Một tướng lãnh Trung Quốc bị truy tố về tội biển thủ
Ảnh minh họa cho hành vi tham nhũng của các quan chức cao cấp Trung Quốc.
REUTERS/Lisi Niesner
Tham nhũng của các quan chức cao cấp Trung Quốc
Bằng cách nào một sĩ quan cao cấp của quân đội Trung Quốc, 58 tuổi, có thể tom góp được một tài sản kếch sù với hàng chục căn hộ ở Bắc Kinh, một dinh thự lộng lẫy theo kiến trúc của Cấm thành, một bức tượng Mao Trạch Đông bằng vàng khối và một hầm rượu quý ? Theo Tân Hoa xã, tướng Cốc Tuấn Sơn, tư lệnh phó quân nhu sẽ trả lời các câu hỏi này trước tòa án.
Bằng cách nào một sĩ quan cao cấp của quân đội Trung Quốc, 58 tuổi, có thể tom góp được một tài sản kếch sù với hàng chục căn hộ ở Bắc Kinh, một dinh thự lộng lẫy theo kiến trúc của Cấm thành, một bức tượng Mao Trạch Đông bằng vàng khối và một hầm rượu quý ? Theo Tân Hoa xã, tướng Cốc Tuấn Sơn, tư lệnh phó quân nhu sẽ trả lời các câu hỏi này trước tòa án.
Phải chăng Tập Cận Bình bắt đầu tấn công vào thành phần chỉ huy quân đội với một vụ án tham ô có thể gây chấn động lực lượng võ trang?
Theo bản tin 01/04/2014 của Tân Hoa Xã, sau hai năm bị điều tra, tướng Cốc Tuấn Sơn bị truy tố ra tòa với các tội danh tất cả đều nghiêm trọng: tham nhũng, hối lộ, nhũng lạm quyền thế, biển thủ công quỹ.
Viên tướng cựu tư lệnh phó quân nhu làm chủ nhiều chục căn hộ tại thủ đô Bắc Kinh, một dinh thự ở Hà Nam xây theo kiến trúc Cấm cung của các vì vua chúa Trung Hoa.
Tạp chí Tài tân cho biết thêm chi tiết : dinh thự của tướng Cốc Tuấn Sơn được trang trí với những đồ vật mỹ thuật đắt tiền trong đó có bức tượng Mao Trạch Đông, một con thuyền, một cái chậu tất cả bằng vàng và đã bị tịch biên. Viên tướng chỉ huy hậu cần làm giàu nhờ tiền hoa hồng bất chính và bán đất của quân đội.
Theo nhận định của AFP, các vụ bê bối trong quân đội Trung Quốc thường được che dấu để bảo vệ hình ảnh của lực lượng võ trang được đặt tên là Giải phóng quân, cột trụ của chế độ độc tài.
Tuy nhiên, trái với thông lệ, vụ việc này đã được đưa lên báo chí. Bài bình luận của tờ báo đảng Nhân dân nhật báo than phiền là « thanh danh của quân đội Trung Quốc đã bị ô uế vì những kẻ bất lương như Cốc Tuấn Sơn ».
Tên tuổi của tướng Cốc Tuấn Sơn không còn nằm trong danh sách sĩ quan cấp trướng của quân đội Trung Quốc.
Vụ tai tiếng được công khái hóa trong bối cảnh chiến dịch « bàn tay sạch » của Tập Cận Bình. Năm ngoái, quân đội đã nhận được lệnh cấm mua xe du lịch hạng sang.
Tú Anh
BẮC KINH, Trung Quốc (AP) - Các cuộc điều tra mới đây đã khám phá nhiều trường hợp sai trái và tình nghi tham nhũng trong quân đội, nhất là ở các đại đơn vị đồn trú quanh Bắc Kinh.
Theo Bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm Thứ Ba, thì đây là một chỉ dấu cho thấy chiến dịch bài trừ tham nhũng lớn lao nay đã nhắm tới đội quân khổng lồ gồm 2.3 triệu người ở quốc gia này.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng nhưng vì kiểm soát yếu kém khiến tham nhũng tràn lan. (Hình: Getty Images) |
Bản thông cáo của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết các cuộc thanh tra ở quân khu Bắc Kinh và ở Tế Nam (Jinan) thuộc tỉnh Sơn Ðông đã được tiến hành dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quân Ủy Trung Ương, cơ quan do chủ tịch nước và cũng là Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đứng đầu.
Nguồn tin này nói rằng có nhiều báo cáo được thu nhận liên quan đến việc thăng thưởng, kỷ luật trong cấp sĩ quan, chuyển giao đất, xây dựng văn phòng, dinh thự, cùng là các dịch vụ y tế trong quân đội.
Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho hay những trường hợp này sẽ tiếp tục được điều tra và công bố để “có tác dụng răn đe.”
Quân đội Trung Quốc từ lâu nay vẫn gặp phải tình trạng tham nhũng, hối lộ và lạm quyền tràn lan. Các việc thăng thưởng và bổ nhiệm vào các chức vụ béo bở đều cần phải nộp tiền cho các cấp cao hơn, trong khi các tài sản quân đội, đặc biệt là đất đai, bị dùng để làm lợi cho cá nhân.
Hôm Thứ Hai, quân đội Trung Quốc cho hay đã truy tố Trung Tướng Gu Junshan, nguyên phó chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần, về tội biển thủ, tham nhũng, hối lộ, sử dụng sai trái công quỹ và lạm quyền. (V.Giang)
Tịch thu gần 15 tỷ USD của người thân cựu trùm an ninh Trung Quốc
Hãng Reuters dẫn nguồn tin độc quyền cho hay Trung Quốc vừa tịch thu khối tài sản trị giá khoảng 15 tỷ USD của các thành viên gia đình và người thân cận của cựu uỷ viên thường trực Bộ Chính trị phụ trách an ninh Chu Vĩnh Khang.
Hai nguồn tin am hiểu cuộc điều tra hôm nay cho biết khối tài sản bị tịch thu của thành viên gia đình và những người thân cận với ông Chu trị giá ít nhất 90 tỷ nhân dân tệ (14,5 tỷ USD).
Hai nguồn tin cho biết các công tố viên và cơ quan chống tham nhũng của đảng phong tỏa các tài khoản ngân hàng với khoản tiền gửi tổng cộng là 37 tỷ nhân dân tệ. Họ cũng tịch thu cổ phần, trái phiếu trong và ngoài nước, tổng trị giá lên tới 51 tỷ nhân dân tệ, sau khi đột kích các ngôi nhà ở thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh.
Các nhà điều tra tịch thu khoảng 300 căn hộ và biệt thự trị giá khoảng 1,7 tỷ nhân dân tệ, đồ cổ, tranh đương đại với giá trị thị trường khoảng một tỷ nhân dân tệ và hơn 60 xe cộ, nguồn tin nói thêm. Những vật dụng khác bao gồm rượu đắt tiền, vàng, bạc, nhân dân tệ và ngoại tệ.
Hơn 300 người thân cận của ông Chu cũng bị giam hoặc thẩm vấn trong vòng 4 tháng qua, nguồn tin nói. Những tài sản bị tịch thu thuộc về người bị giam, nguồn tin cho hay, nhưng không nói có tổng cộng bao nhiêu người bị bắt và bao nhiêu người chỉ bị thẩm vấn. Hầu hết số tài sản không đứng tên ông Chu, họ nói thêm.
Ông Chu, 71 tuổi, là cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị, cựu bí thư Ủy ban Chính pháp Trung Quốc. Tháng 12/2013, tờ New York Times từng dẫn nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh mở cuộc điều tra đối với ông này. Tuy nhiên, thông tin trên đến nay chưa được giới chức Trung Quốc xác nhận.
Trung Quốc đang đẩy mạnh phong trào chống tham nhũng trong năm 2014. Trong một cuộc họp của Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra hồi đầu tháng một, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng cuộc chiến chống tham nhũng của nước này rất khốc liệt và phức tạp, nhưng nó sẽ được giải quyết nhanh bằng "liều thuốc mạnh".
Chu Vĩnh Khang và người thân vơ vét 16 tỷ USD
Chủ Nhật, ngày 30 tháng 3 năm 2014
TP - Khi khám xét nhà của Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương (UBCP), người ta mới phát hiện ông ta và người thân sở hữu số tiền, vàng, cùng các tài khoản nội ngoại tệ, tổng cộng lên tới 16 tỷ USD.
Tịch thu vô số tiền, vàng và nhà
Tờ “Đông phương Nhật báo” và một số báo điện tử ngày 29/3 đã đăng tải thông tin cho biết: các phóng viên đã có được bản “Thông báo nội bộ” của “Tổ chuyên án Chu Vĩnh Khang và gia đình” thuộc Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương về “Danh mục kiểm kê khám nhà” đối với Chu Vĩnh Khang.
Bản Thông báo nội bộ cho biết: Trong các ngày 2/12/2012, 10 và 22/1/2014, Viện Kiểm sát 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Liêu Ninh, Giang Tô, Sơn Đông, Thượng Hải, Quảng Đông đã ra lệnh khám xét 3 đợt đối với 29 khu nhà ở của gia tộc Chu Vĩnh Khang tại đây.
Kết quả: Chu Vĩnh Khang và những người thân (vợ con, anh em) có tổng cộng 326 căn nhà với tổng trị giá 1 tỷ 760 triệu tệ ở 12 thành phố: Bắc Kinh, Thẩm Dương, Đại Liên, Tế Nam, Yên Đài, Thành Đô, Nam Kinh, Vô Tích, Tô Châu, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến.
Qua khám xét đã thu giữ 47,850 kg vàng, bạc; số lượng rất lớn tiền mặt gồm hơn 150 triệu tệ, hơn 2 triệu 700 ngàn USD, hơn 660 ngàn Euro, 110 ngàn Bảng Anh, 550 ngàn Fran Thụy Sĩ.
Ngoài số tiền, vàng, các nhân viên điều tra còn thu giữ số lượng lớn đồ cổ, 55 tranh, thư pháp quý tổng trị giá ước tính từ 800 triệu đến 1 tỷ tệ; 62 xe ô tô các loại trong đó có cả xe quân sự và nhiều siêu xe đắt tiền.
Nghiêm trọng hơn, đã phát hiện Chu Vĩnh Khang và người thân đã tàng trữ trái phép cả “kho vũ khí” 27 khẩu súng, gồm 15 khẩu súng ngắn K76, K96, K99 do Trung Quốc sản xuất, 12 khẩu súng ngắn của Đức, Nga, Anh, Bỉ và hơn 11 ngàn viên đạn các cỡ.
Tịch thu vô số tiền, vàng và nhà
Tờ “Đông phương Nhật báo” và một số báo điện tử ngày 29/3 đã đăng tải thông tin cho biết: các phóng viên đã có được bản “Thông báo nội bộ” của “Tổ chuyên án Chu Vĩnh Khang và gia đình” thuộc Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương về “Danh mục kiểm kê khám nhà” đối với Chu Vĩnh Khang.
Bản Thông báo nội bộ cho biết: Trong các ngày 2/12/2012, 10 và 22/1/2014, Viện Kiểm sát 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Liêu Ninh, Giang Tô, Sơn Đông, Thượng Hải, Quảng Đông đã ra lệnh khám xét 3 đợt đối với 29 khu nhà ở của gia tộc Chu Vĩnh Khang tại đây.
Kết quả: Chu Vĩnh Khang và những người thân (vợ con, anh em) có tổng cộng 326 căn nhà với tổng trị giá 1 tỷ 760 triệu tệ ở 12 thành phố: Bắc Kinh, Thẩm Dương, Đại Liên, Tế Nam, Yên Đài, Thành Đô, Nam Kinh, Vô Tích, Tô Châu, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến.
Qua khám xét đã thu giữ 47,850 kg vàng, bạc; số lượng rất lớn tiền mặt gồm hơn 150 triệu tệ, hơn 2 triệu 700 ngàn USD, hơn 660 ngàn Euro, 110 ngàn Bảng Anh, 550 ngàn Fran Thụy Sĩ.
Ngoài số tiền, vàng, các nhân viên điều tra còn thu giữ số lượng lớn đồ cổ, 55 tranh, thư pháp quý tổng trị giá ước tính từ 800 triệu đến 1 tỷ tệ; 62 xe ô tô các loại trong đó có cả xe quân sự và nhiều siêu xe đắt tiền.
Nghiêm trọng hơn, đã phát hiện Chu Vĩnh Khang và người thân đã tàng trữ trái phép cả “kho vũ khí” 27 khẩu súng, gồm 15 khẩu súng ngắn K76, K96, K99 do Trung Quốc sản xuất, 12 khẩu súng ngắn của Đức, Nga, Anh, Bỉ và hơn 11 ngàn viên đạn các cỡ.
Chu Vĩnh Khang Các nhân viên điều tra còn phong tỏa 947 tài khoản nội tệ, 117 tài khoản ngoại tệ đặt tại 133 ngân hàng với tổng trị giá hơn 37,7 tỷ tệ. Người ta còn thu giữ số cổ phiếu các ngành dầu khí, hàng không, ngân hàng, sản xuất rượu trị giá 51,3 tỷ tệ và cổ phiếu nước ngoài trị giá 170 triệu tệ. |
Các nhân viên điều tra còn phong tỏa 947 tài khoản nội tệ, 117 tài khoản ngoại tệ đặt tại 133 ngân hàng với tổng trị giá hơn 37,7 tỷ tệ. Người ta còn thu giữ số cổ phiếu các ngành dầu khí, hàng không, ngân hàng, sản xuất rượu trị giá 51,3 tỷ tệ và cổ phiếu nước ngoài trị giá 170 triệu tệ.
Theo thống kê bước đầu, tổng số của cải mà Chu Vĩnh Khang và gia tộc vơ vét được đã lên tới 100 tỷ tệ (16 tỷ USD).
Kẻ cầm đầu tập đoàn thế lực đen lớn nhất Trung Quốc
Thông báo này cho rằng, Chu Vĩnh Khang là kẻ cầm đầu Tập đoàn thế lực đen lớn nhất kể từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa (1949) đến nay. Vụ án Chu Vĩnh Khang đã được chuyển sang cơ quan tư pháp xử lý từ tháng 2/2014.
Tuy vụ án chưa được chính thức công bố, nhưng các nhà phân tích cho rằng với phạm vi ảnh hưởng, những tội gây nguy hại cho xã hội, Chu Vĩnh Khang sẽ phải đối mặt với án tử hình.
Tính đến nay, đã có tổng cộng 313 người có liên quan đến Chu Vĩnh Khang gồm người thân trong gia tộc, quan chức trong hệ thống Dầu khí, hệ thống Chính Pháp, quan chức ở Tứ Xuyên bị bắt.
Cụ thể: 11 quan chức cấp Thứ trưởng, 56 quan chức cấp Sở, Vụ, 14 người thân trong gia đình, 28 nhân viên công tác và cảnh vệ, ngoài ra còn 11 người đang bỏ trốn chưa bắt được (trong đó có em gái vợ là Giả Hiểu Hà, Thư ký Lương X. và một cô nhân tình họ Lâm).
Báo chí phân tích, Chu Vĩnh Khang đã cài cắm người thân vào cả 3 hệ thống trên, biến 3 hệ thống thành nơi để Chu gia trục lợi, thành nguồn cung của cải. Nhiều thư ký các thời kỳ của Chu trong thời gian ông ta công tác trong ngành Dầu khí, ở Tứ Xuyên và Bộ Công an sau khi được bố trí giữ các chức vụ quan trọng như Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Lý Hoa Lâm, Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên Quách Vĩnh Tường, Phó Tỉnh trưởng Hải Nam Ký Văn Lâm… đều lần lượt bị cách chức, bị điều tra.
Theo “Đông Phương nhật báo”, việc Trung Quốc trì hoãn công khai vụ án nghiêm trọng Chu Vĩnh Khang là có một số lý do: Thứ nhất, đang nghiên cứu xem có đưa từ “Tập đoàn” vào tên vụ án này hay không. Có ý kiến nên đặt tên là “Vụ án tập đoàn tham nhũng Chu Vĩnh Khang” và định tính là “Tập đoàn tham nhũng lớn nhất kể từ khi thành lập nước (1949) đến nay”. Thứ hai, Chu Vĩnh Khang kiên quyết chống lại công tác điều tra của Ủy ban KTKL trung ương.
Hiện Chu Vĩnh Khang đang bị giam ở Thiên Tân, trong thời gian bị điều tra đã kiên quyết không hợp tác, thậm chí đã uống thuốc độc định tự sát, may mà nhân viên quản lý phòng giam phát hiện được, kịp thời đưa đến bệnh viện rửa ruột nên mới thoát chết.
Riêng ở Tứ Xuyên, nơi Chu Vĩnh Khang làm Bí thư tỉnh ủy từ 1999 đến 2002 đã hình thành nên hệ thống thế lực rất mạnh. Theo trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương, chỉ riêng năm 2013, Ủy ban KTKL tỉnh ủy đã lập hơn 9.900 hồ sơ, điều tra gần 10 ngàn đảng viên, gây nên “trận động đất quan trường”, qua đó loại bỏ nhiều tay chân của Chu Vĩnh Khang ở đây, trong đó có một số quan chức cấp tỉnh.
Theo thống kê bước đầu, tổng số của cải mà Chu Vĩnh Khang và gia tộc vơ vét được đã lên tới 100 tỷ tệ (16 tỷ USD).
Kẻ cầm đầu tập đoàn thế lực đen lớn nhất Trung Quốc
Thông báo này cho rằng, Chu Vĩnh Khang là kẻ cầm đầu Tập đoàn thế lực đen lớn nhất kể từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa (1949) đến nay. Vụ án Chu Vĩnh Khang đã được chuyển sang cơ quan tư pháp xử lý từ tháng 2/2014.
Tuy vụ án chưa được chính thức công bố, nhưng các nhà phân tích cho rằng với phạm vi ảnh hưởng, những tội gây nguy hại cho xã hội, Chu Vĩnh Khang sẽ phải đối mặt với án tử hình.
Tính đến nay, đã có tổng cộng 313 người có liên quan đến Chu Vĩnh Khang gồm người thân trong gia tộc, quan chức trong hệ thống Dầu khí, hệ thống Chính Pháp, quan chức ở Tứ Xuyên bị bắt.
Cụ thể: 11 quan chức cấp Thứ trưởng, 56 quan chức cấp Sở, Vụ, 14 người thân trong gia đình, 28 nhân viên công tác và cảnh vệ, ngoài ra còn 11 người đang bỏ trốn chưa bắt được (trong đó có em gái vợ là Giả Hiểu Hà, Thư ký Lương X. và một cô nhân tình họ Lâm).
Báo chí phân tích, Chu Vĩnh Khang đã cài cắm người thân vào cả 3 hệ thống trên, biến 3 hệ thống thành nơi để Chu gia trục lợi, thành nguồn cung của cải. Nhiều thư ký các thời kỳ của Chu trong thời gian ông ta công tác trong ngành Dầu khí, ở Tứ Xuyên và Bộ Công an sau khi được bố trí giữ các chức vụ quan trọng như Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Lý Hoa Lâm, Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên Quách Vĩnh Tường, Phó Tỉnh trưởng Hải Nam Ký Văn Lâm… đều lần lượt bị cách chức, bị điều tra.
Theo “Đông Phương nhật báo”, việc Trung Quốc trì hoãn công khai vụ án nghiêm trọng Chu Vĩnh Khang là có một số lý do: Thứ nhất, đang nghiên cứu xem có đưa từ “Tập đoàn” vào tên vụ án này hay không. Có ý kiến nên đặt tên là “Vụ án tập đoàn tham nhũng Chu Vĩnh Khang” và định tính là “Tập đoàn tham nhũng lớn nhất kể từ khi thành lập nước (1949) đến nay”. Thứ hai, Chu Vĩnh Khang kiên quyết chống lại công tác điều tra của Ủy ban KTKL trung ương.
Hiện Chu Vĩnh Khang đang bị giam ở Thiên Tân, trong thời gian bị điều tra đã kiên quyết không hợp tác, thậm chí đã uống thuốc độc định tự sát, may mà nhân viên quản lý phòng giam phát hiện được, kịp thời đưa đến bệnh viện rửa ruột nên mới thoát chết.
Riêng ở Tứ Xuyên, nơi Chu Vĩnh Khang làm Bí thư tỉnh ủy từ 1999 đến 2002 đã hình thành nên hệ thống thế lực rất mạnh. Theo trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương, chỉ riêng năm 2013, Ủy ban KTKL tỉnh ủy đã lập hơn 9.900 hồ sơ, điều tra gần 10 ngàn đảng viên, gây nên “trận động đất quan trường”, qua đó loại bỏ nhiều tay chân của Chu Vĩnh Khang ở đây, trong đó có một số quan chức cấp tỉnh.
Ông
Chu Vĩnh Khang đã ‘thu gom’ tài sản hối lộ lên đến 14 tỉ rưỡi đô la
Trong lúc Trung
Quốc cứ chỉ trích chính phủ Malaysia ‘không trong sáng’ trong cách đưa tin về
chiếc máy bay Malaysia bị mất tích thì tiền túi của các quan tham xứ này lại
‘đục ngầu’ và con số tài sản của ông Chu đã làm dân Trung Quốc kinh hoàng.
Cali
Today News -
Giờ đây người ta mới thấy tầm mức ăn hối lộ của một viên chức chóp bu của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc khi khối tài sản đang bị điều tra của ông Chu Vĩnh Khang
lên đến 14.5 tỉ dô la.
Trong
chiến dịch toàn quốc mà đích thân ông Tập Cận Bình ra lệnh nhằm ‘tẩy rữa’ hình
ảnh không mấy tốt đẹp của các quan chức cao cấp, ông Chu là nạn nhân đầu tiên
vì ông đã công khai ủng hộ Bạc Hy Lai trước đây.
Trong
lúc Trung Quốc cứ chỉ trích chính phủ Malaysia ‘không trong sáng’ trong cách
đưa tin về chiếc máy bay Malaysia bị mất tích thì tiền túi của các quan tham xứ
này lại ‘đục ngầu’ và con số tài sản của ông Chu đã làm dân Trung Quốc kinh
hoàng.
Tham
nhũng là căn bệnh ung thư của chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc, đặc biệt khi các
viên chức cấp cao nắm giữ nhiều cơ quan quốc doanh và ngành ngân hàng, có thể
thao túng vì lợi ích cá nhân và phe nhóm với những khoản tiền kếch sù.
Chính
sách cải tổ kinh tế do ông Tập và Thủ Tướng Lý chủ trương sẽ gặp rất nhiều khó
khăn khi “đụng đầu” với guồng máy vận hành từ 3 thập niên qua. Ông Tập nói
‘phải diệt hỗ và ruồi’, ông Chu không phải là hỗ, mà ông ta là ‘sư tử’.
Các
quan sát viên cho là mức độ thành công của cải cách mà ông Tập tung ra sẽ tùy
thuộc rất nhiều vào chuyện ông hạ bao nhiêu ‘cọp và sư tử’ tham nhũng như thế
và hạ đến đâu.
Trung Quốc mạnh tay truy quét tham nhũng trong quân đội
Trung
Quốc chính thức khởi tố Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, viên tướng tham ô bậc
nhất nước, cho thấy quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình trong chiến dịch
chống tham nhũng trong quân đội.
Chủ tịch Tập Cận Bình gặp đoàn đại biểu quân đội trong kỳ họp quốc hội tháng 3/2013. Ảnh: Renminwang
|
Tân Hoa Xã hôm 31/3 đưa tin Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, nguyên
phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
(PLA), đã bị tòa án quân sự khởi tố với các tội danh tham nhũng, nhận
hối lộ, lạm dụng công quỹ và chức quyền.
Việc Cốc bị khởi tố là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng, chấn
chỉnh quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình. Một trong các chức danh của
ông Tập là bí thư Quân ủy Trung ương, người đứng đầu PLA.
Trong một cuộc họp nội bộ, Chủ tich Tập Cận Bình đã phê phán tình trạng
tham nhũng trong quân đội, chỉ trích rằng còn tồn tại rất nhiều trường
hợp như Cốc Tuấn Sơn, đồng thời yêu cầu trốc tận gốc vấn đề và cách chức
hàng loạt sĩ quan quân đội tham nhũng bất kể chức vụ cao hay thấp, New York Times dẫn lời một quan chức về hưu từng công tác với ông Tập cho biết.
Tuyên bố mạnh mẽ này của ông Tập được cho là nhằm vào các tướng lĩnh
cấp cao hơn, những người từng đề bạt và bảo kê cho hoạt động tham nhũng
của Cốc. Sau khi được điều động về Tổng cục Hậu cần năm 2001, Cốc Tuấn
Sơn nhanh chóng được đề bạt và trở thành phó chủ nhiệm tổng cục, bất
chấp sự phản đối của một số lãnh đạo chủ chốt trong đơn vị.
Cuối năm 2011, Thượng tướng Lưu Nguyên, chính ủy Tổng cục Hậu cần, từng
đề nghị điều tra Cốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng hai lần yêu cầu cơ quan
kiểm tra kỷ luật của quân đội cách chức viên tướng này. Nhưng các nỗ lực
trên đều bị trì hoãn, và việc điều tra chỉ được triển khai cho đến khi
Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương được chỉ đạo trực tiếp tham gia
vào đầu năm 2012.
Tuy nhiên, quá trình điều tra diễn ra rất chậm. Cho đến mùa thu năm
2012, cơ quan kiểm sát của quân đội vẫn chỉ dừng lại ở khâu chuẩn bị cáo
trạng, với cáo buộc Cốc chỉ tham nhũng hơn một triệu USD.
Sau khi được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và bí thư
Quân ủy Trung ương vào cuối năm 2012, ông Tập đã chỉ đạo mở rộng phạm vi
điều tra vụ án Cốc Tuấn Sơn.
Sau đó, tờ Caixin đã đăng tải một loạt bài
điều tra về việc Cốc đã trục lợi từ các vụ giao dịch bất động sản quy mô
lớn do Tổng cục Hậu cần quản lý, cũng như mua quan bán tước. Cốc và gia
đình đã tích lũy được hàng chục bất động sản đắt tiền tại trên đường
vành đai hai ở khu vực nội thành thủ đô Bắc Kinh. Khi lục soát biệt thự
của viên tướng này ở quê, các điều tra viên thu được nhiều đồ vật bằng
vàng ròng và vô số rượu quý. Tổng lượng hàng xa xỉ đủ chất đầy 4 xe tải.
Tình trạng tham nhũng trong quân đội Trung Quốc đã tồn tại từ lâu, bắt nguồn từ sau thập
niên 80 thế kỷ 20. Cùng với công cuộc cải cách mở cửa, quân đội được
phép kinh doanh, nhằm giải quyết vấn đề tài chính phục vụ cho việc hiện
đại hóa quân đội và phúc lợi cho quân nhân.
Trước tình trạng tham nhũng, buôn lậu trong quân đội ngày càng nghiêm
trọng, chính phủ Trung Quốc quyết định chấm dứt các hoạt động kinh doanh
trong quân đội vào năm 1998. Nhưng cùng với việc chi tiêu quốc
phòng ngày càng tăng cao, tình trạng lợi dụng tài sản quân đội để mưu
lợi cá nhân đã tái xuất hiện, đặc biệt là trong các dự án bất động sản.
Đây cũng chính là lĩnh vực mà Cốc Tuấn Sơn phụ trách khi còn tại
chức. Trong 8 năm công tác tại Cục nhà đất và cơ sở vật chất, Cốc liên
kết với các công ty bất động sản bên ngoài để kiếm lời, trong các hạng
mục chuyển đối chức năng đất đai do quân đội quản lý.
Cốc Tuấn Sơn. Ảnh: mwr.gov.cn
|
Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng mục tiêu của chiến dịch
chống tham nhũng lần này là nhằm chấn chỉnh, cải tạo quân đội Trung Quốc
từ một tập đoàn lợi ích nơi nạn tham nhũng hoành hành trong nhiều năm
qua, trở thành một đội quân tinh nhuệ có thể thực hiện các mục tiêu quân
sự ngoài nước và đảm bảo ổn định chính trị trong nước.
Trong một cuộc họp của Quân ủy Trung ương, ông Tập từng chỉ ra rằng một
trong những nguyên nhân khiến Liên Xô tan rã đó là bởi Mikhail
Gorbachev không nắm chặt quyền chỉ huy với quân đội.
Ngoài ra, Chủ tịch Tập Cận Bình rất coi trọng vai trò của quân đội
trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của quốc gia này. "Tập Cận
Bình hiểu rất rõ cục diện khu vực xung quanh Trung Quốc ngày càng phức
tạp, chính vì vậy vai trò của PLA trở nên quan trọng hơn bao giờ hết",
Giáo sư Châu Phong thuộc đại học Bắc Kinh cho biết.
Nhiều chuyên gia cho rằng ông Tập rất quyết tâm trong việc tăng cường
quản lý và chỉnh đốn quân đội. Ông được cho là mỗi tuần đều dành ra ít
nhất nửa ngày triển khai công việc tại văn phòng Quân ủy Trung ương.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có nhiều lợi thế để thực hiện các mục tiêu
trên, bởi mối liên hệ cá nhân và công việc sâu sắc với giới quân đội
Trung Quốc. Cha của ông, cố phó thủ tướng Tập Trong Huân từng là một chỉ
quân sự trong thời kỳ cách mạng. Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện, nữ
thiếu tướng, trưởng đoàn ca múa nhạc Tổng cục Chính trị PLA.
Bản thân Chủ tịch Tập Cận Bình từng có thời gian làm thư ký cho văn
phòng Quân ủy Trung ương sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1979. Rất
nhiều người bạn thời trẻ của ông hiện đảm nhiệm các trọng trách trong
quân đội, trong đó có Thượng tướng Lưu Nguyên, con trai của cố chủ tịch
Lưu Thiếu Kỳ. Tướng Lưu cũng là một trong các lãnh đạo quân đội đi đầu
trong công tác chống tham nhũng.
Nếu như Cốc Tuấn Sơn bị kết tội, thì đây sẽ là vụ án tham nhũng lớn thứ
hai trong lịch sử PLA. Năm 2006, nguyên phó tư lệnh Hải quân Vương Thủ
Nghiệp bị kết án tù chung thân bởi tham ô 160 triệu nhân dân tệ (26
triệu USD).
Đức Dương (tổng hợp)
loan tin hai anh em một đại gia Trung Quốc cùng 35
thành viên của một băng đảng « xã hội đen » ra tòa án Hồ Bắc.
Hai anh em tỷ phú Trung Quốc ra tòa như tội phạm "mafia"
Lưu Hán, cựu giám đốc tập đoàn khoáng sản Hán Long (ảnh
2008) - REUTERS /Stringer/Files
Tú
Anh
Hôm qua là ngày
hai đại gia phải ra tòa với tội ăn cướp. Đây là số phận của hai anh em Lưu Hán,
chủ nhân tập đoàn khoáng sản Hán Long mà vào năm 2012 đã tìm cách đầu tư vào
nước Úc nhưng bị thất bại. Điểm đáng chú ý là họ có quan hệ với cựu Bộ trưởng
Công an Chu Vĩnh Khang mà vây cánh đang bị Tập Cận Bình triệt hạ.
Trong chương
trình hôm nay 31/03/2014, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc
Lưu Hán là chủ
nhân tập đoàn khoáng sản Hán Long có trụ sở tại Tứ Xuyên được biết đến qua các
tham vọng đầu tư ở nước ngoài . Tập đoàn này còn có « chân rết » trong ngành
địa ốc và du lịch với tổng tài sản lên đến hơn 3 tỷ đôla. Năm 2012, Hán Long
muốn mua lại công ty quặng mỏ của Úc Sundance Resources với giá gần 1,5 tỷ đôla
nhưng thất bại vì trễ nải trong việc huy động vốn.
Theo Tân Hoa
Xã, tài sản của anh em Lưu Hán lên đến 6,5 tỷ đôla, làm giàu bằng
biện pháp bất chính. Cùng với người em tên Lưu Vệ, hai anh em Lưu Hán
đứng đầu một băng đảng xã hội đen 34 người chuyên tống tiền, bắt chẹt,
cho vay nặng lãi, đầu cơ chứng khoán và kể cả rửa tiền cho một sòng bạc
ở Macao.
Tuy chính quyền Trung Quốc không nói ra, nhưng báo chí nhà nước suy
diễn là anh em tỷ phú xã hội đen này có liên hệ với Chu Tân, con trai
của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, hiện đang bị điều tra về tội
tham nhũng.
Tỉnh Tứ Xuyên trước đây do Chu Vĩnh Khang kiểm soát khi ông đứng
đầu đảng ủy từ năm 1998 đến 2002. Ông Chu Vĩnh Khang bị thất sủng vào
thời điểm Tập Cận Bình chính thức lên nắm quyền. Hàng loạt quan chức cao
cấp trong đường dây của họ Chu bị bắt, bị điều tra hoặc bị tù tội như
Bạc Hy Lai.
10 tỷ euro hối lộ cho các lãnh đạo Trung Quốc
10 tỷ euro hối lộ cho các lãnh đạo Trung Quốc
Tuy là phần tin nước Pháp đã đẩy lui phần thời sự quốc tế xuống hàng
thứ yếu nhưng trang thế giới của Libération trở lại với sự kiện « cựu
trùm mật vụ Trung Quốc » Chu Vĩnh Khang vừa bị loại khỏi đấu trường
chính trị Bắc Kinh. 300 cán bộ Trung Quốc bị bắt giữ vì một vụ tham
nhũng ở quy mô lớn: 90 tỷ nhân dân tệ - tương đương 10 tỷ euro – lọt vào
túi nhiều lãnh đạo Trung Quốc. Tờ báo so sánh : 10 tỷ euro là một khoản
tiền tương đương với ngân sách của cả một quốc gia như Litva, là số
tiền có thể mua được một trăm chiếc máy bay Airbus.
Nhưng khoản tiền khổng lồ đó lại được rót vào túi nhiều nhà lãnh đạo ở
Bắc Kinh để họ mở trương mục ngân hàng ở ngoại quốc, để họ mua trái
phiếu của các tập đoàn Trung Quốc hay nước ngoài, để họ sắm xe hơi, nhà
lầu hay những tác phẩm nghệ thuật đắt giá. Nếu tất cả những tiết lộ về
tham nhũng nói trên được kiểm chứng thì đây thực sự là một trận động đất
có thể làm rung chuyển một ông khổng lồ như Trung Quốc và có lẽ là Bắc
Kinh sẽ ẻm nhẹm các thông tin liên quan tới vụ này.
Vấn đề nằm ở chỗ trong số 300 người vừa bị bắt về tội tham ô, có tới
hơn một chục người liên quan đến gia đình ông Chu Vĩnh Khang, cựu trùm
mật vụ Trung Quốc. Số còn lại là những người đã ít nhiều phục vụ cho
mạng lưới của ông Chu.
Trong trường hợp của ông Chu Vĩnh Khang, ông này không chỉ phải trả
giá về các hành vi tham nhũng mà còn sa lưới pháp luật của Trung Quốc vì
lý do chính trị. Libération nhắc lại ông Chu từng là một nguời đã đứng
hẳn về phía Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ông Bạc là một
địch thủ chính trị của đương kim chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bài
toán nan giải đặt ra cho lãnh đạo số 1 Trung Quốc hiện nay là « loại trừ
Chu Vĩnh Khang không đơn giản ». Do ông Chu đang nắm giữ một hồ sơ bí
mật liên quan đến tài sản của gia đình họ Tập và của nhiều lãnh đạo cao
cấp khác tại Bắc Kinh.
No comments:
Post a Comment