Tuesday, August 14, 2012

(209) Marcel Nguyễn giành 2 huy chương bạc

 Marcel Nguyễn giành 2 huy chương bạc thể dục dụng cụ về cho Ðức
bởi Tấn Chương (VOA)
11.08.2012  
Vận động viên thể dục dụng cụ mang họ Nguyễn trên áo thi đấu đã xuất sắc đoạt chiếc huy chương Olympic nội dung toàn năng cá nhân nam lần đầu tiên cho nước Ðức sau 76 năm. Nói chuyện với ban Việt ngữ đài VOA về thành tích vẻ vang này, ông Nguyễn Văn Lạc, thân phụ của Marcel Nguyễn, nói dòng máu Việt trong vận động viên có mẹ là người Ðức này chính là thể hình rất lý tưởng cho môn thể dục dụng cụ.
VOA: Xin chào ông Lạc, trước hết xin chúc mừng thành tích hai chiếc huy chương bạc và Marcel Nguyễn, con trai của ông, vừa xuất sắc giành được ở nội dung toàn năng cá nhân nam, và xà kép. Thưa ông là cái tên “Nguyen” trên áo của vận động viên thi đấu dưới màu cờ của Ðức đã làm cho hầu như mọi người hâm mộ Việt Nam theo dõi cuộc tranh tài hết sức phấn khởi, và mọi người lại càng vui mừng, xúc động khi Marcel Nguyễn xuất sắc giành được huy chương bạc nội dung toàn năng cá nhân, và tiếp đến là huy chương bạc nội dung xà kép. Xin ông chia sẻ cảm xúc của ông khi chứng kiến và đón nhận thành tích này của cậu Marcel Nguyễn.
​​Ông Nguyễn Văn Lạc: Trong một cuộc tranh tài thì ai cũng hy vọng mình đạt được cái mức mà trong khả năng của mình có thể làm được. Còn cái kết quả thì còn tùy thuộc vào những người tranh tài khác nữa, nếu họ giỏi hơn thì mình phải công nhận, trong thể thao là như thế.
Trong đội của Ðức thì có 3 vận động viên giỏi nhất, là con trai tôi và 2 vận động viên khác nữa. Hai vận động viên kia thì về thành tích quốc gia và quốc tế cho đến bây giờ thì tương đối cao hơn Marcel. Thành ra sự hy vọng giành về được huy chương từ người hâm mộ đặt vào vận động viên số một. Trên báo chí nói như vậy, nhưng trong nội bộ đội tuyển thì điều đó không được nói ra, các vận động viên đều giống nhau, không có người ngày hơn người kia, cách làm việc là như thế.
Do đó thành tích đó rất là bất ngờ và lẽ dĩ nhiên là [gia đình] rất là vui mừng.
Xin được nói thêm nhân thành tích huy chương bạc ở nội dung toàn năng cá nhân nam – nước Ðức 76 năm qua chưa bao giờ giành được bất cứ huy chương nào (vàng, bạc hay đồng) ở nội dung này. Do đó thành tích này đối với nước Ðức cũng rất là quan trọng, người Ðức rất là mừng, vì 76 năm rồi chưa đạt được.
VOA: Xin phép được hỏi ông đã đến Ðức khi nào và Marcel sinh ra ở Việt Nam hay ở Ðức?
Ông Nguyễn Văn Lạc: Tôi đi qua Ðức năm 1964, đi du học. Hồi đó thì ở đây không có người Việt Nam, ít lắm. Sau rồi làm quen với vợ rồi cưới nhau, rồi ở đây luôn.
VOA: Như vậy bà nhà ông, mẹ của Marcel là người Ðức?
Ông Nguyễn Văn Lạc: Dạ [đúng].
VOA: Môn thể dục dụng cụ thường phải xuất phát từ những nước có truyền thống, chẳng hạn như Romania, Nga, Mỹ, Nhật Bản và gần đây là Trung Quốc. Trong gia đình của ông có yếu tố di truyền hay một yếu tố nào để tạo ra một nhân tài như thế, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Lạc: Người ta nói “Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh.” Năng khiếu đó của Marcel thật tình ra là trời cho. Vợ tôi khi còn trẻ tương đối giỏi về điền kinh, nhưng không phải là nhà nghề - chỉ là đi học và chỉ giỏi về môn đó thôi. Tôi thì cũng chơi một tí thể thao nhưng không có gì là đặc biệt cả.
VOA: Thưa ông, dòng máu Việt Nam có đóng góp gì trong môn thể thao này của Marcel không?
​​Ông Nguyễn Văn Lạc: Cái mà có dòng máu Việt Nam trong đó là người Marcel không cao lắm, chỉ gần 1,7 mét thôi, khoảng 1,68 mét, và không nặng lắm, chỉ khoảng 54 kilôgram. So với người Ðức khoảng lứa của Marcel thì đều nặng hơn 3, 4, 5 kilô. Trong môn thể dục này, càng cao to bao nhiêu thì càng khó khăn bấy nhiêu. Như chúng ta biết là những người giỏi nhất về môn thể dục dụng cụ là người Trung Quốc và người Nhật Bản. Những người mà giỏi đó không có người nào cao to lắm. Do đó ông huấn luyện viên quốc gia của Ðức nói rằng Marcel có những ưu thế về thể hình, người nhẹ dễ tập luyện môn này hơn.
VOA: Thưa ông, duyên cớ nào đã đưa Marcel vào môn thể dục dụng cụ này? Và Marcel đã bắt đầu môn này từ lúc mấy tuổi?
Ông Nguyễn Văn Lạc: Bắt đầu 4 tuổi, theo truyền thống ở bên Ðức này, thì lúc bé mẹ dẫn vào cái hội gọi là câu lạc bộ gần nơi cư ngụ. Vào đó thì có nhiều môn thể dục thể thao, và Marcel thích cái môn thể dục này.
Nói 4 tuổi thì nói hơi quá, lúc đó là con nít vào đó chơi với nhau chứ không phải tập một cách có phương pháp hoặc là tập nhiều. Sau rồi lúc lên 7 tuổi trở đi thì mới vào tập dượt có ngăn nắp và thứ tự, và Marcel được tuyển chọn vào cái nhóm được tập dược nhiều hơn và có phương pháp hơn.
VOA: Gần đây báo chí thế giới nói về tập luyện môn này ở Trung Quốc, phải gọi là khổ luyện, và trẻ em thường là bị cách ly với gia đình để đi vào “trung tâm khổ luyện đó,” ở Ðức thì sao?
Ông Nguyễn Văn Lạc: Hoàn toàn khác hẳn. Phương pháp huấn luyện thể dục thể thao trước đây ở những nước xã hội chủ nghĩa như Nga, Romania, Ðông Ðức, Bulgaria, thì họ cũng có phương pháp gần giống nhau, gần giống như của Tàu bây giờ -- đó là tuyển chọn ngày từ lúc còn bé. Khi mới vào mẫu giáo đã chọn ra rồi và ép, huấn luyện, tập dượt cho thật nhiều. Còn ở bên Ðức thì ai thích và có khả năng muốn tiếp tục thì tiếp tục, còn không thì thôi.
VOA: Về tốn kém, chi phí có cao không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Lạc: Khi còn bé, mỗi tuần phải đưa con đi tập 5, 6 lần, đưa đi, đón về. Tốn kém thì thực tình không tốn kém, nhưng tốn thời gian.
VOA: Việc tập luyện này ảnh hưởng như thế nào đến việc học hành?
Ông Nguyễn Văn Lạc: Cháu phải học trường chuyên môn về sport. Ở đó người ta có chuyên môn để phân bổ thời giờ lúc nào đi tập dượt, thi đấu, lúc nào học. Chứ nếu đi học trường bình thường thì không thể theo được.
VOA: Hôm nay đoạt được huy chương bạc rồi thì nhận được nhiều sự tung hô, chúc tụng tấm huy chương đó, thế nhưng bề trái của tấm huy chương đó như thế nào -- Marcel Nguyễn và gia đình đã gặp những khó khăn gì từ lúc nhỏ tập luyện cho đến bây giờ, có khi nào bị chấn thương nặng, hoặc gặp những khó khăn đến mức có thể bỏ môn thể thao này hay không?
Ông Nguyễn Văn Lạc: Nói chung là cái lúc mà khó khăn nhất là vào cái tuổi dậy thì, 13, 14, 15, 16 tuổi, lúc đó là lúc khó nhất. Nhiều đứa trẻ đến lúc đó nói không chịu theo những môn đó. Còn Marcel -- ở trong gia đình khi nào tôi thấy cháu còn thích, còn theo thì gia đình cố gắng ủng hộ, còn nó không thích thì thôi, chứ không thể nào ép được.
Về khó khăn, thì vào tháng 9 năm 2010, trong một lần thi đấu lúc đó Marcel rất gắng sức và bị gãy chân. Cả một thời gian hơn một năm thì chân vẫn đau và không thể thi đấu ở mức phong độ cao nhất.
VOA: Tiếp theo sau thành tích cao nhất này mà Marcel Nguyễn mang về cho nước Ðức, trong trao đổi với gia đình, Marcel có cho biết hướng sắp tới -- sẽ tiếp tục môn này để tranh các giải thế giới và Olympic kỳ sắp tới; sẽ chuyển sang làm huấn luyện, hoặc sẽ thôi?
Ông Nguyễn Văn Lạc: Theo tôi thì đạt được kết quả tốt này sẽ là một sự khuyến khích, là một sự tự tin nhiều hơn, có thể là một sự khuyến khích cho mình làm tiếp, nhưng cũng có thể trong 2, 3 năm nữa mình cảm thấy không thích nữa, thì đó là tương lại mà không ai biết được. Và điều đó là do Marcel quyết định chứ không phải người khác quyết định.
VOA: Xin cám ơn ông đã dành cho đài VOA cuộc phỏng vấn này và xin gởi lời chúc mừng đến Marcel, đến gia đình ông và đến nước Ðức.
  VÐV Nguyễn giành 2 HC bạc thể dục dụng cụ về cho Ðức
(Ý kiến)
​​ than son từ: saigon
11.08.2012 23:20
Tại sao ởVN ,nhà nước cũng quan tam đến TDTT lắm chứ nhưng không có thành tích trong phạm vi QT như Olympic Luandon chẳng hạn trong lúc tại Đức có bao nhiêu người Việt đâu,tuy là có lai nhưng thể hình hay cái zen vẫn là phần nhiều VN . Các nhân tài khác cũng vậy hễ ở nước ngoài VN là thường thành công ? Tại sao vậy ?
Trả lời
bởi: Vô danh
12.08.2012 18:04
@.-than son từ: saigon..................Các nhân tài khác cũng vậy hễ ở nước ngoài VN là thường thành công ? Tại sao vậy ?
-Đây là những cái tại của VN : Ôm giấc mộng vàng, Đoàn dự Olympic đông nhất từ trước tới nay về tay trắng.

- Việt Nam nói lời chia tay Olympic 2012 với thành tích 1 giờ 33 phút 36 giây của Nguyễn Thị Thanh Phúc ở môn đi bộ 20 km.
Mặc dù Thanh Phúc đã phá kỷ lục quốc gia, cô vẫn chỉ đứng thứ Bấm 36 tại Olympic và thành tích của người về nhất, vận động viên người Nga Elena Lashmanova là 1h 25 phút 02 giây.
Với kết quả thi đấu cuối cùng này, 18 vận động viên Việt Nam tham gia thi đấu tại mười một bộ môn đã không thể mang về bất kỳ tấm huy chương nào, giấc mơ vàng của Việt Nam lại phải chờ thêm bốn năm nữa.
- Niềm hy vọng lớn nhất của Việt Nam, vận động viên cử tạ Trần Lê Quốc Toàn, kém người đoạt huy chương đồng hai điểm.
-Có lẽ đáng tiếc nhất là trường hợp của xạ thủ Bấm Hoàng Xuân Vinh, người về thứ tư trong nội dung súng ngắn 50 mét nam chỉ kém vận động viên đoạt huy chương đồng người Trung Quốc có 0,1 điểm.
Hai niềm hy vọng le lói vào cầu lông và taekwondo cuối cùng đành chấp nhận dừng bước ở ngay vòng đấu đầu tiên.

- " NHỎ VÀ NHẸ"
- Có nhiều lý do khiến Việt Nam rời London tay trắng cho dù trước đó đã có huy chương bạc đầu tiên với Taekwondo ở Sydney năm 2000 và một huy chương bạc nữa của cử tạ ở Bắc Kinh năm 2008.
- Đây cũng không phải là điều bất ngờ vì các quan chức thể thao Việt Nam cũng chỉ xác định họ tới London để "tiếp cận thành tích thế giới" cho dù lần này số vận động viên tham gia là NHIỀU NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY.
- Một quan chức thể thao cao cấp của Việt Nam có ý nói người Việt Nam "NHỎ VÀ NHẸ" cân nên khó đoạt huy chương.
- Nhưng vận động viên người Đức gốc Việt Marcel Nguyễn, chủ nhân của hai chiếc huy chương bạc môn thể dục dụng cụ, cũng chỉ cao 1m67.
- Một mình anh đã sở hữu số huy chương Olympic bằng cả quốc gia đứng trong danh sách 15 nước đông dân nhất thế giới.
- Câu chuyện thành công của Marcel Nguyễn, ngoài nỗ lực cá nhân và đôi chút may mắn, có liên quan tới truyền thống thể thao trong gia đình, nhà trường và xã hội nói chung.
- Nó cũng nói về một thái độ nghiêm túc và đúng đắn trong đầu tư cho thể thao đỉnh cao.

- Một ví dụ khác là người đoạt huy chương đồng môn vật 31 tuổi Carol Huỳnh, người Canada có mẹ sinh ra ở Việt Nam.
- Cô đã hạ vận động viên vật Nguyễn Thị Lụa của Việt Nam trong trận ra quân đầu tiên ở hạng 48 kg.
- Nguyễn Thị Lụa cao 1m55, CÓ PHẦN NHỈNH HƠN CHÚ XÍU so với Carol Huỳnh với chiều cao 1m54.
- Carol Huỳnh thậm chí đã đoạt huy chương vàng ở Olympic 2008.

- Thêm một ví dụ nữa trong môn thi đấu cuối cùng của Việt Nam: đi bộ 20 km.
- Nguyễn Thị Thanh Phúc của Việt Nam cao 1m54, nặng 45 kg về thứ 36.
- Cách cô 30 bậc, ở hạng thứ 6 là một vận động viên Trung Quốc cao 1m56 và nặng 45 kg.
- Ba ví dụ này cho thấy lý do "nhỏ và nhẹ" mà quan chức Việt Nam đưa ra để giải thích chuyện Việt Nam không có huy chương là chưa hợp lý.

Trả lời
bởi: Vô danh
12.08.2012 18:04
2.- *** 'Không đâu như Việt Nam'
- Người ta cũng có thể đưa ra lý do kinh tế nhưng nó cũng không hoàn toàn thuyết phục với Cuba đứng thứ 15 với 14 huy chương trong đó có năm huy chương vàng, và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đứng thứ 20 với sáu huy chương, trong đó có bốn huy chương vàng.
- Cả hai quốc gia này đều được Việt Nam trợ giúp lương thực.
- Trong khối kinh tế đang trỗi dậy mà tiếng Anh gọi là BRIC - Brazil, Russia (Nga), India (Ấn Độ) và China (Trung Quốc), Trung Quốc đứng thứ hai, Nga thứ tư, Brazil - chủ nhà của Olympic 2016 - thứ 22 còn Ấn Độ với dân số hơn một tỷ không lọt được vào danh sách 50 nước có huy chương vàng.
- Trong 10 nước Asean, năm nay chỉ có hai nước được huy chương Olympic - Indonesia được hai bạc và bốn đồng ở các môn cầu lông, bắn súng, vật và quyền Anh, Thái Lan được hai huy chương bạc ở hai môn cử tạ và quyền Anh và một đồng cho Taekwondo.

- Riêng Việt Nam, một quan chức từng phụ trách thể thao thành tích cao của Việt Nam nói thành tích của Việt Nam ở Olympic 2012 "phản ánh đúng quá trình chuẩn bị và trình độ của thể thao Việt Nam".
- Ông Nguyễn Hồng Minh, người cũng từng là trưởng đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic, Bấm nói thêm:
- "Anh Lâm Quang Thành [trưởng đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic London] có phát biểu rằng ngành thể thao đã làm tất cả những gì có thể cho các vận động viên dự Olympic, như thế là không đúng.
- Nếu làm tất cả những gì có thể thì anh không để Phan Thị Hà Thanh bốn tháng không có thầy, anh không để Ngân Thương hay Nguyễn Thị Lụa không được chữa trị chấn thương hay không chuẩn bị sớm cho Trần Lê Quốc Toàn, các vận động viên giỏi khác như Lê Huỳnh Châu đi đến những nơi tốt và không tập trung tiền của cho những vận động viên xác định rõ sẽ giành huy chương Olympic, sẽ không để các vận động viên được đầu tư chuẩn bị đi Olympic ăn, ở như điều kiện bình thường giống các vận động viên khác, không có chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
- "Như thế đâu phải là đã làm tất cả những gì có thể được."
- Phát biểu của ông Hồng Minh ở tầm vĩ mô cũng được vận động viên đoạt huy chương vàng Judo người Brazil, Sarah Menezes, xác nhận ở tầm vi mô.
- Cô Menezes, người hạ Văn Ngọc Tú của Việt Nam trong trận đầu tiên, nói cô đã được tái sinh nhờ công của huấn luyện viên và người hướng dẫn cô tập thể lực.
- Trong thể thao, kỹ thuật là quan trọng nhưng có đủ thể lực và trí khí để thực hiện các động tác kỹ thuật cũng quan trọng không kém.
- Và những màn thể hiện của các vận động viên Việt Nam cho thấy đa số họ chưa được chuẩn bị kỹ càng ở cả ba khía cạnh này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120812_gold_medals.shtml
Trả lời
bởi: Vô danh
12.08.2012 13:35
1/-Chất Việt và vị trí Việt tại Olympic London 2012
- Đêm khai mạc, ngồi xem truyền hình, tôi cố ý theo dõi chất Việt trong Thế Vận Hội Luân Đôn 2012.

Điều này cũng rất dễ hiểu, nhưng không dễ để hiểu giống nhau. Tôi chờ xem đoàn thể thao Việt Nam mà đúng hơn là Việt Nam Cộng Sản tự giới thiệu Việt Nam như thế nào trước thế giới với hàng tỷ người ngồi xem qua màn ảnh truyền hình, và chờ xem các MC nói gì về Việt Nam… Thật thất vọng! Phần tự giới thiệu của VN(CS) quá nghèo nàn so với truyền thống một dân tộc có trên 4,000 năm lịch sử. Nghèo nàn đến mức mà các MC cũng chẳng nói được gì ngoài một hoặc hai câu thật đơn giản. Thật buồn cho thân phận nhược tiểu và tự coi thường chính mình. Mình không coi trọng mình thì ai sẽ coi trọng mình? Sự chuẩn bị diễn hành tự giới thiệu quốc gia của mình đã được chuẩn bị sơ sài và đơn giản đến mức không thể nào sơ sài và đơn giản hơn! Trong lúc đó, có nhiều quốc gia nhỏ khác, nhỏ hơn gần như trên mọi phương diện từ độ dày lịch sử, văn hóa, truyền thống, dân số,… nhưng họ đã tự giới thiệu họ ở mức ngạc nhiên và thu hút sự chú ý của cả thế giới, khiến cho MC đã phải giới thiệu khá nhiều và khá độc đáo,… Từ đó, mới thấy rằng khi chính nhà nước hay ngành thể thao không đặt vấn đề tự hào (hay tự ái, hay tự tôn trọng dân tộc lên) thì ai khác sẽ là người làm chuyện này? Cả thế giới gần như nhìn thấy Việt Nam (cs) hiện diện một cách có lệ, như hiện diện cho có, như không cần ai biết đến mình và để ý đến mình… Đúng là một cách tự khinh chính dân tộc mình! Mà khi chính Việt Nam tự coi thường mình thì ai sẽ coi trọng Việt Nam?

Đó là một sỉ nhục quốc thể!
Trả lời
bởi: Vô danh
12.08.2012 13:35
2/-Tôi thì còn nghĩ Việt Nam là quê hương của mình, dù quê hương đó còn đang chịu đựng dưới ách cai trị độc tài và lạc hậu của cộng sản. Tuy nhiên, vợ và hai con tôi thì nghĩ khác đi: Hoa Kỳ là đất nước của mình, chúng ta quan tâm đến đội Hoa Kỳ hơn, và Việt Nam không phải là đất nước của mình nữa,… Những lực sĩ màu da đen đang thi đấu trên các sân thể thao dưới màu áo đội Mỹ, họ chiến đấu cho nước Mỹ, và có ai trong số họ có còn nghĩ đến quê hương bao đời trước của họ từ mảnh đất châu Phi xa xôi và gần như quên lãng? Hãy sống với thực tế này, và đừng ảo tưởng… Họ vui và lo lắng với các cuộc so tài của các đội Mỹ mà thôi…

Một cuộc chiến, dù nhỏ, về nhận thức trong gia đình đã xảy ra! Một lằn ranh nhận thức ngày càng rõ…

Tuy là thành phần thiểu số trong gia đình còn nghĩ về nguồn cội, bởi da của tôi vẫn còn màu vàng, mắt của tôi vẫn màu đen, và tóc của tôi vẫn màu đen nhánh, tôi vẫn còn nghĩ đến chất Việt, dù đó chỉ là nguồn gốc của mình, và theo dõi những cuộc thi đấu của các lực sĩ Việt của quê hương chúng ta…

Tôi lại thất vọng!

Họ ra đi và không có gì mang trở về!

Họ ra đi không chuẩn bị, không tôn trọng chính mình và hiện diện mờ nhạt… Và họ còn mờ nhạt hơn thế trên sân đấu, trên bảng tổng sắp huy chương,…

Ra về với tay trắng hoàn toàn…

Trả lời
bởi: Vô danh
12.08.2012 13:35
3/-Nếu nhìn cả một châu Á đang đi lên, từ Trung Cộng, Nhật, Nam Hàn, Bắc Hàn, Ấn Độ, Hồng Kông… thậm chí Indonesia, Thái Lan, Malaysia,… thì bóng dáng Việt Nam đã hoàn toàn mờ nhạt, như những bóng ma trong đêm vắng, không dấu vết, không kèn và không trống?

Có ai cảm thấy đau buồn và tự ái dân tộc không?

Mấy buổi sáng nay, xem trận chung kết bóng đá nữ giữa Mỹ và Nhật. Đội Nhật chơi hay quá và họ đã khóc rưng rức khi thua Mỹ. Đó là tự hào dân tộc, và đó là ý chí dân tộc,…

Sáng nay, tôi đã khóc khi nhìn trận cầu căng thẳng đến rướm máu giữa Nam Hàn và Nhật trong trận tranh hạng 3 (huy chương đồng) của giải bóng chuyền nữ… Tôi mơ ước: tại sao cũng màu tóc đen ấy, màu da vàng ấy, mà không phải là đội nữ Việt Nam? Tại sao và tại ai mà chất Việt hoàn toàn gần như không có trong Thế Vận Hội Luân Đôn 2012?

Nghe ai đó giải thích rằng đoàn Việt Nam đến Thế Vận Hội là để học hỏi (?) Nghe mà thật buồn, vì bao giờ cậu học trò, cô học trò Việt Nam này mới có thể nghĩ đến chuyện thi đấu với mọi người, như mọi người khác đến đây để giành giật những tấm huy chương?

Nhìn bảng sắp hạng huy chương, chúng ta thấy những quốc gia Á châu có thể hình nhỏ bé như Nam Hàn, như Nhật,… cũng đã trở thành những cường quốc hàng đầu trên thế giới về thể thao…. Còn Việt Nam? Đi dự cũng không ra gì và thì đấu cũng chẳng ra sao! Thật tội nghiệp cho hai chữ Việt Nam!!!
Trả lời
bởi: Vô danh
12.08.2012 13:35
4/-May mà còn có những ngôi sao hải ngoại…
-
Trong cơn thất vọng cùng tột, tôi có chút an ủi… Đó là những chiến tích của những ngôi sao thể thao gốc Việt như Marcel Nguyễn (lực sĩ môn thể dục dụng cụ) dưới màu áo nước Đức với hai huy chương bạc, và Carol Huỳnh với huy chương đồng môn đô vật hạng 48kg dưới màu áo nước Canada…
- Ít ra chúng ta cũng có những họ NGUYỄN và HUỲNH trên bảng tổng sắp hạng huy chương Olympic London 2012.
- Những cô gái và chàng trai gốc Việt này đã cứu danh dự ít nhiều cho một dân tộc tự chứng tỏ mình là nhược tiểu. Những đứa con lưu vong, những đứa cháu lưu vong đã làm rạng danh phần nào cho nòi giống Việt, dù cho sắc màu của huy chương là của Đức hay của Canada…
- Cái chất Việt dù ít nhưng đã làm cho tâm lý của tôi bớt đi phần xấu hổ.

Nếu tổng số huy chương của Carol Huỳnh và Marcel Nguyễn cộng lại (hai bạc và một đồng), thì thứ hạng của đội Việt Nam lưu vong hơn cả Ấn Độ (1 bạc, 4 đồng), hơn cả Indonesia và Malaysia (1 bạc và 1 đồng),…

Cái cảm giác ngọt lịm này như một viên thuốc an thần giúp tôi phần nào quên đi cái mặc cảm Việt Nam mà tôi chịu đựng từ lễ khai mạc cho đến những cuộc thi đấu từ các lực sĩ trong nước…

Dầu có chút an ủi, nhưng mỗi khi nhìn các lực sĩ và cầu thủ Nam Hàn, Nhật thi đấu, tôi vẫn đượm một chút buồn…
*** Trần Hoàng Khoa ***
http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=7730:cht-vit-va-v-tri-vit-ti-olympic-london-2012&catid=1:cng-ng&Itemid=49

No comments: