Ngôi chùa Một Cột bị dột nát sau mỗi cơn mưa. (Hình: báo Lao Ðộng)
Trụ trì chùa Một Cột kêu cứu
Cột kèo bị mục ruỗng từ bên trọng.
HÀ NỘI (NV) - Sau
cơn mưa đầu mùa, hôm 7 Tháng Năm, trụ trì chùa Một Cột đã gửi “tối hậu
thư” cho chính quyền thành phố Hà Nội, nói rằng “đúng một tháng nữa sẽ
tự động tu bổ chùa mà không chờ được cấp giấy phép.”
Theo nhà sư trụ trì chùa Một Cột,
Ðại Ðức Thích Tâm Kiên, ngôi chùa 964 tuổi và ngôi nhà Mẫu bên cạnh đã
bị dột nát trầm trọng. Tình trạng này không chỉ đe dọa sự nguyên vẹn của
ngôi chùa được tặng biệt danh “có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam,” mà
còn gây nguy hiểm cho du khách đến thưởng lãm. Ðại Ðức Thích Tâm
Kiên cho biết, vào mùa mưa, các tu sĩ trong chùa đều phải mặc áo mưa,
đội nón cho... các pho tượng. Dù vậy, ít pho tượng nào không bị thấm vì
nước mưa tuôn xuống rào rào. Trên bàn thờ chánh điện, người ta phải đặt
xô, chậu để... hứng nước mưa. Nhiều cột, kèo của mái chùa bị mục ruỗng,
xiêu vẹo đáng sợ.
Báo
Lao Ðộng dẫn lời của Ðại Ðức Thích Tâm Kiên nói đã “rất nhiều lần” gọi
điện thoại trực tiếp để gặp và thúc giục chính quyền địa phương chấp
thuận đề nghị của ông cho tu sửa ngôi chùa. Trong bức “tối hậu thư” gửi
chính quyền Hà Nội, Ðại Ðức Thích Tâm Kiên dọa rằng ông sẽ tự động cho
“đảo” lại toàn bộ mái ngói ngôi chùa Một Cột và nhà Mẫu, đúng một tháng
kể từ ngày bức thư được gửi đi, bất chấp giấy phép sửa chữa có “đến hay
không đến.”
Cũng theo báo Lao Ðộng, một dự án trùng tu ngôi chùa
Một Cột với tổng kinh phí lên đến 31 tỉ đồng, tương đương 1.6 triệu đô
đã được hoàn tất cách nay năm năm, và cũng bị “ngâm tôm” chừng ấy thời
gian.
Trong khi đó, Cục Di Sản Văn Hóa thuộc Bộ Văn Hóa-Thông
Tin-Du Lịch Cộng sản Việt Nam cho hay, “chưa nhận được thư của nhà sư
trụ trì chùa nên chưa thể có ý kiến về vấn đề nói trên.”
Theo dư
luận, tình trạng xuống cấp trầm trọng của một ngôi chùa được cho là
“thắng cảnh” của Hà Nội cho thấy thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của
chính quyền Hà Nội. Có người nghi vì nhà chùa không có gì để “bôi trơn”
cho cán bộ thẩm quyền nên chùa gần sập mà không xin được giấy phép cho
sửa chữa.
Tượng Phật trong chùa Một Cột- một biểu tượng văn hóa Hà Nội - phải đội nón, mặc áo mưa mỗi khi trời mưa vì tình trạng dột nát và xuống cấp của chùa.
» Đường Lâm đòi trả danh hiệu: Không phải thích là được!
» Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia
Bi hài chuyện cá rô vào hồ, tượng mặc áo mưa
Đến thăm ngôi chùa Diên Hựu - Một Cột có lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo nằm ngay gần Lăng Bác vào những ngày mưa lớn, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh tượng Phật phải đội nón, mặc áo mưa, còn các sư trong chùa phải đứng co ro trong làn nước dâng xâm xấp bọng chân. Mỗi lần mưa xuống là trên thì dột, dưới thì ngập lênh láng nước.
Trụ trì Thích Tâm Kiên mô phỏng cảnh tượng Phật đội nón, mặc áo mưa những hôm mưa lớn.
Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì ngôi chùa còn chỉ cho người viết thấy rất nhiều cá rô từ bên ngoài vào hồ sau mỗi trận mưa lớn.
Rất nhiều cá từ ngoài vào hồ sau trận mưa lớn
Có khi nước dâng cao tới tận nơi đại sư chỉ
Đại đức Thích Tâm
Kiên cho biết, chùa bắt đầu dột từ năm 2002 và tình trạng dột nát ngày
càng trở nên nghiêm trọng, các hạng mục của quần thể di tích xuống cấp
một cách đáng báo động.
Mỗi khi vào mùa
mưa bão là sư trụ trì cùng các sư trong chùa lo ngay ngáy, bởi quá
nhiều vết dột nát trên mái ngói, nước mưa rơi trực tiếp xuống các pho
tượng, kèo gỗ bên trong, khiến các pho tượng cứ hỏng dần đi, còn ngói
và kèo gỗ trên mái chùa thì lúc nào cũng có cảm giác có thể rơi xuống.
Nước ngập lênh
láng sau mỗi trận mưa còn làm mục hết các chân cột và làm hỏng nền
chùa. Hệ thống thoát nước dù có hoạt động hết công suất vẫn không giải
quyết được tình trạng này. Sau mỗi trận mưa lớn, đủ loại rác rưởi, bùn đất theo nước trôi vào chùa.
Đại sư Thích Tâm Kiên còn nhớ vào ngày 8/8/2011, một trận mưa to đã làm nước tràn vào nhà thờ Tổ gây ngập đến 20cm.
Bà Đặng Thị Bình, người đã gắn bó với ngôi chùa từ năm 19 tuổi, đến nay cũng đã gần 40 năm không khỏi xót xa: Mỗi
lần trời mưa khổ lắm, mọi người cứ phải cuống cuồng đi che cho từng
bức tượng, hứng chỗ nọ lại dột chỗ kia, nhà thì ngập rác bẩn, bao nhiêu
năm rồi kêu mãi mà chẳng có ai thưa. Tối hậu thư - tâm thư từ chùa Một Cột
Cách đây ít ngày,
Đại đức Thích Tâm Kiên - trụ trì chùa Diên Hựu - Một Cột có gửi một
tối hậu thư, cũng được coi là bức tâm thư với những lời lẽ chất chứa
tha thiết mong muốn được UBND TP Hà Nội tổ chức hội thảo lấy ý kiến các
cấp, các ngành, các nhà khoa học, các nhà sử học… để nhanh chóng trùng
tu tôn tạo chùa.
Đi kèm với mong muốn ấy là tối hậu thư của trụ trì chùa Diên Hựu – Một Cột: Sau 30 ngày kể từ ngày lá đơn được gửi đi, nếu không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải, đảo ngói toàn bộ Chùa và Mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới.
Ngôi chùa có phần xuống cấp khá nghiêm trọng
Bức tối hậu thư
ngay lập tức đã gây chấn động dư luận, bởi đây đã là lần thứ 10 chủ trì
ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo của Việt Nam này
phải lên tiếng kêu cứu chính quyền trước tình trạng xuống cấp của chùa
Một Cột. Và những lần trước, lời kêu cứu đều rơi vào im lặng.
Thêm một lý do nữa khiến dư luận ồn ào, đó là bài học nhãn tiền về một phần ngôi chùa Trăm Gian vừa bị phá nát cách đây chưa lâu.
Được biết vào
ngày 20/4/2008, Đại đức Thích Tâm Kiên đã có tờ trình lên UBND TP Hà
Nội để kiểm tra xem xét và có kế hoạch trùng tu tôn tạo, nhưng sau 5
năm, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức sửa chữa một vài hạng mục nhỏ cho
đại lễ một nghìn năm Thăng Long vào năm 2010. Mà tình trạng dột nát đã
bắt đầu từ năm 2002, nghĩa là đến nay đã được 11 năm.
Xem thêm những hình ảnh xuống cấp của chùa Diên Hựu - Một Cột:
No comments:
Post a Comment