Tuesday, August 14, 2012

(211) Khánh Ly: Đa đoan một kiếp cầm ca (Updated Sept 2012)

 
Ca sĩ Khánh Ly.
Khánh Ly: Đa đoan một kiếp cầm ca
19/05/2012 - Đoàn Thạch Hãn

Khánh Ly hát hay, Khánh Ly nổi tiếng, nhưng cuộc đời thì sao? Câu trả lời là: Tài hoa cũng lắm, đa đoan cũng nhiều! Tài hoa thì do thiên phú. Còn đa đoan thì hầu như do Khánh Ly chọn lựa.
Khánh Ly là nghệ danh được ghép từ tên của hai nhân vật lừng lẫy trong truyện "Đông Chu Liệt Quốc": Khánh Kỵ và Yêu Ly. Nhưng xem ra, cách sống và xử sự của Khánh Ly chẳng giống chút nào với hai con người khí khái này.
Chào đời tại Hà Nội vào năm đói Ất Dậu (1945), tên cúng cơm của Khánh Ly là Nguyễn Thị Lệ Mai, bạn bè thương gọi là "Mai Đen". Được trời ban cho một chất giọng đặc biệt, 9 tuổi Khánh Ly đã bước lên sân khấu tham gia một cuộc thi ca hát với ca khúc "Ngây thơ", nhưng chẳng nhận được một thứ hạng đáng kể nào cả. Năm 1956, sau khi theo gia đình vào định cư tại Đà Lạt, Khánh Ly đã tham gia cuộc thi hát nhi đồng, do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức tại Sài Gòn. Với nhạc phẩm "Ngày trở về" của Phạm Duy, Khánh Ly đoạt được giải nhì. Mãi đến năm 1962, Khánh Ly mới thật sự bước vào đời ca hát chuyên nghiệp tại phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Chưa có tiếng tăm gì, khó cạnh tranh, chỉ một thời gian ngắn, Khánh Ly phải quay về Đà Lại hát cho một vài hộp đêm tại đó.
Mãi đến năm 1967, Khánh Ly mới thật sự nổi tiếng. Cô nhanh chóng chinh phục được người nghe bằng dòng nhạc của Trịnh Công Sơn, trở thành một trong ba giọng ca nữ hàng đầu của Sài Gòn thời đó, theo thứ tự là Thái Thanh - Lệ Thu - Khánh Ly. Năm 1968, cô đứng ra thành lập hội quán Cây Tre ở số 2bis Đinh Tiên Hoàng, Đakao, thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và thanh niên, sinh viên, học sinh tìm đến.
 Hội quán Cây Tre tuy rất nổi tiếng nhưng không có hiệu quả về kinh tế. Đến năm 1972, Khánh Ly trở thành bà chủ phòng trà cùng tên (Khánh Ly) tại số 12 - 14 đường Tự Do (Đồng Khởi). Nhưng tiền của kiếm được bao nhiêu, hầu như Khánh Ly đều nướng sạch vào những canh bạc thâu đêm suốt sáng, thường xuyên tổ chức tại phòng trà cũng là nơi ở của mình. Tại địa chỉ này, Khánh Ly còn tập họp một số "bằng hữu" toàn là những tay anh chị khét tiếng trong đám sĩ quan người nhái, có mặt hằng đêm, như: Phong Nhái, Chánh Râu, Chất Lựu Đạn… Đám giang hồ áo lính này coi phòng trà Khánh Ly như trụ sở, từ đó bung ra đi thu tiền bảo kê hầu hết các vũ trường, snack bar, night club khắp trung tâm Sài Gòn, rồi quay về "trụ sở Khánh Ly" chia chác chiến lợi phẩm. Hai món cờ bạc mà Khánh Ly say mê nhất là xì phé và xập xám. Dường như câu nói cửa miệng của dân đổ bác: "Tiền xâu, đánh đâu, thua đó" đã hoàn toàn ứng nghiệm vào cuộc đỏ đen của Khánh Ly.
Tài danh có thừa, nhưng đời ca hát của Khánh Ly không chỉ toàn vinh quang, mà cũng có khi lắm nỗi nhục nhằn. Năm 1973, Khánh Ly tổ chức một chương trình ca nhạc tại Đà Lạt. Nhiều ngày trước đó, người ta thấy trên những băng rôn quảng cáo có nhiều tên tuổi ca sĩ nổi tiếng. Thế là khán giả nô nức đến xem, vé đã được bán sạch sành sanh. Vậy mà xuyên suốt chương trình, chỉ có Khánh Ly và Ngọc Minh thay nhau bao hết. Ngoài ra không có một ca sĩ nào khác. Cho là mình bị lừa, khán giả bắt đầu la ó, rồi tràn lên sân khấu đập phá. Khánh Ly phải chui ván sàn thoát thân. Ngày hôm sau, một tờ nhật báo tại Sài Gòn đã đưa tin với tựa đề giựt gân "Khánh Ly chui lỗ chó chạy trốn tại Đà Lạt". Khánh Ly cay lắm, nhưng đành ngậm bồ hòn.
Dân văn nghệ Sài Gòn trước năm 1975, thảy đều biết rằng Khánh Ly rất kỵ Lệ Thu, chỉ vì con gà ganh nhau tiếng gáy. Dạo đó nhiều bầu sô và người làm chương trình đến mời Khánh Ly tham gia, đều bị hỏi một câu: "Có Lệ Thu không? Có bà ấy là không có tôi!". Một lần, nhân dịp họp mặt khóa 10 trường Võ bị Đà Lạt được tổ chức tại hồ nước trong khuôn viên Tiểu đoàn 61 Pháo binh, tại Gò Vấp (nay là UBND quận Gò Vấp), người làm chương trình cố tình sắp xếp cho Lệ Thu hát mở màn và Khánh Ly hát phần sau để tránh cho hai người gặp nhau. Chẳng may, sau khi hát xong, thay vì về sớm thì Lệ Thu lại được tướng Lê Minh Đảo mời ngồi lại đến mãn tiệc. Khi đến nơi, thoáng thấy Lệ Thu, Khánh Ly lập tức bỏ hát quay về. Người làm chương trình hết lòng nài nỉ, nhưng Khánh Ly vẫn không đổi ý: "Anh nói với tôi là không có Lệ Thu, tôi mới nhận lời. Tôi đã nói trước với anh rồi, có Lệ Thu là không có tôi".
Có một dạo, dư luận xã hội đồn ầm lên rằng, chất giọng được mệnh danh là "giọng hát ma túy" của Khánh Ly có được là do chơi thuốc phiện. Kỳ tình "Mai Đen" không hề dính líu tới ả phù dung. Nhưng một lần, Khánh Ly đi từ Sài Gòn lên Thủ Đức trên một xe du lịch với một ông cò Cảnh sát. Khi đi ngang qua lãnh địa của một ông cò khác, thuộc phe đối nghịch, xe bị chặn lại khám xét. Mở cốp xe ra thì thấy một bàn đèn để hút thuốc phiện. Tuyệt nhiên, thuốc phiện thì không thấy. Khánh Ly nhận là của mình, nhưng cho đó chỉ là vật trang trí. Vậy là hôm sau, đi đâu cũng nghe người ta bàn tán việc Khánh Ly hút xách một cách sôi nổi với những tình tiết được thêm mắm, thêm muối thật hấp dẫn.
Khánh Ly có vóc dáng mình hạc xương mai, phảng phất nét liêu trai chí dị. Khuôn mặt dễ nhìn, không thuộc loại "hồng nhan", nhưng đường tình ái cũng rất "đa truân!". Thuở mới thành danh, Khánh Ly gá nghĩa vợ chồng với một tay chơi, có cái biệt danh kèm theo tên cúng cơm rất ấn tượng: "Minh Đĩ". Anh chàng này vốn con nhà giàu, có bà chị lấy chồng là một đại tá không quân. Nhờ vào tiền của và thế lực của ông anh rể, Minh Đĩ chui vào làm lính kiểng với cấp hàm trung sĩ, thuộc binh chủng không quân, để tránh ra trận. Được hai mặt con thì Khánh Ly và Minh Đĩ ca bài chia tay. Chẳng bao lâu, Khánh Ly lấy Mai Bá Trác, một Đại úy biệt kích, khi ông ta đang làm trưởng trại Lực lượng đặc biệt (LLĐB) Thiện Ngôn ở biên giới Tây Ninh. Thời đó mà được làm trưởng trại LLĐB là coi như trúng số. Dưới quyền, có từ 4 đến 5 Đại đội biệt kích quân, phần lớn là người Miên và dân tộc thiểu số. Thứ lính này không có số quân, do Mỹ trang bị và trả lương. Mỗi đại đội chỉ cần vài chục lính ma, lính kiểng là mỗi tháng, sau khi chia chác cho đàn em, trưởng trại dễ dàng đút túi cả chục cây vàng. Cứ tưởng tượng, lúc bấy giờ ông Trác đã sắm xe du lịch Mustang, để sẵn ở Sài Gòn thì đủ biết. Tháng nào, ông ta cũng về ăn chơi xả láng, tiêu tiền như nước, nên dễ dàng chinh phục được Khánh Ly.
Sống với Mai Bá Trác có một mặt con thì năm 1972, nhân một chuyến đi hát tiền đồn để úy lạo binh sĩ, Khánh Ly gặp Đỗ Hữu Tùng, Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Thủy quân lục chiến. Bị ngay một tiếng sét ái tình, dù trai đã có vợ, gái đã có chồng, họ vẫn rất say đắm nhau. Tuy là mối tình "ngoài luồng" nhưng hầu hết những ai quen biết hai người trong cuộc đều xác nhận đây là một đôi nhân tình rất xứng đôi, vừa lứa về mọi mặt. Bây giờ, Tùng đã thành người thiên cổ. Ông ta tử trận tại bãi biển Đà Nẵng năm 1975, nhưng Khánh Ly vẫn tâm sự với bạn bè thân thiết, rằng Tùng là người mà Khánh Ly yêu thương nhất đời.
Sau tháng 1975, trên bước đường di tản, định mệnh đã xui khiến Khánh Ly gặp Nguyễn Hoàng Đoan, người chồng đang sống với Khánh Ly từ đó cho đến nay. Nhiều người đã tỏ ra tiếc cho Khánh Ly, vì có một người bạn (cuối cùng) đời thuộc loại văn dốt, võ dát dù ông ta mang danh là một nhà báo của làng báo Sài Gòn cũ. Nguyễn Hoàng Đoan chỉ thật sự được nhiều người biết đến từ khi sang Mỹ và trở thành "ông Khánh Ly".
Từ năm 1972 cho đến ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, Nguyễn Hoàng Đoan thất nghiệp. Không một tờ báo nào nhận ông ta vì khả năng viết lách thì yếu kém nhưng lại giỏi ăn tạp. Ông ta đã có vợ và 2 con gái, nhưng Nguyễn Hoàng Đoan lại sống vô trách nhiệm. Chính xác, Đoan lo thân mình còn chưa xong, lấy đâu ra để lo cho vợ con. Không chu toàn được cơm áo, Đoan cũng chẳng là chỗ dựa tinh thần cho con cái. Suốt ngày, ông ta thường xuyên có mặt chầu rìa tại sòng bài Ba Hóa ở khu vực nhà thờ Huyện Sĩ. Dần dà, ông ta tán tỉnh được cô con gái của chủ sòng bài khét tiếng này, để trở thành một "đấng trai bao"! Thời gian rảnh, Đoan thường xuyên có mặt tại hai động chứa gái hạng sang. Một ở trên đường Huỳnh Tịnh Của và một tại villa số 11, đường Đặng Đức Siêu (nay là Nam Quốc Cang) để kiếm ăn và chơi lụi.
Sang Mỹ, chẳng có nghề ngỗng gì, nên Đoan phải bám váy Khánh Ly. Việc hát xướng của Khánh Ly tại hải ngoại cũng không đều đặn, thu nhập cũng chẳng là bao, đời sống cũng khá chật vật. Nguyễn Hoàng Đoan đã "tham mưu" cho Khánh Ly cách làm mình, làm mẩy và lật lọng với các bầu show. Ai mời đi hát ở đâu đó, dù rỗi rảnh, Khánh Ly vẫn hô hoán: "Chết rồi, chị trót nhận lời hát cho một người quen, lỡ nhận tiền trước rồi!". Nếu như đối tác tiếp tục năn nỉ, Khánh Ly sẽ dở chiêu đòi tăng giá vào giờ chót, lật bài ngửa: "Vậy thì em trả thêm cho chị chút đỉnh!". Cô thường đồng ý tham gia chương trình để bầu show quảng cáo tên tuổi ì xèo.  Kề ngày diễn, Khánh Ly đột ngột đòi tăng giá từ 3.000 lên 5.000 USD mới có mặt. Thế là bầu show phải đắng cay ngậm quả bồ hòn. Giới bầu show hải ngoại đã đặt cho Khánh Ly hai biệt hiệu rất lẫy lừng: "nữ hoàng nâng giá", và "ca sĩ xù show". Ngay cả nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng không được Khánh Ly nể mặt. Cay đắng đến độ, trước khi qua đời, người nhạc sĩ tài hoa này đã trăn trối với vợ con: Cấm cửa, không cho Khánh Ly đến viếng!
Tháng 5/2000, Khánh Ly có về Việt Nam thăm gia đình. Quay lại Mỹ, Nguyễn Hoàng Đoan và Khánh Ly, kẻ xướng, người họa, nửa úp, nửa mở: "Việt Nam mời tôi về hát với catse 2 triệu USD. Nhưng chắc không có chuyện đó với tôi". Chẳng cần truy cứu hư thực, mới nghe ai cũng đã phì cười, bởi sự bịa đặt hết sức ấu trĩ của "nữ hoàng nâng giá".
Đúng là nồi nào úp vung nấy. Đáng tiếc cho danh ca của một thời
http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/doisongvanhoa/2012/5/57062.cand  
 
Đoàn Thạch Hãn là ai???

Mời đọc bài của BĐQ Đỗ Như Quyên
Subject: [NhacTre6070] Mot bai viet ve ong Tac Gia: Khánh Ly: Đa đoan một kiếp cầm ca.
Bài viết - "Khánh Ly: Đa đoan một kiếp cầm ca" của tác giả Đoan Thạch Hãn được đăng trên báo "công an nhân dân" ở link bên dưới -
http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/doison...2/5/57062.cand

Bài viết về ca sĩ Khánh Ly, theo em thấy không đáng tin vì tác giả, ông Đoàn Thạch Hãn, đã gởi đăng bài này trong mục "Văn Nghệ Công An" , báo "Công An Nhân Dân" cuả Cộng Việt vào ngày 19. 5. 2012.
Để có bài viết được đăng trên báo "công an" , và đăng rất nhiều bài cũng cuả người đó thì tác giả không phải là "người phàm" trong băng đảng Vẹm, đó là trường hợp tác giả Đoàn Thạch Hãn. Sau đây là những gì em biết về tay bồi bút này (văn nô cũng rứa), hy vọng có ông đàn anh nào biết được gì về Đoàn Thạch Hãn hãy góp ý vô cho "thiên hạ" tỏ tường thêm về "mặt trận văn hoá vận" cuả Vẹm.
Từ 1975 đến 1985, mười năm đó Đỗ Như Quyên đã chết nhưng Charlie Brown Phương thì vẫn còn sống và đang tìm cách lẫn vào lực lượng "Thanh Niên Xung Phong" cuả địch dưới tên giả là Trịnh Hồng Phương. Người mà em liên lạc vào tháng 6. 1985 để tìm sự giúp đỡ là anh Huỳnh Thiện, "Trưởng Ban Công Tác Bạn Đọc" cuả báo Tuổi Trẻ (xin lỗi anh Thiện nhé), lúc đó chị Nguyễn Kim Hạnh là Tổng Biên Tập. Anh H. Thiện giới thiệu em với anh Phạm Ngọc Liên, "phó chủ tịch" quận 3 kiêm "bí thư đoàn" cuả quận này và cũng là Liên Đội Trưởng/ Liên Đội Thanh Niên Xung Phong quận 3, lúc bấy giờ đang hoạt động ở Ngã Ba Cây Chanh, gần Gia Nghĩa, Kiến Đức.
Những người nêu trên đều thuộc nhóm "sinh viên đấu tranh" ở Sài Gòn trước năm 1975, mà đầu sỏ gồm Nguyễn Công Khế (1985 là "tổng biên tập" báo Thanh Niên), Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm v.v. Muốn gia nhập Thanh Niên Xung Phong cuả địch ít nhất phải có "hộ khẩu" ở Sài Gòn, phải có bản "sơ yếu lý lịch" rõ ràng và được chứng thực qua các cấp "chính quyền" tại địa phương. Em thì chẳng có gì hết, hơn nữa đang xài giấy tờ giả, nhưng một khi đã được báo Tuổi Trẻ giới thiệu và gởi gắm thì mọi chuyện cũng xong ngay. Trong thời gian chờ đợi xe "tiếp tế" ở "hậu cứ" Liên Đội TNXP lên Đắc Nông để "đáo nhậm"...đơn vị mới, em thường lui tới toà soạn báo Tuổi Trẻ, vừa thăm anh H. Thiện vừa quan sát cách làm việc cuả nhân viên tờ báo này, tòa soạn lúc đó nguyên là Trung Tâm Đắc Lộ cuả Dòng Tên, số 161 đường Yên Đỗ, cộng sản đã ăn cướp và giao cho báo Tuổi Trẻ làm toà soạn, còn tên đường thì đổi thành Lý Chính Thắng như hiện nay.
Em và anh Huỳnh Thiện thường ngồi uống cà phê hoặc ăn cơm trưa tại "căng tin" (câu lạc bộ) ngay trong toà soạn, nên dần dà em cũng không còn là "kẻ lạ" đối với nhân viên bên trong cũng như "bảo vệ" ngoài cổng. Có những lúc anh Huỳnh Thiện đi "công tác" chưa về, em ngồi một mình tán gẫu với những người chung quanh, nhờ đó mới biết thêm Hai Cù Nèo chính là ông Nguyễn Văn Trấn (Bảy Trấn, 21.3.1914- 1.5.1998), có một lần thấy "tổng biên tập" báo "công an thành phố" nghênh ngang lái xe vô toà soạn, chẳng thèm chào hỏi ai và bước thẳng lên lầu để họp hành, đó là ông Huỳnh Bá Thành (1942- 1993, tên thật Huỳnh Thanh Tâm tức họa sĩ Ớt, bí danh Ba Trung, ông này và ông Lê Độ, tên thật Lê Dậu, 1941- 1965, là bạn học thuở thiếu thời ở Đà Nẵng cuả anh Trần Thy Vân BĐQ nhà mình). Ngoài ra, có một người nói giọng Quảng Trị cũng thường lui tới, và mỗi lần ông này có mặt thì nhân viên báo Tuổi Trẻ lại to nhỏ xầm xì, em ngồi đó nghe và ghi nhận được thêm nhiều chi tiết về người này, bây giờ đã 27 năm trôi qua, nay em mới có dịp lột trần chân tướng cuả một người mang tên Đoàn Thạch Hãn.
Tục ngữ Việt Nam có câu: "thấy sang bắt quàng làm họ", ở đây em xin nói riêng một chút về mấy cái "hội đồng hương" cuả người Việt ở hải ngoại, cứ thấy người cùng quê với mình có chút tên tuổi chi đó trong bất cứ lãnh vực gì thì họ thường xúm vô xưng tụng, mặc áo thụng vái nhau mà không tìm hiểu về chân tướng thật sự của người "đồng hương" đó. Những "hội đồng hương" như Quảng Trị; Thưà Thiên; Quảng Đà; Quảng Ngãi v.v. cũng bị vướng vô thói xấu này, làm ảnh hưởng không ít đến vấn đề chống cộng nói chung.
Ở Hawaii cũng có một tay viết lách rất cẩu thả vì dựa vào sách báo cuả Cộng Việt rất nhiều, kiến thức thì kém, Anh văn không đọc nỗi một chữ nhưng rất ba hoa khoác lác, nhìn người chung quanh bằng nữa con mắt nên người Việt ở Honolulu gọi ông ta là "trạng nổ". Em thì biết rất rõ về lý lịch ông này vì đã từng sống ở giáo xứ Lạc Đạo (Thương Chánh) Phan Thiết. Tới nay em vẫn làm thinh, biết hết nhưng cứ để đó, đợi chừng nào mà ông ta ló đuôi thân cộng ra thì em sẽ ném hết hồ sơ về ông ta cho thiên hạ tỏ tường, lúc đó "hội đồng hương" Bình Thuận đừng có trách tui à nghen !
Đoàn Thạch Hãn tên thật Đoàn Kế Tường, tên ở nhà gọi là Sơn, sinh năm 1948 ở quận Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Ông này mồ côi từ nhỏ vì cha mẹ bị chết trong một trận càn quét cuả lính Pháp. Nhưng nhờ có người chú họ là Đoàn Kế Thi nuôi dưỡng, làm giấy tờ giả nên được nhận vào học trường Thiếu Sinh Quân cuả Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1967, ông ta ra trường với cấp trung sĩ và được đưa về trại Tống Lê Chân cuả Lực Lượng Đặc Biệt. Cuối năm 1968, được cho đi học sĩ quan đặc biệt rồi trở về phục vụ tại đơn vị cũ với cấp bậc chuẩn úy. Đầu năm 1970, trong lúc các trại LLĐB chuẩn bị cải tuyển qua binh chủng Biệt Động Quân thì thiếu úy Đoàn Kế Tường được cộng sản móc nối qua người chú họ là cộng sản nằm vùng ở Quảng Trị, vậy là ông ta đào ngũ chuồn về Sài Gòn, làm giấy tờ giả rồi được nhận vào tờ báo Sóng Thần cuả bà Trùng Dương với tay nghề là "phóng viên chiến trường" tập sự (có chi tiết này em cũng ghi ra đây: Đầu năm 1972, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị/ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có đưa ra ý kiến khuyến khích mỗi tờ nhật báo nên chọn đỡ đầu cho một quân- binh chủng nào đó trong quân lực, các binh chủng bạn thì em không nhớ rõ nhưng Biệt Động Quân thì được nhật báo Sóng Thần nhận đỡ đầu, em nhớ chắc chắn như vậy).
Ông Đoàn Kế Tường tuy còn trẻ tuổi,, nhưng vì có mục đích lâu dài để hoạt động cho cộng sản nên ông ta kết hôn với một phụ nữ lớn tuổi hơn mình là bà Thuỳ Dương, lúc đó đang là thơ ký toà soạn cuả báo Sóng Thần. Tuy đã lập gia đình và có một con gái với người phụ nữ đã giúp đưa mình vô nấp trong tờ báo Sóng Thần, ông Đoàn Kế Tường đã phản bội bà Thuỳ Dương khi lén lút cặp bồ với một nghệ sĩ hát chèo là bà Huyền Trân.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, bà Thuỳ Dương âm thầm đem người con gái di tản khỏi Việt Nam, bỏ mặc gã đàn ông bất nhân bất nghĩa đó đang hớn hở lộ ra là cộng sản nằm vùng, bà Thuỳ Dương ngày đó hôm nay chính là bà Nancy Bùi Triều Giang trong vụ kiện ông Đỗ Văn Phúc vừa qua. ""Tình cũ không rũ cũng tới", đó là lý do bà mò về Việt Nam làm ăn sớm nhất dưới sự hỗ trợ cuả cộng sản, bà đã dùng tiền để đè người chân chính, Đỗ Như Quyên này nhắn riêng với bà và bọn Vẹm ở sau lưng biết, đừng có ngồi đó mà vội cười đắc thắng, bà và bọn lưu manh chung quanh rồi cũng sẽ tới ngày đụng Charlie Brown này đó, hãy chuẩn bị cuốn gói đi là vừa !
Những năm đầu sau khi cộng sản chiếm Sài Gòn, giấy tờ xác nhận cho thành phần nằm vùng chưa được Cộng Việt xúc tiến việc thừa nhận, ông Đoàn Kế Tường cũng bị cộng sản bắt đưa vô tù trong thời gian ngắn rồi được thả ra. Tuy vậy, để tiếp tục lập công với cộng sản, ông ta thường đi lang thang ở những nơi như ga xe lửa Sài Gòn (lúc đó vẫn còn kế chợ Bến Thành), xa cảng miền Tây, bến xe Petrus Ký tại Ngã Bảy v.v để dụ dổ người nhẹ dạ đi theo kháng chiến, phục quốc này nọ. Ai hớn hở tin lời ông ta lần lượt bị công an bắt gọn mà không biết tại sao mình bị lộ !

Thuở đó, từ 1975 đến 1980, em cũng từ Gia Rây, Xuân Lộc thỉnh thoảng lén về Sài Gòn để tuyển người cho mình, em thường ăn ngủ trên các vĩa hè cuả ga Sài Gòn, xa cảng miền Tây nhưng nơi lui tới nhiều nhất là bùng binh Ngã Bảy, nơi trước kia có tượng đài Biệt Động Quân nay đã bị cộng sản đập phá không còn dấu vết. Em ăn ngủ ở đó, gặp gỡ rất nhiều anh em BĐQ cuả các liên đoàn khác nay cũng đang bơ vơ tìm đồng đội và tìm nơi nương tựa. Có một lần vào năm 1978, em gặp ông Đoàn Kế Tường (lúc đó chưa biết tên) lang bang tới xin ngủ ké để làm quen, ông ta úp mở nói với em rằng ổng từng là sĩ quan cuả LLĐB, từng ở tù vì là lực lượng phục quốc, từng vượt ngục v.v nay đang đi tuyển người cho tổ chức kháng chiến ở vùng La Ngà, núi Mây Tàu, Võ Đắt v.v. Khi nghe ông ta nói như vậy thì em biết ngay mình đã gặp con chim mồi cuả Vẹm, vì lẽ những nơi ông ta nói lại chính là vùng mình đang sống và làm thợ rừng ở đó nên em giả nai tránh né qua chuyện khác , đại khái như: "em là lai, còn nhỏ nên chẳng biết chi chuyện lính tráng, nay em đã nộp đơn xin "xuất cảnh" đi Pháp và đang chờ phỏng vấn"..v.v. Từ đó không bao giờ em quên được khuôn mặt và giọng nói của con chim mồi Đoàn Kế Tường cho đến ngày gặp lại ở toà soạn báo Tuổi Trẻ.
Cũng nhờ công lao làm trâu ngựa như vậy, cộng với gốc làm báo nằm vùng trước kia nên ông Đoàn Kế Tường được sự thương hại cuả ông Huỳnh Bá Thành, lúc đó là xếp cuả tờ báo lá cải "công an thành phố", ông này chọn bút hiệu giùm cho ông Đoàn Kế Tường là Đoàn Thạch Hãn và đưa ông ta vào "tổ công tác văn hoá, văn nghệ" mà mục tiêu là bôi lọ, vu khống giới văn nghệ sĩ cuả Việt Nam Cộng Hoà. Từ đó thiên hạ mới thấy bút hiệu Đoàn Thạch Hãn thường xuất hiện trên các báo như "công an nhân dân"(Hà Nội), "công an thành phố" (Sài Gòn) v.v
Các bài viết cuả ông Đoàn Thạch Hãn thường mượn mồm cuả nhân vật chính trong nội dung để mạt sát giới văn nghệ sĩ cuả miền Nam, nhất là những người không chấp nhận chế độ bạo tàn cuả cộng sản. Nay lại lòi ra thêm bài viết nói về đời tư cuả ca sĩ Khánh Ly, mà người cầm bút chân chính không bao giờ viết kiểu nhục mạ cá nhân như vậy, dễ hiểu hơn, ông ta viết như thế vì tới nay Khánh Ly vẫn không chịu về hát cho bọn Vẹm nghe lại nhạc Trịnh Công Sơn.
Đoàn Thạch Hãn chính là một đặc công văn hoá cuả công an cộng sản. Nhiệm vụ cuả ông ta là dựng đứng, thêu dệt các chuyện xấu xa không có thật cuả giới văn nghệ sĩ ở hải ngoại, những người biết nhận thức rõ rệt về bản chất quỷ quyệt cuả cộng sản ở Việt Nam nên không chịu về nước làm con rối cho chúng. Công an văn hoá mượn tay Đoàn Thạch Hãn để bôi bác những người này, làm họ bị nghi ngờ, bị khinh rẻ, bị cô lập trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản.
Nếu quả thật ở hải ngoại có một cựu LLĐB mang tên Đoàn Kế Tường với bút hiệu là Đoàn Thạch Hãn thì BĐQ Đỗ Như Quyên này thật lòng xin lỗi người đó, đây là sự trùng tên mà thôi. Nhưng thật sự hiện nay ở trong nước, trên các tờ báo công an cuả cộng sản có một người cũng tên là Đoàn Kế Tường, cũng dùng bút hiệu Đoàn Thạch Hãn, cũng có nguồn gốc xuất thân như đã kể ở trên, và đây mới là người mà chúng ta phải đề phòng qua những bài viết đầy ác độc cuả ông ta.

BĐQ Đỗ Như Quyên.
Mục đích của tôi khi post hai bài trên là cho bà con biết đến tên Việt gian Đoàn Thạch Hãn.

Đọc thêm: ( bên dưới >>> Đoàn Thạch Hãn. qua đời năm 2014)
Tháng Tám 7, 2012
Báo Đảng trong mấy ngày qua nện Khánh Ly với cường độ cấp tập bằng các cú đánh có thể gọi là “dưới đai”. Chắc ca sỹ không chịu cúi đầu nghe Đảng sai bảo nên Đảng đã nổi giận. Không ưa thì dưa cũng hóa giòi. Cây viết ăn lương của Đảng miệt mài khai quật đời tư của Khánh Ly với nhiều chi tiết tủn mủn (cũng có thể là được phát minh thêm) từ tận đẩu tận đâu để “bêu” ca sỹ này. Một bài viết sặc mùi “chế độ”.
Báo Giáo dục Việt Nam: Sự tráo trở của Khánh Ly
 
 (GDVN) – Giới bầu sô, các nhà tổ chức chương trình và nghệ sĩ ở hải ngoại đặt cho Khánh Lỵ hai biệt hiệu khá phổ biến “nữ hoàng xù show” và “ca sĩ nâng giá”.
Không phải là “Đặc công văn hóa văn nghệ” ở trong nước như lời BĐQ Đỗ Như Quyên cả vú lấp miệng em mà chính sự tráo trở thường xuyên của Khánh Ly đã khiến giới bầu sô, các nhà tổ chức chương trình và nghệ sĩ ở hải ngoại đặt cho Khánh Lỵ hai biệt hiệu khá phổ biến: “Nữ hoàng xù show” và “ca sĩ nâng giá”. Sự ồn ào của dư luận đã dẫn dắt giới truyền thông vào cuộc về vấn đề này.
Nhà báo Nguyễn Văn trong bài viết có tựa đề “Ca sĩ Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan nói chuyện với Viet Weekly” đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến những hành động lật lọng của Khánh Ly trong lĩnh vực ca hát.
Mở đầu bài báo này là những dòng mào đầu: LTS: Trong giới bầu show, nghệ sĩ, từ nhiều năm qua, vẫn có nhiều ý kiến về vấn đề ca sĩ Khánh Ly, mặc dù là tiếng hát hàng đầu tại hải ngoại, nhưng lại bị ‘tật” là hay tăng giá tiền cát-sê vào phút cuối, rồi bỏ show, nếu người bầu show đó không chấp nhân deal mới với người ca sĩ này.
Trong vấn đề này, Viet Weekly đã phóng vấn nhiều ca sĩ, bầu show và cả ca sĩ Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan, chồng chị và cũng là Manager show cho Khánh Ly để rộng đường dư luận. “Suốt bài báo, chỉ toàn những câu hỏi về các vụ đòi nâng giá vào phút chót và xù show của Khánh Ly”.
Cụ thể: Năm 2002, một bà bầu show tên Nga tổ chức show tại Majestic, đã nhờ ông Duy Thanh mời Khánh Ly và Khánh Ly đồng ý với giá lên 3.000 USD. Nhưng 10 ngày trước show diễn Khánh Ly nói với Duy Thanh nâng giá lên 5.000 USD?
Chuyện Khánh Ly bị một bầu show tại châu Âu thả xuống giữa đường vì đòi nâng giá. Trên xe nhiều người năn nỉ nhưng tay bầu show sau khi đã nhận lời mời với Lệ Thu, rồi các show của Dạ Lan, của Tú V.C… đều được hết Nguyễn Hoàng Đoan rồi Khánh Ly trả lời lấp liếm, quanh co. Xin đơn cử nguyên văn một câu hỏi và câu trả lời:
Viet Weekly: Còn việc về anh Trầm Tử Thiêng, nhiều người cho rằng cho đến phút cuối, theo di chúc của anh Trầm Tử Thiêng, gia đình đã không cho chị đến dự đám tang. Dư luận cho rằng, khi còn tại thế, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người đã môi giới chị với một show diễn bên Phi-Luật-Tân (Philippine-người viết) hát cho đồng bào bị nạn nghe…chị đòi giá là $3.000. Mọi người đồng ý, trước vài hôm lên đường, chị đã tăng giá lên $2.000. Trầm Tử Thiêng vì giữ thể diện, nên đã móc túi $2.000 trả cho chị. Sau đó quan hệ hai bên mất vui. Trầm Tử Thiêng không muốn nói chuyện với Khánh Ly nữa. Chị nghĩ sao về vụ việc này?
Khánh Ly: Về việc anh Trầm Tử Thiêng nó không đơn giản như mọi người nghĩ đâu. Tôi sẽ viết lại chuyện đó. Cho tôi không trả lời câu này. Tôi muốn viết chính xác hơn là những điều anh nghe vì có rất nhiều chi tiết trong đó dính líu đến tiền bạc, đến đủ thứ. Như vậy là chuyện di chúc của Trầm Tử Thiêng không cho Khánh Ly đến dự đám tang là có thật, nên Khánh Ly không đả động tới phần này trong phần trả lời. Nếu là chuyện không có, chắc chắn Khánh Ly đã phản ứng và đính chính ngay. Còn như Khánh Ly từ chối trả lời và nói sẽ viết lại sự thật, thì ai sẽ chứng minh sự thật đó, khi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã qua đời!
Dĩ nhiên, mỗi con người sống trên đời này đều có quyền phát biểu lập trường và chính kiến của mình. Vấn đề là phải chân thật với lòng mình. Còn như lập lờ, đánh lận con đen, tiền hậu bất nhất chỉ là kể lừa đảo.
Những năm tháng định cư tại Hoa Kỳ, Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan là một trong những người chống phá cách mạng bằng mồm hung hăng nhất. Nhưng năm 1996, khi về Việt Nam với lý do thăm người thân, có lẽ vì sợ bóng, sợ gió, Khánh Ly đã có nhiều phát biểu hoàn toàn ngược lại.
Bà ta nói: “Tôi rất hối hận, tôi muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường”. Khi được hỏi về động lực khiến Khánh Ly tham gia vào các chương trình ca nhạc mang tính khích động quần chúng của nhóm Hoàng Cơ Minh, bà ta trả lời: “Tôi tham gia vì ham vui, vì có tiền, chứ chẳng bao giờ tin vào Hoàng Cơ Minh cả”. Thế nhưng trở về Mỹ, Khánh Ly lại giở quẻ, tiếp tục tuyên bố hung hăng và tham gia vào các chương trình ca nhạc sặc mùi chống phá nhà nước.
Ngày 4/3/2000, Khánh Ly một mình về Việt Nam lần thứ hai, cũng với mục đích thăm gia đình. Gặp lại những nhà báo từng tiếp xúc với bà con trong lần về trước đây, bà ta lại chữa thẹn: “Dưới sức ép của các phe nhóm phản động, tôi phải hát cho các chương trình của họ. Nếu không sẽ bị coi là không xác định lập trường”.Và Khánh Ly lại hối hận, lại mong bà con thông cảm cho hoàn cảnh.
Về Mỹ, im lặng được một thời gian, ngày 13/1/2004, Khánh Ly lại kêu gọi thành lập hội “Ái hữu ca nhạc” và tẩy chay các nghệ sĩ trong nước sang Mỹ biểu diễn. Cũng trong lần về này, một hôm đến phòng trà Bạch Dương, nhiều người nhận ra Khánh Ly và yêu cầu bà ta hát cho họ nghe vài bài. Ngẫu hứng, Khánh Ly bước lên sân khấu và hát liền 3 bài.
Một bầu show có mặt tại phòng trà Bạch Dương đã hỏi Khánh Ly: “Mai mốt mời chị về hát, chị có ok không?” Như một quán tính, Khánh Ly nói ngay: “Mời tôi về trả cát-sê bao nhiêu?” Bầu show đáp: “Mỗi bài 2 triệu”.
Bất cứ ai, và ngay cả Khánh Ly cũng thừa hiểu 2 triệu tiền Việt Nam… Vậy mà khi về lại Mỹ, hết Khánh Ly, rồi Nguyễn Hoàng Đoan lại cường điệu với nhiều người: “Việt Nam trả 2 triệu USD tiền cát-sê để mời Khánh Ly về hát, nhưng chắc không có chuyện đó đối với tôi”. Chẳng ai lạ gì với tính cách lật lọng của Khánh Ly.
Trước đây, khi thấy thị trường ca nhạc trong nước còn èo uột, bà ta từng tuyên bố sặc mùi phản động: “Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi”. Nhưng mới đây, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC, Khánh Ly bộc bạch: “Về Việt Nam vẫn nằm trong mơ ước của tôi”.
Bà ta nửa úp nửa mở nói tiếp: “Hiện tôi chưa có ý định di chuyển hay thực hiện một chương trình nào đó ở xa, nên tôi cũng chưa nghĩ đến việc liệu việc về Việt Nam có khó khăn với tôi hay không. Nhưng tôi tin chắc là tôi xin phép về Việt Nam như mọi người khác để về thăm, chắc không có vấn đề gì”. Chẳng biết do suy nghĩ chủ quan, hay được gởi gắm tâm sự. Ca sĩ Thanh Tuyền nói: “Khánh Ly đã 67 tuổi rồi. Cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất quê hương mình. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn”.
Tôi nghĩ, chuyện Khánh Ly muốn về Việt Nam hát trong thời điểm này, chắc chẳng có gì trở ngại. Chỉ mong, lần này bà ta không lật lọng và ăn nói tiền hậu bất nhất, cuối cùng bài viết này, tôi muốn nói, dù ở đâu trên trái đất này, cái hay cần phải được ca ngợi, cái thiện phải được xiển dương và cái ác càng cần thiết được phê phán.
Hãy sòng phẳng như trường hợp của tay đấm lừng danh Mike Tyson, huyền thoại bóng đá Maradona và vua nhạc rock Michael Jackson. Mỗi người một lĩnh vực, nhưng họ đều là những siêu sao của thế giới. Vậy mà bên cạnh tài năng, những cái xấu của họ trong cuộc sống, cũng bị đem ra mổ xẻ một cách rạch ròi, không thương tiếc, mà chẳng thấy ai nói là bươi móc đời tư hết cả. Bởi đó là sự thật.
Đoàn Thạch Hãn
Sự thật tài năng và nhân cách của Khánh Ly
(GDVN) – Họ cư xử với con cái như thế thì làm sao có thể độ lượng với cuộc đời. Nhất là với Khánh Ly, người thường nói đến nhân nghĩa, theo kiểu đầu môi, chót lưỡi…
“Tôi viết về Khánh Ly đúng sự thật”
Sau bài viết: “Khánh Ly – Đa đoan một kiếp cầm ca”, tôi dự định sẽ không bao giờ đề cập đến vấn đề này nữa, nếu như một số ý kiến phản biện trên một số trang mạng truyền thông không đi quá xa bằng trí tưởng tượng và thiếu tôn trọng sự thật.
Chính vì lẽ đó, mới có thêm bài viết này, nhằm làm rõ hơn những gì tôi đã viết trong bài viết trước. Tôi cũng sẵn sàng đối thoại với những ai chú ý đến câu chuyện này một cách thẳng thắn và loại trừ những yếu tố chính trị ra ngoài. Bởi lẽ, đó không phải là mục đích của tôi.
Trước khi đi vào trọng tâm của bài viết này, tôi xin được có đôi lời với người ký tên BĐQ Đỗ Như Quyên, dưới bài phản biện có tựa đề: “Một nửa sự thật – Đoàn Thạch Hãn là ai?” được nhiều trang mạng đăng lại.
Tôi đồng ý một phần, chứ không hoàn toàn với ông Quyên là không nên moi móc đời tư của người khác. Bởi lẽ, những ai đã trở thành người của đám đông, phải hiểu rằng, công chúng ái mộ luôn đòi hỏi ở họ, tài năng phải đi đôi với nhân cách. Không thể bắt buộc công luận chỉ xiển dương cái hay của mình mà cố tình giấu nhẹm những cái xấu (nếu cái xấu đó là sự thật). Đó chính là sự sòng phẳng.
Thứ đến, ông Đỗ Như Quyên đã phê phán tôi bươi móc đời tư của Khánh Ly, nhưng ông lại bươi móc lý lịch của tôi một cách cẩu thả. Khác chăng, tôi viết về Khánh Ly hoàn toàn đúng sự thật. Còn ông, viết về tôi lại hoàn toàn hư cấu!
Tên người vợ cũ của tôi là Triều Giang, quản lý báo Sóng Thần chứ không phải là Thùy Dương, thư ký tòa soạn như ông nói. Trước đó, tôi đã làm phóng viên chiến trường từ lâu nên mới có cơ hội quen nhau và làm đám cưới (28/12/1972), chứ không phải tôi cưới bà ta để được nhận vào làm báo.
Những người thân dạo đó tham dự đám cưới của tôi có anh chị nhà văn Nhật Tiến, anh chị Đỗ Quý Toàn, những anh chị Lý Đại Nguyên, nhà văn Uyên Thao, Nhà văn Trùng Dương, nhà báo Lê Thiệp, nhà báo Nguyễn Tuyển, nhà báo Duy Nhân (phụ rể)… tất cả hiện đang sống tại Hoa Kỳ, và biết rất rõ chuyện này.
Bà Triều Giang, sang định cư tại Mỹ năm 1977, chứ không phải 1975, hiện là Chủ tịch Hội bảo tồn văn hóa VN tại Hoa Kỳ, đã có chồng khác và từ đó đến nay, chúng tôi hoàn toàn không liên lạc với nhau, chứ bà ta chưa về Việt Nam tìm tôi lần nào như ông nói.
Điều láo toét hơn cả là ông viết năm 1978, ông gặp tôi tại ngã 7 Sài Gòn. Lúc bấy giờ tôi hợp tác với công an, có nhiệm vụ làm cò mồi, lùng sục để bắt những người phản động. Cũng vào năm đó, ông lại phịa ra chuyện gặp tôi và Huỳnh Bá Thành tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Xin thưa với ông Quyên năm 1978 làm gì có báo CATP và đến năm 1989, ông Huỳnh Bá Thành vẫn còn là Phó Tổng Biên tập.
Ông muốn kiểm chứng từ năm 1975 đến năm 1985 tôi ở đâu? Làm gì? Quá dễ. Ông tìm đọc hồi ký của nhà văn Duyên Anh, hoặc cứ hỏi một số người hiện đang sinh sống tại Mỹ với ông, như: Anh chị Trần Dạ Từ – Nhã Ca, Sơn Điền, Nguyễn Viết Khánh, họa sĩ Hồ Thành Đức, Uyên Thao, Lý Đại Nguyên, nhà báo Đinh Quang Anh Thái (báo Người Việt)… sẽ rõ. Ngay nhân thân và lý lịch của tôi cũng bị ông thay đổi hoàn toàn! Tôi không hiểu tại sao, ông lại có thể trơ trẽn và bất cố liêm sỉ đến như vậy?
Khánh Ly- Nguyễn Hoàng Đoan có còn tình người?
Trở lại vấn đề Khánh Ly, nếu nói về tài năng, thì Khánh Ly là một trong những giọng hát hàng đầu của Việt Nam, kể từ khi nền tân nhạc ra đời vào những năm giữa thập niên 30 của thế kỷ trước và cho đến nay.
Không chỉ thành công vượt bực với nhạc Trịnh Công Sơn, đã gắn liền với tên tuổi bà ta, mà Khánh Ly còn đi vào lòng người với dòng nhạc tiền chiến của Văn Cao, Phạm Duy, Tô Vũ, Đoàn Chuẩn… Tiếc thay, tài năng đó, hoàn toàn đi ngược lại với những gì Khánh Ly thể hiện trong cuộc sống.
Năm 1975, Khánh Ly đã ly dị với người chồng thứ hai là Đại úy biệt kích Mai Bá Trác bằng một kỷ niệm còn ăn sâu trong ký ức của người Sài Gòn dạo đó: Trận đánh ghen của Đại úy Trác và Trung tá Thủy quân lục chiến Đỗ Hữu Tùng (ai không tin cứ hỏi Khánh Ly).
Sau đó, trên đường di tản, Khánh Ly gặp Nguyễn Hoàng Đoan, một nhà báo Sài Gòn, được biết đến nhờ phóng sự không biết xếp vào loại nào: “Con ma vú dài” trên báo Hòa Bình. Lúc bấy giờ, Khánh Ly được coi là độc thân, còn Nguyễn Hoàng Đoan thì chạy trốn vợ là nhà báo Lam Thiên Hương và hai con gái để ra đi một mình cho rảnh tay.
Từ đó, họ thành vợ chồng với nhau. Điều này cũng là chuyện bình thường. Nhưng không bình thường một chút nào cả, khi suốt gần 40 năm qua, Lam Thiên Hương vẫn ở vậy, một mình lủi thủi nuôi hai con, giờ đã ngoài tuổi 40 trong cơ cực túng thiếu, có lúc không đủ cơm ăn, phải nhờ vả bè bạn. Ba mẹ con đùm bọc lấy nhau trong nghèo khó, không nỡ rời nhau nên không cô nào có được tấm chồng!
Chính xác là suốt 37 năm dài đó, Nguyễn Hoàng Đoan chỉ có 3 lần gửi tiền về phụ giúp, mỗi lần được 1.000 USD, và gần 10 năm nay thì bặt vô âm tín. Theo lời của Lam Thiên Hương, cặp Khánh Ly – Nguyễn Hoàng Đoan thủ đoạn ngay cả với con cái.
Trong ba lần gởi tiền về đó, Lam Thiên Hương có ký nhận, và Khánh Ly – Nguyễn Hoàng Đoan đã lấy giấy ký nhận đó phô trương với nhiều người, họ thường xuyên gởi tiền về để nuôi con?!
Từ lâu, nhiều bạn bè từ Mỹ về, khuyên mẹ con Lam Thiên Hương đừng trông mong gì nữa, hãy lo làm ăn mà nuôi thân. Họ nói: “Nguyễn Hoàng Đoan cũng không đến nỗi tệ như thế, nhưng do Khánh Ly không muốn ông ta dính líu đến con riêng, nên đành chịu!”
Điều này rất khả tin, vì năm 1996, nhân chuyến về Việt Nam đầu tiên của vợ chồng Khánh Ly – Nguyễn Hoàng Đoan, họ chỉ gặp 2 con gái riêng của Đoan một lần duy nhất, trong một khoảng thời gian rất ngắn. Bà “dì ghẻ” Khánh Ly lên tiếng: “Ba và dì về đây rất bận rộn. Hơn nữa đi đâu cũng có công an theo dõi nên không tiện gặp các con thêm lần nữa”. Thế là chia tay! Thử hỏi: Nếu thật có công an theo dõi mà thấy cha con gặp nhau thì đã sao? Âu cũng chỉ là cái cớ!
Đi là biệt tăm, biệt tích. Gần 10 năm trước đây, biết mẹ con Lam Thiên Hương quá khổ, một người bạn tên là Huỳnh Thành Mỹ, đã cho đăng trên một tờ báo Việt Ngữ tại California, lá thư kêu cứu của bà ta, nhờ bạn bè cứu giúp.
Đến lúc đó, Nguyễn Hoàng Đoan, rồi Khánh Ly mới liên tục gọi điện thoại cho Lam Thiên Hương với lời lẽ ngọt ngào: “Báo chí bên này chuẩn bị đánh anh và Khánh Ly vì chuyện em và hai con. Em liệu chừng liên hệ với họ ngưng lại, giúp anh. Lúc nào anh cũng nghĩ đến em và các con!”
Chỉ yêu thương bằng lời thôi, chứ một đồng xu cũng không có. Ông Huỳnh Thành Mỹ phải bỏ tiền túi và vận động vài bạn bè gởi cho Lam Thiên Hương 300 USD. Gần đây, Lam Thiên Hương bị bỏng nặng, hai con gái thì công việc làm không ổn định. Thấy hoàn cảnh quá bi đát, một nữ ca sĩ thường xuyên đi về giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã đến gặp Khánh Ly – Nguyễn Hoàng Đoan nói rõ sự tình, nhưng bị cả hai từ chối với lý do: Không có tiền!
Người nữ ca sĩ đó, với tình người chan chứa đã bỏ ra 200 USD để giúp đỡ mẹ con Lam Thiên Hương, như bà đã từng giúp đỡ nhiều lần. Người con gái lớn của Nguyễn Hoàng Đoan là Nguyễn Hoàng H.G thì coi như mình không có cha. Còn cô gái út Nguyễn Hoàng Đoan T… nhiều lần nói với bạn bè của cha mẹ còn ở lại Việt Nam bằng dòng nước mắt: “Mỗi lần nhớ ba, con gọi điện thoại sang Mỹ, mà gặp mẹ Khánh Ly bắt máy, mới nghe tiếng bà là cúp ngay. Còn may mắn gặp ba thì ba chỉ nói vài câu qua loa, rất lạnh nhạt, rồi viện lý do bận công việc và cũng cúp!”
Lam Thiên Hương từng đặt câu hỏi với một vài người quen thân của Khánh Ly – Nguyễn Hoàng Đoan từ Mỹ về: “Tại sao ông Đoan đã bảo lãnh hết anh em ruột ở Hố Nai sang Mỹ định cư mà những năm khó khăn, bà ta yêu cầu ông Đoan bảo lãnh một trong hai con gái thì bị từ chối?” Câu trả lời:”Khánh Ly ích kỷ nên không muốn!”. Có người còn nặng nề hơn: Khánh Ly quá độc ác!”
Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ cho bất cứ ai còn có chút lương tâm đánh giá về tấm lòng của Khánh Ly – Nguyễn Hoàng Đoan. Họ cư xử với con cái như thế thì làm sao có thể độ lượng với cuộc đời. Nhất là với Khánh Ly, người thường nói đến nhân nghĩa, theo kiểu đầu môi, chót lưỡi.
http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Su-that-tai-nang-va-nhan-cach-cua-Khanh-Ly/2131520945/235/
oOo
Khánh Ly về nước biểu diễn
Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép cho nữ ca sĩ hải ngoại về nước biểu diễn ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM trong tháng 11.
> Khánh Ly: 'Mối quan hệ giữa tôi và anh Sơn rất thánh thiện'
Ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng phòng Quản lý Biểu diễn Cục Nghệ thuật Biểu diễn, cho VnExpress.net biết chiều 24/9/2012, Cục đã ký giấy phép đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly về nước biểu diễn. Đơn vị tổ chức các đêm nhạc Khánh Ly là Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao. Sự kiện diễn ra tháng 11 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.
Năm 2011, Phạm Duy từng úp mở về khả năng Khánh Ly sẽ trở về hát trong liveshow mừng sinh nhật 90 tuổi của ông. Nhưng nữ ca sĩ chưa thể thực hiện được điều này. Vì thế, cách đây hơn một tháng, khi tin Khánh Ly sắp về nước biểu diễn râm ran, nhiều khán giả bày tỏ sự quan tâm vì họ sắp được tái ngộ giọng hát mình yêu thích.
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn là hai cái tên không thể tách rời trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn là hai cái tên không thể tách rời trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Có một thời, giọng hát Khánh Ly được nhận xét là đậm chất liêu trai, ma mị. Bà hát ca từ rất rõ ràng mà vẫn mềm mại, đẹp buồn mà không bi lụy. Khánh Ly thật sự nổi danh với những giai thoại xung quanh mối quan hệ của bà với nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Bà từng nói: "Mối quan hệ giữa Trịnh Công Sơn với tôi kéo dài quá lâu, một sự gắn bó như định mệnh. Trịnh Công Sơn có thể có những giây phút không nhớ đến tôi, nhưng riêng tôi lúc nào cũng nhớ đến anh. Bởi như tôi đã nói, anh là một nửa đời sống của tôi".
Độc giả Truong An từng chia sẻ với VnExpress.net cảm nhận về giọng hát Khánh Ly: "Nhạc Trịnh Công Sơn và giọng ca Khánh Ly đã đi vào lòng tôi... Đối với tôi, nếu chưa nghe, hiểu, và cảm các bài trong Ca khúc Da vàng thì chưa bao giờ biết đến nhạc Trịnh. Những ca khúc ấy đã gắn liền tên hai người trong những đêm Hát cho dân tôi nghe của phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn. Những bài hát đã đưa hình ảnh của chàng trai kính cận với guitar thùng thành nhạc sĩ của giới sinh viên, trí thức phản chiến, đưa tên tuổi của Khánh Ly vượt ra khỏi phạm vi quán nhỏ của Đà Lạt".
Sau năm 1975, nữ ca sĩ theo gia đình sang Mỹ định cư. Từ đó đến nay, bà về nước hai lần nhưng chủ yếu để thăm gia đình chứ không biểu diễn. Năm 2005, trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC của Anh ở Mỹ, Khánh Ly cho biết, về Việt Nam luôn là ước mơ nằm trong trái tim bà.
Hiện bà sống cùng gia đình tại Cerritos California, Mỹ. Sau hai lần hôn nhân đổ vỡ, Khánh Ly lập gia đình với cựu nhà báo, nhà văn Nguyễn Hoàng Đoan. Khánh Ly có 4 người con, 2 trai 2 gái, đều đã trưởng thành.
Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6/3/1945. Bà xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu năm 1959 và trở thành ca sĩ chuyên nghiệp năm 1962 khi ở tuổi 17. Lần đầu Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là năm 1964, khi bà đang hoạt động ca hát ở Đà Lạt. Lúc đó, nhạc sĩ họ Trịnh mời bà về Sài Gòn hát nhưng vì chưa muốn rời Đà Lạt, bà từ chối. Năm 1967, Khánh Ly gặp lại Trịnh Công Sơn ở Sài Gòn và từ đây bắt đầu một trong những sự hợp tác nghệ thuật, theo BBC, là nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Trước Khánh Ly, các nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ thành danh ở hải ngoại cũng đã trở về nước hát cho khán giả quê nhà, trong đó có Elvis Phương, Đức Huy, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Giao Linh, Từ Công Phụng, Thanh Tuyền, Hương Lan. Lớp nghệ sĩ trẻ hơn như: MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Phi Nhung, Linda Trang Đài, Trường Vũ, Quang Lê, Hoài Linh, Jimmy Nguyễn... thường xuyên hoạt động nghệ thuật ở Việt Nam. Gần đây nhất, ca sĩ Chế Linh cũng tổ chức đêm nhạc ở Hà Nội.
Thoại Trâm
 Phạm Duy, Nguyễn Ánh 9 vui khi Khánh Ly về nước hát
Nguyễn Ánh 9 hy vọng giá vé đêm nhạc Khánh Ly ở VN không cao. Còn Phạm Duy tiếc khi nữ danh ca về hát khi Trịnh Công Sơn đã qua đời.
> Danh ca Khánh Ly về nước biểu diễn

Nhạc sĩ Phạm Duy cho VnExpress.net biết, vài tháng trước, ông được con rể là ca sĩ Tuấn Ngọc cho biết có thể Khánh Ly sẽ về nước hát. Giờ biết nữ ca sĩ đã được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép, ông nói: "Tôi rất mừng. Điều này cho thấy, câu châm ngôn 'Chim bay về tổ, cá lội về nguồn' là đúng với tất cả mọi người. Đây cũng là bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc. Lẽ dĩ nhiên, việc trở về của Khánh Ly có gặp ít nhiều khó khăn. Nhưng cuối cùng mọi sự cũng đều được giải quyết. Chỉ tiếc là khi cô ấy trở về quê hương thì Trịnh Công Sơn đã qua đời!".
Tác giả ca khúc Ngày trở về nhận xét, Khánh Ly có chất giọng alto, trầm buồn, rất phù hợp với nhạc Trịnh Công Sơn. "Có thể nói nhạc Trịnh nhờ vào Khánh Ly mà được phổ biến mạnh mẽ", ông nói.
Phạm Duy (thứ hai trừ trái qua) và ca sĩ Khánh Ly (phải) nhiều lần cùng đứng chung trên sân khấu.
Phạm Duy có nhiều kỷ niệm gắn bó với nữ danh ca. Sau năm 1975, khi vừa qua Mỹ, ông từng mời Khánh Ly hát chung với gia đình ở tiểu bang Connecticut. Phần lớn những bài tâm ca của Phạm Duy đều được Khánh Ly thu đĩa audio, CD với hòa âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thiện. "Những bài hát đó nghe rất hay vì phù hợp với giọng ca Khánh Ly. Có bài tôi hát chung với Khánh Ly mà bản thân tôi nghe đi nghe lại hoài không chán lỗ tai!", nhạc sĩ kể.
Hiện sức khỏe của Phạm Duy không được tốt nên ông không dám nói chắc chắn là sẽ đi nghe Khánh Ly hát khi bà về nước biểu diễn ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM vào tháng 11 tới. Ông cho rằng, giọng hát Khánh Ly đã để lại dấu ấn một thời. "Nghe Khánh Ly hát, có thể khán thính giả được sống lại một thời. Và chỉ cần thế thôi...", Phạm Duy bày tỏ.
Khi biết tin Khánh Ly về nước hát, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng rất mừng.
“Hồi đầu năm, tôi có nghe tin anh Sơn chủ phòng trà Đồng Dao mời Khánh Ly về nước hát nhưng chờ mãi không thấy gì. Sáng nay đọc báo mới biết mong ước đã thành sự thật. Khánh Ly phải về nước để khán giả được nghe chứ. Hơn nữa, âm nhạc Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã gắn bó liền với nhau. Mong cô ấy đủ sức khỏe để biểu diễn phục vụ quần chúng ba miền” - Nguyễn Ánh 9 chia sẻ.
Ông cũng hy vọng có cơ hội gặp lại người bạn tri kỷ. “Nếu giá vé không quá cao, tôi sẽ đến xem. Còn như vượt quá mức tiền túi cho phép, tôi đứng ngoài ngó cũng được” - Nguyễn Ánh 9 cười vui.
Ca sĩ Khánh Ly.
Ca sĩ Khánh Ly khi còn trẻ.
Chia sẻ về người tri kỷ một thời, Nguyễn Ánh 9 thật thà: “Tôi chưa từng đến nhà Khánh Ly nhưng lần này, nếu thuận tiện, nhất định tôi sẽ mời cô ấy đến nhà tôi chơi. Tôi chỉ sợ đảo lộn thời khóa biểu của cô ấy vì Khánh Ly về nước biểu diễn theo lịch của một công ty. Nếu Khánh Ly còn nhớ tới Nguyễn Ánh 9 thì anh em tìm nhau hàn huyên cho vui. Còn vui hơn nữa là nếu cô ấy không chê, rủ tôi đệm đàn chung trong một chương trình nào đó. Khi ấy, tôi sẵn sàng đem hết sức mình ra phục vụ”.
Người đầu tiên đưa đẩy Nguyễn Ánh đến sáng tác chính là Khánh Ly. Năm 1970, phía Nhật mời Nguyễn Ánh - Trịnh Công Sơn - Khánh Ly sang biểu diễn. Trịnh Công Sơn vì trục trặc giấy tờ quân dịch không thể đi. Sang đó, Ban tổ chức yêu cầu Nguyễn Ánh không được dùng piano mà phải dùng guitar cho đúng kiểu nhạc Trịnh. Rồi nhân lần Khánh Ly hỏi về mối quan hệ với người cũ, ông mới cao hứng ôm đàn mà hát: “Không, không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa” - nhờ thế mà nhạc phẩm nổi tiếng Không đã ra đời.
Hầu như sáng tác của Nguyễn Ánh 9 đều lấy cảm hứng từ người tình đầu tiên, riêng chùm ca khúc Cô đơn, Bơ vơ, Tiếng hát lạc loài là dành tặng Khánh Ly. Bơ vơ kết bằng đoạn: “cô đơn, bơ vơ, tiếng hát lạc loài” - cô đơn cho Nguyễn Ánh, bơ vơ chung cho hai người, còn tiếng hát lạc loài là dành Khánh Ly. “Khi tôi viết bài Cô đơn, người ngoài hiểu đó là cô đơn trong tình yêu, người trong nghề hiểu đó là sự cô đơn trong nghề nghiệp, khi không còn người chia sẻ với mình. Anh em sống gần nhau, có thể có những tình cảm trên mức bình thường một chút nhưng nhìn nhau là đủ rồi. Sau mấy chục năm gặp lại, cũng chỉ cần cầm tay là có thể hiểu hết những gì muốn nói. Những cái trên tình yêu đã trở thành tri kỷ” - Nguyễn Ánh 9 rưng rưng.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hy vọng có dịp đệm đàn cho Khánh Ly khi bà hát trong nước.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hy vọng có dịp đệm đàn cho Khánh Ly khi bà hát trong nước. Ảnh: Ngọc Trần.
Khi Khánh Ly sang Mỹ, mỗi lần nhạc sĩ tới đất nước cờ hoa lưu diễn, hai người mới có dịp gặp nhau. Ngoài đứng chung trên sân khấu chỉ là những lần café ngắn ngủi, chia sẻ chuyện âm nhạc, chuyện gia đình và chuyện về người bạn chung Trịnh Công Sơn. Lần gặp gần nhất của hai ông bà là tại liveshow Thúy Nga Paris by night năm 2007, khi ấy, Khánh Ly hát lại Mùa thu cánh nâu của Nguyễn Ánh 9. Tuy vậy, trong cuộc sống, thông qua những người bạn chung, Khánh Ly và Nguyễn Ánh 9 vẫn nắm thông tin về nhau, từ chuyện Khánh Ly hát bài gì, sức khỏe ra sao tới chuyện Nguyễn Ánh 9 có sáng tác nào mới, tổ chức đêm nhạc ở đâu…
Nhiều nghệ sĩ cũng bày tỏ sự quan tâm và mong đợi khi biết tin nữ danh ca sắp về nước hát. Nhạc sĩ Nguyễn Hà lên facebook chia sẻ điều này. "Hôm nay nhiều người trên facebook chào đón tin giọng hát đặc biệt Khánh Ly sẽ hát tại Việt Nam. Nhớ lại ngày bé khoảng 3-4 tuổi cứ nghe đi nghe lại cuốn băng Sơn Ca 7, Bài Không tên số 7 bằng cái máy nghe nhạc mono nhỏ xíu không còn nhớ hiệu gì...", Nguyễn Hà chia sẻ hoài niệm về giọng hát một thời.
Nữ danh ca Ánh Tuyết cũng bày tỏ niềm vui. Chị cho biết, từ năm 2007, chị đã rất muốn mời Khánh Ly về phục vụ khán giả trong nước. Theo Ánh Tuyết, Khánh Ly có một chất giọng sống theo thời gian và năm tháng mà không phải ca sĩ nào cũng có được. Từ năm 7-8 tuổi, Ánh Tuyết đã nghe Khánh Ly hát vì các anh trai của chị đều mê giọng hát bà.
Từng vài lần đứng chung sân khấu biểu diễn với Khánh Ly khi sang Mỹ hát, Ánh Tuyết chia sẻ: "Tiếng hát của Khánh Ly mộc mạc, chân phương, đầy cảm xúc... chính điều này khiến những nhạc phẩm chị trình bày sống lâu dài trong lòng nhiều thế hệ khán giả Việt Nam. Đến nay, dù ở tuổi xấp xỉ 70, chất giọng Khánh Ly vẫn còn đầy sức hút". 

Khánh Ly không nhận cát xê khi về nước hát
Ông Sơn - chủ phòng trà Đồng Dao (công ty TNHH giải trí Đồng Dao), đơn vị mời Khánh Ly về nước biểu diễn sắp tới - cho biết từ lâu nữ danh ca đã mong muốn chương trình kỷ niệm 50 năm đời ca hát của mình được tổ chức trong nước. (Bà bước lên sân khấu vào tháng 11/1962).
Ông Sơn tiết lộ, nữ danh ca không đặt vấn đề tiền thù lao khi về nước hát dịp này.
Hiện đơn vị tổ chức lẫn ca sĩ Khánh Ly vẫn chưa có kịch bản cụ thể cho 4 đêm diễn sắp tới ở Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Việc chọn đạo diễn dàn dựng chương trình, giá vé, địa điểm cụ thể... được nhà tổ chức khởi động từ ngày 25/9.
"Chúng tôi sẽ tính toán, cân nhắc giá vé để sao cho mọi người đều có thể đến được với chương trình. Có thể mức giá dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng", ông Sơn nói.
Chương trình dự kiến diễn ra với sự tham gia của những ca sĩ khách mời là: Elvis Phương, Tuấn Ngọc và Hà Anh Tuấn. Khánh Ly sẽ hát hơn 20 ca khúc đã được phổ biến trong nước. 
Khánh Ly phủ nhận chuyến trở về trình diễn tại Việt Nam vào tháng 11 tới
Tối ngày 24 tháng 9, nhật báo Cali Today là cơ quan truyền thông đầu tiên đã có dịp tâm tình với ca sĩ Khánh Ly về nhiều vấn đề liên quan đến các bản tin nói trên.
Trong cuộc trao đổi này, Khánh Ly nói rằng “không biết câu chuyện ra làm sao, không hề có chuyện về Việt Nam hát vào tháng 11 này, vì rất là bận ở đây, từ nay đến Tết. Trong tháng 11, nào là hát cho cha Trịnh Tuấn Hoàng, cho chùa bên Na Uy,…”
Tuesday, 25 September 2012 20:48
Cali Today News – Dạo gần đây, chuyện Khánh Ly về Việt Nam hát đã và đang gây ồn ào trong dư luận. Chuyện về Việt Nam của Khánh Ly thì không lạ, vì báo chí từng đưa tin rằng Khánh Ly đã về Việt Nam hai lần thăm gia đình và người thân trước đây. Thế nhưng, lần này tin tức ồn ào vì Khánh Ly được Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch của Việt Cộng cho phép về Việt Nam chính thức trình diễn vào tháng 11 tới tại 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẳng và Sài Gòn.
Vào dịp này, báo chí trong nước viết khá nhiều về ca sĩ Khánh Ly, mà trong những bài viết đó, có không ít nội dung nhằm bêu xấu Khánh Ly trong nhiều phương diện, nhất là về lãnh vực nhân cách, bất nhất trong đối nhân xử thế, hay chống đối lại đất nước,… qua hàng loạt bài viết như trong bài “Sự thật tài năng và nhân cách của Khánh Ly” trên báo Giáo Dục Việt Nam, số ra ngày Thứ ba 07/08/2012; hay qua bài “Sự tráo trở của Khánh Ly” số ra ngày thứ ba 07/08/2012;…
Trong một bài viết gần đây, cũng trên báo Giáo Dục Việt Nam, số ra ngày thứ hai 13/08/2012, dưới tựa đề “Khánh Ly có đáng được 'hưởng hạnh phúc' như Chế Linh?” thì báo này còn đưa ra những nhận định như sau:
“Gần đây, giới bầu show tại Việt Nam và cả Hoa Kỳ đã rộ lên thông tin Khánh Ly sắp về hát. Nếu nguồn tin này đúng với sự thật thì những nhà tổ chức nên cân nhắc đối với con người "tiền hậu bất nhất” này"… Điều đáng nói ở đây, với những gì Khánh Ly đã hành xử, liên quan đến hoạt động nghệ thuật có đủ để cho các nhà tổ chức tin cậy. Ví như, vì một khoản cát-xê nào đó, được Khánh Ly coi như là một cú vét cuối đời, chấp nhận về Việt Nam biểu diễn. Nhưng khi quay lại nước Mỹ, liệu bà ta có tuyên bố hung hăng như đã từng xảy ra hay không? Sự tráo trở của Khánh Ly, có thể chỉ là khuynh hướng của một con người sống theo kiểu “gió chiều nào ngả theo chiều nấy”. Đơn cử, năm 2000 khi về Việt Nam thăm gia đình lần thứ hai. Khi được hỏi cảm tưởng những ngày ở Việt Nam như thế nào, Khánh Ly trả lời: “Vui lắm, thoải mái lắm. Chỉ riêng lĩnh vực ca nhạc thôi, ở Mỹ làm sao mà tổ chức được một live show. Hầu hết đều hát trong phòng trà, nhà hàng ăn, trong sòng bạc. Còn ở Việt Nam, tôi thấy ca sĩ làm live show rất tự do. Hôm đi ăn với mấy người bạn tại nhà hàng Bạch Dương trên đường Lê Quý Đôn, nhiều người nhận ra tôi,yêu cầu tôi hát, và tôi đã hát liền một lúc 3 bài”.
Thế nhưng, ngày 13/1/2004, tại Mỹ, Khánh Ly đã hô hào lập hội “Ái hữu ca nhạc” và kêu gọi tẩy chay nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại biểu diễn. Đã từng hai lần về Việt Nam, phần nào đã tiếp xúc, đã hiểu cuộc sống và sinh hoạt của ca sĩ trong nước, hầu hết là lớp đàn em, đàn cháu của mình. Khánh Ly cũng đã từng phát biểu hết sức tốt đẹp về họ, thì tại sao Khánh Ly lại hành xử như vậy?
Một ca sĩ nỗi tiếng đã nhận định: “Đó chỉ là sự tranh ăn,được núp dưới chiêu bài chính trị”. Tính minh bạch và lòng tự trọng đã bị đồng tiền bào mòn đến mờ mắt, khi Khánh Ly thường xuyên “xù show” vào phút chót để nâng giá cát-xê, đã từng bị báo chí hải ngoại đặt thẳng vấn đề. Sự lật lọng được Khánh Ly đem ra ứng xử với ngay cả nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người bà ta luôn nhắc đến bằng hai chữ ân tình. Phải có một điều gì đó thật cay đắng, khiến nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng phải phẫn nộ đến độ phút cuối cuộc đời , ông còn để lại lời trối trăn cho gia đình, cấm cửa không cho Khánh Ly đến dự đám tang.
…Hiện nay dư luận trong nước, và giới truyền thông hải ngoại đang xôn xao về nguồn tin Khánh Ly sắp về Việt Nam biểu diễn. Điều này, trùng khớp với lời bộc bạch mới nhất của Khánh Ly trong một bài phỏng vấn của đài BBC: “Về Việt Nam vẫn nằm trong mơ ước của tôi”. Và bà ta buông những lời thăm dò, theo kiểu thả mồi, bắt bóng: “Hiện tôi chưa có ý định di chuyển, hay thực hiện một chương trình nào đó ở xa. Nên tôi cũng chưa nghĩ đến việc liệu việc về Việt Nam có khó khăn với tôi hay không. Nhưng tôi tin chắc là tôi xin phép và về Việt Nam như mọi người khác đã về thăm, chắc không có vấn đề gì”.
Khánh Ly giả vờ ngây ngô trong cách nói, cứ y như bà ta chưa về Việt Nam lần nào cả. Vậy hai lần trước Khánh Ly về thăm quê như mọi người, có ai làm khó dễ gì đâu mà còn chắc với không chắc. Tại sao Khánh Ly không nói thẳng ra lần này tôi muốn về hát tại Việt Nam có khó khăn với tôi hay không? Mà cứ lập lờ, đánh lận con đen. Hơn nữa, ca sĩ Thanh Tuyền còn khẳng định: “Khánh Ly đã 67 tuổi rồi, chị ấy mong được về nước hát trên mảnh đất quê hương của mình. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn”. Không thấy Khánh Ly có phản ứng gì với những lời của ca sĩ Thanh Tuyền. Sự im lặng đó, cũng có nghĩa là đồng tình.
Thế nhưng, báo chí hải ngoại lại nói khác: “Trong vòng thời gian qua, có nhiều lời đồn là Khánh Ly sẽ về Việt Nam biểu diễn từ Nam chí Bắc. Nhưng theo báo Viet Weekly cho hay lời đồn đó không đúng, và người nhà Khánh Ly đã khẳng định lại lập trường chống đối nhà nước Việt Nam của Khánh Ly. Cũng theo người nhà Khánh Ly: “Một năm nay, ít nhất có 10 lời mời chính thức từ phía Việt Nam, xuất phát từ các công ty liên doanh, tư nhân về ngành giải trí đã “ướm lời” mời Khánh Ly, tham gia chính thức hoặc bán chính thức vào một số hoạt động ca nhạc, văn nghệ, phim ảnh mang tính cách văn hóa trong nước.Tuy nhiên, chúng tôi từ chối mọi lởi mời rất hấp dẫn này. Vì chúng tôi không thể làm ngược lại những gì Khánh Ly đã từng tuyên bố trước đây”.
Thật ra, Khánh Ly vẫn thường làm ngược lại những gì mà bà ta từng bày tỏ, miễn là việc làm ngược đó đẻ ra lợi nhuận cho bà.
Nhiều nhà tổ chức chương trình, muốn mời Khánh Ly về Việt Nam biểu diễn là có thật. Nhưng ít nhất có khoảng 10 lời mời chính thức thì phải xét lại. Bời lẽ ở trong nước, lấy đâu ra 10 đơn vị tư nhân, hoạt động liên quan đến nghệ thuật có đủ khả năng thực hiện những chương trình lớn như thế? Hơn nữa, tại sao Khánh Ly không lên tiếng, như đã lên tiếng chính thức với đài BBC, hoặc đính chính lời nói của ca sĩ Thanh Tuyền, mà phải dở chiêu “theo lời người nhà”. Phải chăng đó cũng là một kiểu tung hứng để làm giá. Vì theo nguồn tin đáng tin cậy, thì việc về Việt Nam đã được Khánh Ly đồng ý, vấn đề còn lại chỉ là sự kì kèo giá cả mà thôi!
Chưa gì mà đã trống đánh xuôi, kèn thổi ngược một cách ồn ào như thế. Liệu khi mọi thứ đã thành sự thật biết Khánh Ly có còn lật lọng hay không? Đó là điều mà các nhà tổ chức cần nên cân nhắc…” (ngưng trích)
 Khánh Ly được cấp phép về Việt Nam biểu diễn
Báo Thanh Niên Online trong số ra ngày 24 tháng 9, năm 2012 đã chạy một bản tin với tựa đề trên đây, như sau:
“Chiều qua 24.9, Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ VH-TT-DL vừa ký giấy phép (số 691/NTBD-PQL) đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly tham gia biểu diễn trong 4 chương trình do Công ty TNHH giải trí Đồng Dao tổ chức tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Lần trở về, gặp gỡ khán giả trong nước đầu tiên sau hơn 30 năm xa quê này cũng là dịp kỷ niệm 50 năm ngày Khánh Ly bước chân vào con đường ca hát (11.1962 -11.2012).
Theo nhà tổ chức, chương trình đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 11, với sự tham gia của những khách mời: Elvis Phương, Tuấn Ngọc và Hà Anh Tuấn. Sẽ có khoảng 28 ca khúc được chọn thể hiện, hầu hết đều đã được phổ biến tại VN. Đáng nói, trong 2 nhạc phẩm của nhạc sĩ Vũ Thành An (theo dự kiến của kịch bản), có một sáng tác vừa được nhạc sĩ viết tặng Khánh Ly.
Ban tổ chức đang chuẩn bị thủ tục xin phép từ phía nhạc sĩ, cũng như Cục Nghệ thuật biểu diễn để có thể giới thiệu đến công chúng trong chương trình này.”… (ngưng trích)
 Ngay sau khi tin trên được báo chí Việt Nam loan tải, báo chí hải ngoại cũng đã bàn tán xôn xao về tin này.
Diễn Đàn Mẫu Tâm đã không chỉ đăng tin trên mà còn trích đăng nhiều bài viết nói trên từ trong nước viết bài nói về nhân cách, cá tính, tính tình bất nhất, và nhiều chuyện khác như chuyện gia đình, đồng nghiệp, tình cảm của Khánh Ly. Đúng là 1,001 chuyện xấu về Khánh Ly.
 Đài RFA, trong bài viết “Ca sĩ Khánh Ly sắp về hát tại Việt Nam” trong bản tin ra ngày 25 tháng 09, đã viết như sau:
“Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vừa chính thức cấp giấy phép cho nữ ca sĩ Khánh Ly được về Việt Nam biểu diễn.
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vừa chính thức cấp giấy phép cho nữ ca sĩ Khánh Ly được về Việt Nam biểu diễn.
Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL kiêm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn nói với báo chí về tin này hồi sáng nay.

Khánh Ly: ‘Chống đối cũng là tự nhiên’

Cập nhật: 15:25 GMT - thứ tư, 26 tháng 9, 2012
Khánh Ly
Danh ca Khánh Ly trò chuyện với BBC ngày 24/9/2012
Khánh Ly, danh ca nổi tiếng và hiện tiếp tục theo đuổi sự nghiệp ca hát sau năm thập niên, nói rằng bà rất muốn về Việt Nam trình diễn.
Bà chia sẻ với BBC trong cuộc phỏng vấn vào ngày 24/09/2012 tại Fountain Valley, Nam California, và cũng bình luận về khả năng đối diện việc bị phản đối. Phỏng vấn này không liên quan tới các thông tin mới đây trên báo trong nước về khả năng Khánh Ly có thể về nước biểu diễn hay không.
BBC: Một số ca sỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ đã bị phản đối, bị gièm pha vì đã về Việt Nam hát. Nếu ca sỹ về Việt Nam diễn thì việc phản đối như vậy là khả năng khó tránh khỏi?
Khả năng bị chống đối là điều tự nhiên. Nếu không có chống đối, nếu không có những phản ứng đó thì tôi nghĩ đó là điều không thật. Nó phải có những điều như vậy.
Có nhiều người nói với tôi đó là cái Việt Nam tính. Nhưng tôi lại thấy không chịu cái chữ Việt Nam tính đó. Bởi vì không phải người nào cũng như thế. Có những người rất hiểu biết và coi đó là chuyện bình thường.
Nhưng cũng có những người cuồng tín, cực đoan, cái gì cũng hơi quá một tí. Ghét thì cũng ghét quá mà yêu thì cũng yêu quá.
Nhưng mình đâu có cấm được. Mình phải chấp nhận.
Người ca sỹ đứng trên sân khấu hay ngoài đời thường thì đã nhận lời khen thì cũng phải chấp nhận lời chê. Không phải ai cũng yêu mình cả.
Khi chấp nhận đi về, trở qua bên này mà nếu có sự chống đối thì đó cũng là chuyện không có gì to lớn để phải phàn nàn.
Những vấn đề thuộc về đố kỵ, chia rẽ, bôi xấu thì ở đâu cũng có chứ không chỉ có trong cộng đồng người gốc Việt. Tôi cũng chỉ hy vọng rằng nếu chúng ta nghĩ tới nhau một chút, nhường nhau môt bước thì cũng chẳng mất gì. Nếu làm được như vậy thì tốt còn nếu không làm được thì cũng chịu.
BBC: Trong trường hợp ca sỹ về Việt Nam hát thì chắc các ca khúc dự kiến trình diễn sẽ phải có kiểm duyệt?
Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm.
Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta. Tức là vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép.
Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích.
Ca sĩ Khánh Ly
Đang có sự mong đợi giọng hát Khánh Ly ở VN nhưng chưa rõ bà có về diễn không
BBC: Với những người hâm mộ ca sỹ Khánh Ly và chưa bao giờ nghe ca sỹ hát trực tiếp, mà ca sỹ hiện chưa về Việt Nam để hát thì bà có thông điệp nào muốn gửi tới họ hay không?
Tôi rất tiếc và tôi rất muốn làm được điều đó. Đối với những người lớn tuổi cùng thế hệ của chúng tôi thì chúng ta nghĩ đến nhau là đủ rồi. Có những kỷ niệm rất đẹp, những lúc thăng hoa trong đời sống của chúng ta. Không có gì đẹp đẽ có thể nảy sinh từ sự hận thù, hay ganh ghét đố kỵ. Nó chỉ nảy nở từ lòng nhân bản của con người mà thôi.
Đối với thế hệ trẻ là những người tôi rất trân quý, tôi đặt rất nhiều hy vọng thì tôi mong các em sẽ là tương lai của Việt Nam. Các em sống tốt, làm việc tốt, học hành tốt, và luôn luôn coi gia đình là nền tảng của cuộc sống và yêu nhạc.
Tôi quan niệm là những người nào đến với nhạc và yêu nhạc đều là những người có trái tim rất nhân bản. Có trái tim đầy ắp tình thương, sẵn sàng chia sẻ với những người không may ở quanh ta. Đó là những điều tôi muốn gửi gắm tới các em trẻ.
Nhưng nếu có dịp tôi về, tôi sẽ hát cho các em nghe, tôi sẽ kể chuyện cho các em nghe.
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là người đi hát rong, tôi là người đi kể chuyện rong qua hai thế kỷ rồi. Tôi nghĩ rằng tôi là người của quá khứ. Các em trẻ bây giờ là người của tương lai. Tôi là kỷ niệm của mọi người.
Mọi người đến với tôi không phải vì hôm nay tôi đẹp hơn 30-40 năm trước. Cũng không phải tôi hát hay hơn 50 năm trước. Mà họ đến với tôi chỉ vì họ tìm thấy ở tôi kỷ niệm của một thời họ còn trẻ và thời đó chỉ đến với mỗi người một lần thôi.
Đây là phần đầu của cuộc phỏng vấn của BBC với ca sĩ Khánh Ly, được thực hiện ở bang California, Hoa Kỳ ngày 24/9/2012. Trong những phần sau, danh ca Khánh Ly sẽ chia sẻ về thời gian hoạt động âm nhạc cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trước 1975 và cuộc sống sau này tại Hoa Kỳ.
-------------------------
Gởi anh chị ,
Sau khi KL chối quanh ,


Nên nhớ rằng để có giấy phép thì KL phải tự làm đơn xin chứ không ai có thể xin dùm.  Có số US Passport!
 (Có thể dùng 'cò" làm chuyện này vì trùm xã hội đen Năm Cang có nói: "Cái gì không mua được bằng tiền, thì hãy mua nó bằng thật nhiều tiền ". 

 
Lại thêm 1 ca sĩ như chàm-lai  Chế Linh ..
  Khánh Ly từng vừa hát vừa rươm rướm nước mắt ca một bài hát của nhạc sĩ Việt Dũng:...Gửi về cho chị năm ba thước vải....
 Và đã từng nói: “... Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi”.
Đừng nghe gì ca sĩ VN nói, mà hãy nhìn kỹ những gì sướng ca-vô-loại VN làm (Xin phỏng theo lời của cố TT Nguyễn Văn Thiệu)

--------------------
Saturday, 29 September 2012 13:56
Cali Today News – Tòa soạn Cali Today vừa nhận được lá thư sau đây của một số bạn trẻ từ trong nước gửi đến. Xin trân trọng gửi đến ca sĩ Khánh Ly và qúy độc giả tham khảo.
Chúng em,một nhóm nam, nữ sinh trẽ thuộc các trường đại học rãi rác trên khắp 3 miền đất nước xin mạo muội gửi đến chị bức tâm thư này trước khi chị về Việt Nam hát (nếu đúng như báo chí đang quảng cáo)!)
Chúng em, một thế hệ trẻ sinh ra sau thời chinh chiến. Cái thế hệ 7X, 8X... 9X này nay đã bắt đầu lớn lên cùng vận nổi trôi của đất nước và bắt đầu đam mê nhạc. Trong đam mê đó, chúng em bắt gặp dòng nhạc Trịnh cùng tiếng hát Khánh Ly với những lần nghe lén qua băng nhựa hoặc bán công khai khi tụm năm tụm ba uống cà phê để thể hiện mình đã trưởng thành.
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn. Photo courtesy: Khánh Ly
Ở đó, chúng em gậm nhắm từng nốt nhạc và từng lời ca của 1 nhạc sĩ đã ra đi để lại "Gia tài của mẹ" với 1000 năm đô hộ giặc Tàu… sao mà thắm thía thế! Ở đó, chúng em lặng lẽ nhìn nhau với "Người chết 2 lần thịt da nát tan" trong "Đại bác ru đêm" vì trên đường xe cứu thương chở vào bệnh viện thì trúng đạn pháo kích lần thứ hai nữa. Có lần cô chủ quán cà phê giải thích "Không phải thế đâu! Người chết 2 lần là vì "đồng đội được lệnh không thể mang xác bạn mình vô (bưng) rừng lại nên cài mìn dưới xác để trả thù khi địch đến lấy xác trưng bằng chứng cho nhân dân xem! Chúng em chả biết cái nào đúng nên lần này chúng em mong chờ chị Khánh Ly về VN hát để chúng em hiểu rõ và nhận diện rõ hơn qua cách thể hiện của chị, người chuyển tải trọn vẹn ý đồ con tim của họ Trịnh!
Những bài hát của "Ca Khúc Da vàng" Nối vòng tay lớn, vượt không gian thời gian này của họ Trịnh đã thầm lặng đi vào trong máu tim nhân dân Việt Nam nói chung và chúng em nói riêng.
Tiếc thay, ngày xưa những người đàn cô đàn chị như chị hát thì được phong cho là "người yêu nước", còn bây giờ chúng em cất tiếng lên là sẽ được tặng cho danh hiệu "phản động", là tuyên truyền chống chế độ, là làm mất trật tự là "làm mất vẽ đẹp thành phố" và là do âm mưu xúi giục của bọn diễn biến hòa bình".
Chúng em không hiểu nếu sắp tới đây chị về mà hát "Gia tài của mẹ", Đại Bác ru đêm" hoặc "Hát trên những xác người", “Nối vòng tay lớn”... trên sân khấu để chúng em được hát theo chị dưới sân khấu và cùng đứng dậy vỗ tay thể hiện "người yêu nước"như chị thì "hạnh phúc nào bằng"?
Chúng em không muốn thất vọng khi phải nghe "Diễm xưa","Mưa hồng".... vì sẽ bị đám bạn bè chọc quê "Xưa rồi Diễm ơi!". Chúng em cũng chẵng màng nghe chị song ca (với Bằng Kiều chẵng hạn) về những bản nhạc tình ca của Trịnh (như trên Paris by night) vì ở đây cũng có nhiều ca sĩ trẻ đẹp thể hiện "nhạc tình thời đại", nhảy múa như con rối phù hợp với xã hội chủ nghĩa đầy rẫy ra rồi chị ạ! Hoặc nếu trên chỉ cho phép chị hát những bài nhạc tình vu vơ của Trịnh thì mong chị hãy rút ngắn lần hát lại vì bây giờ làm sao chị có thể thể hiện ngọt ngào sâu thẳm như tuổi 20 của chị trong băng nhựa còn truyền tay nhau của chúng em phải không chị? Vì vậy chúng em ao ước nghe và nhìn chị biễu diễn tâm tư của 50 năm về trước cho thật với lòng chị thì giá trị tâm tư này mới là tâm tư chúng em chị ạ!
Có một điều chúng em muốn thưa cùng chị là chúng em đã hụt hẫng, thất vọng 1 lần qua vụ về trình diễn của chú Chế Linh, lần này chị đừng để chúng em thất vọng thêm một lần tương tự nữa! Chị hãy chứng tỏ là "cây đại thụ" đặc biệt chuyển tải ước vọng tuổi trẻ chúng em qua nhạc Trịnh nhất là trong tình hình dầu sôi lửa bỏng của biển Đông, một "gia tài của mẹ" không thể thêm 1000 năm nô lệ giặc Tàu nữa như Trịnh công Sơn đã viết.
Kính chúc chị nhiều sức khõe và thực hiện những giấc mơ của chị.

No comments: