Tuesday, May 14, 2013

(409) Nga đã bắt giữ một điệp viên của CIA

 Ryan Christopher Fogle being questioned in Moscow
Nga đã bắt giữ một điệp viên của CIA như thế nào?
14/05/2013
Cơ quan an ninh Liên bang Nga FSB đã bắt giữ một điệp viên của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA. Điệp viên bị bắt giữ được xác định là sỹ quan của CIA làm việc trong Đại sứ quán Mỹ tại Moscow dưới vỏ bọc là Bí thư thứ 3.
Theo thông tin được FSB công bố, “đêm 13 rạng sáng 14/5 các cơ quan phản gián trực thuộc FSB đã bắt giữ một sỹ quan của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA Ryan Christopher Fogle hoạt động dưới vỏ bọc là Bí thư thứ 3 của phòng chính trị Đại sứ quán Mỹ tại Moscow.”
Thông báo nhấn mạnh rằng các nhân viên phản gián FSB đã phát hiện các phương tiện kỹ thuật đặc biệt kèm hướng dẫn sử dụng dành cho các công dân Nga bị tuyển mộ. Ngoài ra, nhân viên FSB cũng phát hiện số tiền lớn và các phương tiện ngụy trang khi khám xét Ryan Christopher Fogle.
Điệp viên CIA bị bắt giữ hiện đang được các nhân viên FSB giám sát, sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết sẽ bàn giao cho đại diện chính thức của Đại sứ quán Mỹ ở Moscow.
Theo Russia Today, Christopher Fogle đã có liên hệ với một nhân viên trực thuộc một cơ quan công lực Nga đã bị tuyển mộ làm gián điệp cho CIA. Các nhân viên phản gián đã phát hiện và theo dõi liên lạc của hai người thông qua hòm thư Gmail.
Trong một thư tín Christopher Fogle gửi điệp viên của mình có nội dung như sau: “Đây là khoản tạm ứng từ những người rất ấn tượng với sự chuyên nghiệp của anh và từ những người đã đánh giá cao sự hợp tác của anh với chúng tôi trong tương lai. Đối với chúng tôi, sự an toàn của anh có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, vì vậy, để liên hệ với anh, chúng tôi đã chọn con đường này. Và chúng tôi tiếp tục có những bước đi để duy trì an toàn và bí mật những trao đổi thư tín của chúng ta.”
Trong thư, Christopher Fogle hứa trả cho người cung cấp tin khoản tiền 1 triệu USD một năm. Ngoài ra, cứ mỗi lần trả lời những câu hỏi quan trọng và cụ thể, thì người này lại được hứa trả những khoản tiền không nhỏ.
“Chúng tôi sẵn sàng trả cho anh 100.000 USD để được trao đổi về kinh nghiệm, những đánh giá và sự hợp tác của anh, theo đó, tiền thù lao có thể còn lớn hơn gấp nhiều lần nếu như anh sẵn sàng trả lời những câu hỏi cụ thể. Ngoài ra, để hợp tác trong dài hạn chúng tôi để nghị 1 triệu USD/1 năm kèm theo lời hứa đảm bảo những khoản hoa hồng bổ sung cho những thông tin mà anh cung cấp cho chúng tôi,” Christopher Fogle viết trong bức thư.
Sỹ quan CIA cũng không quên hướng dẫn điệp viên của mình cách xóa dấu vết: “Để liên hệ với chúng tôi lần sau, làm ơn, hãy đến bất kỳ quán càphê internet hoặc quán càphê nào có kết nối Wifi mở hòm thư gmail mới mà anh sẽ dùng làm liên lạc với chúng tôi. Khi đăng ký thì đừng ghi bất kỳ thông tin cá nhân nào mà người ta có thể nhận dạng anh cũng như hòm thư của anh. Bởi vậy, đừng cung cấp bất kỳ thông tin liên hệ thực nào về số điện thoại hoặc những địa chỉ email khác.
Nếu Gmail yêu cầu thông tin cá nhân, thì làm ơn, hãy đăng ký cái mới và cố gắng đừng cung cấp thông tin nào. Sau khi anh đăng ký hòm thư mới thì hãy gửi thông báo đến địa chỉ unbacggdA@gmail.com, sau đó hãy đợi khoảng 1 tuần và kiểm tra hòm thư sẽ có hồi âm của chúng tôi,” Christopher Fogle viết trong bức thư gửi điệp viên của mình.
Ryan C. Fogle đã bị nhân viên FSB bắt giữ khi đang gặp người điệp viên của mình.
Trong một diễn biến có liên quan, theo thông báo của Cục Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao Nga, sáng ngày 14/5, Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul đã bị triệu đến Bộ Ngoại giao Nga để giải thích vì vụ việc nhân viên ngoại giao Mỹ bị bắt giữ.
Trước đó, theo Russia Today, Đại sứ Mỹ đã có bình luận về thông tin bắt giữ nhân viên CIA. Trong thông báo ngày hôm nay trên Twitter, khi trả lời câu hỏi ông có bình luận gì về vụ bắt giữ này, Michael McFaul đã viết: “Không”.
Đây không phải lần đầu tiên Cơ quan an ninh Liên bang Nga FSB bóc dỡ mạng lưới điệp viên nước ngoài. Năm 2006, FSB đã bắt giữ một nhóm gián điệp đến từ Anh, hoạt động dưới vỏ bọc là nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán.
Năm 2008 Cục FSB tỉnh Novosibiri đã bóc dỡ mạng lưới gồm hàng chục tình báo viên và gián điệp nước ngoài hoạt động nhằm thu thập thông tin về những phát minh bí mật của các nhà khoa học vùng Novosibiri.
Sau đây là hình ảnh về vụ bắt giữ điệp viên CIA Christopher Fogle. (Nguồn: Russian.rt.com)

Ryan Christopher Fogle bị bắt khi đang đi gặp điệp viên của mình.
Những đồ vật FSB thu giữ được khi bắt giữ Ryan C. Fogle
Ryan C. Fogle mang theo số lượng lớn tiền mặt để trả thù lao cho điệp viên của mình
Ryan C. Fogle tại trụ sở FSB
Một bức thư liên lạc của Ryan C. Fogle với điệp viên của mình.

Thẻ ngoại giao của Ryan C. Fogle.
MOSCOW -- Russia detained an American citizen accused of attempting to recruit a local intelligence officer into the CIA, the Federal Security Service said.
Ryan Christopher Fogle, the third secretary of the American Embassy in Moscow, was held overnight before being handed back to U.S. authorities Tuesday, according to the Federal Security Service, the Russian intelligence agency known as the FSB. He was carrying a large amount of money, technology, written instructions for the Russian recruit and appearance-changing equipment, the FSB website said.

The agency claimed that Fogle was working for the CIA. The CIA declined to comment, Associated Press reported.
Purported photographs of Fogle disguised in a blond wig and baseball hat were broadcast on the all-news Channel One. Equipment confiscated from him was said to include a recording device, blond and dark wigs, sunglasses, a knife and stacks of 500-euro notes.
The FSB released to Russian media a copy of a letter that Fogle was allegedly carrying. It is addressed "Dear friend" in Russian and offers instructions on how to make contact with the unidentified sender.

According to an AP translation, it says, in part: "We are prepared to offer you $100,000 and discuss your experience, expertise and cooperation, and your payment might be far greater if you are prepared to answer some specific questions. Additionally, for long-term cooperation we offer up to $1,000,000 a year with the promise of additional bonuses for information that will help us."
An FSB official, speaking to The Times on condition of anonymity, said the agency had not initially intended to make a public incident of the matter.
“Under different circumstances we could have tried to avoid publicity on the episode not to embarrass our [U.S.] partners,” the official said. “But their man acted way too arrogantly and defiantly as if he was in a spy movie: The guy was loaded with money, sets of instructions, makeup kit and other giveaway stuff.”
The official refused to confirm or deny that the person Fogle was recruiting was part of an FSB trap.
The last big spy scandal involving the United States and Russia occurred in 2010, when Russian Anna Chapman was arrested along with nine other alleged sleeper agents in the United States.
Although there are risks that Fogle’s detention could worsen relations between Russia and the U.S., it probably will not, said Andrei Kortunov, president of the New Eurasia Foundation think tank. The 2010 spy scandal had little impact on relations between the two countries.
“Spy arrests are awkward for each country, and those involved probably won’t be getting promotions,” Kortunov said. “These things are inevitable. We just have to watch the reaction from the Kremlin and the U.S. for indication of what is to come.”
Michael McFaul, the U.S. ambassador to Russia, was summoned to the Foreign Affairs Ministry, the ministry’s website said. McFaul tweeted that he would not comment, and the U.S. Embassy in Moscow also declined to comment.
[For the record, 1:35 p.m. May 14: An early version of this post said that the FSB posted on its website a digital copy of a letter it said was carried by the accused American. The agency released the copy to Russian media but did not post the letter on its website.]
HOW RUSSIA AND THE U.S. NEVER STOPPED SPYING ON EACH OTHER
Past
The arrest of Ryan Fogle is just the latest twist in the long history of spying between the U.S. and Russia.
Famously, 10 Russian sleeper agents were arrested in June 2010 and accused of pretending to be ordinary Americans while secretly plotting against the country.
The best-known is Anna Chapman, above, who has become a major celebrity in her home country since being deported from the U.S.
In the Cold War period, however, U.S.-Soviet espionage was often a matter of life and death - in 1985, military officer Arthur D. Nicholson was shot dead by a Soviet sentry while spying in East Germany.
One of the war's major crises was caused by the shooting down of an American spy plane in 1960 and the subsequent capture of its pilot.

No comments: