Thursday, February 27, 2014

(550) Bác vẫn cùng chúng cháu ... sex

'Bác vẫn cùng chúng cháu ... sex'
February 21, 2014
Mấy ngày nay trên mạng rần rần và bị kích động bởi một cảnh sex trong phim Quế Lan Phường 3 của Trung Quốc có đặt ảnh "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân". Haiza. Làm tui phải bỏ cả buổi để coi cái phim cấp 3 dở ẹc này.
Giờ bình tĩnh nói nghe hen!
Hoàn cảnh túm lại thế này: cô gái xấu xí bị bạn bè đặt nick Papa, một lần đi chơi bar ngồi trúng mảnh chai rượu vỡ chảy máu, có anh chàng đeo mắt kính trong nhóm bạn bảo nhà gần đây, về đó ảnh gắp mảnh chai và băng bó cho. Lúc về nhà, anh dẫn cô vô phòng khách và sau khi cởi váy tẩy rửa vết thương xong, hai người quất tại chỗ lun!
Rồi. Nếu tự dưng chụp lại cảnh hai diễn viên Trung Quốc đang sex có background là hình Hồ Chí Minh, quả là sốc thặc. Nhưng coi trước cảnh này chú ý nha, khi vừa bước vô nhà cô gái đã há hốc mồm trầm trồ vì thẩm mỹ của anh kia. Ngay cửa ra vô treo nhiều tranh, tui thấy có hai bức sơn dầu cỡ lớn vẽ theo trường phái ấn tượng và siêu thực, cực đẹp. Và, bức "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" nằm ở phòng trong, cảnh sau. Theo tui, mọi thứ đều hợp lý!
Có thể người Sài Gòn, nhất là giới trẻ rất xa lạ với một dòng tranh ở Việt Nam rất ít khi được nhắc tới: tranh cổ động.
Tranh cổ động bắt đầu có dấu ấn từ những năm kháng chiến chống Pháp, toàn là các tên tuổi lớn tham gia vẽ: Tô Ngọc Vân, Trần văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Đông, Nguyễn Đỗ Cung...hầu hết đều xem tranh cổ động là một loại vũ khí góp phần cho chiến thắng chung của dân tộc. Những năm chống Mỹ ở miền Bắc, tranh cổ động nở rộ nhiều tác phẩm xuất sắc như: Bảo vệ hoà bình của Nguyễn Đỗ Cung, Thừa thắng xông lên đánh thắng Mỹ của Huỳnh Văn Gấm, Giặc phá ta cứ đi của Đào Đức, Giữ lấy quê hương giữ lấy tuổi trẻ của Đuờng Ngọc Cảnh. Bác Hồ và các cháu nhi đồng của Nguyễn Tiến Cảnh, Bảo vệ tổ quốc của Lê Thiệp, Lê Thị Hồng Gấm tiến công kiên quyết của Dương Ánh, Việt Nam nhất định thắng của Trường Sinh, Đoàn kết phấn đấu cho hoà bình của Nguyễn Khang, Không có gì quí hơn độc lập tự do của Lê Thanh Đức… đưa vị thế tranh cổ động lên cao. Tuy nhiên sau 1975, thời bình tranh cổ động chỉ được xem như dòng tranh loại ba, loại bốn…gọi lẫn với pa-nô, áp phích. Không có tính thương mại, khó nổi tiếng nên hiếm họa sĩ nào đeo đuổi.
Ngược lại với cách người VN đối với tranh cổ động, khách du lịch Đức, Mỹ, Úc, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn…và cựu chiến binh đến Việt Nam rất mê. Có lần tui đã ra Hà Nội để viết bài về dòng tranh này. Ví dụ, ở Hà Nội gallery – Hàng Bạc, chỉ trưng bày duy nhất tranh cổ động. Một bức vẽ Hà Nội khói lửa 1972 được giá 200$, mấy bức thường thường khoảng 20 – 50$. Một trong rất hiếm họa sĩ theo đuổi mảng tranh này là Luơng Anh Dũng. Lúc tui gặp phỏng vấn thì anh Dũng là trưởng phòng triển lãm thuộc Trung tâm Thông tin – Triển lãm (45 Tràng Tiền, Hà Nội). Tại phòng trưng bày ở nhà riêng, tranh cổ động đương đại của anh giá chừng 20 - 35$/bức, bán rất chạy. Anh cho coi hình của nhiều khách ngoại quốc mua đem về lồng kính treo rất trang trọng trong phòng khách và chụp gửi qua.
Ở Paris tui có biết quán "Chào Bà", chủ là người Pháp nha. Nhưng trong quán có một bức tranh cổ động khổ rộng 3m, dài 20m treo choáng hết cả bức tường chính; làm điểm nhấn cho quán. Người nước ngoài bảo rằng, tranh cổ động VN lạ và độc nhất vô nhị, kẻ có chút hiểu biết và dính dáng với VN thì bảo tìm thấy trong đó hình ảnh thú vị của một phần lịch sử. À, cả bậc thầy như Picasso cũng từng vẽ nhiều tranh cổ động phản chiến ủng hộ VN nha.
Không loại trừ khả năng, thằng ông nội thiết kế mỹ thuật cho Lan Quế Phường là fan hâm mộ tranh cổ động VN thì sao ha haaa...
- Bác vẫn cùng chúng cháu... sex trong Lan Quế Phường 3 và họa sĩ Lương Anh Dũng, người hiếm hoi ở VN theo đuổi mảng tranh cổ động nè

Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long)

No comments: