Wednesday, December 5, 2012

(313) Linh mục Chân Tín: Trang viết cuối cùng


Linh mục Chân Tín: Trang viết cuối cùng

Chân Tín, giặc nội xâm Sài Gòn
“Tội ác phản bội dân tộc có thể tha, nhưng không thể quên”
Cứ mỗi lần 30 tháng 4 trở về, tôi, và không ít đồng bào miền Nam Việt Nam như tôi, lại nhớ về Sài Gòn những năm đầu thập niên 1970, biểu tình xuống đường rầm rộ, đã làm cho miền Nam Việt Nam yếu dấu rơi vào tay Cộng Sản và bị đọa đầy cho đến nay. Lý Chánh Trung có viết cuốn sách “Ba năm xáo trộn” để mô tả thời gian này.

Bởi ai?
Bởi cái gọi là thành phần thứ ba hòa hợp hòa giải và đám thanh niên sinh viên nội thành do VC tổ chức, tập hợp, hậu thuẫn sau lưng trong mọi cuộc biểu tình có Chân Tín và ba bốn mống trí thức thiên tả đi hàng đầu, mở chiến dịch gây xáo trộn miền Nam Việt Nam. Vì thế, Saigon lúc nào cũng tranh đấu xuống đường, hầu như không có một ngày yên ổn.Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo không thấy ai. Cao Đài cũng không thấy ai. Chỉ thấy Phật Giáo Ấn Quang và vài mống trí thức Công giáo thiên tả cả linh mục lẫn giáo dân.
Trong thời gian khoảng một năm trở lại đây, trên các diễn đàn trong nước và hải ngoại xuất hiện một số bài viết của Chân Tín, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế 38 Kỳ Đồng Sài Gòn, nói về những vụ việc sau 75, liên hệ tới Tổng Giáo Phận Sài Gòn, như vụ TGM Nguyễn Văn Bình không can thiệp cho Đức Tổng Phanxico Xavier  Nguyễn Văn Thuận về nhậm chức Phó Tổng Sài Gòn, sau khi mãn hạn 13 năm tù Cộng Sản; như vụ các linh mục Công Giáo thiên tả, sau này là quốc doanh, kéo đến tòa khâm sứ Sài Gòn “lôi cổ” ngài sứ thần Tòa Thánh  Henry Le Maitre lên phi cơ cút khỏi miền Nam Việt Nam. Những bài viết này ký tên Chân Tín mang tính cách hoàn toàn chối tội, đổ cho người khác như TGM Bình, linh mục quốc doanh Huỳnh Công Minh, Vương Ngọc Bích, một ông giáo sư đại học Văn Khoa tôi không nhớ tên, nhưng rất nổi tiếng trong giời học thuật miền Nam Việt Nam, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, và cả Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, thậm chí cả ông cha Nguyễn Quang Lãm, bút danh Thiên Hổ của nhật báo Xây Dựng…Chân Tín không có lỗi, có tội gì cả.
Những ai đã sống và làm việc tại Sài Gòn không thể nào phủ nhận sự thật lịch sử tranh đấu xuống đường tại thủ đô yêu dấu của Việt Nam Cộng Hòa những năm trước và sau 30.4.1975, cái tên Chân Tín đi hàng đầu, ngồi cùng bàn, uống máu ăn phần với đám cha quốc doanh trên, quyết đạp đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu, đem miền Nam VN dâng cho Cộng Sản Bắc Việt, khiến cho cả nước, từ quân tới dân, chìm trong tang tóc khổ ải từ ngày 30-4-1975 đến nay.
Dù anh không phải là thủ phạm chính, nhưng anh hợp tác hoạt động với tội phạm đó, ít nhiều gì anh cũng có tội. Đàng này, Chân Tín còn là đầu sỏ của mấy cha cố và trí thức trên lại nói là không có lỗi gì cả, không thân cộng sản, không theo cộng sản. Ai mà tin được? May ra chỉ có Satan tin!
Hàng trăm linh mục tuyên úy Công Giáo, là anh em trong hàng ngũ tu sĩ với Chân Tín, nhưng vì Chân Tín, mà lâm cảnh lao tù, ra tù không xứ, không con chiên, kéo lê kiếp sống mục tử nạn nhân buổi giao thời cho đến nay. Một triệu quân dân miền Nam, cũng vì Chân Tín và đồng bọn, bị đày ải khổ sở đến ngày nay.
Đôi hàng về người viết
Trước khi di vào chủ đề, người viết cũng phải có đôi lời tự giới thiệu “background” (lý lịch và tiểu sử) để độc giả biết tôi là ai?
Tôi là một người Việt Nam theo đạo Công Giáo chào đời tại miền trung du Bắc Phần. Theo cha mẹ di cư vào Nam năm 1954. Nếu tính tuổi tác ở vào cái thời này, nay tôi cũng xấp xỉ nhân sinh thất thập cổ lai hy, theo lời ông Đỗ Phủ, một thi bá của Tàu, có nghĩa người sống được 70 tuổi xưa này đều hiếm (Bây giờ thì nhan nhản ra đấy). Hồ Chí Minh cũng mượn ý này để viết di chúc (Đâu có hơn gì tôi).
Là trai thời chiến, lớn lên dưới chế độ VNCH, trưởng thành trong máu lửa, cầm súng chiến đấu trong cuộc chiến tranh tự vệ trước làn sóng xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt. Sau ngày chế độ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, tôi đi tù cải tạo 6 năm. Rồi vượt biên năm 1982 đến trại tị nạn Galang Nam Dương. Ngày 17 tháng 6 năm 1983 đặt chân xuống đất Mỹ vào lúc 1 giờ 10 phút trưa, từ bên trong phi trường Los Angeles, bước ra ngoài phố, tôi mới chính thức đặt chân đến bến bờ tự do và tình người. Giới thiệu như thế cũng tạm đủ và cũng chẳng còn gì hơn. Hèn mọn đến thế nhưng tự hào về tinh thần chống Cộng, yêu mến chế độ VNCH cho đến mãn đời.
Tôi làm việc ở Sài Gòn vào những năm tháng tranh đấu xuống đường mù khói lựu đạn  cay, vòi rồng phun nước trong những cuộc biểu tình xuống đường phản chiến, kêu gọi hòa bình giả hiệu. Tôi có thể tự cho mình là chứng nhân lịch sử của thời này nên đủ tự tin và khả tín để viết bài này đúng sự thật lịch sử.
Bài viết này chỉ có mục đích vạch trần bộ mặt thật Chân Tín, một trong số trí thức Công Giáo thân Cộng đã phá hoại chế độ VNCH như thế nào và hiện nay ra sao. Còn những người kia chỉ là hậu cảnh cho bài viết có sức thuyết phục. Nguyễn Văn Trung, hiện đang sống tại Canada, cũng cố cất tiếng nói thanh minh thanh nga cho vị thế ủng hộ Cộng sản. Lý Chánh Trung, sau khi xuống đường “quậy” cho miền Nam Việt Nam “ba năm xáo trộn “ nay cũng im tiếng. Nguyễn Ngọc Lan được phép miễn thi hành công việc của một linh mục, lấy vợ, và nay đã về lòng đất, không biết có được về chầu Chúa hay không? Còn Chân Tín đã “phản tỉnh” không phải vì hối lỗi ăn năn mà do bản chất “bất mãn kinh niên” của ông. Lúc còn ăn cơm nhà dòng (Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn) no rồi là xuống đường biểu tình lung tung. Nếu không xuống đường thì Chân Tín ngồi viết bài chửi bới VNCH đăng trên Đối Diện, đờng thời ca tụng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau khi bị VC vắt chanh bỏ vỏ, và chẳng còn quậy phá xách động gì được với Cộng Sản, Chân Tin  bây giờ làm tờ Tự Do Ngôn Luận trên mạng chống Cộng Sản. Bất mãn kinh niên mà! Đến độ nếu lên Thiên Đàng, Chân Tín cũng bất mãn quậy phá xách động náo thiên cung nếu Thượng Để không được như ý ông muốn. Chỉ có xuống hỏa ngục Chân Tín mới cúp đuôi ngồi im.
Chân Tin chuyên viên xách động phá rối
Người dân Sài Gòn, đặc biệt dân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), không thể nào không biết đến nhưng tên tuổi một thời “quậy phá, xách động, phản bội ăn cháo đái bát, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” trong những năm trước ngày miền Nam thân yêu rơi vào tay cộng sản Bắc Việt. Quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử. Đó là Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín là 4 trí thức Công giáo, không những thiên tả mà còn tiếp tay góp phần vào cái gọi là “cướp” miền Nam Việt Nam đem dâng cho Cộng Sản Bắc Việt” là đầu sỏ băng cướp. Hai tên đầu là giáo sư. Hai tên sau là cha cố. Một người từ bỏ áo đen ra ngoài lấy vợ. Còn Chân Tín vẫn khoác áo thâm chùng đen, xách động biểu tình nhiều hơn là lên bàn thờ làm lễ hay làm công tác mục vụ của một mục tử. Tiếp tay cho mafia đỏ, không ai khác hơn là đầu sỏ Chân Tín biến thành Bất Tín, hay bất hạnh cho miền Nam Việt Nam trước và sau 1975 cho đến bây giờ.
Trở lại với đề tài chính. Trong một bài viết của ông Đaminh Phạm Văn Phước đăng trên diễn đàn Ba Cây Trúc gần đây, ông có nêu ý kiến về hai bài phỏng vấn của Nữ Vương Công Lý với Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình và với Chân Tín, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế 38 Kỳ Đồng Sài Gòn, về Giáo Hội và Đất Nước. Trong mục số 4, ông Phước có đặt vấn đề với Chân Tín như sau: (Xin trích nguyên văn)4. Nhiều người cho rằng: trước đây linh mục Chân tín đã có thời “thân cộng sản”, điều này có đúng không và có phải vì có thời kỳ đó mà cha đã có nhiều kinh nghiệm với cộng sản hay không? Nếu có thể xin cha nói về vấn đề này?
Linh mục Chân Tín: Trước 1975, tôi và một số linh mục cùng một số giáo dân trí thức đã chống chế độ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vì đã bắt bớ sinh viên và những người hoạt động chính trị. Các sinh viên và những người này bị bắt và bị tra tấn. Chúng tôi, 8 linh mục đã điều tra cẩn thận, nên đã lên tiếng yêu cầu trả tự do cho họ. Cuộc đối đầu giữa sinh viên và chế độ Nguyễn Văn Thiệu kéo dài và tờ báo Đối Diện của tôi đã bênh vực các sinh viên ấy. Cộng sản lợi dụng cuộc đấu tranh đó và nghĩ là chúng tôi về phe họ. Nhiều người trong chế độ cộng hòa cũng nghĩ như vậy. Tôi quan niệm rằng có bất công dù ở chế độ nào thì tôi cũng lên tiếng vì đó là sứ mạng ngôn sứ tôi đã lãnh nhận. Sau khi cộng sản chiếm Miền Nam, tôi tiếp tục đấu tranh chống chế độ cộng sản. Dù bị cộng sản kết án 3 năm quản chế tại Cần Giờ, tôi vẫn tiếp tục chống cộng sản cho tới  nay. Dù sao, tôi rất thông cảm với những người, đặc biệt là những anh em, những công chức của chế độ Việt Nam cộng hòa đã bị cộng sản hành hạ, bắt bớ, tù đầy. Tôi mong anh em hiểu rằng tôi không bao giờ theo cộng sản. Có anh em cho rằng tôi theo cộng sản, vì ngày 30/4/1975, họ thấy tôi ở trong trại cộng sản tại Phi trường Tân Sơn Nhất. Đây là một hiểu lầm. Ngày 28/4/1975, tướng Dương Văn Minh lên nắm quyền Miền nam. Qua ngày 29/4, tướng Minh đã gửi một phái đoàn của chính phủ cầu hòa với cộng sản nhưng bất thành. Chiều 29/4, tướng Minh có nhờ tôi cùng với giáo sư Châu Tâm Luân và luật sự Liễng – là những người được coi như thành phần thứ ba, không theo cộng sản cũng không ủng hộ chế độ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, làm trung gian vào trại Davis để điều đình cứu quốc. Khi biết các tướng tá cộng hòa đã tháo chạy từ sáng sớm, và như thế sẽ chẳng có chống đối kịch liệt, nên chúng tôi yêu cầu bộ đội cộng sản dừng pháo kích ồ ạt tàn phá giết hại đồng bào thành phố. Tướng Tuấn của cộng sản điện ra cho tướng Võ Nguyên Giáp nói lại yêu cầu của chúng tôi. Ông Võ Nguyên Giáp đồng ý và chúng tôi xin rút về nhà. Nhưng bấy giờ, bộ đội cộng sản đã tiến vào Tân Sơn Nhất, chúng tôi không còn đường ra nên phải ở lại trong trại Davis cho tới chiều 30/4 mới về nhà được. Sự việc chỉ có thế, không như có người vì hiểu lầm bảo Chân Tín vào trại Davis đón cộng sản vào Sài Gòn.
Trước khi bạn đọc tiếp bài này, xin qui vị đọc một sử liệu để chứng minh Chân Tín bất tín như thế nào. Có hai bài viết về Chân Tìn và đều do Tôn Thất Mạnh Tường  là dịch giả.
Hai bài này đăng trong The Sixties Project  - The Viet Nam Generation mạng Big Book )
-       Chân Tín: A Non-Violent Struggle for Human Rights in Viet Nam
Tôn Thât Mạnh Tường.
-       Father Chân Tín Has Been Unconditionally Released
Tôn Thât Manh Tuong & Nam, Canada.
tại địa chỉ mạng: www2.iath.virginia.edu/sixties/HTML…/Tuong_Chân_ Tin_bio.html  (Bài viết này Chân Tín tự tố cáo mình là thân cộng)
Người viết dịch bài thứ nhất bổ túc cho bài viết này. Bài viết thứ hai nói về những ngày sau khi Chân Tín ở Cần Giờ về không liên can đến bài viết. Nếu bạn đọc muốn tham khảo có thể vào địa chỉ website trên. Hoặc mở google, đánh hai chữ “chan tin” sẽ hiện ở đề mục thứ hai. Xin lưu ý, cả hai bài đều do Chân Tín viết rồi giao cho Tôn Thất Mạnh Tường dịch phổ biến trong giới học giả nghiên cứu Chiến Tranh Việt Nam.
Chân Tín: Một Cuộc Tranh Đấu Bất Bạo Động cho Nhân Quyền tại Việt Nam
Tôn Thất Mạnh Tường
Tháng 5 năm 1990, cha Chân Tín và ông Nguyễn Ngọc Lan (cựu linh mục), hai người Công Giáo La Mã có uy tín, bị quản thúc tại gia ở TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ). Theo báo chí chính thức của Việt Nam, cả hai bị bắt vì đã “thi hành những hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, gieo rắc những bất đồng giữa các tôn giáo, phá hoại đoàn kết giữa đạo và đời, và soạn thảo và ủng hộ những tài liệu cho các quốc gia khác sử dụng chống lại nhà cầm quyền nhân dân”.
Đối với những ai đã biết về phong trào phản chiến tại miền Nam Việt Nam trước tháng 5 năm 1975, hai ông nổi tiếng vì nằm trong số những tiếng nói chỉ trích mạnh nhất chế độ cũ chống cộng sản ở Nam Việt Nam. Cha Chân Tín được người Việt Nam (Cộng Sản) đặc biệt ghi ơn vì cuộc tranh đấu của ông cho hòa bình và hòa hợp hòa giải giữa người Việt Nam với nhau, cũng như ông có những cố gắng vận động thả tù chính trị trong lúc chiến tranh đang diễn ra. Tại sao Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lại đàn áp một người bạn đồng hành một thời của họ?  Cuộc dấn thân của ông Chân Tín vào cuộc sống của đất nước ông càng ngày càng được chú ý và vì những căng thẳng dẫn đến tù đầy của ông, chúng tôi trình bày một bản tiểu sử phác thảo dưới đây.
Stefano Nguyễn Tín (Nguyễn là tên họ rất phổ thông tại Việt Nam, nhưng ông thường dùng bút hiệu Chân Tín) chào đời trong một gia đình nghèo ngày 11-11-1920 tại làng Vạn Xuân, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên miền Trung Việt Nam. Là chủng sinh Dòng Chúa Cứu Thế ngay từ hồi thiếu niên, ông thụ phong linh mục ngày 06-6-1949. Năm 1953, ông tốt nghiệp đại học Angelicum University của Dòng Đa Minh ở Rome với học vị tiến sĩ thần học. Trở về Việt Nam vào tháng 10-1953, Chân Tín bắt đầu dạy thần học tại Đại Chủng Viện Chúa Cứu Thế ở Đà Lạt.
Từ tháng 10-1961 đến tháng 6-1969, ông là tổng biên tập nguyện san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, là tờ báo lần đầu tiên ở Việt Nam cất lên tiếng nói đòi đối thoại và canh tân theo tinh thần công đồng Vatican II. Đó là lý do ông bị các bề trên cất chức tổng biên tập vì muốn có một tổng biên tập “ít tiến bộ hơn”. Tuy nhiên, vào đầu năm 1970, ông được các bề trên cho phép ấn hành một nguyệt san khác mang tên Đối Diện. Việc ra đời của Đối Diện trùng hợp với “Việt Nam hóa” cuộc chiến. Chế độ Sài Gòn ở Nam Việt Nam, được người Mỹ ủng hộ, ngày cảng đàn áp mạnh mẽ. Đối phó với cuộc đàn áp này, nhân dân Nam Việt Nam, nhất là tại các đô thị lớn, đứng lên đòi hòa bình, kêu gọi hai bên  tham chiến ở Việt Nam –là chế độ quân sự Sài Gòn được Mỹ yểm trợ và người Cộng Sản – hãy chấm dứt hận thù và cổ võ tự do và dân chủ. Nguyệt san Đối Diện  đăng những bài viết chuyên nghiệp của Chân Tín và được đóng góp bài vở của một trong những cộng tác viên thân cận nhất là Nguyễn Ngọc Lan, một giáo sư tốt nghiệp  giáo dục tại Pháp, giữ một vai trò chủ đạo trong mục tiêu này. Với tiếng nói minh bạch, Đối Diện kêu gọi hòa bình và hòa gải giữa người Việt Nam với nhau. Tờ nguyệt san này tố cáo mật vụ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã tra tấn các sinh viên và tù nhân chính trị một cách rùng rợn qua cái gọi là “Chuồng Cọp” ở nha tù ngoài đào Côn Sơn. (Những người tù này sau là Cộng Sản gộc, nhớ ơn nên không giết hay tù đày mãn đời. Để sống ở ngoài cũng không nguy hiểm cho chế độ vì Chân Tín đã bị “tẩu hỏa nhập ma’ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng)

Đối Diện cũng tố cáo tham nhũng và buôn lậu ma túy của chế độ quân phiệt Sài Gòn. Vì những lý do trên, những số báo của Đối Diện thường bị cảnh sát tịch thu và Chân Tín đã bị bắt vài lần. Cuối cùng thì vào tháng 10-1972, ông bị tòa án quân sự của Tổng Thống Thiệu kết án tù treo 5 năm.

Đến cuối năm 1972, dân chúng biểu tình đã tăng lên mức đáng kể và chế độ quân phiệt nhìn Đối Diện như là một đe dọa nguy hiểm cho sự sống của của chế độ. Chế độ quân phiệt đóng cửa tờ bào và trừng phạt thẳng tay bất cứ ai lưu giữ những số báo Đối Diện. Để tiếp tục sống còn, Đối Diện đi vào phát hành bí mật. Lúc này, Chân Tín, hợp tác với những thành phần trí thức và tôn giáo, lập “Ủy Ban Cải Thiện Chế Độ Lao Tù ở Nam Việt Nam” và sau đó trở thành chủ tịch ủy ban này. Chân Tín kêu gọi toàn thể người dân trong và ngoài nước phản đối chế độ Sài Gòn tra tấn tù nhân và gửi thuốc men và  lương thực cho các tù nhân chính trị. Thân nhân của các tù chính trị cũng được Chân Tín và Ủy ban giúp đỡ nhằm củng cố thông tin thích đáng và yểm trợ tài chánh.
Tưởng cũng nên nhớ rằng, sau khi Hiệp Định Hòa Bình Paris cho Việt Nam vào đầu năm 1973, chế độ chống cộng Sài Gòn không chịu thả tù chính tri như Hiệp Định qui định, với lý do không giam giữ một tù chính trị nào hết. Đáp lại, Chân Tín và các bạn của ông, bằng những nỗ lực to lớn của họ, đã chứng minh cho thế giới sự thật chế độ Sài Gòn vẫn còn giam giữ hàng ngàn tù chính trị và việc tra tấn vẫn còn tiếp tục được chế độ nhìn như là một phương tiện bịt miệng những ai mưu tìm hòa bình và kêu gọi thi hành Hiệp Định Hòa Bình Paris. Nhiều bằng chứng vi phạm nhân quyền của chế độ Sài Gòn đã được gửi cho Chân Tín để ông ta gửi cho Ân Xá Quốc Tế và nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới. Còn trong nước, ủy ban của ông đã hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo khác như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo trong nỗ lực của họ nhằm xoa dịu hoàn cảnh của các tù chính trị. (Việt Cộng có thi hành hiệp định này không? Không những chúng không thi hành mà còn xé bỏ, sao Chân Tín không yêu cầu chúng thi hành mà chỉ yêu cầu VNCH…)

Chỉ vài giờ trước cuộc chiến thắng sau cùng của các lực lượng Cộng Sản tại Nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975, Chân Tín, trong khi đạn pháo binh vẫn còn rơi, đã tiếp xúc người Cộng Sản với mục đích thuyết phục họ chờ chế độ Sài Gòn đầu hàng thay vì chiếm Sài Gon bằng quân sự. Sự can thiệp của Chân Tín đã cứu mạng nhiều người. Hành động can đảm của ông ta có ý nghĩa rất nhiều cho người dân Việt Nam đã chịu đau khổ chiến tranh tàn phá sau nhiều thập niên.


Sau khi đã đạt chiến thắng Mỹ và chế độ Sài Gòn bằng quân sự, người Cộng Sản phải đối diện với thử thách làm sao chinh phục được lòng tin và ủng hộ của người dân. Muốn lợi dụng lòng tin mà Chân Tín được người dân ban cho, người Cộng Sản mời ông ta tham gia vào Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Việt Nam, vào làm thành viên của Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận. Chủ trương là chống đế quốc và chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải vì tình cảm xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu chính trị tại Miền Nam Việt Nam cũng bắt người Cộng Sản phải làm theo như vậy với những người trí thức có uy tín và những nhân vật nổi tiếng khác. Trong trường hợp của Chân Tín, người Cộng Sản đã bị chới với ngay khi họ bắt đầu ca ngợi ông. Vào đầu năm 1977, trong phiên họp đầu tiên của Mặt Trận Tổ Quốc, Chân Tín đã tố cáo Đảng Cộng Sản VN đã ban hành một loạt các sắc lệnh nhằm hạn chế hay tước đoạt tự do tín ngưỡng. Theo những sắc lệnh này, người Thiên Chúa Giáo Việt Nam bị coi là “những công dân hạng hai.” Niềm tin tôn giáo của họ được ghi vào hồ sơ mãn đời, và lúc nào cũng được dùng cho những mục tiêu phân biệt đối xử, như không cho họ vào đại học hay làm công chức chính quyền, hoặc cấm họ hành đạo. (Vậy mà ngày xưa Chân Tín ca ngợi chế độ miền Bắc như thiên đàng trong tờ Đối Diện).

Một trong những yêu sách can đảm và kiên trì nhất của Chân Tín trong những năm làm thành viên của Ủy Ban Trung Ướng Mặt Trận Tổ Quốc là đòi thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả mọi quân dân cán chính của chính quyền Sài Gòn cũ đang bị giam cầm trong các trại tù “cải tạo’.  (Cám ơn nước mắt cá sấu). Theo những Điều Khoản và Nghị Định Thư về Tù Nhân trong Hiệp Định Hòa Bình Paris, những người này phải được thả ngay. Nhưng trong thực tế, giới lãnh đạo CSVN tại Hà Nội, sau khi chiếm được miền Nam Việt nam bằng chiến thắng quân sự hồi tháng 4-1975, đã giam giữ những người đó trong các trại được gọi là “cải tạo” không truy tố hay xét xử. Chân Tín tố cáo sự bất công này khiến cho ông bị người Cộng Sản loại ra khỏi Mặt Trận Tổ Quốc vào cuối năm 1987. Nhưng cũng không làm cho ông im lặng được. Ông tiếp tục viết những bài báo – dĩ nhiên là dưới hình thức chui, và trong các bài giảng, kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản tôn trọng những quyền căn bản của con người. Trong dịp Vatican phong thánh cho các vị tử đạo Việt Nam vào giữa năm 1988, ông ta cùng với Nguyễn Ngọc Lan, viết những lá thư ngỏ gửi cho người Công Giáo Việt Nam mang nội dung cực lực phê phán người Cộng Sản không cho người Công Giáo VN tham dự lễ phong thánh. Rồi đến tháng 8-1989, một lá thư do Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan cùng một số người Công Giáo khác gửi cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, với những đề nghị quan tâm đến những đường lối nội bộ của Giáo Hội Công Giáo VN và quan hệ với nhà cầm quyền. Lá thư này gây khó khăn cho người Cộng Sản vì nó phanh phui bản chất thật của Ủy Ban Đoàn Kết Những Người Công Giáo Việt Nam Yêu Nước. Đây là một tổ chức Công Giáo tự trị, theo kiểu Trung Cộng. Nó đã bị phơi bầy là một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN.
Đến cuối năm 1989, kinh hoàng trước sự sụp đổ nhanh chóng của những chế độ cộng sản Đông Ấu, Đảng  CSVN xiết gọng kìm người dân và công khai loan báo sẽ không ngần ngại tiêu diệt những ai bất đồng chính kiến âm mưu “lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa.” Vào đầu năm 1990, một loạt các vụ bắt giữ tại gia và giam cầm đã diễn ra nhằm chống lại những tiếng nói chỉ trích nhà cầm quyền, nhiều người là những nhà tranh đấu một thời các viên chức Cộng Sản. Phản ứng cho vụ đàn áp này, Chân Tín dùng ba bài giảng tại nhà thờ Kỳ Đồng vào tháng 4-1990, ông kêu gọi giới lãnh đạo CSVN hây “sám hối” về những sai lầm của họ và đặt nền tảng nhân quyền cho người dân. Không ai ngạc nhiên khi ông ta bị quản thúc tại gia ngay lập tức và dần dần được chuyển đến một nhà thờ nhỏ tại làng Cần Giờ, huyện Duyên Hải. Huyện này chỉ cách nhà thờ của ông ở TP. Hồ Chí Minh có 25 dặm và cấm người ngoại quốc bén mảng đến. Chân Tín không được tiếp khách hay thư tín. Nguyễn Ngọc Lan, người bạn và cộng tác viên lâu năm của ông, bị giam giữ một cách gián tiếp bằng quản thúc tại gia ở TP Hồ Chí Minh. (Ăn thua gì với các linh mục tuyên úy Công Giáo bị tù đầy chết dần chết mòn trong các trại tù cải tạo CSVN từ Nam chí Bắc)
(Tiểu sử này được viết từ năm 1994 và được cập nhật hóa ngày Thứ Năm, 28-1-1999 trong trang nêu trên)
Sau khi đọc một đoạn trích bài của ông Đa Minh Phan Van Phước, rồi đến bài của Tôn Thất Mạnh Tường, quí bạn đọc sẽ đọc dưới đây phần phân tích và kể lại tâm trạng của của người viết, gọi là có đầu có đuôi dễ nắm bắt ngay và dễ hiểu.
Trong phần trả lời của Chân Tín, có mấy điểm chính sau đây:
-       … chống chế độ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vì đã bắt bớ sinh viên và những người hoạt động chính trị. Các sinh viên và những người này bị bắt và bị tra tấn. Chúng tôi, 8 linh mục đã điều tra cẩn thận, nên đã lên tiếng yêu cầu trả tự do cho họ. Cuộc đối đầu giữa sinh viên và chế độ Nguyễn Văn Thiệu kéo dài và tờ báo Đối Diện của tôi đã bênh vực các sinh viên ấy.
-       Tôi quan niệm rằng có bất công dù ở chế độ nào thì tôi cũng lên tiếng vì đó là sứ mạng ngôn sứ tôi đã lãnh nhận. Sau khi cộng sản chiếm Miền Nam, tôi tiếp tục đấu tranh chống chế độ cộng sản.
-       Dù sao, tôi rất thông cảm với những người, đặc biệt là những anh em, những công chức của chế độ Việt Nam cộng hòa đã bị cộng sản hành hạ, bắt bớ, tù đầy. Tôi mong anh em hiểu rằng tôi không bao giờ theo cộng sản.
-       Sự việc chỉ có thế, không như có người vì hiểu lầm bảo Chân Tín vào trại Davis đón cộng sản vào Sài Gòn.
Nhận xét, phân tích của người viết về những ý chính trên được trình bày bàng bạc trong phần trình bày dưới đây như là một cách trả lời cho Chân Tín là một người bất tín, phản bội
Chân Tín tự tố cáo ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản
Qua phần trả lời trên, Chân Tín đã tự tố cáo “mình” là, không những thân Cộng mà còn làm tay sai cho Cộng Sản. Ông không làm lợi cho Cộng Sản, ông vào trại Davis trong Tân Sơn Nhất, nếu là một tướng lãnh của Dương Văn Minh đi, hay thủ tướng Vũ Văn Mẫu đi, Việt Cộng sẽ bắt giam tại chỗ. Đằng này ông Chân Tín vào trại Davis, đường đường chính chính nói chuyện ngang hàng với VC, có khác chi là một người nằm vùng cho chúng, hay ít ra cũng làm lợi cho chúng mà chúng biết nên đón tiếp.
Chỉ vì bất mãn với Nguyễn Văn Thiệu, Chân Tín và nhóm trí thức Công Giáo xuống đường biểu tình với mục đích lật đổ chế độ này, dâng cho Cộng Sản Bắc Việt, giết chết cả miền Nam Việt Nam tự do dân chủ. Còn tội nào to hơn? Chỉ vì ghét Thiệu mà giết cả miền Nam và giết luôn chính mình, Chân Tín có điên không nhỉ?
Trí thức Công Giáo thiên tả
Sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, được hưởng khá nhiều tự do, Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, một linh mục cùng dòng với Chân Tín, đi du học Pháp về, nhiễm phong trào “thiên tả” ủng hộ Cộng Sản. Thiên tả hay cánh tả, có nghĩa là ủng hộ chủ nghĩa Cộng Sản, nghịch với thiên hữu, cánh hữu theo quốc gia (chống Cộng Sản). Thiên tả là một phong trào thời thượng của giới trí thức trời Âu trong những năm 60 thế kỷ trước. Hoài Chiên, một nhạc sĩ Công Giáo, sang du học tại Louvain Bỉ (Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung, hai giáo sư được VNCH trọng vọng hơn “cục phân”, (Mao Trạch Đông nói trí thức không bằng cục phân) cũng xuất thân từ đại học này, khi về nước quay ra chống chế độ VNCH kịch liệt), tự thú trong một chuyến sang thăm Little Saigon ra mắt cuốn sách nói về những tư tưởng “huyễn hoặc” của Karl Marx, rằng: “Thập niên 50, 60 và 70 thế kỷ trước, trí thức, không phải chỉ có Việt Nam, mà bất cứ quốc gia nào, du học Âu Châu, đểu phải thiên tả (bênh Cộng Sản). Nếu không sẽ bị đào thải, không có job làm, đồng nghiệp và sinh viên xa lánh. Hoài Chiên không chọn về Việt Nam, mà ở lại lấy vợ đầm dạy học kiếm cơm và mũ ni che tai với quê hương Việt Nam chìm trong khói lửa. Trong buổi ra mắt sách, có một tham dự viên hỏi trong ngày 30-4-1975 năm, ông đang ở đâu? Hoài Chiên trả lời đang dạy học ở xứ Congo Phi Châu, (nhưng lòng mở cờ trong bụng khi thấy Cộng Sản Bắc Việt chiếm được miền Nam Việt Nam Việt Nam). Hoài Chiên mới qua đời khoảng một hai năm nay. Là một thành viên của nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, Hoài Chiên nổi tiếng với nhiều bài thánh ca Công Giáo chân thành, mộc mạc, sốt sắng và du dương như Cầu Xin Chúa Thánh Thần, Bánh Nhiệm Màu, Con Thờ Lạy v.v…Hoài Chiên, với danh hay tên thật là Nguyễn Hoài Nam, viết một cuốn sách hai bộ về văn hóa được ông Ngô Đình Nhu khen và cho đi du học, viết cuốn sách trên như là một phản tỉnh trước khi chết để minh oan cho lập trường thiên tả của mình. Tại sao lúc còn xuống đường bên trời Âu ủng hộ CS sao không viết tố cáo chủ nghĩa Mác “huyễn hoặc” mà tin như điếu đổ. Đến khi nó sụp đổ tại Liên Xô và Đông Ấu, Hoài Chiên về Việt Nam thăm một chuyến trở ra mới viết cuốn sách này để có dịp phân bua với cộng đồng tỵ nạn Việt Nam.
Trở lại với Chân Tín. Thập niên 50 và 60, trong số những tờ báo Công Giáo có nhiều độc giả tại miền Nam Việt Nam, nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một. Chân Tín là chủ nhiệm hay chủ bút gì đó của nguyệt san này. Và được giáo dân Việt Nam kính trọng vì tờ báo chứa đựng một nội dung thâm sâu, thánh thiện không phải lác đác mà bất cứ số nào ra cũng có nội dung đó và được độc giả đón nhận đọc say sưa. Đặc biệt là những bài suy niệm của Linh Mục Vũ Minh Nghiễm, đôi khi của Chân Tín. Thập niên 50 qua đi, miền Nam được hưởng bốn năm thanh bình, có thể lái xe hơi từ Sài Gòn ra Huế vào ban đêm rất bình an (không có chuyện VC đắp mô, chặn xe như sau này).
Miền Nam Việt Nam bước sang thập niên 60. Hai năm đầu, đời sống người dân Miền Nam bắt đầu mất “thanh bình” với sự ra đời của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào cuối năm 1960.
Rồi biến cố Phật Giáo miền Trung lan rộng vào Sài Gòn bắt đầu năm 1963. Chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào tháng 11 năm 1963 sau một cuộc đảo chánh do các tướng lãnh ra tay, được Hoa Kỳ đứng sau hậu trường giật dây. Miền Nam VN đi vào một thời kỳ “rối loạn” chính trị, hết đảo chánh rồi chỉnh lý. Cho đến ngày 19-6-1967, quân đội lên nắm quyền. Tình hình chính trị và quân sự tạm ổn định. Bắt đầu từ năm 1965, Mỹ ào ạt đổ quân vào. Chiến tranh Việt Nam lan rộng ngoài vòng kiểm soát. Đùng một cái biến cố Tết Mậu Thân, Việt Nam Cộng Hòa bị VC đánh úp.
Thành phần thứ ba xuất hiện
Sau biến cố này, tình hình chính trị miền Nam bước sang một khúc ngoặc mới. Trong khi cả miền Nam khí thế chính nghĩa quốc gia chống cộng mạnh hơn bao giờ hết thì cái gọi là thành phần thứ ba bắt đầu xuất hiện. Nói là thành phần thứ ba để ngụy trang, sau ngày 30-4-1975,  thành phần thứ ba này lộ nguyên hình là cộng sản như Huỳnh Tấn Mẫm, Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên, Lê Văn Nuôi. Một số chạy vào bưng sau đợt một Mậu Thân, như Dương Quỳnh Hoa, Lữ Phương, Thanh Nghị. Một số ở lại hoạt động nội thành. Như mọi người đều biết, sau này một số vẫn trung thành đều được làm lớn, số còn lại dần dần Cộng Sản loại trừ ra sau khi đã cho hưởng những ân huệ thuở ban đầu, bèn phản tỉnh thì bị cô lập và im lặng. Trong đó có Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, tay sai Cộng Sản.
Trở lại Sài Gòn sau hai đợt Mậu Thân, cánh trí thức Công giáo du học ở trời Âu về bắt đầu mở chiến dịch tranh đấu cho Cộng Sản, núp dưới chiêu bài thành phần thứ ba, không theo cộng sản cũng không theo quốc gia như Chân Tín nói ở trên, chỉ có mục tiêu là chống bất công, tham nhũng  và chiến tranh. Nhưng thực chất là chống chế độ Việt nam Cộng Hòa, không những không đả động gì tới Cộng Sản Bắc Việt mà còn ca tụng chúng qua báo Đối Diện. Bốn người nòng cốt là Nguyễn Văn Trung, Khoa trưởng Văn Khoa, Đai Học Sài Gòn, Lý Chánh Trung, giáo sư Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín, hai linh mục dòng Chúa Cứu Thế trụ sở tại 38 Kỳ Đồng. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại đây vào hai ngày cuối tuần, nhất là chiều Thứ Bảy đông nghẹt giáo dân đi chầu và đi lễ quanh năm, năm này sang năm khác, cho đến tận bây giờ.
Đặc biệt Chân Tín, đứng ra lập ủy ban cải thiện chế độ lao tù, như ông nói ở trên. Ông bị loại khỏi tờ báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, không chính thức bỏ nhà Dòng nhưng dùng làm chỗ ngủ qua đêm và ăn uống, những giờ cò lại cùng với hai ông Trung, Nguyễn Ngọc Lan, nhóm ni sư Huỳnh Liên, LS. Ngô Bá Thành và nhóm sinh viên “nằm vùng “lao vào những cuộc xuống đường biểu tình chống chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, một cách điên cuồng. Dù chính phủ Nguyễn Văn Thiệu không tốt đẹp nhưng ít ra cũng đại diện cho chế độ VNCH trên mọi mặt trong nước và trên thế giới. Đám thanh niên sinh viên mà Chân Tín ra sức bênh vực sau ngày 30-4 toàn là Cộng Sản ăn trên ngồi chốc, gạt Chân Tín ra rìa. Chân Tín bèn tức chửi đổng. Sự thực là thế!
Đám ký giả thân Cộng trong cái thành phần thứ ba này (có cả cựu trung tướng Tôn Thất Đính) bèn lập cái hội mà bây giờ nghe rất “thối” – “Ký giả đi ăn mày” – Cả một lực lượng phản chiến và phản bội như thế, có cả nhóm Phật giáo Ấn Quang xách động đứng sau lưng, tối ngày hội thảo, biểu tình, đã làm cho tình hình Sài Gòn, Huế bị xáo trộn, trong khi ngoài tiền tuyến, VC mở những đợt tấn công làm cho QLVNCH chỉ lo thế thủ. Xin mở dấu ngoặc ở đây, trong tập sách “Ba Năm Xáo Trộn” Lý Chánh Trung đã ghi lại những cuộc biểu tình chống chính phủ Thiệu và VNCH. Cả tờ báo “Đối Diện” của Chân Tín và cuốn sách này, phá chính phủ kịch liệt, vẫn được xuất bản tự do thoải mái. Thử hỏi, dưới chế độ Cộng Sản ưu việt, Chân Tín và Lý Chánh Trung có được tự do in như thời VNCH không? Hỏi tức trả lời.
Vì ai Việt Nam Cộng Hòa cáo chung?
Việc gì phải đến đã đến. Ngày 30-4-1975, chế độ VNCH cáo chung. Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau đều lọt vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Bức màn sắt buông chụp xuống quân và dân Việt Nam Cộng Hòa, phải tan đàn xẻ nghé. Mất nước! Chân Tín bình chân như vại, ngồi chờ Việt Công công kênh đi khắp phố phường Sài Gòn là người có công hoạt động nội thành làm ung thối sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa tự do dân chủ.
Cho đến ngày nay, có nhiều lý do và nguyên nhân đưa đến sụp đổ một chế độ tự do dân chủ và một quân đội chiến đấu anh hùng. Có thể nói không sợ sai lầm rằng, thành phần thứ ba là nguyên nhân chính và quyết định hơn cả. Chính cái thành phần thứ ba giặc nội xâm này đã phả hủy nội tạng chế độ VNCH. Điều đau đớn cho quân dân cánh chính VNCH là những trí thức của thành phần này, không những được sống và hoạt động nhởn nhơ giữa lòng Sài Gòn, mà còn được chế dộ ưu đãi giao cho những chức vụ cao như Nguyễn Văn Trung, khoa trưởng Văn Khoa,  Lý Chánh Trung, giáo sư đại học. Trong nhóm trí thức Công giáo thân cộng này, không thể không nói đến Nguyễn Đình Đầu, hiện vẫn còn sống, sau này lộ nguyên hình là Cộng Sản. Ông ta du học Pháp về nước, và được một linh mục thừa sai Paris đỡ đầu cho mượn cơ sở của hội trên đường Nguyễn Du, ngay sau nhà xứ của Vương Cung Thánh Đường, để xuất bản tờ Sống Đạo thiên tả, đánh phá giáo hội CGVN. Khi tờ báo này ra, mỗi tuần một số, Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung là hai cây viết nòng cốt. Tờ báo này sống được một thời gian rồi chết. Nhưng Nguyễn Đình Đầu đã tạo được vị thế và tiếng nói thăm dò để “nằm vùng” đứng sau hậu trường, giật dây những con múa rối thân cộng, công khai hoạt động, như hai ông Trung.
Lợi dụng chế độ VNCH rộng rãi trong vấn đề cư trú và hồ sơ theo chế độ tự do, VC đã gài cán bộ từ bưng về Sài Gòn nằm vùng, tuyên truyền được một số đông người dân sống tại Sài Gòn và các tỉnh thành miền Nam theo chúng nằm vùng chờ thời cơ xuống đường như Dương Quỳnh Hoa, Ngô Bá Thành, Lên Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm và nhiều nhiều tay nằm vùng khác. Sau ngày 30-4, chúng đã xuất đầu lộ diện, làm hàng xóm và các đơn vị quân đội cảnh sát ngỡ ngàng, như Chuẩn Tường Nguyễn Hữu Hạnh làm nội tuyến cho VC. Hiện nay, cái nhóm VC nằm vùng này giữ những chức vụ cao cấp trong guồng máy cầm quyền của Cộng Sản ở Sài Gòn.
Một đằng là chống đỡ và xây dựng. Một đàng là nhóm trí thức thiên tả thành phần thứ ba, nhất là Công Giáo, được đám thanh niên sinh viên, học sịnh và Phật tử Ấn Quang nội thành hậu thuẫn sau lưng, có tôi đi hàng đầu là Lan, Tín và hai ông Trung, chỉ lo phá suốt ngày đêm bằng những cuộc xuống đường gây xáo trộn đời sống người dân Sài Gòn. Chắc chắn là phe chống đỡ sẽ thất bại mà thôi. Trong khi đó, tình hình phản chiến tại Mỹ và trời Âu ngày càng lên cao độ. Chế độ Cộng Sản miền Bắc giỏi về tuyên truyền đánh lạc hướng dư luận thế giới về cuộc chiến chống Cộng Sản của dân quân Việt Nam Cộng Hòa.
Một thực tế không thể chối cãi là: VNCH ngày càng thất thế, Cộng Sàn ngày càng thanh thế. Thành phần lãnh đạo VNCH sau này là những tướng lãnh vừa không có kinh nghiệm trận mạc với Cộng Sản, nói gì đến kinh nghiệm chính trị, một con số zero to tổ bố trước những thủ đoạn tinh vi và gian ác của đám chóp bu Cộng Sản, thể hiện qua hai nhân vật Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
Không thân cộng mà ngồi trong MTTQ 10 năm?
Sau ngày 30-4-1975, sau những cuộc mít tinh ăn mừng chiến thắng, bàn tiệc này dành một chỗ ngồi trang trọng cho Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Nguyễn văn Trung, Lý Chánh Trung trước khi bị đá đít cho về nhà, không tù đầy giết chóc là may. Trong khi đó, quân dân VNCH tan hàng trong tức tưởi và oan khiên, trước sự phản bội của đồng mình và của bọn giặc nhà (tạm cho là thành phần thứ ba đi, trong đó cũng có thứ ba thật, nhưng thứ ba giả chiếm đa số và đều là cán bộ cộng sản nằm vùng điều khiển giật dây). Bọn thứ ba giả này đúng là bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đâm sau lưng chiến sĩ và đồng bào miền Nam Việt Nam, đầu sỏ là Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan và hai tên Trung, một hiện đang ở Canada, bay về Little Saigon ở miền Nam Cali âm thầm đến, âm thầm đi, như kẻ toi đồ của dân tộc. Nguyễn Văn Trung có viết hồi ký kể lại những ngày hoạt động cho Việt Cộng, có đi vào cả bưng nữa (nếu tôi nhớ không lầm). Tập hồi ký này không tờ báo nào dám đăng, duy có tờ Thông Luận của ông Nguyễn Gia Kiểng đăng. Quí vị nào muốn đọc vào Thông Luận và tìm tên tác giả Nguyễn Văn Trung là ra.
Như trên đã nói, Chân Tín, Châu Tâm Luân, cũng là linh mục Công Giáo du học Pháp về Sài Gòn dạy triết… và Nguyễn Ngọc Lan là những tay thiên tả hạng gộc trí thức Công Giáo ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đâm sau lưng chiến sĩ và đồng bào nuôi nấng cho job thơm, nhà cao cửa rộng, tự do viết lách chống VNCH vung xích chó, và Luật sư Trần Ngọc Liễng không thân Cộng làm sao Việt Cộng trong Tân Sơn Nhất cho vào và đón tiếp như là người của chúng. Nếu Chân Tín là người của miền Nam VN như bao người sống dưới chế độ VNCH mà chúng không biết, thử hỏi có được vào không? Phải là người của CS, hay ít ra cũng làm lợi cho Cộng Sản, như Chân Tín, VC mới đón tiếp và cho ra về một cách hiên ngang vui mừng như thế
Rồi Chân Tín nói không thân Cộng, tại sao được VC, sau ngày 30-4-1975,  cho vào Mặt Trận Tổ Quốc và giữ chức ủy viên trung ương của mặt trận này mãi tới 10 năm. Và Chân Tín hồ hởi, phấn khởi vào ngồi cùng mâm cùng chiếu với đám Cộng Sản gộc, đến khi chanh vắt hết nước, chúng loại bỏ Chân Tín như con chó ghẻ quay ra bất mãn chống lại chúng. Chân Tín đã nói dối một cách trắng trợn. Chân Tín, đi theo gót Trần Dân Tiên, tự viết ca tụng mình rồi gửi sang Pháp dịch sang Anh văn để phổ biến tự đánh bóng mình  Những chiến sĩ VNCH tố cáo Chân Tín đón Cộng Sản Bắc Việt vào Sài Gòn phải hiểu theo nghĩa bóng. (Nhưng cũng nhờ hiểu nghĩa đen mà Chân Tín tiết lộ đã được phái vào Tân Sơn Nhất gặp VC mà không sợ).
Đón VC vào Sài Gòn bằng mở cờ trong bụng
Đón VC vào Sài Gòn ở đây không có nghĩa là cầm cờ Mặt Trận Giải Phóng ra đứng đường vẫy vẫy chào mừng hay hoan nghênh đoàn xe tăng của VC. Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, bộ tứ Tín, Lan, Văn Trung và Chánh Trung mừng rơn mở cờ trong bụng, cầm chắc một chỗ đứng trọng vọng dưới chế độ mới. Nhưng người Cộng Sản không như bộ tứ này nghĩ. Hóa ra các anh cũng ngây thơ với Cộng Sản mặc dù là trí thức.
Có người thắc mắc tại sao trước 75, Chân Tin, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chung, Lý Chánh Trung kêu gọi xuống đường là có ngay một đám đông thanh niên sinh viên và dân chúng hưởng ứng ngay, mà ngày nay bất công và tham nhũng gấp ngàn lần hơn, lại không kêu gọi thanh niên, sinh viên và người dân xuống đường? Tại sao vậy?
Lý do là vì cái thành phần theo bốn ông xuống đường năm xưa nay đang ngồi cai trị miền Nam Việt Nam với bàn tay sắt và kềm kẹp. Chúng thấy Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín đã bị sinh tử phù chẳng còn nguy hiểm gì nữa nên để cho yên chết dần mòn. Nếu có tranh đấu cũng chị là cái nhục thân mà thôi.
Sao bây giờ bộ tứ không lập Ủy Ban Cải Thiện Chế Độ Lao Tù đi. Nhà tù nhan nhản và khốc liệt gấp mười lần Chuồng Cọp thời VNCH.
Sao bây giờ bộ tứ không tổ chức xuống đường biểu tình chống bất công đi? Bất công đầy rẫy ra đó gấp triệu lần thời VNCH.
Bộ tứ này chỉ cần lên tiếng xách động xuống đường là cho đi tù mọt gong liền.
Nỗi lòng của người viết
Trong 37 năm qua, dù ở trong nước hay hải ngoại, tôi có những đêm thao thức hướng về quê hương mà lòng quặn đau…lại căm hận cái bọn quậy phá, xách động, phản bội, đón gió trở cờ, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, giặc nội xâm ngay chính lòng chế độ đã cho họ tự do hội họp, xuống đường biểu tình và viết lách tuyên bố vung xích chó, đâm sau lưng chế độ và chiến sĩ. Bây giờ bọn họ im re! Riêng Nguyễn Ngọc Ngọc Lan viết chửi đổng thời còn sống gửi đăng trên các bản tin Tin Nhà. Và Chân Tín cũng ngồi chửi CS trên tờ báo mạng Tự Do Ngôn Luận. Nếu Chân Tín cho mình tranh đấu xuống đường là chính nghĩa, thì nay, tham nhũng và tra tấn tràn lan ra đó, sao không xuống đường lấy mạng sống mình cho chính nghĩa đi? Hèn quá!
Linh Mục Trần Hữu Thanh, cùng Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng với Chân Tin, đã đứng ra thành lập phong trào chống tham nhũng như Chân Tín, nhưng sau 30-4-1975,  ngài phải đi tù mọt gong. Lý do là vì cha Thanh không chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nên VC cho là phản động. Còn Chân Tín quyết triệt hạ chế độ Việt Nam Cộng Hòa tươi đẹp để mang chế độ CS miền Bắc thay vào đó. Chân Tín nhởn nhở ở ngoài làm việc cho VC trong cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc. Chẳng qua Chân Tín phải đòi cái này cái nọ như trong bài trên viết, là vì bị dân chúng miền Nam nhìn khinh bỉ và kết tội đành phải lên tiếng cho có lệ, dư biết VC đâu có sợ Chân Tín vì ông ta đâu còn xách động được ai theo.
Là người làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu Sài Gòn từ năm 1970 cho đến khi mất nước, hằng theo dõi tình hình biến động chính trị, quân sự của đất nước, đặc biệt, Sài Gòn, thủ đô hòn ngọc Viễn Đông yêu dấu của Việt Nam Cộng Hòa. Sài Gòn và VNCH đã bị các thế lực tay chân Cộng Sản ra sức làm cho chế độ Nguyễn Văn Thiệu sụp đổ, có nghĩa chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt luôn, trong đó Chân Tín là một tay đầu sỏ phá hoại không thể nào chối cãi. Tôi viết bài này để lột mặt nạ cái gọi là thành phần thứ ba, mà tiêu biểu hung hăng con bọ xít là Chân Tín. Lý do là vì, những nhân vật khác đều mai một, im tiếng hay phản tỉnh thì Chân Tín vẫn hiên ngang lên tiếng tố cáo bên này, bên nọ, chỉ vì bất mãn, bất mãn cá nhân, bất mãn kinh niên và trở thành bản chất. Lên thiên đàng, nếu Thượng Đế không theo ý muốn của Chân Tín, cũng bị ông cha cố này xách động các linh hồn trên thiên đàng nổi dậy chống Thượng Đế. Phúc âm của Chân Tín là xách động và xúi bẩy.
Xin được nói rõ như thế này kẻo đụng chạm tới các vị áo thâm đen khác nghĩ rằng tôi vơ đũa cả nắm. Tôi nhìn Chân Tín qua lăng kính một công dân sống tại miền Nam Việt Nam từ năm 1956 trở đi, hưởng bao mưa móc của Việt Nam Cộng Hòa về tự do, dân chủ, nhất là tự do ngôn luận. Tôi không đánh giá hay nhìn Chân Tín trong chiếc áo chùng thâm của một linh mục. Chân Tín lợi dụng chiếc áo chùng thâm để tranh đấu cho Cộng Sản, góp phần, gọi là ba mặt giáp công (dân vận, binh vận và tuyên giáo vận), quyết làm cho chế độ miền Nam sụp đổ. Nguyên nhân xâu sa là do bất mãn. Nếu không tại sao bây giờ, chế độ Việt Cộng tham những, bất công ngàn lần hơn, tại sao Chân Tín không xuống đường kêu gọi lật đổ Việt Cộng như ngày xưa?
Tại sao đến giờ này mới lột mặt nạ, nhân danh tham nhũng và tra tấn sinh viên VC tranh đấu, Chân Tín đã dấu bộ mặt thật phản phúc, cùng ngồi bàn tiệc máu trong vụ Đức Khâm Sứ và Tổng Giám Mục Thuận, rồi viết bài đổ tội cho những đồng phạm, cái kiểu rửa tay Philato ta chẳng có tội gì? Thật vô liêm sỉ!
Bài viết này cũng nhằm trả lời cho một số người Việt miền Nam hải ngoại thấy Chân Tín phản tỉnh thì mừng lắm và tâng bốc ca ngợi là người đã theo Cộng Sàn nay qua ra chống Cộng Sản. Trời đất ơi! Như thế được sao? Thời nào, đỏ hay đen, quốc gia hay cộng sản, Chân Tín đều được nói và đón nhận. Công bằng ở đâu? Và còn nhiều câu hỏi nữa tùy theo bạn đọc những người miền Nam Việt Nam ngày xưa và ngày hôm nay.
Chân Tín là một tội đồ cần sám hối hơn người Cộng Sản. Khoác áo thày tu, nhưng thiếu tinh thần bác ái, khoan dung và hy sinh, tham sân si và bất mãn đầy mình. Đúng là mục từ sói lang giết con chiên mình. Bây giời ngồi ru rú tại 38 Kỳ Đồng viết bài chửi rủa Cộng Sản mà mình đã tiếp sức hà hơi vào chiếm Sài Gòn.
Nếu Chân Tín chết trước ngày 304-4-1975, Việt Cộng TP Hồ Chí Minh sẽ tuyên dương Chân Tín như anh hùng cách mạng không thua gì Lê Văn Tám.
Nhưng Chân Tín vẫn còn sống và sống dai nữa. Hiện nay Chân Tín bị lọt giữa gọng kềm bọn Cộng Sản ác ôn, bị những người tù Cộng Sản và gia đình họ nhìn như một Juda phản bội, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản.Tại sao Việt Cộng chiếm đất của Thài Hà, đồng đạo đồng tu của Chân Tín mà sao không thấy Chân Tín xuống đường biểu tình? Sao lạ vậy? Chân Tín từng tuyền bố chống bất công tham nhũng cơ mà. Rồi vụ Tiên Lãng. Chân Tín không kêu gọi xuống đường như thời Ủy ban cải thiện lao tù trước 75, sao chỉ thấy im lặng và im lặng. Ngồi một nơi an toàn viết bài chửi đổng CS vì sợ tù đầy.
Chân Tín là một tên phản bội, một tội đồ, đúng nghĩa ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Một tên đá đít sứ thần Henry Le Maitre, nộp TGM Thuận cho VC. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 mở cờ trong bụng khi chế độ Thiệu tan rã, các đồng chí của Chân Tín vào tiếp thu. Vậy mà bây giờ viết tay “ta” không nhúng chàm, không sợ Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh cười vào mũi cho hay sao? Thật đúng là nói lấy được theo cái thói gian xảo của Cộng Sản.
Người  dân miền Nam Việt Nam không cần Chân Tín “thông cảm” một cách trịch thượng như thế.
Chân Tín đến chết vẫn không chửa cái tật phản phúc, bất tín.
Khá khen cho Chân Tín giả hình giả nghĩa, toan đánh lừa quân dân cán chính VNCH một lần nữa. Còn khuya!. Vì thế có bài viết này.
Khải Huyền - Quốc Hận năm thứ 37 - 30.4.1975 – 30.4.2012
Linh mục Chân Tín: Trang viết cuối cùng
4/12/12 4:13 AM 
Vào chiều hôm qua, ngày 03.12.2012, cô Thảo, người cháu gọi cha Chân Tín bằng ông, người trực tiếp chăm sóc cha Chân Tín vài tháng cuối cùng này, đã chuyển cho VRNs trang viết cuối cùng của cha Chân Tín. Theo cô Thảo, cha Chân Tín muốn trang việt cuối cùng này của ngài được đọc thay cho điếu văn tiễn biệt ngài, nhưng DCCT VN không có tiền lệ đọc điếu văn cho các linh mục tu sĩ DCCT qua đời, nên điều đó không thể thực hiện.
Xét thấy nội dung trang viết cuối cùng của ngài đề cấp đến một vấn đề có liên quan trực tiếp với ngài và anh em cộng sản, mà từ sau 1975 cho đến nay, nhiều người vẫn nói ra nói vào, thêm đủ thứ mắm muối, mặc dù không biết rõ sự thật, nên VRNs xin được công bố trang viết cuối cùng này đến toàn thể công luận để mọi người được tường.
Các bạn thân mến.
Nay tôi đã 92 tuổi với những cơn bệnh nặng chắc tôi không qua khỏi đe doạ đó, tôi muốn gởi đến các bạn vài hàng để nói lên lập trường của tôi trong thời gian qua có nhiều sự hiểu nhầm trong sự đấu tranh của tôi, có người cho đến giờ này vẫn nghe tôi theo cộng sản nhưng thật sự ra niềm tin của tôi vào Giáo hội Công giáo luôn luôn vững bền.
Sau khi tôi lấy bằng tiến sĩ thần học ở Roma vào năm 1953, tôi được bề trên đề cử dạy môn thần học ở học viện DCCT Đà Lạt, tôi đã hết sức giúp sinh viên nắm vững, giáo lý của Giáo hội, sau đó tôi về Sài Gòn lo việc tòa báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ĐMHCG).
Vì công đồng Vatican II sắp đến, nên bề trên muốn cho tôi giúp giáo dân nắm vững thần học của cộng đồng Vatican II. Tôi đã cố gắng hết sức nhưng vào 1 lúc nào đó, Cha Giám Tỉnh Trần Tử Nhãn, nhận thấy những tư tưởng của tôi về công đồng, có vẻ quá cao đối với giáo dân xưa nay quen đọc báo đạo đức, do đó ngài chuyển báo ĐMHCG cho 1 linh mục khác. Từ đó tôi lập tờ báo Đối Diện để người tín hữu nắm được những điều cần thiết để đối diện với vấn đề hiện tại đặc biệt vấn đề cộng sản (CS).
Vào năm 1971, cuộc đấu tranh giữa quốc gia và CS tăng dần. Sinh viên SG nổi lên chống đối chế độ quốc gia, đòi hỏi những quyền lợi của họ và cuộc đấu tranh trở nên gay gắt. 1 số sinh viên (sv) đã bị bắt và bị tra tấn, 8 Linh Mục, trong đó có tôi điều tra cẩn thận những cuộc tra tấn dã man, nên chế độ quốc gia lên án chúng tôi, cho rằng chúng tôi ủng hộ Cộng Sản, nhưng thật sự chúng tôi là những người quốc gia đòi hỏi 1 chế độ tự do, do đó mà chúng tôi lên án cuộc bắt bớ tra tấn đấu tranh vì con người, dù nay chúng tôi mang tiếng là ủng hộ CS cuộc đấu tranh giữa sinh viên và nhà nước quốc gia kéo dài hàng tháng và tờ báo Đối Diện của chúng tôi theo dõi rất kỹ về cuộc đấu tranh này, và chúng tôi luôn bảo vệ sv.
Lẽ dĩ nhiên trong số sv đó có người CS nhưng tôi bênh vực con người khi cuộc đấu tranh giữa sv và quốc gia đã ngã ngũ và cuộc đấu tranh giữa quốc cộng đã ngã ngũ quân đội Bắc Việt đã bao vây khắp nơi, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức vào ngày 28/4, tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền, tôi cùng một số anh em được xem là thành phần thứ 3 không theo CS cũng không theo quốc gia. Do đó mà chiều ngày 29/4 Đại tướng Dương Văn Minh đã gửi 1 phái đoàn của chỉnh phủ vào sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) để thương thuyết nhưng không thành công.
Vào chiều 29/4 tôi vào dinh của tổng thống yêu cầu thả tự do cho tù nhân chính trị để tránh những cuộc xô sát trong những ngày cuối chiến tranh. Tướng Dương Văn Minh cho tôi hay đã thả tù vào buổi sáng, tướng Dương Văn Minh khẩn khoản nài xin tôi với LS Trần Ngọc Liễng và Giáo sư Châu Tâm Luân vào TSN một lần nữa để thương thuyết với chính quyền Bắc Việt. Vào lúc 6 giờ chiều, 3 anh em chúng tôi thấy nguy hiểm, nhưng vì hoà bình, 3 anh em chúng tôi treo cờ trắng trên xe hơi đi vào TSN, lúc đó tình hình rất căng, chúng tôi có thể bị bộ đội và lính quốc gia bắt trên đường vào TSN, dù vậy chúng tôi cũng liều đi với cờ trắng.
Trên đường đi bị chặn nhiều nơi nhưng chúng tôi có giấy của tướng Dương Văn Minh giới thiệu vào thương thuyết với chính quyền Bắc Việt, lúc chúng tôi vào đó 1 trung tá Bắc Việt đón chúng tôi và hỏi lý do phái đoàn này vào gặp với giấy giới thiệu của tướng Dương Văn Minh, họ biết chúng tôi là thành phần thứ 3 và trung tá đưa chúng tôi xuống dưới hầm cấp cứu của bộ đội, ở đó tướng Tuấn của Bắc Việt đến gặp chúng tôi. Họ hỏi lý do và họ cho biết cuộc thương thuyết đã chấm dứt đến nơi rồi, chúng tôi liền cho họ biết tình hình quân sự của chính quyền Sài Gòn đã quá tồi tệ, các tướng lãnh từ sáng sớm đã bay ra ngoại quốc, do đó chúng tôi yêu cầu bộ đôi Bắc Việt không nên bắn phá Sài Gòn như ý định của nhà nước Bắc Việt, vì lý do cuộc chiến tranh không thể chấm dứt nên yêu cầu bộ đội Bắc Việt không nên bắn phá Sài Gòn, phá huỷ cơ sở và giết dân vô tội. Báo cáo của chúng tôi trước tướng Tuấn gởi ra đại tướng Võ Nguyên Giáp là bộ trưởng quốc phòng, hỏi ý kiến tướng VN Giáp, cuối cùng đồng ý không theo kế hoạch cũ bắn phá Sài Gòn, nhưng chỉ bắn qua loa rồi cho bộ đội vào TP, như vậy tránh được sự đổ nát và chết choc.
Sau khi biết tin chắc chắn về quyết định đó của tướng Giáp, 3 anh em chúng tôi xin phép về Sài Gòn, thế nhưng tướng Tuấn cho hay chính lúc đó bộ đội xâm nhập TSN và phát pháo của Việt Cộng vào TSN để chuẩn bị cho cuộc xâm nhập của bộ đội, 3 anh em chúng tôi phải ở lại trong hầm đến lúc tiếng súng ngưng.
Anh em chúng tôi xin rút về Sài Gòn thì được biết bộ đội xâm nhập vào TSN, do đó chúng tôi ở lại trong hầm cho đên chiều ngày 30/4/75. khi thấy hình ảnh của tôi trong TSN ngày 30/4 nhiều người nghĩ rằng tôi vào đó để rước cộng sản về Sài Gòn.
Mãi đến ngày hôm nay nhiều người còn nghĩ như vậy, thực ra chính 3 anh em chúng tôi được chính quyền Sài Gòn gởi vào gặp Việt cộng và nhờ đó chúng tôi đã cứu Sài Gòn khỏi nạn bom đạn chết chóc chứ đâu có phải chúng tôi theo cộng sản, mà sau khi cộng sản nắm chính quyền toàn quốc, qua báo chí và hoạt động tôi luôn luôn chống đối những biện pháp vô nhân đạo của cộng sản đặc biệt vào Tuần Thánh, Mùa Chay năm 1990, tôi giảng 3 bài sám hối đặc biệt chống lại đường lối của cộng sản, do đó cộng sản nghi rằng tôi bắt đầu vận động một cuộc lật đổ chế độ cộng sản ở Miền Nam và tôi đã bị lưu đầy ra ở Cần Giờ 3 năm cho đến ngày anh ruột tôi là cha Phaolo Nguyễn Văn Cơ chết ở Nha Trang, tôi mới được thả về để chịu tang anh tôi.
Và từ ngày trả tự do về Sài Gòn tôi vẫn dùng ngòi bút chống lại đường lối của cộng sản, nói như vậy để thấy rằng tôi không bao giờ chạy theo cộng sản, ủng hộ đường lối của cộng sản. Tôi cũng một lòng trung thành với Giáo Hội. Và cho đến giờ này trên giường bệnh, tôi vẫn tiếp tục chống lại chế độ cộng sản và bênh vực GHCG. Xin Chúa chứng giám cho lòng thành tín của con.
Chân Tín
Nguồn: VRNs

No comments: