Đạo bùa lạ ở Đền Hùng là do BT Tinh ủy Phú thọ chỉ
đạo trấn yểm
Theo giải thích, viên đá có thể hóa
giải bùa yểm xấu, trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền
Thượng khiến quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp.Sau khi lãnh đạo tỉnh
Phú Thọ yêu cầu ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban quản lý Khu
di tích lịch sử Đền Hùng, hiện là Chủ tịch Hội sử học tỉnh Phú
Thọ, giải trình về sự hiện diện và các vấn đề xung quanh “Hòn đá
lạ” ở Đền Thượng mà dư luận những ngày qua rất quan tâm, ông Khôi và
cả ông Nguyễn Minh Thông, một đại tá quân đội, hiện là Giám đốc Trung
tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông (ở Hà Nội), người được xem là tác
giả nắm rõ nhất nguồn gốc, ý nghĩa của hòn đá đặt tại đây, đã có
văn bản trả lời về vấn đề này.
Trao đổi với Tiền Phong sáng
14/4/2013, ông Khôi nói thời kỳ năm 2008-2009 khi chuẩn bị hoàn thành tu
bổ khu di tích Đền Hùng, một số lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo
ông tìm một người giỏi để “làm công tác tâm linh” cho Đền Hùng.
Ông Khôi đã đến Bộ VHTTDL nhờ tìm thầy, và đã được
một số cán bộ thuộc Bộ này giới thiệu đến gặp ông Thông, người rất
được tin cậy, kính trọng trong lĩnh vực tâm linh. Khi đó phía Phú Thọ
cũng đã đồng ý, vì ông Thông cũng chính là người có hiểu biết uyên thâm
từng cùng ông Nguyễn Hữu Điền (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ) tìm ra
huyệt đạo xây dựng Đền thờ Mẫu Âu Cơ (cạnh Đền Hùng).
Với Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân,
ông Thông cũng là người được Phú Thọ mời đến với trọng trách xử lý
những vấn đề tâm linh liên quan. Và lần này, bước vào tu sửa Đền
Thượng, ông Thông cũng được ông Nguyễn Hữu Điền mời về.
Khi sửa nền Đền Thượng, cán bộ
và công nhân phát hiện có một viên gạch lạ, có in chữ Hán, ông Thông
nói với ông Khôi và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, có ý kiến là viên gạch
này tựa như bùa yểm xấu (còn gọi yểm đảo, không rõ ai đặt dưới nền
cát, có từ bao giờ...) nên sau khi hoàn thành tu sửa Đền Thượng thì
rất nên có đá đặt ở Đền để trấn yểm “phản” lại viên gạch yểm xấu
kia.
Văn bản trả lời của ông Nguyễn
Minh Thông (đề ngày 20/3/2013) mới đây lên tỉnh Phú Thọ, cho biết viên
gạch nọ được Phú Thọ nhờ Trung tâm của ông Thông nghiên cứu, xem xét.
Một số nhà khoa học, chuyên gia
ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này
có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt.
Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba
lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn
yểm bùa gạch này tại Đền Thượng, trên viên gạch được ghi “Đánh đổ
đức sáng Vua Hùng (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng).
Nên Trung tâm của ông Thông đã lên
kế hoạch tìm một viên đá ngọc xanh có nhiều năng lượng tốt lành, có
khả năng hóa giải các hung khí và tiếp nhận năng lượng tốt của tinh
tú trời đất cho Đền Hùng. Điều này đã được ông Khôi và một số lãnh
đạo tỉnh Phú Thọ đồng ý.
Theo ông Khôi, từ năm 2009 đến
nay, hòn đá (như Tiền Phong đã mô tả trong bài viết trước) chắc chắn
đã làm tốt nhiệm vụ của nó, với ý hóa giải bùa yểm phương Bắc,
trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền Thượng khiến quốc
gia được hưng thịnh, tốt đẹp.
Theo ông Thông, đã may mắn có ông
Nguyễn Đình Khảm, Giám đốc một Cty đá quý trong Hội liên hiệp đá
quý Việt Nam (ở Hà Nội) công đức viên đá ngọc xanh này.
Đá cũng đã được các chuyên gia
thẩm định chất lượng, đo năng lượng, rồi được chạm thêm ngọc rubi và
nhiều loại ngọc quý khác.
Mặt trước đá chạm: “Trận đồ
bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai” dựa trên trận đồ bát quái trong
Binh thư yếu lược của nhà Trần và theo mô phỏng của Từ điển thuật
ngữ quân sự, gọi là Thiên tinh vì ghép tượng hình chòm sao Bắc Đẩu
và trận đồ của Đức Thánh Trần ứng dụng khi đánh quân Nguyên Mông.
Trên mặt của Trận đồ còn có
câu mật chú thiền phái Mật Tông làm tăng hòa quang của Phật và độ
linh, độ uy của Phật để giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho
nhân dân.
Ông Thông khẳng định phải có
linh khí của Phật thì mới cùng với linh khí của Đức Thánh Trần kết
hợp thì mới hóa giải được bùa phép nguy hiểm đã bị yểm đảo của
giặc phương Bắc.
Văn bản trả lời của ông Thông
cho biết tiếp, mặt sau của viên đá ngọc, phía trên là Ấn của Vua Hùng
(mà hiện Khu di tích đang dùng), dưới có chạm lá bùa giải bách họa
cho nhân dân mà các nhà sư đi tu ai cũng biết.
Từ ngày được hóa giải đến nay,
ông Thông cho rằng tỉnh Phú Thọ và Khu di tích Đền Hùng được đánh
giá là phát triển rất tốt đẹp. Theo năm tháng, viên đá ngọc sẽ ngày
càng tích năng lượng thu phát, các địa phương khác cùng với Phú Thọ
cùng được hưởng phúc. Ông cũng cam đoan viên đá đang rất linh ứng và
hiệu nghiệm.
Được biết, nghi lễ nhập trạch
Đền Thượng cùng với lễ dâng ngọc hóa giải bùa yểm đã được tổ chức hết
sức long trọng và trang nghiêm.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến
Khôi và ông Trần Xuân Các (hiện là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích
Đền Hùng), sau dịp Quốc Giỗ này, Phú Thọ sẽ tổ chức hội thảo khoa
học, tập hợp những ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia, nhà khoa
học, để có trả lời rõ ràng về “Hòn đá lạ” mà cộng đồng cư dân
mạng đang xôn xao.
Tùng Duy
* Sáng 16.4, thấy ghi tác
giả là: Tùng Duy-N.C.Khanh
* Tàu nó chiếm VN gần hết
rồi mà họp hành về "cục đá" làm chi?
....................
Đền Hùng đất rất linh thiêng, không
cần yểm.
Trước vụ việc hòn đá lạ xuất hiện
tại đền Thượng thuộc quần thể đền Hùng (Phú Thọ) gây xôn xao dư luận trong mấy ngày
qua, Ban quản lý Khu di tích lịch sử đền Hùng khẳng định, vùng đất này rất linh
thiêng, không cần yểm.
Dù chỉnh sửa một chữ cũng phải có hồ
sơ, tuy nhiên, hòn đá lạ đã được lén lút đưa vào đền Hùng từ gần 4 năm trước,
nay mới được phát hiện.
Hòn đá lạ không có trong hồ sơ
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn
Xuân Các, Giám đốc BQL Khu di tích lịch sử đền Hùng cho biết: Năm 2009, khi tu
sửa khu đền Thượng đã có một doanh nhân công đức hòn đá trên. Việc này do Giám
đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông (Hiệp hội Unessco Việt
Nam) chứng kiến và làm lễ.
Thường thì các bác ở đây (ông Nguyễn
Tiến Khôi, nguyên Giám đốc BQL Khu di tích lịch sử đền Hùng - PV) sẽ mời pháp
sư về làm lễ. Tôi không biết việc đưa hòn đá đó vào đền Thượng đúng hay không
đúng, nhưng hòn đá xuất hiện ở đền Thượng là có thật. Thời gian gần đây, rất
nhiều người hỏi tôi về ý nghĩa của các dòng chữ trên hòn đá đó, nhưng thú thật
là tôi không biết.
“Thứ nhất, đền Hùng vốn dĩ là vùng
đất rất linh thiêng, không cần phải yểm. Trên hòn đá có chữ Phạn và chữ Hoa lẫn
lộn, nếu làm đúng, nó sẽ mang ý nghĩa quốc thái dân an, nhưng nếu làm sai, nó
sẽ rất tệ hại. Trong hồ sơ tôn tạo tu bổ đền Thượng là không có cái đó (hòn đá
lạ - PV).
Nguyên tắc là nguyên tắc, tôi lên
đây tiếp quản từ năm 2011, hòn đá lạ không có trong hồ sơ, nếu nó có hồ sơ thì
không phải là câu chuyện để chúng ta hôm nay phải ngồi với nhau để bàn”, ông
Các nói.
Ông Các phân tích thêm: Hiện nay, hồ
sơ về đền Hạ, đền Giếng chặt chẽ tới mức sửa một chữ cũng phải đóng dấu. Hoành
phi câu đối có 4 chữ, chúng tôi phải thành lập hội đồng xong rồi mời Viện Hán
Nôm nghiên cứu, phân tích mới cho in 4 chữ treo lên đó, 4 chữ phải đóng 4 dấu.
Khi đóng dấu xong thì thợ mới khắc, thợ khắc xong rồi lại phải lập biên bản
thống nhất các nét chữ với nhau.
Các dòng chữ, họa tiết trên đó tôi
không biết nó có ý nghĩa như thế nào, nhưng nó chỉ chệch đi một tí là khác rồi.
Điều đó thể hiện sự quản lý chặt chẽ và nghiêm minh trong việc chấp hành Luật
Di sản.
“Từ câu chuyện đó, những nhà quản lý
cần phải rút kinh nghiệm. Hai năm nay tôi về đây, tôi làm căng lắm, như tháng 2
vừa rồi, tỉnh Phú Thọ có văn bản đề nghị trồng một cây, tôi cũng không cho
trồng. Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ra đây, Bí thư, Chủ tịch tỉnh Phú Thọ giao cho
Sở NN&PTNT làm quyết định để trồng 1 cây ở đền Thượng, nhưng không bao giờ
có chuyện như vậy. Trong quy định thể hiện rất rõ chức vụ nào mới được trồng
cây ở đó, trồng ở vị trí nào. Làm thế tức là ép tôi, tôi nói luôn, các ông ép
tôi là cây sẽ chết.
Tôi làm việc ở đây là những việc tâm
linh, trồng cây trước đền là cực kỳ khó khăn. Còn ở vườn cây lưu niệm, mỗi tỉnh
chỉ được trồng 3 cây, lãnh đạo trước đã trồng đủ 3 cây rồi thì thôi, làm gì còn
chỗ mà trồng nữa. Thời gian gần đây, có người đề nghị công đức bằng cây nến
nặng 1 tấn, cao 1,2 mét, nhưng tôi không đồng ý. Tôi khẳng định rằng, bây giờ
không có gì có thể mang vào đền Hùng được, trừ hương, hoa”, ông Các nhấn mạnh.
Trước đó (tháng 3/2012), ông Nguyễn
Thế Hùng, Phó Giám đốc BQL khu di tích đền Hùng khẳng định với phóng viên Tiền
Phong rằng: Quy định bảo vệ rừng, bảo vệ khu di tích nêu rõ: Dù chặt một cành
cây cũng phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Cây chết, đổ do nguyên nhân khách
quan như mưa bão cũng không được cưa, chặt mà phải để chết mục.
Minh Đức (Tiền phong)
Đền Hùng từng bị đặt bùa yểm?
thứ
tư, 17 tháng 4, 2013
Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất
của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa
yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định
với báo chí trong nước.
Thông tin này chỉ được tiết lộ sau khi có áp lực từ dư luận đòi
giải thích về một phiến đá bí ẩn đặt một cách có chủ đích ngay
tại điện thờ của đền Thượng, đền chính trong quần thể Đền Hùng tại
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Ông Nguyễn Tiến Khôi, người trước đây là quản lý cao nhất ở đền
Hùng và là người nắm rõ nhất về phiến đá bí ẩn này, giải thích
rằng đó thật ra là một đạo bùa để trấn lại bùa yểm của người
phương Bắc.
Bị yểm 600 năm
Phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam?
Giáo sư sử học Lê Văn Lan giải thích có hay không
việc người phương Bắc yểm bùa trên nước Việt.
Từ đó ông Khôi đã nêu rõ các chi tiết về ‘đạo bùa yểm’ này mà
lần đầu tiên được tiết lộ với công chúng.
Nói trên trang mạng của tờ Tiền Phong và báo mạng Đất Việt, ông
Khôi cho biết trong đợt tu sửa đền hồi năm 2009, các công nhân đã phát
hiện ‘một viên gạch lạ có in chữ Hán’ lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ
trên đền Thượng.
Viên gạch lạ này đã được ông Khôi gửi sang cho ông Nguyễn Minh Thông,
vốn là đại tá quân đội và hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng
dụng phương Đông, để nhờ nghiên cứu.
Trong báo cáo giải trình của ông Thông cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ
được báo Tiền Phong dẫn lại thì trung tâm của ông ‘đã hội thảo nhiều
lần’ với ‘một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm’ và đi đến kết
luận rằng viên gạch là ‘do đạo sỹ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ
cuối thời Trần’, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm.
Theo báo cáo này thì ‘Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị
nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước
Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng’.
Trên viên gạch có ghi dòng chữ Hán ‘Đánh đổ đức sáng Vua Hùng’ và
hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng đền Hùng, Đất Việt dẫn
lời ông Khôi cho biết.
Do đó, để hóa giải, ông Thông đã đề xuất lên Ủy ban tỉnh Phú Thọ
và Bộ Văn hóa tìm một đạo bùa khác để trấn yểm. Đề xuất này, theo
ông Khôi, đã được những vị có chức trách đồng ý và ông Thông đã lên
kế hoạch thực hiện.
Đạo bùa trấn yểm đó chính là phiến đá đặt trên bệ bát quái trong
đền Thượng vốn đã gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày qua. Công chúng
không hề biết nguyên do cũng như ý nghĩa của phiến đá này nên dẫn đến
tâm lý e ngại.
Ý nghĩa gì?
Trong báo cáo của mình, ông Thông đã giải thích về nội dung bùa
trấn này như sau:
Phiến đá được chọn là do giám đốc một công ty đá quý ở Hà Nội
có tên là Nguyễn Đình Khảm cung tiến. Đây là viên đá xanh ‘có nhiều
năng lượng tốt lành, có khả năng hóa giải hung khí và tiếp nhận năng
lượng của tinh tú trời đất’.
Mặt trước vẽ trận đồ bát quái của danh tướng Trần Hưng Đạo dựa
trên tác phẩm ‘Binh thư yếu lược’của ông và chòm sao Bắc Đẩu. Trên mặt
trận đồ là câu thần chú Phật giáo Mật tông.
Mặt sau của đạo bùa này là ấn vuông của Vua Hùng đóng ở trên và
lá bùa giải bách họa vẽ ở phía dưới.
Ông Thông giải thích rằng linh khí của Đức Phật kết hợp với linh
khí của Đức Thánh Trần sẽ ‘hóa giải được’ đạo bùa yểm của người
phương Bắc và sẽ giúp cho vận nước được hưng thịnh.
Ông Nguyễn Tiến Khôi được Đất Việt dẫn lời nói ông cam đoan ‘viên đá
đang rất linh ứng và hiệu nghiệm’.
“Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân,”
ông nói và cho biết việc này đã được ‘các lãnh đạo trung ương, tỉnh
đều chứng kiến và biết’.
Ký ức dân gian
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết chuyện
người phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam là ‘có thực’ mà ‘ý thức
dân gian còn ghi lại’.
Chính sử không hề đề cập đến việc này nhưng trong ngoại sử và
sách địa lý thì có chép, ông Lan nói.
“Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người
Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và
đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt,” ông giải
thích.
“Tôi đã đi điền dã và sưu tầm nhặt nhạnh được nhiều lời kể dân
gian không chỉ tập trung vào Cao Biền (quan đô hộ đời Đường) mà còn cả
các đời khác rằng các thầy địa lý người Tàu đi vào đây (nước Nam)
bán thuốc đeo quang gánh, đội nón lá rộng vành,” ông nói.
“Họ đi đến đâu thường hay xem đất, tìm đất... sau đó chôn bùa hoặc
đào đất để phá long mạch.”
Tuy nhiên đối với khu vực đền Hùng mà ông Lan nói ông đã ‘điền dã
rất kỹ từ nửa thế kỷ nay’ thì ông chưa sưu tầm được truyền thuyết,
lời kể hoặc hiện vật nào ‘chứng tỏ người Tàu đã sang đây để yểm
bùa hay triệt phá gì’.
Cho nên ông Lan cho rằng phiến đá trấn yểm đặt trong đền Thượng ‘nên
được di dời ra khỏi đền’ vì ‘đấy là thứ mới tạo chứ không phải có
từ trước’.
Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cũng có
cùng ý kiến với ông Lan về cách xử lý đối với phiến đá.
“Đó là một hiện vật không nguyên gốc,” ông nói với BBC, “Cầu may
thì cũng được thôi nhưng không thể đưa vào một cách tùy tiện.”
“Quan điểm của tôi là nếu như chưa biết rõ hòn đá này là gì và
không gắn với đền thờ Vua Hùng thì tốt nhất là nên đưa ra ngoài,” ông
nói.
Hiện Ban quản lý đền Hùng đang tính đến sau ngày Quốc giỗ mùng
10/3 Âm lịch sẽ tổ chức hội thảo khoa học để các chuyên gia và các
nhà khoa học bàn luận rõ ràng về vấn đề này.
Tuy nhiên, TS Thịnh cho rằng ‘lĩnh vực tâm linh rất mơ hồ khó mà đem
ra một hội thảo khoa học’.
Người cho đặt đá lạ ở đền Hùng lên tiếng
Thứ tư, ngày 17 tháng tư năm 2013
Việc đưa đá lên đền Thượng tại Đền Hùng là có cơ sở khoa học và không ai dám làm bậy bạ ở nơi thờ tự linh thiêng như thế. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân khi làm việc này. Khi hoàn thành công việc; các lãnh đạo Trung ương, tỉnh đều đã chứng kiến và biết’.
Ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Chủ tịch Hội sử học tỉnh Phú Thọ đã chia sẻ với báo Đất Việt xung quanh thông tin hòn đá lạ ở đền Thượng có thể là bùa yểm không tốt.
PV: - Thông tin về hòn đá lạ được đặt trên đền Thượng tại Đền Hùng đang khiến dư luận rất lo lắng, bùa yểm nhưng không rõ là gì?
Ông Nguyễn Tiến Khôi: - Khi tu sửa đền Hùng năm 2009, lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng, cán bộ và công nhân đã phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán.
Nhiều nhà văn hóa cho rằng có thể là bùa yểm trong đó. Để phá thế yểm, Ban quản lý đã phải mời các pháp sư. Cụ thể người trực tiếp tham gia làm việc này là ông Nguyễn Minh Thông.
Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt.
Thời đó, phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại đền Thượng. Trên viên gạch được ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng).
Bích Ngọc (thực hiện) (Đất Việt)
Ngay khi có thông tin về "hòn đá lạ" ở đền Hùng, thì câu hỏi quan trọng nhất là hòn đá có tác dụng tốt, hay xấu?
Báo Người đưa tin đã nhận được bài viết của Phòng nghiên cứu Phong thủy kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc đô thị UAI. Để rộng đường dư luận. Xin giới thiệu đến quý vị độc giả, bài viết chỉ mang tính tham khảo. Về cơ bản, cho đến nay vẫn có hai luồng ý kiến trái chiều: (1) Các ý kiến phản đối cho rằng đây là "bùa tổng hợp", "không rõ đá quý hay không", "không biết tác dụng ra sao",... do đó "nên đưa khỏi đền Hùng"; (2) Các ý kiến bảo vệ, cho rằng "có tác dụng", "có năng lượng", và cũng "chưa biết tốt xấu ra sao",... do đó "cứ giữ nguyên hiện trạng".
Như vậy, hòn đá lạ tại đền Hùng thực sự có ý nghĩa gì, tác dụng ra sao, hiện vẫn đang là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Muốn có luận giải một cách công tâm hơn, có sức thuyết phục hơn, thì cần có kiến thức chuyên sâu cũng như lý giải đầy đủ về các yếu tố: (1) đá quý; (2) bùa chú; (3) trường khí; (4) phong thủy, tâm linh; (5) văn hóa, lịch sử; (6) khoa học.
Cần phải xác định luôn đây là đá bán quý, có khá nhiều ở Việt Nam, không phải đá quý. Vậy có thể gọi là ngọc được không? Cũng tùy theo quan niệm và từng nước. Ở Việt Nam thì là đá bán quý, hay trong nghề gọi là đá silicat, độ cứng 7. Nhưng nếu mang sang Trung Quốc - bậc thầy về "đánh bóng" thương hiệu, họ sẽ gọi là "ngọc".
Thực ra, đá quý, hay bán quý, ngọc,... hay gọi là gì đi nữa, thì cũng cần lấy mẫu để kiểm tra chính xác hơn, nhưng lại không liên quan nhiều đến yếu tố chúng ta đang quan tâm là "có linh không", "có năng lượng không", hay "có tác dụng không".
2. Bùa chú bên trên hòn đá có ý nghĩa gì, tác dụng ra sao?
Trước khi đi vào lý giải nội dung, ta cần biết rằng lá bùa (hay lá phù) được viết ra theo những quy trình nghiêm ngặt, cả về hình thức trình bày, quy trình thực hiện cũng như tâm linh. Bùa muốn có hiệu quả cần kết hợp với chú, nên hay được gọi chung là bùa chú, phù chú. Về quy trình thực hiện:
Học viên trước khi tập luyện phù chú Đạo gia bắt buộc phải ăn chay, đồng thời kết hợp với các bài tập điều khí trong cơ thể, đảm bảo khi viết chú, phải dẫn được nguồn năng lượng dồi dào và thuần khiết vào từng nét bút. Giữ "thân, khẩu, ý" là điều bắt buộc trong Đạo gia, cũng như Phật gia. Mật tông cũng có những yêu cầu rất khắt khe với người sử dụng phù chú. Dù tận mắt chứng kiến những diệu kỳ về phù chú khó có thể lý giải cặn kẽ theo khoa học, nhưng khi tìm ra máy đo đạc thông số cụ thể về trường khí của phù chú, đã giúp chúng tôi nhận thấy trường khí lưu giữ trên lá phù không lâu dài.
Khi khảo sát đo đạc trường khí trên ấn Đền Trần bắt đầu từ đầu năm 2012, chúng tôi nhận thấy khi treo thẳng đứng, lá ấn có trường khí dương, còn khi đặt nằm ngang trên bàn lá ấn mất không có trường khí. Đo lá ấn làm giả bằng vải bên ngoài không hề có trường khí dương, thậm chí cá biệt một vài lá ấn có trường khí âm - không tốt cho người sử dụng.
Mặt khác, về cách thức trình bày: Do là phương thức giao tiếp với thế giới tâm linh, phù chú có những yêu cầu chặt chẽ về hình thức trình bày, từ phần đầu (gửi cho ai), nội dung (cần cầu xin điều gì), đến phần cuối (người xin), cũng như dấu ấn (chứng thực). Việc sáng tạo cách trình bày phù chú, cũng phải trên cơ sở giữ nguyên khuôn mẫu chung, khi đi ra ngoài nguyên tắc, phù chú sẽ không có tính hợp lệ và không có tác dụng.
Về nội dung bùa chú: Thì việc giải thích cần dựa theo lý giải của tác giả bùa chú, cũng như những hình ảnh khắc thực tế trên viên đá, để có cái nhìn bao quát. "Mặt sau của viên đá, phía trên là Ấn của Vua Hùng (mà hiện Khu di tích đang dùng), dưới có chạm lá bùa giải bách họa cho nhân dân mà các nhà sư đi tu ai cũng biết".
Chúng tôi không đi sâu vào phân tích câu chữ của tác giả, vì có thể sa vào tranh cãi không cần thiết, chẳng hạn "lá bùa giải bách họa" không phải "nhà sư đi tu ai cũng biết", đây chỉ là cách xảo biện nhằm tìm kiếm thêm sự ủng hộ, bởi đây là lá bùa có nguồn gốc bên Đạo gia, "những người nghiên cứu Đạo gia có thể sẽ biết".
Hình vẽ mặt sau cơ bản giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư - được cho là truyền nhân của Thái Thượng Lão quân. Do đó, lá phù này thường dùng kèm Ấn của Trương Thiên Sư hoặc Thái thượng lão quân, nhiều nơi dùng hình ảnh ngài Trương Thiên Sư thay Ấn. (a) Dùng Ấn của Vua Hùng sẽ không ăn khớp, chưa nói đến việc chưa xác minh được Ấn của Vua Hùng;
(b) Ấn thường đóng bên dưới phù chú, chứ không phải "Ấn treo"; (c) Mấy chữ Phạn bên trái viết thêm cũng không có tác dụng rõ ràng, chỉ phản tác dụng, như đã nói ở trên, không phải công văn gửi đi gắn thêm chữ Phạn là "uy" hơn, hay hiệu quả hơn.
"Mặt trước: Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ bát quái trong Binh thư yếu lược của nhà Trần và theo mô phỏng của Từ điển thuật ngữ quân sự, gọi là Thiên tinh vì ghép tượng hình chòm sao Bắc Đẩu và trận đồ của Đức Thánh Trần ứng dụng khi đánh quân Nguyên Mông. Trên mặt của Trận đồ còn có câu mật chú thiền phái Mật Tông làm tăng hòa quang của Phật và độ linh, độ uy của Phật để giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân". Cách giải thích gây khó hiểu, tuy nhiên theo hình mặt trước chúng ta có thể tách bạch ra các phần "sao bắc đẩu", "trận đồ", "mật chú" và các chữ chú giải tiếng Hán cách điệu khác.
Trước hết là "sao bắc đẩu", nơi tô màu vàng trong hình, tính cả hai chòm sao phụ là Cửu tinh, đoạn đầu 5 sao được nối với hình tam giác, sau đó là cái đuôi 4 sao, do đã cách điệu nhiều và không đúng hình gốc nên có thể gọi đây là "bắc đẩu biến tướng đồ". Thứ hai là "trận đồ", nơi tô khung màu đỏ bên dưới, với 6 chấm xung quanh, ở giữa là 4 chấm và 12 chấm, được đứng trên bệ 11 chấm và 2x chấm (do hình chụp không rõ, tại hiện trường lại chưa xem kỹ được hết). Binh thư yếu lược nhà Trần đã thất truyền, không có minh chứng cụ thể, tuy vậy nếu cho đây là trận đồ của Đức Thánh Trần thì có lẽ hơi coi thường bậc tiền nhân chăng? Thiển nghĩ đây chỉ là trận đồ giả tưởng ăn theo Hà đồ Lạc thư (trong hình minh họa ở phía dưới).
Thứ ba, là mật chú, là phần chữ Phạn bên phải, chúng tôi không đi sâu chú giải vào những từ ngữ này, vì cũng không cần thiết. Thứ tư, là mấy chữ Hán cách điệu, nơi tô màu tím và xanh, chữ tô xanh lặp lại chữ tô tím, với nghĩa "Cửu tinh xx". Phần tô màu đỏ trên cùng bên trái là chữ "Trần". Hình vẽ mặt trước: Giống trận đồ hỗn mang, hơn là trận đồ bát quái.
Tách bạch ra như vậy, thì khi nhìn nhận lại câu giải thích của tác giả Nguyễn Minh Thông, sẽ dễ hiểu hơn: "Thiên tinh" là ghép sao Bắc đầu với trận đồ Đức Thánh Trần, "Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai" ở mặt trước như vậy sẽ là trận đồ "bát quái" (không có hình) + "sao bắc đẩu" + "trận đồ Đức Thánh Trần" + Phật Tổ (chữ Phạn) - cần được nhìn nhận như một trận đồ hỗn độn, hỗn mang, hay bức nháp của người tập vẽ bùa chú. Những hình vẽ không ăn khớp với nhau, không tạo nên một nghĩa lý thực sự có giá trị, cũng giống như mặt sau, là một phần tiếp tục tăng thêm âm khí (trường khí âm) cho hòn đá.
3. Hòn đá có tác dụng không, có "linh" không?
Sẽ khó có sự lý giải thỏa đáng cho câu hỏi này, đã là vật thể có trường khí, năng lượng chắc chắn sẽ có tác dụng, hiệu quả nào đó? Điều này phụ thuộc vào mục đích của tác giả phù chú, là làm cho quốc gia, hay cá nhân, hơn nữa năm - tháng - ngày - giờ cụ thể đặt viên đá cũng không được tiết lộ rõ ràng,...
Tuy vậy, nếu đo đạc trường khí, trường năng lượng của viên đá, chúng ta cũng sẽ biết phần nào. Theo tác giả "Đá đã được chuyên gia thẩm định, đo năng lượng", nhưng không cho chỉ số cụ thể. Nếu đo năng lượng cảm tính dựa theo cảm nhận cơ thể hay con lắc cầm tay, ta sẽ có chỉ số chủ quan của người đo, không có tính thuyết phục.
Nguyên lý cụ thể sẽ nói trong mục 6 bên dưới. Đo trường khí từ lòng đất, trường khí từ hài cốt, lăng mộ hay trường khí của đá chúng tôi sử dụng máy đo điện từ trường (trường Maxwell), chỉ số mặc định sử dụng là Khz - theo tư vấn của chuyên gia Mỹ (đơn vị sản xuất máy), kết hợp phần mềm hiển thị quang phổ do chúng tôi xây dựng.
Thực tế đo đạc với viên đá lạ, máy đo năng lượng cảm ứng phát hiện ra hòn đá có trường khí âm từ khoảng cách 2~3m, càng đến gần trường khí âm càng mạnh. Với máy đo điện từ trường, trường khí ở sân ngoài đền Thượng là 529 Khz, vào đến bên trong gần cửa phụ bên trái (cách viên đá khoảng 3m), trường khí ở trong khoảng 350~400 Khz, càng đến gần trường khí càng hạ thấp, lên đến đỉnh giữa hòn đá còn 180 Khz. Đo lại 3 lần, trường khí của viên đá đều cho thấy rất thấp (trùng khớp với nhận định âm khí của máy đo cảm ứng), thời điểm đo là 10h30-11h trưa, lúc dương khí lên cao. Đo nhiều lần, nhiều mặt để lấy thông số chính xác từng điểm trên hòn đá.
Có thể thấy, hòn đá có trường khí thì cũng có tác dụng nhất định, nhưng năng lượng trường khí âm lại dưới 200 Khz sẽ chỉ mang đến mặt xấu, tức điều không may, chứ không thể mang đến may mắn hay điềm lành, dù cho cá nhân hay quốc gia dân tộc. Muốn là đá tốt, thì cần có trường khí dương, đồng thời năng lượng tối thiểu cao hơn vùng đất đặt xuống, tức phải cao trên 400 Khz, khi đó đặt trên đền Thượng mới thực sự phát huy tác dụng tốt.
Ở đây không đi vào phân tích phong thủy của đền Thượng, mà bàn đến yếu tố phong thủy, hay tâm linh của hòn đá lạ. Vì mục đích chính là dùng hóa giải bùa phép "viên gạch bọc giấy bạc", nhưng sau tự biến mình thành "hòn đá lạ", nên yếu tố phong thủy được nhìn nhận ở đây, là phải chăng nhằm mục đích cá nhân nào đó? Mục đích có thể tốt, hay có tâm, nhưng cách làm chưa đúng, kiểm tra không kỹ, hoặc quá tầm của bản thân, sẽ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.
Đã chứa âm khí, lại năng lượng thấp, thì ảnh hưởng đầu tiên chính là thập phương du khách, và sau đó là ban quản lý nhà Đền. Xét đến yếu tố phong thủy, hòn đá đặt bên trái đứng từ ngoài nhìn vào, và bên phải từ trong nhìn ra, ở vị trí Bạch Hổ, sẽ tác động xấu đến người phụ nữ. Xét đến yếu tố tâm linh, nơi hội tụ trường khí âm, là nơi dễ có vong vãng lai, hay còn gọi là vãng vong cư ngụ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến những người đứng gần viên đá, nhất là chạm hay xoa tay vào. Do không có số liệu thống kê, nên không thể biết có bao nhiêu người đứng gần hòn đá mà bị "vong nhập", hay đứng cạnh 2-5 phút là bị xa xẩm mặt mày, chóng mặt, buồn nôn. Còn nếu nói là có ảnh hưởng tốt thì chỉ có thể là tự huyễn hoặc mình.
5. Ảnh hưởng về văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ ra sao?
Đền Hùng vốn là mảnh đất linh thiêng, không cần trấn yểm, hay hóa giải. Công tác này được tiến hành tại một nơi trang nghiêm bậc nhất của dân tộc cần phải thận trọng. Nếu làm, phải làm rõ được lý do, cần nhiều chuyên gia nghiên cứu kỹ, không nên vội vàng.
Ngoài ra, không phải xăm mình là xấu, nhưng xăm cũng cần có nghệ thuật. Cô gái xăm một bông hoa hồng trên bờ vai, cũng là vẻ đẹp có thể được phần đông xã hội chấp nhận. Nhưng nếu xăm những hình thù kỳ quái trên khắp cơ thể, cô gái đó sẽ khó được coi là đẹp - tất nhiên theo cảm nhận của phần đông xã hội. Hòn đá cũng vậy, để bản thân một hòn đá nhẵn bóng cũng có thể có trường khí tốt, và sẽ không gây ra phản ứng trong xã hội. Tạo ra "dị biệt" về hình dạng, nhằm khẳng định mình là hòn đá "gấu", để dọa "viên gạch" dễ hơn chăng?
Như đo đạc ở phần 3, cơ sở của máy móc là thuyết đo đạc trường khí vật thể, có thể tham khảo thêm trên tạp chí Xây dựng - bộ Xây dựng số 1/2013, hoặc tra cứu thuật ngữ "ElectroMagnetic Field" trên mạng. Bất cứ vật thể nào (dù là động thực vật, vi sinh vật, vật thể,...) đều phát ra bức xạ điện từ, hay sóng điện từ.
Tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu, mà có các tên gọi khác nhau như điện từ trường, trường điện từ, trường năng lượng, trường sinh học,.... Cách gọi khác nhau là do đối tượng nghiên cứu khác nhau, phương thức nghiên cứu có thể cũng khác, nhưng bản chất là một. Do đó chúng tôi tạm gọi chung là "trường khí" cho dễ hình dung. Đi dò tiền xu cổ,... là nhờ các máy quét theo tần số "trường khí", hay "bước sóng" của tiền xu cổ; nếu dò mìn thì cần đến máy khác, quét theo tần số khác, hay bước sóng khác; tương tự, dò tìm hài cốt, mạch nước ngầm, hay dò vàng,... thì đều cần đến máy chuyên dụng với bước sóng thích hợp, gọi dễ hiểu là trường khí thích hợp.
Tính đến thời điểm này, sự kết hợp "định tính" của máy đo năng lượng cảm ứng và "định lượng" của máy đo điện từ trường, vẫn là nguồn kiểm chứng tin cậy, so với bất cứ cách đo đạc cảm tính nào khác.
Phòng nghiên cứu Phong thủy kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc đô thị UAI
Ông Nguyễn Tiến Khôi: - Khi tu sửa đền Hùng năm 2009, lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng, cán bộ và công nhân đã phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán.
Nhiều nhà văn hóa cho rằng có thể là bùa yểm trong đó. Để phá thế yểm, Ban quản lý đã phải mời các pháp sư. Cụ thể người trực tiếp tham gia làm việc này là ông Nguyễn Minh Thông.
Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt.
Theo ông Khôi, việc đặt đá được pháp sư thực hiện và có sự giới thiệu của Bộ Văn hóa. (Ảnh TPO) |
PV: - Vậy ông có thể giới thiệu lại quy trình mà Ban quản lý đã thực hiện việc làm bùa yểm này như thế nào để cộng đồng được hiểu?
Ông Nguyễn Tiến Khôi: - Ông Nguyễn Minh Thông là do Bộ Văn hóa giới thiệu, hiện nay đang là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông.
Chính vị này từ năm 2000 cũng là người đã chọn huyệt đạo xây dựng Đền thờ Mẫu Âu Cơ và sau đó là tìm huyệt đạo của đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Tôi xin khẳng định rằng tất cả các đền thờ ở trên núi Hùng của Phú Thọ theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa đều phải nhờ vị này từ khâu hạ trại đến khi hoàn thành.
Suốt thời gian qua, đất nước ta yên bình. Và chính vị này đã có báo cáo lên Bộ Văn hóa và UBND tỉnh phải làm đá để yểm ngược lại và cũng được đồng ý.
Hòn đá này đã được đặt trên đó mấy năm nay rồi.
PV: - Thế nhưng có ý kiến cho rằng hòn đá này là do ông Nguyễn Đình Khảm, Giám đốc một Cty đá quý trong Hội liên hiệp đá quý Việt Nam (ở Hà Nội) công đức. Do vậy cũng chưa rõ liệu nó có mang lại sự may mắn đúng như mong muốn?
Ông Nguyễn Tiến Khôi: - Khi biết có việc này ông Nguyễn Đình Khảm, Giám đốc một Cty đá quý trong Hội liên hiệp đá quý Việt Nam đã có nhã ý công đức một hòn đá và cũng được những người có chuyên môn, trách nhiệm lựa chọn cho phù hợp với kiểu dáng cũng như chất lượng.
Do vậy không có chuyện không kiểm nghiệm ở đây.
PV: - Nhưng có ý kiến cho rằng khi cho đặt hòn đá này lên, ông đã bị kỷ luật và phải giải trình?
Ông Nguyễn Tiến Khôi: - Đó là thông tin không chính xác. Bản thân tôi còn được thưởng Huân chương lao động vì đã có công tu sửa tại Đền Hùng.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Tiến Khôi: - Ông Nguyễn Minh Thông là do Bộ Văn hóa giới thiệu, hiện nay đang là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông.
Chính vị này từ năm 2000 cũng là người đã chọn huyệt đạo xây dựng Đền thờ Mẫu Âu Cơ và sau đó là tìm huyệt đạo của đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Tôi xin khẳng định rằng tất cả các đền thờ ở trên núi Hùng của Phú Thọ theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa đều phải nhờ vị này từ khâu hạ trại đến khi hoàn thành.
Suốt thời gian qua, đất nước ta yên bình. Và chính vị này đã có báo cáo lên Bộ Văn hóa và UBND tỉnh phải làm đá để yểm ngược lại và cũng được đồng ý.
Hòn đá này đã được đặt trên đó mấy năm nay rồi.
PV: - Thế nhưng có ý kiến cho rằng hòn đá này là do ông Nguyễn Đình Khảm, Giám đốc một Cty đá quý trong Hội liên hiệp đá quý Việt Nam (ở Hà Nội) công đức. Do vậy cũng chưa rõ liệu nó có mang lại sự may mắn đúng như mong muốn?
Ông Nguyễn Tiến Khôi: - Khi biết có việc này ông Nguyễn Đình Khảm, Giám đốc một Cty đá quý trong Hội liên hiệp đá quý Việt Nam đã có nhã ý công đức một hòn đá và cũng được những người có chuyên môn, trách nhiệm lựa chọn cho phù hợp với kiểu dáng cũng như chất lượng.
Do vậy không có chuyện không kiểm nghiệm ở đây.
PV: - Nhưng có ý kiến cho rằng khi cho đặt hòn đá này lên, ông đã bị kỷ luật và phải giải trình?
Ông Nguyễn Tiến Khôi: - Đó là thông tin không chính xác. Bản thân tôi còn được thưởng Huân chương lao động vì đã có công tu sửa tại Đền Hùng.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (thực hiện) (Đất Việt)
Giải mã 6 câu hỏi lớn về 'hòn đá lạ' ở Đền Hùng
07/05/2013
Ngay khi có thông tin về "hòn đá lạ" ở đền Hùng, thì câu hỏi quan trọng nhất là hòn đá có tác dụng tốt, hay xấu?
Báo Người đưa tin đã nhận được bài viết của Phòng nghiên cứu Phong thủy kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc đô thị UAI. Để rộng đường dư luận. Xin giới thiệu đến quý vị độc giả, bài viết chỉ mang tính tham khảo. Về cơ bản, cho đến nay vẫn có hai luồng ý kiến trái chiều: (1) Các ý kiến phản đối cho rằng đây là "bùa tổng hợp", "không rõ đá quý hay không", "không biết tác dụng ra sao",... do đó "nên đưa khỏi đền Hùng"; (2) Các ý kiến bảo vệ, cho rằng "có tác dụng", "có năng lượng", và cũng "chưa biết tốt xấu ra sao",... do đó "cứ giữ nguyên hiện trạng".
Như vậy, hòn đá lạ tại đền Hùng thực sự có ý nghĩa gì, tác dụng ra sao, hiện vẫn đang là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Muốn có luận giải một cách công tâm hơn, có sức thuyết phục hơn, thì cần có kiến thức chuyên sâu cũng như lý giải đầy đủ về các yếu tố: (1) đá quý; (2) bùa chú; (3) trường khí; (4) phong thủy, tâm linh; (5) văn hóa, lịch sử; (6) khoa học.
Hòn đá lạ được trưng bày tại Đền Hùng.
1. Hòn đá lạ có phải đá quý hay không? Cần phải xác định luôn đây là đá bán quý, có khá nhiều ở Việt Nam, không phải đá quý. Vậy có thể gọi là ngọc được không? Cũng tùy theo quan niệm và từng nước. Ở Việt Nam thì là đá bán quý, hay trong nghề gọi là đá silicat, độ cứng 7. Nhưng nếu mang sang Trung Quốc - bậc thầy về "đánh bóng" thương hiệu, họ sẽ gọi là "ngọc".
Thực ra, đá quý, hay bán quý, ngọc,... hay gọi là gì đi nữa, thì cũng cần lấy mẫu để kiểm tra chính xác hơn, nhưng lại không liên quan nhiều đến yếu tố chúng ta đang quan tâm là "có linh không", "có năng lượng không", hay "có tác dụng không".
2. Bùa chú bên trên hòn đá có ý nghĩa gì, tác dụng ra sao?
Trước khi đi vào lý giải nội dung, ta cần biết rằng lá bùa (hay lá phù) được viết ra theo những quy trình nghiêm ngặt, cả về hình thức trình bày, quy trình thực hiện cũng như tâm linh. Bùa muốn có hiệu quả cần kết hợp với chú, nên hay được gọi chung là bùa chú, phù chú. Về quy trình thực hiện:
Học viên trước khi tập luyện phù chú Đạo gia bắt buộc phải ăn chay, đồng thời kết hợp với các bài tập điều khí trong cơ thể, đảm bảo khi viết chú, phải dẫn được nguồn năng lượng dồi dào và thuần khiết vào từng nét bút. Giữ "thân, khẩu, ý" là điều bắt buộc trong Đạo gia, cũng như Phật gia. Mật tông cũng có những yêu cầu rất khắt khe với người sử dụng phù chú. Dù tận mắt chứng kiến những diệu kỳ về phù chú khó có thể lý giải cặn kẽ theo khoa học, nhưng khi tìm ra máy đo đạc thông số cụ thể về trường khí của phù chú, đã giúp chúng tôi nhận thấy trường khí lưu giữ trên lá phù không lâu dài.
Khi khảo sát đo đạc trường khí trên ấn Đền Trần bắt đầu từ đầu năm 2012, chúng tôi nhận thấy khi treo thẳng đứng, lá ấn có trường khí dương, còn khi đặt nằm ngang trên bàn lá ấn mất không có trường khí. Đo lá ấn làm giả bằng vải bên ngoài không hề có trường khí dương, thậm chí cá biệt một vài lá ấn có trường khí âm - không tốt cho người sử dụng.
Ký hiệu trên hòn đá lạ.
Muốn
năng lượng trên lá phù có thể kéo dài lâu hơn, người ta chuyển từ lá
phù bằng giấy sang gỗ, đồng, hay đá quý, nhưng quy trình thực hiện lại
nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Bởi kết quả không tạo ra trực tiếp từ tay
người thầy, mà do người thợ thủ công thực hiện, thậm chí máy móc tinh
xảo làm thay. Yêu cầu bắt buộc về "thân, khẩu, ý" sẽ không còn hoàn
chỉnh. Phù chú có trường khí dương (tốt lành) hay trường khí âm (hại
họa) một phần từ quy trình này mà ra. Mặt khác, về cách thức trình bày: Do là phương thức giao tiếp với thế giới tâm linh, phù chú có những yêu cầu chặt chẽ về hình thức trình bày, từ phần đầu (gửi cho ai), nội dung (cần cầu xin điều gì), đến phần cuối (người xin), cũng như dấu ấn (chứng thực). Việc sáng tạo cách trình bày phù chú, cũng phải trên cơ sở giữ nguyên khuôn mẫu chung, khi đi ra ngoài nguyên tắc, phù chú sẽ không có tính hợp lệ và không có tác dụng.
Về nội dung bùa chú: Thì việc giải thích cần dựa theo lý giải của tác giả bùa chú, cũng như những hình ảnh khắc thực tế trên viên đá, để có cái nhìn bao quát. "Mặt sau của viên đá, phía trên là Ấn của Vua Hùng (mà hiện Khu di tích đang dùng), dưới có chạm lá bùa giải bách họa cho nhân dân mà các nhà sư đi tu ai cũng biết".
Chúng tôi không đi sâu vào phân tích câu chữ của tác giả, vì có thể sa vào tranh cãi không cần thiết, chẳng hạn "lá bùa giải bách họa" không phải "nhà sư đi tu ai cũng biết", đây chỉ là cách xảo biện nhằm tìm kiếm thêm sự ủng hộ, bởi đây là lá bùa có nguồn gốc bên Đạo gia, "những người nghiên cứu Đạo gia có thể sẽ biết".
Hình vẽ mặt sau cơ bản giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư - được cho là truyền nhân của Thái Thượng Lão quân. Do đó, lá phù này thường dùng kèm Ấn của Trương Thiên Sư hoặc Thái thượng lão quân, nhiều nơi dùng hình ảnh ngài Trương Thiên Sư thay Ấn. (a) Dùng Ấn của Vua Hùng sẽ không ăn khớp, chưa nói đến việc chưa xác minh được Ấn của Vua Hùng;
(b) Ấn thường đóng bên dưới phù chú, chứ không phải "Ấn treo"; (c) Mấy chữ Phạn bên trái viết thêm cũng không có tác dụng rõ ràng, chỉ phản tác dụng, như đã nói ở trên, không phải công văn gửi đi gắn thêm chữ Phạn là "uy" hơn, hay hiệu quả hơn.
Hình vẽ mặt trước giống trận đồ hỗn mang, hơn là trận đồ bát quái.
Chính
các yếu tố "lủng củng" giữa "nội dung - ấn - chữ Phạn bên cạnh" này, là
một phần tạo nên âm khí của lá bùa - gây ra tác dụng ngược lại. Hình vẽ
mặt sau: Giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư. "Mặt trước: Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ bát quái trong Binh thư yếu lược của nhà Trần và theo mô phỏng của Từ điển thuật ngữ quân sự, gọi là Thiên tinh vì ghép tượng hình chòm sao Bắc Đẩu và trận đồ của Đức Thánh Trần ứng dụng khi đánh quân Nguyên Mông. Trên mặt của Trận đồ còn có câu mật chú thiền phái Mật Tông làm tăng hòa quang của Phật và độ linh, độ uy của Phật để giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân". Cách giải thích gây khó hiểu, tuy nhiên theo hình mặt trước chúng ta có thể tách bạch ra các phần "sao bắc đẩu", "trận đồ", "mật chú" và các chữ chú giải tiếng Hán cách điệu khác.
Trước hết là "sao bắc đẩu", nơi tô màu vàng trong hình, tính cả hai chòm sao phụ là Cửu tinh, đoạn đầu 5 sao được nối với hình tam giác, sau đó là cái đuôi 4 sao, do đã cách điệu nhiều và không đúng hình gốc nên có thể gọi đây là "bắc đẩu biến tướng đồ". Thứ hai là "trận đồ", nơi tô khung màu đỏ bên dưới, với 6 chấm xung quanh, ở giữa là 4 chấm và 12 chấm, được đứng trên bệ 11 chấm và 2x chấm (do hình chụp không rõ, tại hiện trường lại chưa xem kỹ được hết). Binh thư yếu lược nhà Trần đã thất truyền, không có minh chứng cụ thể, tuy vậy nếu cho đây là trận đồ của Đức Thánh Trần thì có lẽ hơi coi thường bậc tiền nhân chăng? Thiển nghĩ đây chỉ là trận đồ giả tưởng ăn theo Hà đồ Lạc thư (trong hình minh họa ở phía dưới).
Thứ ba, là mật chú, là phần chữ Phạn bên phải, chúng tôi không đi sâu chú giải vào những từ ngữ này, vì cũng không cần thiết. Thứ tư, là mấy chữ Hán cách điệu, nơi tô màu tím và xanh, chữ tô xanh lặp lại chữ tô tím, với nghĩa "Cửu tinh xx". Phần tô màu đỏ trên cùng bên trái là chữ "Trần". Hình vẽ mặt trước: Giống trận đồ hỗn mang, hơn là trận đồ bát quái.
Tách bạch ra như vậy, thì khi nhìn nhận lại câu giải thích của tác giả Nguyễn Minh Thông, sẽ dễ hiểu hơn: "Thiên tinh" là ghép sao Bắc đầu với trận đồ Đức Thánh Trần, "Trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai" ở mặt trước như vậy sẽ là trận đồ "bát quái" (không có hình) + "sao bắc đẩu" + "trận đồ Đức Thánh Trần" + Phật Tổ (chữ Phạn) - cần được nhìn nhận như một trận đồ hỗn độn, hỗn mang, hay bức nháp của người tập vẽ bùa chú. Những hình vẽ không ăn khớp với nhau, không tạo nên một nghĩa lý thực sự có giá trị, cũng giống như mặt sau, là một phần tiếp tục tăng thêm âm khí (trường khí âm) cho hòn đá.
3. Hòn đá có tác dụng không, có "linh" không?
Sẽ khó có sự lý giải thỏa đáng cho câu hỏi này, đã là vật thể có trường khí, năng lượng chắc chắn sẽ có tác dụng, hiệu quả nào đó? Điều này phụ thuộc vào mục đích của tác giả phù chú, là làm cho quốc gia, hay cá nhân, hơn nữa năm - tháng - ngày - giờ cụ thể đặt viên đá cũng không được tiết lộ rõ ràng,...
Tuy vậy, nếu đo đạc trường khí, trường năng lượng của viên đá, chúng ta cũng sẽ biết phần nào. Theo tác giả "Đá đã được chuyên gia thẩm định, đo năng lượng", nhưng không cho chỉ số cụ thể. Nếu đo năng lượng cảm tính dựa theo cảm nhận cơ thể hay con lắc cầm tay, ta sẽ có chỉ số chủ quan của người đo, không có tính thuyết phục.
Nguyên lý cụ thể sẽ nói trong mục 6 bên dưới. Đo trường khí từ lòng đất, trường khí từ hài cốt, lăng mộ hay trường khí của đá chúng tôi sử dụng máy đo điện từ trường (trường Maxwell), chỉ số mặc định sử dụng là Khz - theo tư vấn của chuyên gia Mỹ (đơn vị sản xuất máy), kết hợp phần mềm hiển thị quang phổ do chúng tôi xây dựng.
Thực tế đo đạc với viên đá lạ, máy đo năng lượng cảm ứng phát hiện ra hòn đá có trường khí âm từ khoảng cách 2~3m, càng đến gần trường khí âm càng mạnh. Với máy đo điện từ trường, trường khí ở sân ngoài đền Thượng là 529 Khz, vào đến bên trong gần cửa phụ bên trái (cách viên đá khoảng 3m), trường khí ở trong khoảng 350~400 Khz, càng đến gần trường khí càng hạ thấp, lên đến đỉnh giữa hòn đá còn 180 Khz. Đo lại 3 lần, trường khí của viên đá đều cho thấy rất thấp (trùng khớp với nhận định âm khí của máy đo cảm ứng), thời điểm đo là 10h30-11h trưa, lúc dương khí lên cao. Đo nhiều lần, nhiều mặt để lấy thông số chính xác từng điểm trên hòn đá.
Có thể thấy, hòn đá có trường khí thì cũng có tác dụng nhất định, nhưng năng lượng trường khí âm lại dưới 200 Khz sẽ chỉ mang đến mặt xấu, tức điều không may, chứ không thể mang đến may mắn hay điềm lành, dù cho cá nhân hay quốc gia dân tộc. Muốn là đá tốt, thì cần có trường khí dương, đồng thời năng lượng tối thiểu cao hơn vùng đất đặt xuống, tức phải cao trên 400 Khz, khi đó đặt trên đền Thượng mới thực sự phát huy tác dụng tốt.
Hình vẽ mặt sau giống lá "bách giải tiêu tai phù" của Trương Thiên Sư.
4. Phong thủy, tâm linh liên quan đến hòn đá như thế nào? Ở đây không đi vào phân tích phong thủy của đền Thượng, mà bàn đến yếu tố phong thủy, hay tâm linh của hòn đá lạ. Vì mục đích chính là dùng hóa giải bùa phép "viên gạch bọc giấy bạc", nhưng sau tự biến mình thành "hòn đá lạ", nên yếu tố phong thủy được nhìn nhận ở đây, là phải chăng nhằm mục đích cá nhân nào đó? Mục đích có thể tốt, hay có tâm, nhưng cách làm chưa đúng, kiểm tra không kỹ, hoặc quá tầm của bản thân, sẽ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.
Đã chứa âm khí, lại năng lượng thấp, thì ảnh hưởng đầu tiên chính là thập phương du khách, và sau đó là ban quản lý nhà Đền. Xét đến yếu tố phong thủy, hòn đá đặt bên trái đứng từ ngoài nhìn vào, và bên phải từ trong nhìn ra, ở vị trí Bạch Hổ, sẽ tác động xấu đến người phụ nữ. Xét đến yếu tố tâm linh, nơi hội tụ trường khí âm, là nơi dễ có vong vãng lai, hay còn gọi là vãng vong cư ngụ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến những người đứng gần viên đá, nhất là chạm hay xoa tay vào. Do không có số liệu thống kê, nên không thể biết có bao nhiêu người đứng gần hòn đá mà bị "vong nhập", hay đứng cạnh 2-5 phút là bị xa xẩm mặt mày, chóng mặt, buồn nôn. Còn nếu nói là có ảnh hưởng tốt thì chỉ có thể là tự huyễn hoặc mình.
5. Ảnh hưởng về văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ ra sao?
Đền Hùng vốn là mảnh đất linh thiêng, không cần trấn yểm, hay hóa giải. Công tác này được tiến hành tại một nơi trang nghiêm bậc nhất của dân tộc cần phải thận trọng. Nếu làm, phải làm rõ được lý do, cần nhiều chuyên gia nghiên cứu kỹ, không nên vội vàng.
Ngoài ra, không phải xăm mình là xấu, nhưng xăm cũng cần có nghệ thuật. Cô gái xăm một bông hoa hồng trên bờ vai, cũng là vẻ đẹp có thể được phần đông xã hội chấp nhận. Nhưng nếu xăm những hình thù kỳ quái trên khắp cơ thể, cô gái đó sẽ khó được coi là đẹp - tất nhiên theo cảm nhận của phần đông xã hội. Hòn đá cũng vậy, để bản thân một hòn đá nhẵn bóng cũng có thể có trường khí tốt, và sẽ không gây ra phản ứng trong xã hội. Tạo ra "dị biệt" về hình dạng, nhằm khẳng định mình là hòn đá "gấu", để dọa "viên gạch" dễ hơn chăng?
Du khách thập phương tò mò trước hòn đá lạ.
6. Khoa học, nhà khoa học cần vào cuộc như thế nào? Như đo đạc ở phần 3, cơ sở của máy móc là thuyết đo đạc trường khí vật thể, có thể tham khảo thêm trên tạp chí Xây dựng - bộ Xây dựng số 1/2013, hoặc tra cứu thuật ngữ "ElectroMagnetic Field" trên mạng. Bất cứ vật thể nào (dù là động thực vật, vi sinh vật, vật thể,...) đều phát ra bức xạ điện từ, hay sóng điện từ.
Tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu, mà có các tên gọi khác nhau như điện từ trường, trường điện từ, trường năng lượng, trường sinh học,.... Cách gọi khác nhau là do đối tượng nghiên cứu khác nhau, phương thức nghiên cứu có thể cũng khác, nhưng bản chất là một. Do đó chúng tôi tạm gọi chung là "trường khí" cho dễ hình dung. Đi dò tiền xu cổ,... là nhờ các máy quét theo tần số "trường khí", hay "bước sóng" của tiền xu cổ; nếu dò mìn thì cần đến máy khác, quét theo tần số khác, hay bước sóng khác; tương tự, dò tìm hài cốt, mạch nước ngầm, hay dò vàng,... thì đều cần đến máy chuyên dụng với bước sóng thích hợp, gọi dễ hiểu là trường khí thích hợp.
Tính đến thời điểm này, sự kết hợp "định tính" của máy đo năng lượng cảm ứng và "định lượng" của máy đo điện từ trường, vẫn là nguồn kiểm chứng tin cậy, so với bất cứ cách đo đạc cảm tính nào khác.
Giật mình với những "kết luận bước đầu"? 1.Hòn đá có năng lượng ở mức độ thấp (180 Khz), trường khí âm (âm khí). 2. Có tác dụng nhất định, nhưng là "phản tác dụng", tức chỉ có tác động xấu, dù xét trên yếu tố thẩm mỹ, hay tâm linh. 3. Hình thức ứng xử hợp lý: (a) Phương án hài hòa nhất, là bỏ đi thay bằng hòn đá khác không có chạm trổ, hoặc mài bóng viên đá cũ, kiểm tra lại năng lượng, rồi trả về vị trí cũ. Như vậy người có tâm cung tiến đá quý vẫn được "dâng ngọc"; (b) Phương án thứ hai đa phần mọi người mong muốn, là bỏ ngay viên đá đi. Nhìn chung, trường khí bên trong đền ở mức 350~400 Khz cũng là tốt rồi, ít nhất cũng là có lợi cho du khách thập phương. Những khảo sát và nhận định sơ bộ này nhằm giúp bạn đọc và những ai quan tâm tới hòn đá lạ có thêm thông tin tham khảo. Đặc biệt, là các nhà khoa học cùng quan tâm tìm hiểu để đưa ra phương án giải quyết thuyết phục nhất. |
No comments:
Post a Comment