CÁI CHẾT CỦA CÔNG AN NGỰA:
Một Đảng Phiệt Công An Trị, Khá Nhiều Khôi Hài Tính
Người Việt Buồn [Cười]
Đểu đến thế là cùng!
Anh
Ba Khía (Danlambao)
- Mấy hum rày dân nước Việt cứ chộn rộn lên vì được tin “Ngựa Quý” của đảng đã
chết. Không quý sao được vì 'ngựa' này là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương
đảng, thượng tướng, thứ trưởng bộ Côn an cơ nhá. Tin lành đồn xa tin xấu
đồn xa, cái chết của Ngọ làm cho ối người khóc nấc và không ít kẻ cười thầm
trong bụng.
'Sớt' trên Gu-gồ bằng từ khóa “Phạm Quý
Ngọ” (có ngoặc kép) được hồi đáp 6.040.000 kết quả trong 0,17 giây đủ thấy độ
nóng, độ đậm đặc những tin tức viết về ông tướng xấu số vắn đời thiệt phận
này.
Một điều bất bình thường là nội cái vụ từ
trần đột ngột của ông, giới truyền thông “lề không bị chặn” cứ chan chát chém
nhau như chém tre. Kẻ tung hô người phỉ báng, kẻ hoan hỷ người hoang mang, tạo
nên những luồng xoi mói ở đủ hướng góc cạnh của vụ việc. Điều làm cho Khía tôi
buồn cười nữa là khi thi thể ông Ngọ vẫn còn đang nằm trong nhà xác bệnh viện
thì rất nhiều tờ báo đã vội vã đi phỏng vấn ông này bà nọ, những luật sư, quan
chức ngành tố tụng (giới đẻ ra luật, và giới luận ra tội). Rằng thì là :có
đình chỉ vụ án làm lộ bí mật nhà nước hay không? Người thì viện dẫn điều
luật này luật nọ phải đình chỉ ngay, người thì nói chết rồi vẫn phải quy trách
nhiệm dân sự cho thân nhân… Có tờ báo khi không lại đi thống kê một loạt các vụ
án đã từng phải hủy quyết định khởi tố, đình chỉ điều tra vì nghi phạm duy nhất
đã chết.
Khía tôi ít học không hiểu lắm về cái
“rừng luật” xứ thiên đường này nhưng thấy tức cười quá vì vụ án trên chỉ mới có
quyết định Khởi tố vụ án chứ chưa giao cơ quan nào điều tra, chưa tìm ta
nghi phạm, chưa khởi tố bị can. Vậy hà cớ gì mà lại hủy quyết định khởi tố,
đình chỉ điều tra. Cái việc ông Ngọ ông Ngoạy ông Ngựa ông Dê hay ai đó trong
số hơn 90 triệu người dân nước Việt chết thì có liên can gì.
Như lẽ thường phải có cơ quan nào đó tiến
hành điều tra vụ án, khi phát hiện ra nghi phạm là ông Ngọ thì VKS mới ra quyết
định khởi tố bị can, tiếp đến côn an đưa giấy triệu tập đến nhà, chẳng hạn như “mời
lên phường nhờ tý việc”. Rồi thân nhân trình ra Giấy chứng tử. Hết
phim.
Vậy người ta cứ đặt vấn đề rằng “có
điều tra nữa hay không?” rồi cãi vã nhau loạn xà ngầu, chẳng phải là người
ta đã chỉ tận tay day tận trán rằng tên Phạm Quý Ngọ đã phạm tội tày trời đúng
như tử tù Dũng Hải Phòng đã khai; “Làm lộ bí mật nhà nước, tổ chức cho tội
phạm bỏ trốn, xúi dục người khác phạm tội, che dấu tội phạm, nhận hối
lộ....”
Đểu đến thế là cùng
Trong bài điếu văn đọc trước thi thể ông,
người ta có nhắc gì đến các tội trạng ấy đâu, chỉ thấy những công trạng hiển
hách, tận tụy trong công việc, sống gương mẫu, giản dị, thân tình... vân vân và
vân vân. Rồi anh con trai cả của ông Ngọ cũng đáp lời rằng cha anh ta là tấm
gương sáng để anh rèn luyện học tập noi theo.
Với công trạng hiển hách của ông Ngọ, vì
thân nhân gia quyến họ hàng của ông Ngọ đã được ông kéo từ Thái Bình lên Hà Nội
“tung hoành” thì đảng, nhà nước và gia đình đủ điều kiện thu xếp cho ông một
nơi an nghỉ ở nghĩa trang Mai Dịch hay chí ít cũng ở Văn Điển. Để hàng tuần
thàng tháng hàng năm, các cán bộ chiến sĩ ngành côn an đến viếng thăm đốt nhang
vàng mã tưởng nhớ anh linh ông và lấy ông làm thần tượng làm tấm gương sáng để
học tập rèn luyện phấn đấu. Nhưng sao người ta lại vội vàng đưa ông về tận quê
nhà xa tít tắp, vùi ông dưới 3 tấc bùn đen vùng chiêm khô mùa thối.
Có lẽ trước khi chết, nguyện vọng của ông
cũng muốn thi thể và gia đình ông được tránh xa cái chốn Hà Thành đầy những kẻ,
phản trắc, lường gạt, xảo trá. Tránh xa những tiếng ai oán nguyền rủa phỉ báng
của đám thị dân.
Cầu mong thi thể ông sớm được phân hủy
cho cây lúa Thái Bình thêm xanh tốt trong vụ chêm này.
Vũ Dậu - Về công trạng của ông Phạm Quý Ngọ
Ngay đêm hôm đó, tất cả các xã trong huyện dùng xe “công
nông” chở người dân ình ịch đổ xuống chật ních khu vực ngã tư có trụ sở
công an và viện kiểm sát, ước tính có tới 4, 5 ngàn người đứng chật
cứng đoạn đường dài 2 km
Hôm nay, ngày 23 tháng 2 năm 2014 là ngày đại tang của gia tộc ông Phạm
Quý Ngọ và bản tộc họ Phạm xã Đông Cường, Đông Hưng, Thái Bình. Tôi xin
gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến ông Ngọ về sự mất mát có thể lẽ
ra chưa đến này.
Tôi nghĩ, ngay bây giờ mà nói ra những điều mắt thấy tai nghe về công
trạng của ông Ngọ là không đáng kể thì thật là có lỗi khiếm nhã với
người đã khuất. Nhưng suy cho cùng, vào thời buổi các chính khách đối xử
với dân chả ra gì, người sống còn chẳng tử tế với nhau thì người chết
cũng chả có nghĩa lí gì.
Về công trạng của ông Ngọ trung ương không biết chứ dân thì biết rõ. Ông
về làm đội trưởng cảnh sát điều tra ở Quỳnh Phụ, có công trấn áp được
một số tên cộm cán trong giới tội phạm. Ông là một cán bộ “cộm cán” tiêu
biểu xuất sắc nhất trong những người cán bộ cộm cán. Tôi xin phép bạn
đọc dùng từ “cộm cán” vì tra từ điển tiếng Việt không có từ này. Cứ tạm
ngầm hiểu nghĩa là đứng đầu một cách tuyệt đối.
Có việc dính líu đến công trạng của ông Ngọ được truyền thông tung hô mà
trên thực tế thì không phải công của ông Ngọ. Phải nói ra điều này để
mọi người khỏi nhầm lẫm.
Năm 1997 xảy ra vụ nổi loạn của nông ân Thái Bình mà tâm điểm là huyện
Quỳnh Phụ bởi vì những chủ trương chính sách phi lí, áp bức bóc lột dân
lành, thu phí, huy động sức dân vượt quá sức chịu đựng của họ. Đó chính
là hậu quả của cái bệnh thành tích, đồng thời tiếp tay cho cán bộ tham
nhũng. Vì thế tháng 11-1994 có 139 hộ trong 156 hộ nông dân thôn Ô Cách,
xã Quỳnh Xá xin ra khỏi Họp tác xã.Từ cuối năm 1996 đã xảy ra liên tiếp
nhiều vụ nông dân đi khiếu kiện đông người, lên UB nhân dân huyện, rồi
kiện vượt cấp lên tỉnh.
Ngày 15-4-1997 gần 3000 người xã Quỳnh Hồng lên huyện gửi kiến nghị
không được chấp nhận, họ đã rồng rắn đi bộ 25 cây số lên UB ND tỉnh để
gửi đơn kiện. Sự việc trở nên nghiêm trọng và bùng nổ vì ngày 8- 5-1997
viện kiểm sát huyện kí lệnh bắt giam hai công dân xã Quỳnh Mĩ một cách
vô cớ. Ngày 9-5 hàng nghìn người kéo nhau bao vây viện kiểm sát huyện,
chửi bới xỉ vả dùng cả nhục hình đối với viện trưởng kiểm sát, yêu cầu
phải thả ngay hai người của họ. Chiều 10-5-1997 công an tỉnh (lúc này
anh Ngọ là giám đốc) đã đưa lực lượng khá hùng hậu với các phương tiện
như xe vòi rồng, chó nghiệp vụ, lựu đạn cay…về để trấn áp biểu tình
khiến cho tình hình càng trở nên nghiêm trọng.
Ngay đêm hôm đó, tất cả các xã trong huyện dùng xe “công nông” chở người
dân ình ịch đổ xuống chật ních khu vực ngã tư có trụ sở công an và viện
kiểm sát, ước tính có tới 4, 5 ngàn người đứng chật cứng đoạn đường dài
2 km. Khi quả lựu đạn cay đầu tiên được cảnh sát ném ra thì đoàn người
dồn lên, cuồn cuộn như sóng cồn, bão nổi. Gạch nung xếp một đống mấy vạn
viên để chuẩn bị xây nhà tại cổng trường đảng gần đó bị người dân ném
tới tấp như mưa rào vào trụ sở công an huyện. Họ hò nhau đẩy đổ tường
bao, cứ nhìn thấy những cảnh sát quen mặt là xúm vào đánh cho nhừ tử.
Cuộc lộn xộn đến trưa ngày hôm sau (11-5) mới ngưng, khi hai công dân bị
bắt oan được thả. Có thể nói lòng dân phẫn nộ đến cực độ.
Liên tiếp những ngày sau đó, điểm nóng khiếu kiện đông người tập trung
tại xã Quỳnh Hoa. Trong lúc trời mưa rào như trút nước, đoàn người đầu
trần chân đất có nhiều phụ nữ và trẻ em tham gia đã “áp giải” chủ tịch
xã lên huyện, yêu cầu phải giải trình những vấn đề họ quan tâm. Công an
huyện về xã bị bắt hàng loạt, trói dặt cánh khuỷu, khóa traí tay, đánh
đập thành thương tích. Trong trận chiến đêm ngày 10-5, ba xe cứu hỏa của
công an bị đập nát, 8 chiến sĩ bị thương. Anh Ngọ thua trận.
Thời gian này, ông Phạm Thế Duyệt là trưởng ban dân vận trung ương nhận
định rằng không có thế lực thù địch nào đứng đằng sau nhân dân Quỳnh
Phụ, mà chỉ do huy động sức dân quá mức khiến họ không chịu nổi. Việc
thu phí từ hơn 20 khoản xuống còn vài ba khoản, tự nhiên phong trào
khiếu kiện im bặt. Lúc này anh Ngọ mới ra tay. Anh cho rà soát những
phần tử quá khích, đánh công an, tóm cổ bỏ tù. Nông thôn Quỳnh Phụ đã
bình yên rồi, lại càng bình yên hơn. Công của anh Ngọ là chỗ đó. Thắng
lợi của anh nằm trong thắng lợi của cả hệ thống chính trị.
Xin thắp nén nhang cầu cho chân linh anh Phạm Quý Ngọ về cõi vĩnh hằng
siêu sinh tịnh độ. Chết là hết, khen chê nào có nghĩa lí gì, anh nhỉ?
Xin cúi đầu vĩnh biệt!
Vũ Dậu
(Quê choa)
No comments:
Post a Comment