Friday, March 21, 2014

(556) Chui vào túi nilông để... qua suối

Chui vào túi nilông để... qua suối
17-03-2014
TT - Các cô giáo chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối.
Trong câu chuyện về điểm trường “Tháng ba biên giới” được xây dựng ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Ngôi trường mới ở Sam Lang), chúng tôi đã nhắc tới cung đường dài 18 cây số từ trung tâm xã Nà Hỳ vào bản.
Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối - Ảnh trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh
Ảnh trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh
Ảnh trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh
Video clip do cô giáo Tòng Thị Minh cung cấp
Nhưng ấn tượng của cung đường này không chỉ là những con dốc dựng đứng, những vực sâu hun hút mà sơ sẩy một chút có thể đánh đổi cả sinh mạng mình.
Thầy giáo Lò Văn Chiến dù quá quen với cung đường này song không ít lần khiến tôi thót tim khi ngồi sau chiếc xe máy của thầy.
Nhất là những đoạn dốc dựng đứng mà đất dưới nền đường đã vụn thành một lớp bột mịn như rây, dày cả tấc.
Bánh xe không bám được vào nền đường, cứ thế trượt dài trong mớ bột đất tơi mịn dù đã đạp thắng xe hết cỡ, trong khi bên vệ đường là vực sâu hun hút.
Liều mình vượt suối
“Tất cả vì học sinh thân yêu”
“Tất cả vì học sinh thân yêu” là câu khẩu hiệu được viết rất trang trọng trên tường của nhiều ngôi trường. Nhưng ở Sam Lang, “tất cả vì học sinh thân yêu” không hề là câu khẩu hiệu, nó hiện ra cụ thể trên chặng đường mà các thầy cô giáo như cô Minh, thầy Quý, thầy Sen, thầy Trường, thầy Chinh... đang mang con chữ đến với học sinh của mình. Câu khẩu hiệu đó được cụ thể hóa và có khi đầy nguy hiểm như câu chuyện vượt suối mùa lũ bằng túi nilông mà chúng tôi vừa kể!
Khi gặp cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang, nhắc lại chặng đường vừa đi từ Na Hỳ vào Sam Lang và bày tỏ sự khâm phục với “tay lái lụa” của các cô giáo khi hằng tuần đi về trên chặng đường này, cô Minh cười bảo: “Các anh đi hôm nay trời khô ráo, quá sướng, vào đây mùa lũ thì các anh phải xem cái này!”.
Nói rồi cô Minh mở điện thoại cho chúng tôi xem một đoạn clip cảnh vượt suối đến trường vào mùa lũ mà tôi tin chắc chưa ở đâu trên thế giới này có kiểu qua suối kỳ lạ như thế.
Đã từng xem những thước phim về “đu dây qua sông”, ôm can nhựa, ôm thân chuối bơi qua sông... nhưng đoạn clip cô giáo Minh quay bằng điện thoại và mở cho xem nằm ngoài tất cả sự tưởng tượng của chúng tôi.
Trong chiếc điện thoại của cô giáo Tòng Thị Minh, đoạn clip quay cảnh các cô giáo đứng bên bờ suối, nước xiết cuồn cuộn.
Rồi các cô chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô - lúc này nằm im trong túi nilông ấy - để bơi vượt qua suối. Một tay túm miệng bao, một tay sải nước bất chấp con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.
Tất nhiên các cô giáo nằm im và nín thở khi nằm trong cái “phao túi bóng” ấy. Nói dại, nước thì xiết, cái túi nilông mỏng manh, nhỡ tuột tay hay các cô cựa quậy vì ngộp làm cái túi mỏng manh kia rách thì tính mạng các cô giáo sẽ thế nào giữa dòng suối ấy đây?
Thấy chúng tôi quá quan tâm tới đoạn phim quay cảnh vượt suối mùa lũ có một không hai này, cô Minh bảo: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.
Con suối cô Minh quay cảnh tượng “rùng rợn” kia là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào.
Cô Minh bảo: “Hồi tháng 9-2013 em bắt đầu chuyển từ Nà Bủng về điểm trường này. Lần đầu gặp lũ không biết làm thế nào để đi qua thì thấy dân bản đều “vượt lũ” bằng cách này nên cũng liều mình làm theo”.
Hôm đó cô Minh đi cùng với cô giáo Huệ, dạy ở Nậm Chua. Cô Huệ nhìn thấy thế hơi hãi không dám qua, vậy là cô Minh đánh bạo chui vào bao và nhờ dân bản đưa qua suối.
Qua tới bờ bên kia, cô Minh vừa gọi với sang động viên cô Huệ, trong clip còn có tiếng của cô Minh: “Chui vào đi, chui vào đi, chị to hơn em mà còn chui được vào cơ mà...”.
Vừa gọi cô vừa lấy chiếc điện thoại quay cảnh cô Huệ qua suối trong túi nilông làm kỷ niệm vì quá... ấn tượng. Nhìn cô Huệ vừa được đưa qua suối, chừng ngộp thở bởi bị nhốt kín trong bao, nét mặt thất thần.
Chiếc cầu treo còn trong mơ ước
Nhìn nguy hiểm chết người như thế, nhưng khi đã qua được rồi thì những lần sau gặp lũ dâng ngập cầu các cô cứ bình tĩnh chui vào bao nilông rồi nhờ dân bản vừa bơi vừa kéo cái túi qua suối.
“Em thấy cũng bình thường như... cân đường hộp sữa thôi mà!” - cô Minh hài hước.
Cô giáo Tòng Thị Minh và học sinh của mình tại bản Sam Lang - Ảnh: Ngọc Quang
Cô còn một đoạn clip khác quay cảnh vượt suối của học trò, bởi không chỉ các cô giáo, nhiều phụ huynh cũng đưa con vượt suối đến trường bằng cách ấy.
Tất nhiên các em còn bé nên chuyện để các em vào bao nilông xem ra dễ dàng hơn. Trong clip, những ông bố cứ đặt con vào bao rồi tóm lấy miệng túi nhấc bổng và kéo ra suối, bất chấp dòng nước xiết chảy băng băng.
Nằm gọn trong chiếc túi, qua bên kia suối vẫn khô ráo áo quần. Thật tình, so với cảnh “đu dây” trong câu chuyện về đường đến trường của các em học sinh miền tây Quảng Bình làm xôn xao dư luận mấy năm trước, chuyện qua suối bằng cách nằm trong những túi bóng ở Sam Lang nằm ngoài sự tưởng tượng.
Hai đoạn clip quay bằng điện thoại đã được cô giáo Minh đồng ý tặng lại phóng viên Tuổi Trẻ và sẽ gửi đến bạn đọc trên TVO (tv.tuoitre.tv).
Rời Sam Lang, trên đường trở lại Nà Hỳ chúng tôi đã dừng lại bên chiếc cầu được ghép bằng những mảnh ván gỗ bắc mỏng manh qua suối Nậm Pồ.
Mùa khô lòng suối trơ cạn, nhưng mùa mưa lũ thì như bao con suối trên những địa hình chia cắt bởi nhiều đồi núi dốc, chỉ một trận mưa nguồn là dòng suối trở nên mênh mông cuồn cuộn nước.
Những người dân bản nói đến mùa lũ chiếc cầu lại được tháo đoạn giữa ra, kéo về hai phía, mùa khô đến lại kéo cầu ra. Và từ Nà Hỳ vào Sam Lang, dù Nậm Pồ là con suối lớn nhất nhưng những con suối còn lại cũng khiến chuyện đi lại của dân bản càng cam go hơn.
Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt suối trên tuyến Nà Hỳ - Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới trường, cho người dân bình an lên nương?
Chúng tôi nghĩ chắc sẽ còn lâu mới có thể xây ở đây những cây cầu vượt suối. Bởi ngay trục đường chính nối từ tuyến đường Mường Chà đi Mường Nhé chạy vào huyện lỵ Nậm Pồ còn chưa được thi công tử tế thì chuyện làm cầu treo vào bản chắc còn phải rất lâu nữa!
Và vì rất lâu nên không thể biết các thầy cô giáo và học sinh nơi đây sẽ có thêm cách nào khác để qua suối mùa lũ.
Nguy hiểm như thế thì liệu sẽ xảy ra hậu quả gì hay không? Chắc tất cả lại áp dụng “sáng kiến” chui vào bao nilông rồi dìu bơi qua suối đầy nguy hiểm và hơi rùng rợn như những gì bạn có thể xem trong đoạn phim trên TVO của báo Tuổi Trẻ!
LÊ ĐỨC DỤC - ĐÀ TRANG

Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN
Cập nhật: 07:51 GMT - thứ sáu, 21 tháng 3, 2014
Hình ảnh học sinh vượt suối trong túi nylon đã khiến cư dân mạng xúc động lẫn phẫn nộ
Cảnh cô giáo và học sinh xã bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên phải băng qua suối để đến trường trong túi nylon đã xuất hiện trên báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận, trong lúc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam thông báo sẽ sớm xây cầu treo.
Đoạn video dài khoảng 4 phút do cô giáo Tòng Thị Minh, một giáo viên trường Tiểu học Nà Hỳ 2 ghi lại đã khiến dư luận trong nước bị chấn động trước thực trạng khó khăn của các trường học ở vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam trong lúc chính quyền đang bị chỉ trích là đổ hàng triệu đôla vào những công trình không có giá trị kinh tế.
'Rơi nước mắt'
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 21/3, bà Lò Thị Thùy, hiệu trưởng Trường tiểu học Nà Hỳ 2, cho biết trường được thành lập từ tháng 8 năm 2004 nhưng trung tâm trường lại đặt ở một bản rất xa.
"Đến năm 2006 thì trường xin được chuyển về trung tâm xã Nà Hỳ. Tuy nhiên, công tác chiêu sinh vẫn gặp nhiều khó khăn vì chúng tôi phụ trách 10 điểm trường lẻ mà học sinh toàn là dân tộc Mông và Dao," bà cho biết.
"Tháng Tám là chuẩn bị vào năm học mới thì tháng Bảy các thầy cô giáo phải bắt đầu đi chiêu sinh. Ngay cả trong mùa mưa thì vẫn hoàn toàn phải đi bộ, băng qua rừng suối, điểm gần thì 5km mà điểm xa thì 18km."
"Mặc dù vất vả khó khăn" nhưng "học sinh vẫn quyết tâm lội suối đi học" và "các thầy cô vẫn cố gắng làm đúng chỉ tiêu của nhà nước", bà nói thêm.
Cũng theo hiệu trưởng trường, trong số 59 thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường thì có "80% là người miền xuôi".
Những ngày đầu, chứng kiến cảnh học sinh lặn lội đến trường, họ "cũng bỡ ngỡ và còn phải rơi nước mắt đấy", bà nói.
"Nhưng với thời gian rồi cùng với tâm huyết với nghề thì cũng vượt qua hết."
"Các thầy cô lên đây một, hai năm rồi cũng xây dựng gia đình ở trung tâm xã. Đầu tuần thì các thầy cô vào bản dạy xong cuối tuần lại về với gia đình."
"Con suối đấy mùa khô thì bình yên thôi, nhưng đến tháng 5, 6 thì lũ to lắm, các thầy cô có hôm không dám băng qua để về"
"Ban giám hiệu nhà trường cũng chỉ đạo các thầy cô giáo là lũ to quá thì không được đi qua nhưng những lúc có việc phải về thì phải nhờ nhân dân dắt qua suối."
Bộ Giao thông vào cuộc
Các báo trong nước trong tin đăng ngày 19/3 cho biết sau khi xem đoạn video do bà Tòng Thị Minh ghi lại, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã trực tiếp nhắn tin để cảm ơn bà và hứa sẽ "nghiên cứu để làm sớm một cây cầu treo."
Báo Dân trí trong tin ngày 20/3 thì dẫn thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự án cầu treo qua suối Nậm Pồ, bản Sam Lang, sẽ được triển khai xây dựng trong hai tháng, với vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ đồng và sẽ do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.
Cũng theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, dự án cầu treo chỉ là giải pháp tạm thời và trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu để triển khai thi công đường giao thông.
Trước tin này, bà Thùy cho biết "thầy cô giáo mừng, học sinh cũng mừng, nhân dân trong bản cũng mừng".
"Cũng bất ngờ vì cái clip đã được quay từ tháng Tám năm 2013 nhưng mà do ở xa xôi quá nên cũng không biết gặp ai để đưa nên cứ giữ mãi từ hồi đó đến giờ," bà nói.
"Đến khi đoàn công tác báo Tuổi Trẻ lên thì họ mới nói là sao đường đi khó thế này, chúng tôi mới bảo chừng đó chưa ăn thua gì so với mùa mưa đâu. Chúng tôi đưa clip cho xem họ mới tin."
"Ngoài hỗ trợ những cây cầu cho các cháu học sinh cũng như thầy cô đi lại thuận tiện thì cũng rất muốn là nhà nước, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp giúp đỡ cho trường cho các cháu đỡ khổ."
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thông báo sẽ sớm thi công cầu treo giúp học sinh băng qua suối
"Trường thì giờ chỉ có phòng học thôi, còn phòng ở cũng như công trình vệ sinh, bể nước rồi nhà tắm thì chưa có, học sinh vẫn phải ra suối để tắm nên mùa lũ thì rất nguy hiểm."
Dân Anh 'ngạc nhiên'
Hình ảnh học sinh Việt Nam vượt suối trong túi nylon để đến trường đã xuất hiện trên nhiều báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận.
Báo Telegraph gọi cảnh tượng này là "kỳ lạ", trong khi trang Express.co.uk viết: "Những đứa trẻ này muốn được học đến nỗi chúng sẵn sàng được đưa đến trường trong một cái túi nylon. Đây mới thực sự gọi là quyết tâm."
Một độc giả trên báo Daily Mail với nick 'Joy', viết: "Cảnh tượng này khiến tôi rơi nước mắt. Chúa phù hộ người đàn ông này vì đã bảo vệ con mình khỏi bị ướt và bị ốm. Nhà cầm quyền nên cảm thấy xấu hổ vì để xảy ra những cảnh tượng như thế này. Chắc chắn rằng con cái của giới lãnh đạo sẽ không bị bọc trong một cái túi nylon để đưa đến trường."
Độc giả 'Marshall1964' bình luận: "Cảnh tượng này khiến những đứa trẻ lười biếng, hư hỏng, được nuông chiều quá đỗi của chúng ta phải xấu hổ."
Một độc giả khác với nick 'elephante' thì viết: "Tôi ngưỡng mộ trước động lực và quyết tâm được tiếp cận giáo dục. Thế nhưng chẳng lẽ không ai nghĩ đến việc xây một cây cầu hay sao?"
"Đường đến trường ở Việt Nam cứ như là ở Thế Vận hội. Anh ta là một vận động viên đoạt huy chương vàng," nick 'noodle' viết.

Now that's dedication! Desperate children carried to school across a river in PLASTIC BAGS
THESE children are so desperate to learn that they are prepared to be taken to school - in a plastic bag.


These children are carried across the river to school in a plastic bag  
These children are carried across the river to school in a plastic bag [MERCURY]


The youngsters are carried by an intrepid parent over a swollen river and they emerge from their unusual journey completely dry.
The bizarre school run was filmed by a teacher in Sam Lang village, Dien Bien Province, near Hanoi in northern Vietnam.
A nearby suspension bridge was out of action because of annual heavy rains but the group were still determined to get to class.
In this incredible clip, filmed by teacher Tong Thi Minh, a man can be seen carefully wrapping up each child in a plastic bag before he launches himself neck deep into the raging torrent.

Vietnam, child, river, carry, school, teacher, water, Sam Lang, Dien Bien Province, hanoi 
The children line up to be carried across the swollen waters [MERCURY]


Once at the other bag the perfectly dry child is then unwrapped by the man who comes back for more.
In the clip filmed last year, female teachers and students were seen waiting for their turn to traverse the Nam Po stream.
Vietnamese newspaper tuoi tre news said local strong men were captured holding the bag's mouth in one hand and swimming across the water with the other hand despite the powerful currents.


Miss Minh told the newspaper: "It's normal. That's the only way to cross the stream because no bridge can stand floodwater.
"I've taught here since September last year. At first, I did not know how to ford the stream so I had to follow what local villagers did later."
According to Miss Minh, many parents in the village also bring their children to school that way to keep their uniforms dry when the area is flooded.

Vietnam, child, river, carry, school, teacher, water, Sam Lang, Dien Bien Province, hanoi 
The children arrive at the other end completely dry [MERCURY]
http://www.express.co.uk/news/world/465884/Children-taken-to-school-across-flooded-river-in-Vietnam-in-plastic-bag 

No comments: