Bà Bé và chú chim nhồng của mình. Ảnh T.G
Gặp nữ “phù thủy” dạy chim đọc thơ ở Vũng Tàu
Thứ Hai, ngày 24/02/2014 10:40 AM (GMT+7)
Bà
Bé cất giọng đọc đôi câu thơ quen thuộc: “Cay đắng chưa từng sao biết
ngọt/ Gian nan chưa trải hiểu chi đời”, vừa dứt câu, ngay lập tức chú
chim nhồng đọc theo. Nếu không nghe, không tận thấy thì ít ai nghĩ những
câu thơ kia lại do những chú chim phát ra.
Người
ta thường bảo chim biết nói cũng chỉ đôi câu chào khách, còn chim của
bà không chỉ biết chào khách mà còn đọc được thơ, thậm chí khi hứng lên
chúng còn “nói” luôn tiếng Anh: “How are you” (bạn khỏe không). Dân
chúng trong vùng gọi bà Bé là “phù thủy chim” cũng là vì vậy.
Dạy chim ngâm thơ
Vừa
tới cổng, chúng tôi chưa kịp cất tiếng gọi cửa thì từ phía trong nhà đã
phát ra tiếng “xin chào”, “Nhồng Vinh Hoa xin kính chào quý khách!”.
Những tưởng đó là tiếng của gia chủ, chúng tôi cất tiếng hỏi lại thì
không nghe trả lời, rồi khi gọi thêm 2, 3 lần vẫn chì nghe tiếng chào
hỏi y chang như lúc đầu. Lúc vào trong chúng tôi mới biết, tất cả những
lời “đối thoại” lúc nãy là do chính những con chim nhảy nhót trong lồng
phát ra. Tiếp chúng tôi, bà Bé khá vui vẻ khi đề cập chuyện phận nữ lại
mê chơi chim. Theo bà, ngày trước chỉ vì bị ông giám đốc hội chợ chọc
quê chim Yến Phụng của mình là loài tầm thường “ăn không nên đọi, nói
không nên lời”, người phụ nữ này đã lặn lội lên tận vùng rừng núi Bình
Phước để tìm mua những con chim nhồng để mang về huấn luyện. Khi đã
luyện thành công cho chim biết nói, bà mang đi tham dự hội hoa năm 1996.
Cũng chính từ lần tham gia hội chợ này, bà được biết đến với tư cách là
huấn luyện viên có khả năng “dị” có thể đào tạo chim thể hiện một số
khả năng như con người. Bà Bé mang cái danh “bà chúa chim nhồng” từ đó
cho đến nay.
Bà Bé và chú chim nhồng của mình. Ảnh T.G
Trước
khi đi vào câu chuyện, “nữ phù thủy chim” dẫn chúng tôi thăm trang trại
một vòng. Trong vườn, những lồng chim treo khắp nơi, đủ loại nhưng bà
vẫn khoái nhất là chim nhồng, loài này trong vườn của bà chiếm số lượng
áp đảo. Chỉ có tận thấy mới biết người phụ nữ này có tình cảm đặc biệt
với chim như thế nào. “Nhìn chúng vậy nhưng khó tính lắm đấy, việc ăn
uống luyện nói cũng phải thật kiên trì mới làm được. Nhất là kinh phí để
nuôi chúng cũng tốn kém lắm, mỗi con một ngày cũng nướng hết của tôi từ
4.000-5.000 đồng. Tốn là thế nhưng đã dấn thân thì chấp nhận”, bà Bé nở
nụ cười bộc bạch.
Đến
với việc nuôi loài chim này theo bà là một câu chuyện dài đằng đẵng.
Khoảng những năm 90, khi đang là một họa sỹ khá có tiếng tại Sài Gòn, bà
bỗng nhiên say đắm với vẻ đẹp của những chú chim. Ban đầu, thấy loài
chim Yến Phụng đẹp bà đã bỏ tiền ra mua cho mình 2 cặp. Rồi sau đó những
con chim này cũng kết đôi và chỉ gần một năm sau bà đã có tới gần 50
con lớn nhỏ. Trong một lần tình cờ tham gia hội hoa Xuân tại công viên
Tao Đàn thì chim của bà được gải. “Đó là lần đầu tiên tôi tham gia và
may mắn được nhận một bằng khen đặc cách vì gian hàng của tôi thu hút
đông khách nhất. Nhưng sau đó, khi ngồi nói chuyện với một số nghệ nhân
nuôi chim tôi mới nghiệm ra, Yến Phụng quả thật là loài tầm thường thật,
nuôi được chim nhồng mà nói được mới quí. Sau khi biết được những kinh
nghiệm quý báu đó, tôi bỏ tám trăm nghàn mua cho mình 2 con chim nhồng.
Thế nhưng nuôi cả năm sau mà không con nào chịu nói một câu, nản quá nên
nghe người bạn tôi đã phóng sinh cho chúng bay đi”, bà Bé nhớ lại.
Nhưng
rồi, với quyết tâm phải nuôi được nhồng nói tiếng người, không những
vậy, phải luyện cho nhồng đậu được trên tay mà không bay. Đầu năm 1996,
bà Bé đã tự mình tìm lên Bình Phước tìm hiểu về loài nhồng và mua được
cho mình 20 con. Sau bao ngày tháng kiên trì dạy dỗ, những con chim nhồng mà tự bà đi mua về đã có thể cất lên tiếng nói và đậu tay không bay.
Bà
Bé kể: “Lứa đầu tiên cô nuôi hai chục con, dạy nói được hết. Lúc đầu
tôi chỉ dạy cho nó mấy câu đơn giản như: “Nhồng Vinh Hoa kính chào quý
khách! Tôi là nhồng Việt Nam!”. Những câu khó hơn, như “How are you”
(bạn khỏe không - tiếng Anh), "Hello" hay “nỉ hảo ma” (bạn khỏe không -
tiếng Hoa) bà Bé cũng dạy được cho nhồng nói. Đặc biệt, có con còn biết
hóng chuyện, hễ thấy người ta nói chuyện một hồi là nó lắc lắc đầu “phải
không, phải không”. Không những vậy, sau nhiều thời gian rèn luyện giờ
đây 10 con nhồng trưởng thành của bà, con nào cũng đọc vanh vách câu
thơ: “Cay đắng chưa từng sao biết ngọt/ Gian nan chưa trải hiểu chi đời”. Những chú chim của bà không chỉ nói rành rọt mà còn pha âm điệu miền Nam khiến người nghe có cảm giác thú vị.
Dạy chim đọc được thơ phải ở thời điểm chim ngái ngủ
Bà
Bé lôi từ trong kho ra một loạt những hình chụp chim nhồng, từ lúc còn
là quả trứng, rồi được ấp nở, mổ vỏ thò đầu ra ngoài, rồi hình cha mẹ
nhồng cho con ăn... cho chúng tôi xem. Bà nói rằng, phải mất 5 năm kể từ
lúc khởi nghiệp, mới làm cho nhồng sinh hạ được lứa đầu tiên, đây là
một kỳ tích vì hầu như chưa có ai nuôi được chim nhồng đẻ tại nhà. Theo
bà, nuôi nhồng đã khó, dạy cho nhồng nói tiếng người còn khó hơn. Bà Bé
phải lập phòng cách ly riêng biệt trong trại, ở một nơi yên tĩnh nhất.
Hàng chục con nhồng được nuôi trong đó. Cứ tối tối, trời im, nhồng chuẩn
bị ngủ, bà Bé lại nhẹ nhàng mở cửa bước vào phòng dạy nhồng nói. Mỗi
lần như vậy từ 10 - 15 phút, một câu bà đọc đi đọc lại 5 lần, dạy thuộc
câu này bà mới chuyển qua dạy câu khác. Bà bảo, nói với nhồng phải như
“rót mật vào tai”, nhẹ nhàng, kiên nhẫn. Giờ đó cũng là giờ nhồng dễ
tiếp thu nhất, vì “chúng mơ màng chuẩn bị ngủ, mình nói chúng dễ nghe”.
Để
dạy cho chúng đọc được hai câu thơ tâm đắc, bà Bé đã phải bỏ ra cả 6
tháng cùng ăn cùng ngủ với chúng. Kỷ niệm khiến “bà chúa nuôi nhồng” nhớ
mãi là lần dạy một “đứa con tiếp thu chậm”: “Con này tướng ngon, nhìn
thấy “tương lai” lắm nhưng mỗi tội dạy hoài nó không tiếp thu, nếu là
người thì mình ví như đần độn ấy. Kiên nhẫn lắm, rồi một dịp may đến với
tôi. Lần đó, có một bà khách tới trại chơi thấy không ai nhà người này
và bèn hỏi: “Có ai ở nhà không?”. Chẳng biết cơ duyên xui khiến thế nào,
con nhồng này bỗng bật lên lia lịa: “Có ai ở nhà không?”. Từ đó, nó nói
được, nói câu này hoài”. Điều này bà nghiệm ra một điều rằng, chim
nhồng có thể học thuộc lòng những tiếng người nhưng nó chỉ ưng khi nào
nó “cao hứng” mà thôi.
Dù
năm nay đã sắp 70 tuổi nhưng bà Bé vẫn còn nguyên lòng nhiệt huyết với
chim nhồng. “Tôi chỉ mong có một tổ chức nào có thể tài trợ để tôi có
thể nhân rộng mô hình nuôi chim nhồng, loài này hiện đang nằm trong Sách
đỏ cần bảo tồn. Nhưng khổ nỗi, mình không có vốn nên cũng chỉ biết cố
gắng hết sức để giữ gìn chúng thôi”, bà Bé trải lòng. Và, câu chuyện về
bà Bé vẫn được người đời ngưỡng mộ với tài có thể cảm hóa chim, khiến
chúng có thể ngâm thơ được như người.
Theo M.T (Gia đình & Xã hội)
No comments:
Post a Comment