, có một em từ Michigan theo gia đình xuống Quận Cam chơi 10 ngày, trong thời gian 10 ngày học ở Viện Việt Học về cach đọc tiếng việt đã có thể đọc tất cả các trang tiếng Việt mà không cần đánh vần.
GS Ninh kể thêm về những chữ khó dạy trẻ em tại Mỹ đọc, như chữ “tuyết” hay chữ “tuyên” hay chữ “truyện” – trong đó, bán âm y đưa vào ngăn hai nguyên âm u và ê.
Cô giáo Thuy Minh Hồng trình bày rằng cô đã dạy tiếng Việt ở Mỹ 19 năm, dạy đánh vần 12 năm, rằng khi GS Trần Ngọc Ninh viết gần xong cuốn sách về Âm Vị Học, cô được cac bạn ở Viện Việt Học cho xem bản thảo, và ngay lập tức cô thấy là phải dạy trẻ em phương pháp thần tốc này. Từ đó, cô Thuy Minh Hồng đồng ý về Viện Việt Học đứng lớp tiếng Việt, bây giờ là 6 năm rồi, và thành công ngoài mong đợi.
Cô đã đi nhiều tiểu bang để làm Demo, đẻ hướng dẫn cách dạy đọc và viết tiếng Việt này.
Cô nói, vì cac em đều biết mặt chữ, đều học cách đọc theo tiếng Anh, cho nên chuyển qua dạy cach Âm Vị Học, ngay cả với các em chưa bao giờ học tiếng Việt, chỉ sau một giờ (1 giờ) đồng hồ, nhiều em đã đọc đươc dễ dàng khi ngó vào chữ.
Cô giáo Thuy Minh Hồng kể, có một em từ Michigan theo gia đình xuống Quận Cam chơi 10 ngày, trong thời gian 10 ngày học ở Viện Việt Học về cach đọc tiếng việt đã có thể đọc tất cả các trang tiếng Việt mà không cần đánh vần.
Ngay cả các phức tạp, các em cũng nhận ra. Thí dụ, có lần cô Hồng hỏi các em, rằng, càc em đánh vần xem có gì khác nhau ở chữ:
tá và tă
thì các em nhận ra rằng chữ tă không đọc được. Vì sao, các em trả lời là âm thanh bị chặn bởi phụ âm, blocked by a consonant, các em nói bằng tiếng Mỹ để giảỉ thích.
Trong phần vấn đáp, một thính giả hỏi về cú pháp, được Giáo sư Cao Minh Châu trả lời rằng bây giờ chỉ lo chuyện dạy các em biết đọc và hiểu tiếng Việt trước -- đó là ưu tiên.
Sẽ còn 2 buổi nói chuyện về Âm Vị Học ở Thiền Viện Sùng Nghiêm:
-- Chủ Nhật 1 tháng 6, năm 2014, từ: 1 giờ 30 trưa đến 2 giờ 30 chiều. Là DEMO do Ban Huấn Luyện thuộc Viện Việt Học thực hiện, dạy trực tiếp các học sinh với phương pháp mới “Âm Vị Học” Việt Nam.
tá và tă
thì các em nhận ra rằng chữ tă không đọc được. Vì sao, các em trả lời là âm thanh bị chặn bởi phụ âm, blocked by a consonant, các em nói bằng tiếng Mỹ để giảỉ thích.
Trong phần vấn đáp, một thính giả hỏi về cú pháp, được Giáo sư Cao Minh Châu trả lời rằng bây giờ chỉ lo chuyện dạy các em biết đọc và hiểu tiếng Việt trước -- đó là ưu tiên.
Sẽ còn 2 buổi nói chuyện về Âm Vị Học ở Thiền Viện Sùng Nghiêm:
-- Chủ Nhật 1 tháng 6, năm 2014, từ: 1 giờ 30 trưa đến 2 giờ 30 chiều. Là DEMO do Ban Huấn Luyện thuộc Viện Việt Học thực hiện, dạy trực tiếp các học sinh với phương pháp mới “Âm Vị Học” Việt Nam.
-- Chủ Nhật 8 tháng 6 năm 2014, từ: 1 giờ trưa đến 3 giờ chiều.
Là lớp huấn luyện “Dạy Đọc và Dạy Viết Tiếng Việt” theo phương pháp mới “Âm Vị Học” Việt Nam cho các Thầy, các Cô Giáo và Phụ Huynh học sinh.
Tại Thiền Viện Sùng Nghiêm
11561 Magnolia Street
Garden Grove, CA. 92841
Số Phone: (714) 636-0118
No comments:
Post a Comment