Thursday, January 17, 2013

(345) Tiếng Hà Nội sẽ biến mất

Tiếng Hà Nội sẽ biến mất
Một người Hà Nội với giọng nói chuẩn về âm điệu, âm lượng vừa đủ, phát âm tròn vành, rõ tiếng, thanh, ngọt mà trong, nghe như rót mật vào tai rất có thể sẽ biến mất hoàn toàn trong tương lai .Đây là lo lắng của TS Lê Thị Bích Hồng Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ - Ban Tuyên giáo Trung ương. Tiếng Hà Nội xưa nay còn đâu!!!!!Nếu ai đã từng biết đến Hà Nội, gắn bó với Hà Nội, yêu Hà Nội thì đều biết, ấn tượng trước hết về người Hà Nội đó là giọng nói. Người Hà Nội có giọng nói rất chuẩn về âm điệu, âm lượng thì vừa đủ, tròn vành, rõ tiếng, thanh, ngọt mà trong, nghe như rót mật vào tai và có dư vị rất riêng.“Tôi có thể nhận ra người Hà Nội qua chất giọng quý ấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới” - TS Hồng nói. “...Nhưng bây giờ, tìm nghe giọng Hà Nội chuẩn ngay tại Thủ đô Hà Nội thật là khó”.Theo TS Hồng, có thể giải thích rằng, những người  cách mạng ở khắp các vùng rừng núi, các địa phương được ưu tiên bổ nhiệm về Hà Nội làm quan, làm nhà giáo và đem theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng. Thêm vào đó, khoảng những năm 1954, Thăng Long đã trở thành tụ điểm của những người dân tứ xứ. đến làm ăn  sinh sống khiến nhân khẩu ở Hà Nội tăng thêm đáng kể. Do đó, sẽ dẫn đến sự pha trộn về giọng nói khiến giọng Hà Nội đã nhiều thay đổi.
Xin dẫn thêm một chuyện có thực tại một khoa thuộc trường đại học nọ. Ở đó, họ chia thành hai "phe", một phe là "Hà Nội gốc" và một phe là "cam-pan-nha"(nhà quê). Thế là hai phe tranh giành nhau từ cái chức quèn đến giờ dạy thêm, phe nào cũng học hàm học vị cao ngất.
Điều nực cười là nhiều người trong phe "Hà Nội gốc" quên khuấy rằng họ xuất thân từ những gia đình lang bạt mới dạt về Hà Nội khoảng những năm 1954.
Không biết ở nơi khác ra sao, còn ở khoa vừa kể việc tranh cãi về "gốc" đã thành tại họa như thế đó. Đúng là trò cười đáng xấu hổ.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố đó thì TS Hồng còn bày tỏ sự lo ngại rằng, tiếng Hà Nội rất có thể sẽ biến mất hoàn toàn trong tương lai . 
Do đó, những đứa trẻ, nhất là những trẻ đang ở trong giai đoạn tập nói sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi ngôn ngữ và giọng nói của người Hà Nội hiên nay.

Văn hóa sống ở Hà Nội cũng đang thực sự có vấn đề 
Bên cạnh mối lo ngại mất dần tiếng Hà Nội, thì văn hóa sống của người Hà Nội hiên nay cũng khiến cho nhiều người ái ngại. TS Lê Thị Bích Hồng trăn trở, Hà Nội xưa là thế mà nay “những điều trông thấy” cứ khiến tôi the thắt, buồn và không khỏi “đau lòng”... Theo TS Hồng, người Hà Nội bây giờ, tiết kiệm với nhau cả những cái gật đầu, cả những nụ cười và thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu huỵch toẹt, thiếu văn hóa, kiểu ăn nói “lệch chuẩn”... nhất là ở giới trẻ. Họ sẵn sàng la hét, quỳ mọp trước thần tượng, nhưng lại “kiệm lời” không biết nói “cảm ơn”, “xin lỗi”...Một bộ phận nhà hàng mặc sức xả “bún mắng, cháo chửi” để phục vụ thượng đế. Lại có những chủ cửa hàng sẵn sàng chửi bới thậm tệ, thậm chí “đốt vía” nếu như khách vô tình “mở hàng” mà không mua. Trên phương tiện công cộng thì một số nhà xe thoải mái văng, ném những “phụ từ” tục tĩu với âm lượng rất lớn đập vào tai hành khách. Ngoài phố, dù chỉ một va chạm nhỏ, người ta cũng dễ dàng nổi khùng chửi bới, thậm chí dùng mũ bảo hiểm làm vũ khí để quật nhau không thương tiếc. Ở bến xe, bến tàu, chỉ vì tranh giành khách mà người ta không tiếc lời rủa xả nhau. Ngay cả người đáng tuổi con cũng túm ngực quát người đáng tuổi cha chú “thằng già, biến ngay cho nước trong ...”. Sống ở khu dân cư, người ta xả rác bừa bãi ở bất cứ nơi nào (trừ nhà mình), bất cứ thời điểm nào. Họ cho trẻ con “tè” “ị” ngay vỉa hè. Dắt chó”ghếch chân tè” phóng uế ở bất cứ đâu thấy tiện. Họ mặc nhiên rồ xe, rú ga ban đêm, đốt than tổ ong trong khu dân cư... mà không cần để ý đến sự khó chịu của những người xung quanh. Đã vậy, những nơi công cộng lại được người dân “sáng tạo” thành những tiện ích khác, cầu thang máy trở thành nơi dỗ trẻ ăn, công viên cây xanh trở thành nơi bán hàng, ghế đá công viên trở thành giường trời cho không ít cặp tình nhân “cháy túi”... và còn vô vàn những hành vi ứng xử thiếu văn hóa khác đang tồn tại ngay giữa Thủ đô. Đấy là còn chưa nói đến cách ứng xử “tệ bạc” của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội hiện nay.Như chúng ta cũng đã biết, thời gian vừa qua, trong khi Hội An được một tạp chí du lịch Mỹ có tên Conde Nast Traveler bình chọn là 1 trong 10 thành phố du lịch hàng đầu Châu Á về văn hóa ứng xử thân thiện, thì Hà Nội, và Thành phố Hồ Chí Minh lại “được” tạp chí thương mại Business Week của Mỹ bầu chọn là 2 thành phố top đầu, trong số 55 thành phố có môi trường làm việc kém nhất trên thế giới. Bình chọn được đánh giá dựa trên tiêu chí về mức độ ôi nhiễm môi trường, nguy cơ bệnh tật...Đưa ra những dẫn chứng như vậy để thấy rằng, những trăn trở, những lo ngại về văn hóa, và lối sống đi xuống của người dân Hà Nội hiện nay là không phải không có cơ sở. “Đành rằng, Hà Nội ngày nay đã mở rộng, nhân khẩu đã tăng lên rất nhanh, cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả hơn rất nhiều. Nhưng, nói gì thì nói, bởi Hà Nội ngày xưa trước 1954 cũng là nơi tụ hội của rất nhiều vùng khác nhau, thế mà tại sao họ vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa của mình” - TS Hồng đặt câu hỏi.

Đừng thêm đề án
Thằng già! Biến ngay cho nước nó trong
Ghế đá công viên thành giường trời. Đàn ông mắc bệnh “đái đường”. Giới trẻ thì ăn nói lệch chuẩn, quỳ mọp dưới chân thần tượng nhưng lại  không biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Hàng quán thì bún mắng, cháo chửi.
Ngoài đường phố, dù một va chạm nhỏ, người ta cũng không tiếc lời rủa xả nhau. Người đáng tuổi con cũng túm ngực người đáng tuổi cha chú: “Thằng già! Biến ngay cho nước (nó) trong”.
Đây là những gì mà Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương- TS Lê Thị Bích Hồng nói trên báo Đất Việt. Không cần phải nói thêm, ai cũng biết bà Hồng đang nói đến văn hóa Hà thành, mảnh đất 1.000 năm văn hiến, nơi nhan nhản những khu dân cư văn hóa và những công dân “chẳng thơm cũng thể hoa nhài”.
Mới biết những chiếc khẩu hiệu có hai chữ văn hóa, không làm nên văn hóa. Và cũng không phải ngẫu nhiên Thăng Long luôn được gắn liền với hai chữ “Kẻ chợ”.
Quan chức có trách nhiệm nhất của ngành văn hóa thủ đô- ông Phạm Quang Long- cũng dùng từ “báo động” để nói về những hiện tượng tiêu cực trong văn hóa ứng xử, về sự xuống cấp của văn hóa cộng đồng.
Báo động là phải. Lo lắng cũng không sai.
Có điều, sự xuống cấp, những hiện tượng tiêu cực đó không phải là cái cớ để Hà Nội dựng lên một đề án vô nghĩa như đề án “Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, nơi công cộng thành phố Hà Nội” tầm nhìn 2020.
Sự vô nghĩa lý là bởi cái thiếu trong sự xuống cấp về văn hóa ứng xử không phải là thiếu những đề án vài chục trang giấy, tiêu tốn không ít tiền của mà không một người dân nào muốn đọc. Chẳng phải là chúng ta đang tiến hành cuộc vận động mang cái tên dài ngoằng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với nhan nhản các “gia đình văn hóa”, “thôn văn hóa”, “làng văn hóa”, “bản văn hóa”, “tổ dân phố văn hóa” đó sao?
Những cuộc vận động kiểu phong trào, những đề án “mang đến lại mang về” và những lời lẽ, con chữ hô hào chết gí trên giấy, có vẻ giống với việc có thứ để giải ngân- mà theo Đất Việt “là một con số không nhỏ”, hơn là phương thức hữu hiệu để có thể “nâng cấp” văn hóa.
4 tháng trước, một tờ báo chính thống đã cho đăng những lời lẽ sau đây của một người tự nhận “tìm được người Tràng An như tôi khó lắm”: “Những thói hư tật xấu, tất cả đều do người ngoại tỉnh mang vào”. “Tất cả cũng là do lối sống buông thả, xem nhẹ giá trị đạo đức của những người tỉnh lẻ mà ra”. “Con gái tỉnh lẻ ranh mãnh, giỏi mồi chài, con trai thì không ''đầu gấu'' cũng ''bảo kê''.
Hình như văn hóa không phải là việc vỗ ngực xưng người Tràng An hay một đề án với số tiền của “một con số không nhỏ” (?!).

 

No comments: