Ông
Thắng Trần, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại
New York (Hoa Kỳ). Ảnh chụp ông Thắng với sách toàn đồ 1933 tại tiệm bán
đồ cổ, New York
80 Bản Đồ Cổ: Biển Đông Của VN
(10/03/2012) (Xem: 1526)
Một người Việt ở Mỹ đã sưu tập
80 bản đồ Tây phương và 3 sách toàn đồ Trung Hoa cho thấy Trường
Sa-Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc.
01.10.2012
Ông Thắng Trần, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York (Hoa Kỳ) nói về bộ sưu tập của ông:
“80 bản đồ này có niên đại từ 1626 tới 1980 thể hiện rất rõ hai điều. Thứ nhất, miền Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không đi xuống xa hơn về phía Nam. Thứ hai, một số bản đồ Tây phương có chỉ đường hàng hải Bắc-Nam Châu Á, tất cả đường này đi ngang Hoàng Sa những năm 1800 và 1900 khi vùng biển và đảo ở Indochina do người Pháp quản lý. Sau hiệp định Geneva năm 1954, Pháp trao trả toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam thì tất nhiên Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong khu vực trao trả lại cho Việt Nam.”
Ông Thắng cho biết các bản đồ này do ông đích thân tới những nơi bán đồ cổ hoặc lên mạng mua về.
Ông Thắng Trần nói ông bắt đầu có ý định sưu tầm những chứng cứ lịch sử này kể từ nghe tin Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, công bố tấm bản đồ Trung Quốc thực hiện dưới thời nhà Thanh xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa.
Tấm bản đồ của Tiến sĩ Hồng đã được giao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản và trưng bày hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Ông Thắng Trần đã quyết định gửi tặng toàn bộ 80 bản đồ ông sưu tập được cho Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng.
Tiến Sĩ Trần Ðức Anh Sơn, Viện Phó Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng, người đang phụ trách công tác nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa, phát biểu:
“Những phát hiện này của anh Trần Thắng rất quý bởi vì đã giúp cho những người nghiên cứu như chúng tôi có thêm cơ sở khoa học, chứng lý để có thể góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa và bác bỏ những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo này.”
Toàn bộ hình ảnh về bộ sưu tập này được chủ nhân lưu lại tại trang web của Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam ở địa chỉ ivce.org.
“80 bản đồ này có niên đại từ 1626 tới 1980 thể hiện rất rõ hai điều. Thứ nhất, miền Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không đi xuống xa hơn về phía Nam. Thứ hai, một số bản đồ Tây phương có chỉ đường hàng hải Bắc-Nam Châu Á, tất cả đường này đi ngang Hoàng Sa những năm 1800 và 1900 khi vùng biển và đảo ở Indochina do người Pháp quản lý. Sau hiệp định Geneva năm 1954, Pháp trao trả toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam thì tất nhiên Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong khu vực trao trả lại cho Việt Nam.”
Ông Thắng cho biết các bản đồ này do ông đích thân tới những nơi bán đồ cổ hoặc lên mạng mua về.
Ông Thắng Trần nói ông bắt đầu có ý định sưu tầm những chứng cứ lịch sử này kể từ nghe tin Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, công bố tấm bản đồ Trung Quốc thực hiện dưới thời nhà Thanh xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa.
Tấm bản đồ của Tiến sĩ Hồng đã được giao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản và trưng bày hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Ông Thắng Trần đã quyết định gửi tặng toàn bộ 80 bản đồ ông sưu tập được cho Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng.
Tiến Sĩ Trần Ðức Anh Sơn, Viện Phó Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng, người đang phụ trách công tác nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa, phát biểu:
“Những phát hiện này của anh Trần Thắng rất quý bởi vì đã giúp cho những người nghiên cứu như chúng tôi có thêm cơ sở khoa học, chứng lý để có thể góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa và bác bỏ những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo này.”
Toàn bộ hình ảnh về bộ sưu tập này được chủ nhân lưu lại tại trang web của Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam ở địa chỉ ivce.org.
No comments:
Post a Comment