|
Thư Võ Long Triều gửi Phan Huy Đạt và Hội đồng Quản Trị báo NV
Võ Long Triều
493 W. Prescott Ave
Clovis Ca 93619
Garden Grove, ngày 14 tháng 7 năm 2012
493 W. Prescott Ave
Clovis Ca 93619
Garden Grove, ngày 14 tháng 7 năm 2012
Kính gởi: Anh Phan Huy Đạt,
Chủ nhiệm nhật báo Người Việt
Kiêm Tổng giám đốc Công ty Người Việt.
Chủ nhiệm nhật báo Người Việt
Kiêm Tổng giám đốc Công ty Người Việt.
Đồng kính gởi: Quý anh chị em hội viên Hội đồng Quản trị Công ty Người Việt.
Anh Đạt thân mến,
Về Fresno hơn một tuần, tôi mới xuống tới Orange County lúc 6 giờ 30 chiều ngày 13/7, được tin Công ty Người Việt mới họp báo xong, mục đích tạ lỗi với độc giả và đồng hương vì lý do đăng một bài sỉ nhục thậm tệ toàn thể quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời ca ngợi cộng sản Hà Nội quản trị đất nước một cách anh minh sáng suốt, và khen ngợi chế độ “cải tạo” rất nhân đạo.
Tôi tìm ngay bài báo, đọc xong vừa buồn vừa phẫn nộ.
Tôi viết bức thư nầy cho anh và cho quý vị trong hội đồng quản trị với tư cách là một thân hữu, là người tự xem mình như thuộc báo Người Việt. Bởi vì anh Đỗ Ngọc Yến, sáng lập viên nhật báo nầy là bạn thân thiết và là cộng sự viên tin cậy, lâu bền của tôi từ năm 1966 liên tục mãi đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Anh đã cùng với tôi xây dựng nhật báo Đại Dân Tộc, làm cho nó trở thành tờ báo lớn mạnh nhứt Saigon thời đó. Những mối liên hệ mật thiết đó khiến chúng tôi xem nhau còn hơn anh em kết nghĩa gần như ruột thịt. Năm 1998 khi tôi sang Mỹ, Đỗ Ngọc Yến tha thiết mời tôi và cả anh Hoàng Ngọc Tuệ cũng muốn tôi về Orange County hợp tác với công ty báo Người Việt, nhưng tôi đã từ chối. Cho nên đối với tôi, việc của báo Người Việt, sản nghiệp của Đỗ Ngọc Yến cũng gần như việc của Võ Long Triều.Giải thích dông dài để anh hiểu tại sao tôi buồn vì các anh cho đăng bài báo của Sơn Hào chứng minh lập trường chính trị của nhóm Người Việt thay đổi quá bất ngờ và trắng trợn. Tôi hình dung sự nghiệp của ông bạn Đỗ Ngọc Yến của tôi có dấu hiệu và cơ hội sẽ sụp đổ.
Nghĩ lại tôi càng buồn hơn vì sau khi anh Yến vừa mới qua đời, nội bộ bất đồng, phe nhóm kình chống nhau, người mình hại mình, đem phổ biến những hình ảnh vô giá trị đối với một nhà báo chuyên nghiệp như anh Yến và là một tình báo viên của VNCH, cho dù người đó có tiếp xúc với đồng minh hay kẻ thù, biết đâu theo yêu cầu của cấp trên anh ấy? Một sự kiện vô ý thức và cố tình gây tiếng tăm không tốt, tạo sự hiểu lầm, bất bình phản đối mạnh mẽ trong cộng đồng. Tôi đã phải viết bài giải thích, bênh vực cho người bạn quá cố. Tôi lấy danh dự bảo đảm rằng người bạn và cộng sự của tôi, có lập trường quốc gia vũng chắc, đã từng cộng tác với tôi lâu năm, đặc biệt trong chương trình phát triển cộng đồng quận 8 Sài Gòn, với mục đích tạo cuộc sống an lành cho dân chúng. Yến là tình báo viên của Tổng cục Tình báo, chính Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, nguyên Cục Trưởng cục Tình báo VNCH phải xác nhận công khai với tôi trong bài tôi viết đã phổ biến trên báo chí lúc bấy giờ.
Tôi buồn vì thấy ba lần báo Người Việt vấp phải cùng một thứ lỗi lầm, cực kỳ trầm trọng, khiến cho tôi có cảm giác các anh phản bội chính mình, phản bội chủ trương mà Đỗ Ngọc Yến luôn luôn tâm sự, bàn thảo với tôi, ngay cả những ngày cuối cùng lúc anh còn tỉnh táo. Phản bội chính lời xác quyết của cá nhân anh Chủ nhiệm là “đấu tranh xóa bỏ chế độ cộng sản” mà anh Chủ nhiệm lại để cho bọn tay sai cộng sản ca ngợi bọn chúng trên nhật báo của mình.
Tôi phẫn nộ vì nội dung bài báo sỉ nhục VNCH, trong đó có tôi nguyên là Thiếu Úy quân lực VNCH, Tổng Trưởng, Dân Biểu. Bài báo còn xuyên tạc sự thật về chế độ gọi là “cải tạo” nhân đạo của cộng sản Hà Nội, trong đó em ruột tôi là Thiếu Tá thiết giáp Võ Thành Tôn bỏ xác tại Đông Hà. Và bản thân tôi chịu sự trả thù tàn nhẫn vô nhân đạo suốt 11 năm trời.
Tôi không phẫn nộ riêng đối với tác giả bài báo tên Sơn Hào, mà tôi vô cùng phẫn nộ đối với các nhân viên của báo Người Việt cố tình lồng bài báo nầy vào trang đáng chú ý! Những người đó, tôi không gọi họ là nằm vùng, tôi không nói họ bị Việt cộng mua chuộc, mà tôi chắc chắn rằng tư tưởng gọi là “thức thời” hay “thiên tả” của họ có mục đích làm lợi cho cộng sản.
Đối với anh Chủ nhiệm, Tổng giám đốc, người tế nhị mà tôi coi như bạn bè thân thiết cho nên tôi đã nhiều lần lưu ý anh phải thận trọng, và tôi còn chỉ mặt vạch tên họ, khẳng định rằng các anh sẽ còn gặp tai nạn do họ bày trò, và sẽ phải dập đầu xin lỗi cộng đồng nữa. Lời nói của tôi ngày nay đã ứng nghiệm. Cứ mỗi lần như vậy, uy tín tờ báo xuống dốc, đa số độc giả ở hải ngọai và trong xứ không còn tin tưởng, ngọai trừ 3 triệu đảng viên và tay sai của họ vỗ tay ăn mừng vì đã phá được tinh thần đòan kết của cộng đồng người Việt hải ngọai, gây chia rẽ, nghi ngờ, mạ lị sỉ vả nhau.
Nhân cơ hội tôi xin nhắc anh Chủ nhiệm, đã có lần một bài báo của tôi viết tựa đề: “Âm mưu nhuộm đỏ cộng đồng người Việt hải ngoại” tháng 1-2010, ban biên tập Người Việt từ chối không đăng, trong khi đó nhật báo Viễn Đông đăng nguyên văn. Cũng bài nầy, anh Trần Văn Ngô trong hội đồng chủ biên của Người Việt gởi vi-thư cho tôi như sau:
“Anh Triều, tôi có nói với anh Đạt, Đạt nói sẽ coi chừng hắn. Bài nầy không đăng thì là chứng tỏ quá rõ ràng! Báo chống cộng được bài nầy là để trang nhất, đóng khung! Tôi chuyển ngay cho website cộng đồng. Cám ơn anh”.
Một bài khác tựa đề “Cây thánh giá Đồng Chiêm” có đọan nói động đến đảng công sản Hà Nội dù một cách nghiêm chỉnh, người có quyền trong tòa sọan cắt bỏ đọan đó, bài báo trở thành què quặt. Tôi yêu cầu anh và Chủ tịch hội đồng chủ biên giải thích lý do. Chính Đỗ Quý Tòan, bút hiệu Ngô Nhân Dụng, bao che cho người bạn của anh ta và trả lời tôi nguyên văn như sau: “Yêu cầu anh Triều không nên tự mình giải thích bằng các lý do có tính cách ‘chụp mũ’ gán cho báo người Việt”. Tiếc thay ngày nay chính người bạn đó tự ý tròng cái “mũ tai bèo” cộng sản vào đầu báo Người Việt. Nhắc lại chuyện cũ không có mục đích trách móc anh chủ nhiệm mà để khuyên anh thêm một lần nữa nên điều tra làm sáng tỏ, thanh lọc hàng ngũ để tránh phải xin lỗi độc giả và cộng đồng hai năm một lần. Ở hải ngọai nầy, khắp thế giới không có tờ báo lớn nhỏ nào, lập trường úp mở, phải xin lỗi đồng bào thường xuyên!
Thiển nghĩ:
1. Nếu tất cả các biên tập viên rường cột của mình, có lập trường thân cộng, tiếp tay thực hiện “văn hóa vận”, mà Hội đồng Quản trị và anh đành xuôi tay chấp nhận, thì các anh nên thẳng thừng công bố lập trường thiên cộng, không cần phải xin lỗi ai cả, chừng đó mọi người sẽ kính nể thái độ hiên ngang can đảm của các anh. Mình làm báo chuyên nghiệp ở xứ tự do, có quyền theo đuổi, bênh vực lý tưởng lập trường của mình. Trong trường hợp đó, sẽ không có sự cộng tác của tôi với các anh nữa.
2. Nếu báo Người Việt xác quyết theo lời anh viết trong “thư xin lỗi”: “Tiếp tục cùng toàn thể đồng bào đấu tranh xóa bỏ chế độ cộng sản độc tài, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do” thì anh và Hội đồng Quản trị phải điều tra tường tận, thanh lọc hàng ngũ, tuyển chọn người đồng chí hướng, thực hiện lý tưởng lập trường của mình, vĩnh viễn không khi nào để tái diễn cảnh tượng khôi hài nhục nhã như vừa rồi. Trong trường hợp đó, lúc nào tôi cũng sát cánh với quý anh.
Để kết luận, tôi phải xin lỗi anh vì người ta thường nói, sự thật mất lòng, tôi dám nói sự thật với anh vì tôi tự coi tôi còn thuộc báo Người Việt, và xem anh như người bạn thừa hiểu biết, nhưng vì quá tế nhị, nể nang bạn bè, nên anh gánh chịu búa rìu dư luận một cách đáng tiếc.Nay kính thư.
Võ Long Triều
Tự do ngôn luận và tự do báo chí
trong đời sống cộng đồng
Thẩm phán Phan Quang Tuệ
LTS: Thẩm phán Toà án di trú San Francisco trong bài nói chuyện tại St.Paul, Minnesota, ngày 22 tháng 7, 2012 nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại Minnesota đã nói rằng, “Không ai phủ nhận là cộng đồng người Việt được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hoàn toàn trong việc sử dụng quyền tự do ngôn luận.
Vấn đề là có những cá nhân và tổ chức trong cộng đồng muốn sử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt tự do ngôn luận của những ai không đồng chính kiến với họ.
Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư có thể gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia sẻ bởi rất nhiều người, và được xem là một sự phẫn nộ chính đáng.
Câu hỏi cần được đặt ra là đây có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực đóng cửa toà báo. Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tiêu diệt!
Dưới đây là nguyên văn bài nói chuyện:
—————————————–
Kính thưa Quý Vị,
Khi chọn đề tài Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí cho buổi nói chuyện hôm nay, tôi chỉ nhằm mục đích chọn một đề tài thích hợp với ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại Minnesota. Tôi không ngờ đã vô tình mở cánh cửa bước vào một vũ trụ bao la vô tận. Một biển cả mà càng đi tới, chân trời càng xa. Tôi xin giải thích tại sao tôi có cảm tưởng như vậy. 10 ngày trước đây tôi khởi sự ngồi xuống để soạn bài nói chuyện. Tôi vào Google và đánh hai chữ:”free speech”. Trên màn ảnh của máy computer hiện ra con số 63,100,000 tài liệu liên quan đến đề mục tôi muốn tìm hiểu. Con số tài liệu lớn lao này cho thấy tầm quan trọng của vấn đề tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Năm 1993, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 3 tháng 5 hàng năm là ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới hầu cổ võ cho quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trên toàn cầu. Thomas Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ công bố vào ngày 7 tháng 4, năm 1776 và là vị Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ, đã tuyên bố như sau:
“The basis of our government being the opinion of the people, the very first object should be to keep that right; and were it left to me to decide whether we should have a government without newspapers, or newspapers without a government, I should not hesitate a moment to prefer the latter. But I should mean that every man should receive these papers and capbable of reading them.” “Nền tảng của các chính quyền của chúng ta đặt trên lòng dân, vì thế quyền phát biểu phải là đối tượng được bảo vệ trên hết. Nếu phải chọn lựa giữa một chính quyền không có báo chí và một tình trạng báo chí không có chính quyền, tôi sẽ chọn tình trạng thứ hai. Nhưng tôi cần nói thêm là với điều kiện mọi người đều có cơ hội đọc báo và có đủ hiểu biết để đọc và hiểu các bài báo!” Và đó là lời phát biểu 236 năm trước đây của tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập!
Câu tuyên bố của Thomas Jefferson chỉ nhằm nhấn mạnh đến vai trò không thể thiếu trong một xã hội không có báo chí, không ngờ lại đã xảy ra trong thực tế hơn hai trăm năm sau, không phải tại Hoa Kỳ, mà là tại một quốc gia ở Âu Châu!! Đó là Vương Quốc Bỉ. Thực vậy, sau ngày bầu cử Quốc Hội Bỉ vào tháng 6, 2010 đã không có một đảng phái nào hội đủ túc số để thành lập nội các. Các cuộc thương thuyết nhằm thành lập nội các giữa 11 đảng phái đã kéo dài từ tháng 6, 2010 cho đến khi đạt được thỏa hiệp và một nội các đã được thành lập ngày 5 tháng 12, 2011. Tổng cộng nước Bỉ và dân tộc Bỉ đã có một đời sống quốc gia 540 ngày mà không có một chính quyền. Nhưng tất cả các cơ quan báo chí, truyền thông, hệ thống Internet tại quốc gia này vẫn tiếp tục trong suốt thời gian gần hai năm đó!! Đời sống quốc gia, sinh hoạt hằng ngày của người dân, các phương tiện giao thông, chuyên chở công cộng vẫn tiếp tục trong vòng trật tự cho thấy tầm quan trọng của dân trí và ý thức trách nhiệm của người công dân Vương Quốc Bỉ.
Tuy tự do ngôn luận và tự do báo chí có một vị thế quan trọng như vậy trong đời sống con người, quyền tự do này lại không phải là một quyền sở hữu, gắn liền với con người như con người có tay và chân cùng các bộ phận khác! Tự do ngôn luận quan trọng vì con người là một con vật xã hội. Khi chúng ta sống một mình cô quạnh như Robinson Crusoe trên một hoang đảo chơi vơi giữa biển cả mênh mông xung quanh không có gì khác hơn là một cây dừa lẻ loi thì quyền tự do ngôn luận không cần thiết phải đặt ra.
Theo cuộc kiểm kê dân số vào năm 2010 thì dân số Minnesota hơn 5,300,000 triệu người mà trong đó dân số người Việt có hơn 27,000 người, đứng hạng thứ 13 về dân số người Việt so với toàn quốc. Twin Cities, mà tôi thấy có quý vị địa phương dịch là Song Thành có dân số gần 2,500 người ở St.Paul và 2,000 người ở Minneapolis. Dẫu tỷ lệ dân số nhỏ so với dân số toàn tiểu bang, báo Việt ngữ vẫn là một nhu cầu cần thiết vừa để thông tin, vừa làm nhịp cầu liên lạc giữa cộng đồng người Việt, đồng thời nhằm nuôi dưỡng tiếng Việt, vốn là một nét đặc thù của văn hoá Việt Nam.
Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí được xem là đệ tứ quyền trong hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy gọi là đệ tứ quyền nhưng tự do ngôn luận, tự do báo chí lại không được quy định trong 7 điều khoản chính của Hiến Pháp. Thực vậy tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định trong nửa phần thứ hai của Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ:
“Congress shall make no law…abridging the freedom of speech, or of the press…” “Quốc Hội sẽ không làm luật…hạn chế tự do ngôn luận, hay tự do báo chí”
Chúng ta cần lưu ý đến kỹ thuật thảo hiến điêu luyện của những nhà lập hiến Hoa Kỳ mà các tài liệu lịch sử đều nhắc đến họ như là: the Framers of the Constitution, những con người đã gầy dựng nên nền móng khuôn khổ của Hiến Pháp. Phần lớn các bản Hiến Pháp của các quốc gia trên thế giới đều viết đại loại như: Quốc Gia công nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Hay: Công Dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin theo qui định của pháp luật như điều 70 trong Hiến Pháp 1992 của Cộng Sản Việt Nam. Tu Chính Án thứ nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ qui định một cách rõ ràng và vắn tắt: Quốc Hội sẽ không làm luật…hạn chế tự do ngôn luận, và tự do báo chí.
Kỹ thuật thảo hiến của các nhà lập hiến Hoa Kỳ 225 năm trước đây đưa đến hai hệ quả song hành: thứ nhất, xác nhận ý chí của nhà lập hiến không cho cơ quan lập pháp, nghĩa là Quốc Hội Liên Bang, quyền làm luật hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí. Thứ hai, đặt nguyên tắc căn bản cho việc giải thích tính cách hợp hiến đối với những văn kiện luật pháp hay lập qui, cho dầu trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Hệ thống công quyền của Hoa Kỳ được đặt trên nguyên tắc căn bản checks and balances, kiểm soát và cân bằng. Cả ba ngành luật pháp, hành pháp, tư pháp đều có mối liên hệ hỗ tương, ngành này kiểm soát ngành kia. Thí dụ Lập Pháp có quyền làm luật, biểu quyết ngân sách, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế. Hành Pháp có quyền đề nghị các dự luật, phủ quyết các đạo luật do lập pháp biểu quyết. Tư Pháp có quyền giải thích Hiến Pháp, tuyên bố tính cách hợp hiến hay không của các đạo luật của ngành lập pháp.
Nhưng còn tự do ngôn luận, tự do báo chí vốn được xem như là đệ tứ quyền thì sao? Ngoài điều khoản công nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất, không có một giới hạn hiến định nào khác được trù liệu để giới hạn hay kiểm soát quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Một sử gia Anh Quốc, Lord Acton, trong thế kỷ 19 đã từng nói:”Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely”. Quyền hạn dễ đưa đến lạm dụng, và quyền hạn tuyệt đối sẽ đưa đến lạm dụng tuyệt đối.
Quyền lực, hay quyền hành, tự bản chất thực ra không hẳn đối ngịch với đời sống dân chủ. Vấn đề là làm sao để điều hành quyền lực như thế nào cho phù hợp với sinh hoạt dân chủ. Chúng ta đã thấy các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được giới hạn và kiểm soát hỗ tương như thế nào. Trong lãnh vực tư, chúng ta cũng thấy mối tương quan hỗ tương giữa các công ty sản xuất và nghiệp đoàn nhân công, và những giới hạn của cả hai bên bởi luật pháp và các cơ quan hành chánh. Nhưng còn tự do ngôn luận, tự do báo chí được công nhận trong Tu Chính Án Thứ Nhất thì sao?
Ai cũng đồng ý tự do báo chí là điều cần thiết cho tự do chính trị, và nơi đâu mà con người không được chuyển đạt, bày tỏ tư tưởng giữa con người với con người, nơi đó không có tự do. Nhưng nếu tự do này bị lạm dụng thì sao? Và phải chăng tự do bị lạm dụng sẽ đưa đến sự hủy diệt của tự do? Nhưng câu hỏi trên chính là vấn đề khó xử khi thảo luận về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Và đâu là ranh giới phân biệt giữa những điều có thể chấp nhận và những điều không chấp nhận được mỗi khi hành xử quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Không ai có thể nghĩ rằng qua Tu Chính Án Thứ Nhất, những nhà thảo hiến có thể chủ trương rằng tất cả mọi người dân đều có quyền tự do phát biểu không giới hạn về bất cứ vấn đề gì theo ý muốn, bất cứ ở đâu và bất cứ vào lúc nào. Thí dụ, khai gian trước toà hay phổ biến tài liệu khích dục có được bảo vệ như là một phần của tự do ngôn luận hay không? Thí dụ viết bài đặt điều nói xấu người khác, phỉ báng (libel) hay phát biểu nói xấu gây thiệt hại cho người khác (mạ lỵ, slander) có phải là tự do ngôn luận được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hay không?
Khi giải thích những vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận và tự do báo chí, án lệ Toà Án thường đối chiếu quyền tự do ngôn luận với những quyền khác cần được bảo vệ trong một xã hội tự do dân chủ. Đó là những quyền như quyền được sống an toàn, quyền được bảo vệ trong đời sống riêng tư, quyền của những người khác trong một xã hội mà mọi người đều có quyền được đối xử bình đẳng. Khi mang đối chiếu với các quyền lợi khác, Toà Án thường đặt quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí vào một điạ vị ưu tiên, preferred position vì đây là hai quyền tự do căn bản cho đời sống dân chủ. Đặc biệt toà án có khuynh hướng bảo vệ tự do ngôn luận trong lãnh vực các phát biểu về những vấn đề chính trị.
Trong lãnh vực này, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong vụ án New York Times v. Sullivan (1964) là một án lệ căn bản trong lãnh vực tự do báo chí. Trong phán quyết này, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng giới chức chính quyền phải chứng minh là người chủ nhiệm hay chủ bút tờ báo đăng bài chỉ trích phải biết là điều chỉ trích không đúng với sự thật và người chủ nhiệm có ác ý (malice) khi đăng bài báo chỉ trích. Trách nhiệm dẫn chứng (burden of proof) này đặt một tiêu chuẩn quá cao khó cho các nguyên đơn có thể đạt được. Từ tiêu chuẩn áp dụng cho các giới chức chính quyền (government officials) lý luận của án lệ Sullivan đã dần dà nới rộng cho những người tuy không phải là giới chức chính quyền nhưng vì điạ vị và hoạt động của họ, được xem như là những khuôn mặt công cộng (public figures).
Ngoài tiêu chuẩn “preferred position”, vị trí ưu tiên, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ còn áp dụng 4 tiêu chuẩn khác cần phải chứng minh trước khi một đạo luật giới hạn tự do ngôn luận được công nhận là hợp hiến.
Tiêu chuẩn thứ nhất, luật giới hạn tự do ngôn luận phải không là một luật nhằm mục đích ngăn chận trước, prior restraint. Điều này nhằm tránh tình trạng kiểm duyệt và tiêu chuẩn này được xem như là trách nhiệm dẫn chứng khó khăn nhất trong phạm vi luật pháp.
Thứ hai, luật giới hạn tự do ngôn luận, tự do báo chí phải có nội dung vô tư, neutral. Thí dụ, nếu một thành phố ra quyết định cấm dán giấy quảng cáo trên các cột đèn, thì quyết định này phải nhằm cho tất cả các quảng cáo, không phải cho một loại quảng cáo nào đặc biệt.
Thứ ba, điều giới hạn phải không quá bao quát, too vague, khiến cho ai cũng ngần ngại. Một đạo luật như vậy sẽ có thể gây một tác dụng mà án lệ gọi là chilling effect sẽ làm tất cả mọi người ngần ngại, chùn bước không dám hành xử quyền tự do ngôn luận.
Tiêu chuẩn thứ tư là khi một đạo luật hay một nghị định đi quá xa trong mức giới hạn tự do ngôn luận thì đạo luật hay nghị định có thể bị xem là bất hợp hiến. Thí dụ tất cả mọi người đều có thể đồng ý là trật tự và an toàn lưu thông là cần thiết cho ích lợi chung. Nhưng khi một thành phố quyết định cấm hết tất cả mọi cuộc diễn hành hay biểu tình trên đường phố thì quyết định hành chánh này có thể bị xem là bất hợp pháp. Thành phố có thể giới hạn cuộc diễn hành vào một thời gian và trên một số đường phố thì giới hạn này có thể được xem là không vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Những tiến bộ trong kỹ thuật thông tin ngày nay, đặc biệt là Internet, cho thấy những khó khăn mà Toà Án gặp phải khi phân biệt thế nào là tự do ngôn luận khả chấp và tự do ngôn luận bất khả chấp. Khi Tu Chính Án Thứ Nhất ra đời 221 năm trưoóc đây nào đâu đã có Internet!! Ngày nay qua Internet, hệ thống liên mạng, tất cả mọi công dân bình thường đều có thể nhận được vô vàn tin tức trong đủ mọi lãnh vực và liên lạc hầu như ngay tức khắc với một số người hầu như không giới hạn mà không cần phải rời nhà của mình. Trong số lượng những tin tức thông tin này có cả những tài liệu, hình ảnh khiêu dâm, bạo hành rất có hại cho trẻ em. Năm 1995, Quốc Hội liên bang đã biểu quyết đạo luật Communications Decency Act, gọi tắt là CDA, xem việc xử dụng Internet để chuyển các tài liệu “indecent material”, xúc phạm công sĩ, là tội hình sự có thể bị phạt 2 năm tù và phạt vạ $250,000 Mỹ kim cho mỗi vi phạm.
Đạo luật CDA đã bị Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên bố bất hợp hiến trong phán quyết Reno v. ACLU (American Civil Liberties Union), 521 U.S.844 ((1997). Phán quyết này được biểu quyết thuận bởi tất cả 9 thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, với thẩm phán John Paul Stevens là tác giả thảo ra phán quyết. Reno v. ACLU là phán quyết quan trọng đầu tiên của Tối Cao Pháp Viện đối với những luật lệ quy định cách thức và nội dung các tài liệu gửi qua trên hệ thống Internet. Trong phán quyết này, TCPV đã phán đạo luật CDA bất hợp hiến vì đã không tôn trọng các tiêu chuẩn quá mơ hồ (too vague), nội dung không khách quan (content not neutral), vì đã gộp chung tài liệu khiêu dâm với những tài liệu thuộc loại khác dưới một danh xưng quá rộng “indicent material”, và sau cùng đã không tìm những biện pháp ít cực đoan hơn nhằm bảo vệ các trẻ em không được xem các tài liệu khiêu dâm.
Mặc dầu có phán quyết Reno v. ACLU, án lệ về tự do ngôn luận trong lãnh vực Internet vẫn chưa rõ ràng và TCPV và các toà án còn nằm ở giai đoạn dò dẫm trong lãnh vực mới mẻ này.
Nói chung, luật lệ giới hạn quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí có thể được xếp vào 3 loại: giới hạn về nội dung, content restriction, giới hạn về nơi chốn, place restriction, và tự do ngôn luận có tính chất biểu tượng, symbolic speech. Cộng thêm vào đó là loại phát biểu gây nên mối nguy hiểm rõ ràng và tức khắc, clear and present danger. Thí dụ giới hạn về nội dung là những tài liệu khiêu dâm. Giới hạn vì lời phát biểu có thể gây nên mối nguy cơ rõ ràng và tức khắc là trường hợp trong một rạp hát đông nghẹt có một người đứng lên hô to “cháy, cháy” tạo nên hỗn loạn. Giới hạn về biểu tượng, symbolic speech, như khi chống chiến tranh bằng cách đốt thẻ động viên. US v. O’Brien, 391 U.S.367 (1968) là một phán quyết liên quan đến phong trào phản chiến. Trong phán quyết này, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán rằng hành vi đốt thẻ động viên không phải là một hành vi có tính cách tự do ngôn luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất.
Các mục quảng cáo trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh được xếp chung vào loại commercial speech. So với political speech được luật pháp bảo vệ nhiều thì commercial speech được bảo vệ ít hơn. Nói thế không có nghĩa là các mục quảng cáo không được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ. Nhưng nếu quảng cáo sai lạc, thổi phồng quá đáng, gây nên thiệt hại cho người tiêu thụ thì lại là vấn đề khác.
Bài nói chuyện của tôi sẽ thiếu sót nếu tôi không đề cập đến tự do ngôn luận trong công tư sở, hãng xưởng. Đa số chúng ta thường hay nói: tôi có quyền tự do của tôi khi phát biểu về vấn đề gì. Điều này đúng nhưng không đúng cho nơi làm việc, work place. Nguyên tắc chung là quyền tự do ngôn luận rất giới hạn tại nơi làm việc, nhất là khi nơi làm việc là một hãng xưởng hay công ty tư, không phải công sở. Mục đích của chủ nhân thâu nhận chúng ta vào làm việc là để làm việc, không phải để xử dụng tự do ngôn luận. Tu Chính Án Thứ Nhất quy định: Quốc Hội không làm luật … hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tu Chính Án này không hề quy định là chủ nhân không được sa thải một nhân viên khi nhân viên này nói quá nhiều, không chịu làm việc!
Tôi vừa trình bày cùng quý vị về tự do ngôn luận và tự do báo chí dưới khía cạnh hiến pháp, luật pháp, trong đời sống quốc gia. Bây giờ chúng ta thử xét vấn đề trong đời sống cộng đồng. Cộng đồng đây là Cộng Đồng người Việt tại Hoa Kỳ, không phải là cộng đồng người Việt tại Twin Cities Song Thành ở đây.
Theo cuộc kiểm tra dân số thực hiện năm 2010 vừa qua thì dân số người Việt tại Hoa Kỳ là 1,548,449 người, xếp hạng thứ tư trong dân số người Á Châu. Bốn thành phố có người Việt đông nhất là San Jose, Garden Grove, Westminster và Houston.
Tôi sẽ đơn cử 4 trường hợp liên quan đến quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trong đời sống cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Bốn trường hợp này đều xảy ra tại 4 thành phố nói trên.
Trường hợp đầu tiên là trường hợp tờ Thời Báo xuất bản ở San Jose, California. Vào khoảng đầu năm 1984, tờ Viêtnam, nhật báo đầu tiên của người Việt tại hải ngoại ra đời. Sau đó, người chủ báo tách ra làm tờ Thời Báo, phát hành 5 số một tuần, số báo ra cuối tuần có trên 80 trang. Năm 1986, số Xuân Thời Báo đang hai bài phỏng vấn xếp cạnh bên nhau, một bài phỏng vấn thẩm phán Phan Quang Tuệ, một người quốc gia, một bài phỏng vấn Nguyễn Xuân Phong, lãnh sự Cộng Sản tại San Francisco. Ngay lập tức có phản ứng chống đối tờ Thời Báo vì đã đăng bài phỏng vấn viên lãnh sự Cộng Sản. Các người chống đối tổ chức biểu tình 86 lần, kéo dài hơn 100 ngày. Ngày ngày họ kéo đến trước toà soạn tờ Thời Báo chửi rủa. Họ điện thoại đến toà báo chửi rủa. Họ làm áp lực với các thân chủ quảng cáo trên tờ Thời Báo chấm dứt quảng cáo. Họ đòi hỏi tờ báo phải công bố tên người ký giả đã phỏng vấn trực tiếp 2 nhân vật cho hai bài phỏng vấn. Tờ Thời Báo cho tới nay vẫn còn tồn tại nhưng không còn mạnh mẽ như trước.
Vụ thứ hai xảy ra gần đây tại Houston, Texas. Luật sư Hoàng Duy Hùng nộp đơn kiện cựu Đại Tá Trương Như Phùng đã phỉ báng ông qua những lời tố cáo LS Hùng đã thụt két công quỹ Fema, đã liên lạc với Toà Lãnh Sự Việt Nam tại Houston và đã làm ăn với Việt Cộng. Tin mới nhất cho biết vụ kiện đã được Toà Án bãi nại chiếu theo đạo luật Anti-Slap. Anti-Slap là một đạo luật ở Texas và ở 26 tiểu bang khác cộng với vùng Hoa Thịnh Đốn nhằm mục đích giảm thiểu các vụ kiện về phỉ báng, mạ lỵ giữa các người tố cáo và các nhân vật có khuôn mặt công chúng (public figure).
Trường hợp thứ ba lại cũng xảy ra ở San Jose. Tháng Sáu vừa qua một số người đứng ra tổ chức mời ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Cộng Sản, đã ly khai đảng Cộng Sản và từ năm 1990 là một nhà báo sống tại Paris, đến nói chuyện. Một số người Việt tổ chức biểu tình phản đối. Xem cuộc biểu tình trên YouTube, còn thấy một người đi dự buổi nói chuyện bị một người biểu tình nhổ nước miếng vào mặt.
Trường hợp thứ tư là trường hợp mới nhất xẩy ra tại quận Cam vào đầu tháng 7 này. Báo Người Việt phát hành tại Westminster, đăng một lá thư của một độc giả đã viết “..ngày 30 tháng 4 là ngày vui mừng của dân tộc và Việt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay sai của giặc Mỹ”! Lập tức có phản ứng ngay từ các cá nhân, hội đoàn, và ngay cả các báo khác. Chủ nhiệm của báo Người Việt quận Cam có thư xin lỗi ngay trên trang đầu, công nhận “đã phạm lỗi nặng nề nên xin lỗi toàn thể cộng đồng”. Thư xin lỗi cho biết tờ báo đã điều tra và cho nhân viên phụ trách chọn đăng bức thư độc giả nghỉ việc. Ban Điều Hành báo Người Việt Westminster đã tổ chức một cuộc tiếp xúc giữa Ban Điều Hành và đại diện cộng đồng để trình bày những biện pháp kỷ luật mà tờ bào đã áp dụng với những nhân viên trách nhiệm trong việc đăng lá thư nói trên.
Khi các nhà thảo hiến soạn thảo Tu Chính Án Thứ Nhất vào năm 1791, hơn 200 năm trước đây, họ nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người công dân đối với với nhà cầm quyền. Tu Chính Án nhằm đến chính quyền và quy định: Quốc Hội sẽ không làm luật hạn chế tự do ngôn luận và tự do báo chí. Các nhà thảo hiến đã xem chính quyền là nguồn gốc chính đe dọa quyền tự do báo chí.
Trong 4 trường hợp đơn cử, không có một trường hợp nào có sự can thiệp của chính quyền, dẫu cho là cấp liên bang, tiểu bang, quận hạt, hay thị xã, để giới hạn tự do ngôn luận, tự do báo chí của cộng đồng người Việt. Không ai phủ nhận là cộng đồng người Việt được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hoàn toàn trong việc xử dụng quyền tự do ngôn luận. Vấn đề là có những cá nhân và tổ chức trong cộng đồng muốn xử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt tự do ngôn luận của những ai không đồng chính kiến với họ. Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư có thể gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia xẻ bởi rất nhiều người, và được xem là một sự phẫn nộ chính đáng. Câu hỏi cần được đặt ra là đây có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực đóng cửa toà báo. Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt! Và nếu như thế thì lợi ích và mục tiêu chính đáng của Tu Chính Án Thứ Nhất có còn cần thiết nữa hay không?
Ngày 3 tháng 5 năm 2012 vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức mừng ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới. Ông Ban Ki-moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và bà Irina Bokova, Giám Đốc UNESCO đã ra một tuyên bố chung có đoạn như sau: Freedom of Expression is one of our most precious rights. It underpins every other freedom and provides a foundation for human dignity. Free, pluralistic and independent media is essential for its exercise. Tự do ngôn luận là một trong những quyền quý báu nhất của chúng ta. Nó là căn bản cho các quyền tự do khác và đặt nền móng cho phẩm cách của con người. Tự do, đa dạng và độc lập của báo chí là điều tối cần thiết cho việc thực thi quyền tự do ngôn luận.
Tôi xin mượn đoạn trên trong bản tuyên bố chung làm kết luận cho bài nói chuyện hôm nay.
Xin cám ơn quý vị!
Theo Chuyển Hóa
_________________
(Thẩm-phán Phan Quang Tuệ tốt nghiệp Trường Luật Sài Gòn năm 1965, lấy bằng Tiến-sĩ Luật-khoa tại Trường Luật Viện Đại-học Drake vào năm 1985.Trước đó, từ năm 1986 đến 1988, ông là Thẩm-phán về Luật Hành-chánh rồi Phụ-tá Bộ-trưởng Tư pháp Tiểu-bang Iowa ở thủ-phủ Des Moines, Iowa. Đến năm 1995 ông được bà Tổng-trưởng Tư pháp Janet Reno chỉ-định làm Thẩm-phán Di Dân. Ông là thẩm-phán gốc Việt đầu tiên được cử vào chức-vụ này. Thân phụ ông là Phó Thủ Tướng Phan Quang Đán; trước 1975 ông là Trung Úy của Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa. Ông có một người em phi công bị mất tích trong một phi vụ ở Cam Lộ miền trung VN.)
Tường Trình Cuộc Họp Báo Về Việc Nhật Báo Người Việt Nhục Mạ Quân, Cán, Chính VNCH.
Thanh Phong/SGN
Nhật báo Saigon Nhỏ số ra ngày Thứ Năm, 26 tháng 7-20152
Garden
Grove.- Vào đúng 4 giờ 30 chiều Thứ Ba ngày 24.7.2012, một cuộc họp báo
đã được tổ chức tại Thư Viện Việt Nam số 10872 Westminster Ave, #
214-215 Garden Grove do Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản & Tay Sai, Ủy
Ban Đặc Nhiệm Chống Tuyên Vận Cộng Sản phối hợp với Liên Hội Cựu Chiến
Sĩ, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam và một số đảng phái, đoàn thể đấu
tranh tại Nam California. Mục đích buổi họp để đi tìm kế hoạch đối phó
với lập trường thiên cộng rõ rệt của báo Người Việt.
Hầu
hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ và khoảng 200 đồng hương, đại
diện các đoàn thể Quân, Cán, Chính VNCH đã có mặt. Hội trường không đủ
chỗ ngồi, nhiều người phải đứng ngoài hành lang và ngồi bên phía phòng
đọc sách.
Đúng
4 giờ 30, sau nghi thức khai mạc gồm chào cờ và mặc niệm, ông Phan Kỳ
Nhơn tuyên bố mục đích buổi họp hôm nay ngoài việc tường trình những
việc mạ lỵ, bôi nhọ VNCH, đồng thời tuyên truyền cho cộng sản liên tục
của báo Người Việt trong suốt thời gian dài, từ thời ông Đỗ Ngọc Yến tới
bây giờ, sau đó là việc công bố một Bản Lên Tiếng của gần 60 tổ chức,
hội đoàn về những biện pháp chế tài cần phải có dành cho cơ quan ngôn
luận này. Ông Phan Kỳ Nhơn nhấn mạnh: Đây không phải là thái độ cuối
cùng của Người Việt Quốc Gia đối với báo Người Việt”. Bản Tường Trình
hôm nay chỉ là điểm khởi đầu cho những cuộc đấu tranh sắp tới. Xin đồng
hương yên trí, khi nào Phan Kỳ Nhơn còn đứng vững thì ngày đó chúng ta
vẫn tiếp tục đấu tranh chống cộng, trong đó có việc đấu tranh chống báo
thiên cộng Người Việt. Chúng tôi rất cám ơn sự hiện diện đông đảo của
đồng hương và nhất là của hầu hết các cơ quan truyền hình, báo chí, ký
giả hôm nay. Sau đây là thành phần Ban Điều Hợp cho buổi họp ngày hôm
nay: LS Nguyễn Xuân Nghĩa, các ông Nhan Hữu Mai - Phan Tấn Ngưu - Trần
Vệ - Nguyễn Văn Cừ - Trần Quang An và bà Phạm thị Diệu Chi, hai vị thư
ký đoàn hôm nay là bà Trần Thanh Hiền và Duyên Trang.
Một
dự thảo về một Bản Lên Tiếng chung sẽ được Ban Điều Hợp ghi nhận và
công bố nay mai. Ban Điều Hợp đặc biệt nhấn mạnh về sự kiện vừa xảy ra
khiến buổi họp ngày hôm nay được triệu tập như sau:
Ngày
Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012, báo Người Việt đã chọn đăng "Thư độc giả Sơn
Hào" trong trang Diễn đàn Độc giả mang nội dung nhục mạ Quân, Dân, Cán,
Chính VNCH là "làm tay sai cho giặc Mỹ”, chính sách tù cải tạo cộng
sản là một khoan hồng của nhà nước cộng sản dàng cho những kẻ có nợ máu
với nhân dân...". Lá thư độc giả này đã gây bất bình, chấn động dư luận
Người Việt hải ngoại, và gây phẫn uất cho giới cựu quân nhân và tù nhân
chính trị VNCH. Tự do ngôn luận không phải là tự do nhục mạ một tập thể
bằng những dữ kiện sai sự thật? “Độc giả” Sơn Hà là ai? Một cán bộ cộng
sản? Luận điệu ca tụng ngày 30 tháng 4 không xa lạ gì với 700 tờ báo
cộng sản trong nước. Nhưng một cơ quan ngôn luận sống bằng sự yểm trợ
của đồng bào tị nạn cộng sản mà công khai tiếp tay cho Việt Cộng phỉ
báng quân dân cán chính VNCH và những người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng
sản, nhất là đối với những cựu tù nhân chính trị, tạo diễn đàn cho đặc
công Việt Cộng và tay sai tuyên truyền cho chế độ Việt Cộng thì là điều
mà chúng ta không thể làm thinh để chấp nhận được nữa. Liên Hội Cựu
Chiến Sĩ QLVNCH, CĐNVQG Nam Cali đã có Thư Phản Đối; nhiều các hội đoàn
khắp thế giới đã lên tiếng phản đối và bầy tỏ thái độ phẫn nộ đối với
những hành vi phản bội cộng đồng tỵ nạn cộng sản của Nhật Báo Người
Việt.
Tiếp
theo, ngày Thứ Hai 09 tháng 07/2012, Nhật Báo Người Việt lại đăng thêm
trên Diễn Đàn 2 Thư của cùng "một" độc giả "Dich Tran" với nội dung
không những phỉ báng chính thể VNCH, chửi "Giặc Mỹ" thậm tệ mà còn "mạ
lỵ linh mục Công giáo Việt Nam được Tây huấn luyện làm gián điệp cho
CIA". Bài báo này chắc chắn gây sôi động trong cộng đồng Công Giáo Việt
Nam hải ngoại vì hiện nay, tin tức về những cuộc đàn áp giáo dân, các
linh mục trong nước của nhà nước cộng sản đang gia tăng hơn bao giờ hết.
Trong
Thư Phản Đối của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, Ls Nguyễn Xuân
Nghĩa, Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện, đã bẻ gãy lý luận này khi "...cực
lực phản đối Nhật Báo Người Việt đã đi ngược lại thiên chức của truyền
thông là thông tin trung thực cũng như đã không hoàn thành trách nhiệm
kiểm soát kỹ lưỡng các bài vở, thông tin, tin tức...để cho đăng loại
"Thư Độc Giả Sơn Hào" trên Nhật Báo Người Việt, qua đó, đã tiếp tay cho
bạo quyền cộng sản Việt Nam xâm nhập, phá hoại và gây bất an trong cộng
đồng." Ngoài ra, Ls Nghĩa còn nhấn mạnh đến sự độc lập mà theo đó Nhật
Báo Người Việt "...còn có quyền từ chối không cho đăng các thông tin,
tin tức chưa được kiểm chứng cũng như các bài vở, "Thư Độc Giả" gây bất
lợi cho quý Báo và cho công cuộc đấu tranh đầy Chính Nghĩa của chúng
ta". Rất nhiều đồng hương trong buổi họp cũng rất bất mãn về lối bào
chữa của Nhật Báo Người Việt trong "Lời Tòa Soạn" này.
Một
Bản Lên Tiếng tạm thời sẽ được công bố sau khi bổ túc các ý kiến đóng
góp của đồng hương cũng như thâu thập thêm chữ ký của các Hội đoàn, Đoàn
thể, Nhân sĩ trong Cộng đồng
Sau đó là phần ghi nhận những phát biểu của đại diện các đoàn thể tham dự buổi họp:
-
Ô. Trần Vệ, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Tây Nam Tập Thể CSVNCH: "Chúng
tôi là tập thể chiến sĩ VNCH đến đây với quyết tâm là quyết chiến với
nhật báo Người Việt. Chúng tôi đến đây mang theo nhiều văn bản của các
Tổng Hội, Liên Hội như Tổng Hội Võ Bị, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ San Diego
và nhiều ý kiến, và cái biện pháp mà chúng tôi sẽ nêu lên với quý vị
sau đây, chúng tôi có biện pháp nặng nề đối với nhật báo Người Việt.
Chúng tôi đồng ý với anh Vi Anh những chi tiết anh đã đưa ra: Khiển
trách nặng nề LS. Phan Huy Đạt Sa thải Chủ Bút và Phụ tá Chủ Bút. Đó
là những điều mà chúng ta yêu cầu báo Người Việt phải giải quyết, bởi vì
chúng ta qua đây đều mang căn cước tỵ nạn, thì thử hỏi nhiều người
trong nhật báo Người Việt có phải là dân tỵ nạn hay không? Còn nếu sang
đây với tính cách thân cộng, xin đưa ra luật di trú, yêu cầu Bộ Di Trú
trục xuất những tên này về VN. Như quý vị đã thấy thời VNCH, chúng ta đã
trục xuất những tên Dân biểu Trần Ngọc Châu, Nguyễn Ngọc Nhạ qua khỏi
cầu Hiền Lương. Khi đến đó chúng đã khóc lóc đòi trở lại, nhưng chúng ta
nhất quyết không chịu. Ngày đó chính chúng tôi là những người dẫn đám
đó đi trục xuất, và chúng ta phải có hành động nặng nề với đám này. Một
điều nữa, chúng ta không thể nào để cho nhật báo Người Việt cứ mãi nhục
mạ chúng ta. Cuộc chiến của chúng ta đã mấy chục năm trời, chúng ta gần
tới đích rồi. Tập thể Cộng sản đang vật vờ chết bởi vì Tàu xâm chiếm,
mua chuộc. Do đó, nhật báo Người Việt là những viên đá mà chúng ta phải
đá đi, vất đi. Do đó chúng tôi kêu gọi cộng đồng hải ngoại chúng ta "Tẩy
chay nhật báo Người Việt. Ngày hôm nay chúng tôi xin quý vị đọc những
bài của báo Saigon Nhỏ, Hội Quân Y Sĩ đã tẩy chay và Tổng Hội chúng tôi
cũng đã đề nghị tẩy chay- Tập Thể Chiến Sĩ cũng đã tẩy chay nhật báo
Người Việt, không mua, không đọc, không đăng quảng cáo, Phân Ưu trên
nhật báo Người Việt kể từ hôm nay. Nếu người nào còn tiếp tục là người
đó đã dung tha cho nhật báo Người Việt".
*
LS. Nguyễn Xuân Nghĩa kêu gọi tất cả mọi người hãy ý thức rằng việc tẩy
chay báo Người Việt là của mọi người, của các cơ quan truyền thông,
của những người thuộc thành phần Quân, Cán, Chính VNCH đang làm việc
trong tòa báo Người Việt. Chính những người Quân, Cán, Chính này là
những người bị xúc phạm trước tiên, họ phải lên tiếng, và mọi người
chúng ta hãy nói cho nhau nghe, nói cho thân nhân và những người quen
biết để họ hiểu, vì có nhiều người chưa nghe, chưa đọc báo nên vẫn cứ
đến đăng quảng cáo, vẫn tiếp xúc với báo Người Việt. LS. Nghĩa lưu ý
rằng, việc báo NV gây ra chuyện này là nằm trong sách lược của Việt
Cộng, muốn tạo ra để mọi người chú tâm vào việc này mà quên đi việc Tàu
Cộng đang xâm chiếm VN, và việc chúng ta đang vận động ghi danh cử tri
người Mỹ gốc Việt để tạo sức mạnh cho cộng đồng.
*
Nhà báo Vi Anh: "..Theo thể thức điều hành báo chí, Chủ Nhiệm có thể
chịu trách nhiệm về dân sự, báo Người Việt cho biết đã sa thải Vũ Quý
Hạo Nhiên nhưng Phạm Phú Thiện Giao là Chủ Bút thì sao? Không bao giờ
Chủ Bút không chịu mà bài báo đăng được. Vậy phải đặt vấn đề báo Người
Việt phải sa thải vĩnh viễn anh Phạm Phú Thiện Giao. Người kế tiếp không
thể tránh khỏi, LS.Phan Huy Đạt lên năn nỉ, nói này nói kia, đây là tai
nạn. Đây không phải là tai nạn thưa quý vị. Làm báo, những người trong
Ban Biên Tập đều có trách nhiệm đọc từng chữ, nhất là những chữ về
chính trị, người ta cân chữ bằng cái cân tiểu ly, chứ không có tai nạn
đâu. Đây là hành động cố ý, theo luật gọi là cố ý quán hành. Do vậy tôi
đề nghị phải đặt vấn đề về ông Chủ Nhiệm Phan Huy Đạt".
*
Ông Nguyễn Phục Hưng: "Tôi muốn hỏi quý vị. "Trong bản Lên Tiếng, quý
vị ra hạn cho nhật báo Người Việt trong thời hạn sớm nhất. Thời hạn sớm
nhất là bao giờ? Tôi biết qúy vị làm điều đó để chứng tỏ thiện chí của
mình, không muốn đưa người ta vào cái thế giống như ép buộc. Nhưng tôi
nhắc lại một điều, ở đất nước này, nếu như tôi say rượu lái xe, lần thứ
nhứt, lần thứ nhì, lần thứ ba thì bà không có cứu tôi. Và cái này là 6
lần rồi, cho nên vì lý do đó, cái câu hỏi mà riêng với Hội Thủy Quân Lục
Chiến chúng tôi nhìn sự việc nó là như vậy. Chuyện đó không phải một
ngày một buổi. Tôi đã nói chuyện với anh Phan Huy Đạt, không thể cứ làm
rồi lại xin lỗi. Cái xin lỗi đó cho thấy không thành thật; mà kể cả có
xin lỗi mà khi đạt tới một lần , hai lần, ba lần là hết rồi. Bây giờ cái
câu hỏi của tôi là thời hạn quý vị đặt ra cho báo NV là bao giờ? Điều
thứ hai, không riêng cho qúy vi ngồi trên bàn chủ tọa, mà tất cả chúng
ta ngồi đây đều thuộc thành phần chống cộng, mà cả cái cộng đồng này mà
không thể ngăn chận được tờ báo làm cái chuyện đó thì thật ra đừng có
nói thêm chuyện gì xa xôi. Cái chuyện rất nhỏ là từ nay không đăng quảng
cáo, không coi, không gì hết. Mỗi người đều như vậy. Có một số người
nói nó có tiền, nó không cần. Điều đó không cần thiết. Cho nên lần này
tôi nghĩ mọi người cùng làm sẽ có kết quả."
- Ông Trần Quang An khẳng định: tờ báo Người Việt không còn là tờ báo của cộng đồng tỵ nạn nữa".
-
Ô. Phạm Đức Hậu: "Không còn chờ đợi gì nữa. Qúy vị hãy thành lập một Ủy
Ban theo dõi những hành động báo Người Việt còn nằm trong bóng tối để
đưa ra công luận, chúng ta không thể ví báo Người Việt với tờ Viet
Weekly. Tôi đã nói nhiều lần trên đài, tại sao báo Người Việt làm tay
sai cho cộng sản? Không phải từ bây giờ, mà từ thời Lê Đình Điểu, rồi
đến Đỗ Ngọc Yến, đối với tôi là quá rành rồi. Họ cố tình cũng như bảo sa
thải Vũ Quý Hạo Nhiên, nó là thằng con rể thì sa thải cái gì? Chúng ta
không đặt vấn đề sa thải mà chúng ta đặt vấn đề cộng đồng ở đây nên dứt
khoát với báo Người Việt, nó là tay sai của Cộng sản. Nếu buổi họp hôm
nay quý vị không làm được thì tôi xin phép trước, trong tương lai tôi sẽ
lên đài truyền hình tôi sẽ làm việc đó nếu không có ai làm, để kêu gọi
các đoàn thể tẩy chay để nó không có tiền chứ đừng nói chuyện sa thải.
Chúng ta phải dứt khoát làm việc này, nếu không thì đừng nói vấn đề
Trung Cộng, vấn đế VN..Tôi đã biết rõ nội tình báo Người Việt, nó biết
tất cả mọi chuyện, nó sẵn sàng làm cái việc đó. Đó là cái diện để mai
mốt nó tiếp tục làm nữa. Chúng ta phải dứt khoát.
-
Ông Trần Thế Cung: "Đến hôm nay nhiều tổ chức, Hội Đoàn trong đó có đến
trên 80 Bác sĩ, Nha, Y, Dược Sĩ kêu gọi Tẩy chay báo Người Việt. Bây
giờ quý vị mới làm bản lên tiếng này là "quá yếu".
-
Ông Đoàn Thế Cường: " Trong bài viết đăng trên báo Người Việt có đề
cập đến các Linh mục Công Giáo, và cả quốc gia Hoa Kỳ, nên chúng tôi đề
nghị mời Hội Đồng Liên Tôn ký tên vào Bản Lên Tiếng, và mời các vị dân
cử Hoa Kỳ lên tiếng về việc này, nhất là trong thời kỳ tranh cử hiện
nay.
-
Ông Trần Thanh Phong: " Tôi có quen biết rất nhiều với nhật báo Người
Việt. Năm 1990 khi tôi mới bước chân ướt chân ráo tới Cali thì Đỗ Ngọc
Yến có tới mời tôi cộng tác, tôi nói "Không", là vì trong đám Người
Việt thì Hoàng Ngọc Tuệ cũng là bạn cùng quê với tôi, rồi Lê Đình Điểu
trong CPS thì anh cũng là theo đuôi chúng tôi từ hồi tranh đấu chống ông
Diệm, rồi ví dụ sau này như anh Hà Tường Cát cũng là trong Đoàn Thanh
Niên Thiện Chí của chúng tôi thành lập. Tôi xin đề nghị mấy điều tiên
quyết để bó buộc nhật báo Người Việt phải làm. Chúng ta phải đòi hỏi
nhật báo Người Việt xác định rằng đường lối, chủ trương trong quá khứ là
sai, là đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc. Họ phải công nhận
điều đó, và bây giờ họ phải sửa sai như thế nào mới là đúng. Thứ hai nữa
là nếu họ tỏ thiện chí, họ không đi theo đường lối của Đỗ Ngọc Yến nữa
thì họ phải phá bỏ cái tượng Đỗ Ngọc Yến ngay cửa bước vào, thứ hai
phải đóng cửa cái hội trường Lê Đình Điểu...Ông
Trần Phong Vũ nói là ông Đỗ Qúy Toàn viết bài chống cộng. Sự thật thì
ông Trần Phong Vũ nói như vậy nhưng mà vợ Trần Phong Vũ về tổ chức một
cái buổi hòa nhạc cho con gái của Đỗ Quý Toàn ở ngay tại Nhà Hát Lớn, có
rất nhiều tai to mặt lớn tới tham dự. Tôi xin cảnh báo cho cả cộng đồng
biết."
*
Ký giả Khúc Minh: Nguyễn Đình Bin trong Website của Ủy Ban Người Việt
Nước Ngoài nói là đã gặp ông Đỗ Ngọc Yến tại tòa báo Người Việt. Vậy
thì chúng ta hãy yêu cầu báo Người Việt trả lời về vụ này... Ngay sau
khi xin lỗi cộng đồng, đã để cho tên Trần Đông Đức là đại diện của báo
Người Việt chi nhánh ở Philadelphia tưng bừng ca ngợi Vũ Quý Hạo Nhiên,
thế là thế nào?
Sau
đó là các ông: Phạm Đình Khuông, Lương Thành Nỷ, Nguyễn Nam Hà, ông
Tiết T&T Production, ông Nhan Hữu Mai, bà Phạm Thị Diệu Chi đều lên
tiếng đề nghị ban điều hợp ra tuyên cáo phản đối nhật báo Người Việt và
kêu gọi đồng hương tẩy chay, không đọc, không đăng quảng cáo, không Phân
ưu, Cáo phó, không thuê mướn Hội trường báo Người Việt, không đến hội
trường xem đá banh v.v.. Trong số những người sắp hàng lên phát biểu có
cô Phương Thảo. Cô cho biết cô sinh hoạt nhiều lần ở báo Người Việt và
nhận thấy họ cũng làm nhiều chuyện tốt. Lời phát biểu của cô bị nhiều
người có mặt la ó phản đối. Nhưng Ban Tổ Chức vẫn kêu gọi mọi người giữ
trật tự và cô Phương Thảo đã trình bày hết ý kiến của mình. Một người
tham dự nhờ phóng viên Saigon Nhỏ chuyển câu trả lời về thắc mắc cuả cô
Phương Thảo mà ông không nói được trong buổi họp. Thực ra toà soạn báo
Người Việt là nơi mà cô Phương Thảo cần đến để đặt câu hỏi về việc tại
sao một toà soạn “làm nhiều chuyện tốt” lại làm một chuyện quá tệ là
nhục mạ toàn thể Quân, Dân, Cán Chính VNCH như thế. Đây là một buổi họp
của cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản bàn về những biện pháp cần có
để đối phó với một tờ báo tuyên truyền cho cộng sản, không bàn về ‘cảm
tình” của cô Phương Thảo dành cho báo Người Việt.
Sau
cùng ông Phan Kỳ Nhơn cám ơn tất cả các cơ quan truyền thông, hội đoàn,
đoàn thể và đồng hương đã đến tham dự quá đông, thể hiện sự quan tâm
của mọi người về vấn đề này, và ông kêu gọi các đoàn thể hay cá nhân, ai
đồng ý với Bản Lên Tiếng này, xin liên lạc với ông để đưa tên vào Bản
Lên Tiếng Chung, trước khi gửi đến báo Người Việt và nếu nhật báo Người
Việt không đáp ứng, cộng đồng Nam Cali và các Hội đoàn, đoàn thể sẽ có
biện pháp thích ứng đối phó (Xem Video bên dưới)
Thanh Phong
Những “bí ẩn” của báo Người Việt:
Ai là chủ thực sự của báo Người Việt?
Đào Nương – Những Điều Nên Nói
(Nhật báo Saigon Nhỏ Thứ Bảy, ngày 28 tháng 7, 2012)
Vì một “định mệnh” chưa thể kết luận là tai ương hay may mắn, Đào Nương tôi bước chân vào làng báo ở Thành Cam tức Orange County này rất sớm. Nói theo ông “Long Đất” tức tài tử Nguyễn Long nay đã quá cố thì Đào Nương tôi đi từ chân “đổ gạt tàn thuốc lá”, “pha cà phê” lên đến chức “chủ nhiệm” cũng nhiều “nhiêu khê”. Nhưng nói theo ông Mai Thảo thì “Đào Nương là người của phái Nga My “nằm vùng” ở phái Thiếu Lâm nên khi Đào Nương xuống núi thì bọn nam tử sẽ gặp nhiều khốn đốn”.
Chỉ biết, từ những năm đầu hình thành cúa làng báo Việt ngữ tại nam Cali, Đào Nương tôi đã có mặt. Ngày nay, khi đi thăm mộ cha tôi ở nghĩa trang Peek Family, tôi đi một vòng là “thăm” được nhiều người: ông Mai Thảo, ông Nguyên Sa…. Nhưng phải đến nghĩa trang Good Shepherd ở Huntington Beach thì mới thăm được vợ chồng nhà văn Thảo Trường. Nhìn lại những tên tuổi hàng đầu cuả nền văn hoá miền Nam lưu vong bây giờ chỉ còn lại vài người, như những bông hoa quí chơ vơ, cô đơn đến tội nghiệp. Một bình hoa thì cần phải có nhiều loại hoa, nhiều thứ hoa, đủ màu, đủ sắc; phải có cây đệm, phải có hoa dại kèm theo thì mới ra một tác phẩm nghệ thuật, lôi cuốn tầm nhìn. Bây giờ, cành hoa quí chơ vơ một mình, gợi nhớ những người vắng mặt với những áng văn chương của một thời không còn nữa. Nhưng dù là với ai, lúc nào, ở đâu thì thời đó, cuộc vui nào cũng không thiếu “bác Yến”. Vai trò cuả một trái đệm, có đó mà không đó. Chẳng là gì, không viết văn, không làm thơ, không phê bình thơ văn cuả ai, chỉ hiện diện để đánh trống và… bỏ dùi. Lâu dần cũng quen để rồi chúng tôi thường bảo nhau: đừng nghe những gì bác Yến nói mà hãy nhìn kỹ những gì bác Yến làm. Mà hình như bác Yến không làm gì ráo trọi.
Tờ Người Việt cũng vậy. Thủ khẩu như bình trước những vấn đề quan trọng của cộng đồng nhưng lại sẵn sàng “ứng chiến” để làm lợi cho cộng sản. Hình thành từ một garage ở nhà ông Đỗ Ngọc Yến ở đường Euclid với sự đóng góp công sức của rất nhiều người. Khi tôi chở “ông bạn đời” đến đó, ngọn đèn pha chiếu thẳng vào một cái garage mở rộng cửa, bên trong lố nhố những bóng người đứng ngồi. Hai thập niên đầu của lịch sử tị nạn cộng sản Việt Nam, những nhà văn, nhà báo lưu vong còn tuổi trẻ, bầu nhiệt huyết của lòng ái quốc, thương nhà, thương nước còn nguyên vẹn. Ai cũng mong có được một cơ quan ngôn luận để viết, để thông tin đến cộng đồng những điều biết được, nghe được về quê nhà. Nhiều khi, trong bóng đêm, tôi thường tự hỏi, nếu họ là tôi, ngày hôm nay phải điều hành một hệ thống báo chống cộng ở hải ngoại, phải đương đầu với tài lực, với nhân lực của cả một đảng cướp đang vươn cánh tay nối dài ra nước ngoài, những đàn anh đi trước tôi trong làng báo, họ sẽ làm gì?
Tôi còn nhớ ông Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi là chủ bút báo Người Việt lúc đầu. Báo Người Việt cũng ba chìm bảy nổi như những tờ báo Việt ngữ khác cùng thời. Chỉ khác là qua nhiều “triều đại” và anh em nối tiếp nhau ra đi, từ Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi, Nguyễn Đức Quang, Lê Đình Điểu, Tống Hoằng, Đỗ Việt Anh và bây giờ là Phan Huy Đạt, nhưng có một điều không đổi: Đó là sự hiện diện của ông Đỗ Ngọc Yến. Với tất cả mọi “biến động” mà báo Người Việt gây ra, ông Yến luôn có nụ cười “lỡ rồi, biết làm sao”, coi chuyện “bất thường” đó như là một chuyện bình thường. Có thể nói, ông Yến là người sống lành mà chết dữ. Với bạn bè nhà văn, nhà báo, ông Yến là một người xuề xoà, ai nói gì ông cũng cười, chuyện báo Người Việt làm bậy đến đâu, ông cũng chỉ cố nhướng cặp mắt mỏi mệt sau cái kính cận dày, coi như ông có nhìn, ông có biết, nhưng ông không cố tình làm bậy. Điều lạ là “biến cố nào” thì báo Người Việt cũng lỡ.. tuyên truyền cho Việt Cộng. Ngược lại, cái nhìn của những nhà chính trị miền Nam Việt Nam về ông Đỗ Ngọc Yến thì không như thế. Những người như ông Hoàng Văn Đức, như ông Trần Văn Tiết, như ông Hà Thúc Ký đã nhận xét ra sao về Đỗ Ngọc Yến thì Đào Nương tôi nghĩ, tôi không phải là người duy nhất đã nghe những nhận xét này. Vì thế năm 2008, khi những tấm hình ông Đỗ Ngọc Yến chụp chung với những lãnh tụ cộng sản cao cấp như Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phong lộ ra ngoài, khi ông Đỗ Ngọc Yến đã qua đời hai năm trước đó thì những người hiểu chuyện không ai ngạc nhiên.
Nhìn lại Ban Biên Tập hiện nay của báo Người Việt, Đào Nương tôi nghĩ người có thẩm quyền để giải thích về hành tung của ông Đỗ Ngọc Yến phải là ông Hoàng Ngọc Tuệ. Phần ông Đỗ Quí Toàn thấy vậy nhưng mà không phải vậy. Ông Toàn là người có nhiều tật xấu và không kín đáo nên không phải là người có thể tin cậy vào việc lớn. bạn bè bên ngoài mà còn nhìn thấy điều này huống chi là những người ở bên trong. Hoàng Ngọc Tuệ thì lại rất thâm trầm im lặng. Nếu không phải là người chú ý đến báo chí, biết được chuyện “miền Nam trước 1975” thì hầu như không ai để ý đến ông Hoàng Ngọc Tuệ. Những người như Đinh Quang Anh Thái, như Phạm Phú Thiện Giao, như Vũ Quí Hạo Nhiên đều không đáng nói. Bọt bèo thì thường nổi trên mặt mà. Nhưng sự kiện vợ của ông Hoàng Ngọc Tuệ, bà Hoàng Vĩnh ra mặt điều hành báo Người Việt mấy năm nay mới là lạ. Điều lạ thứ nhất: bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái. Điều lạ thứ hai: Là một người rất khôn ngoan, Hoàng Ngọc Tuệ ngu gì mà đưa vợ vào nơi thị phi để mà mang nhục?
Năm 2008, Đỗ Việt Anh ra khỏi tờ Người Việt và lập tờ Việt Herald để đối đầu với tờ Người Việt. Khi báo Việt Herald thất bại, Người Việt thu dụng lại Đỗ Dũng, người đã phản bội tờ Người Việt để đi theo Đỗ Việt Anh trước đó. Cũng như Người Việt đã thu dụng lại Vu Quí Hạo Nhiên mặc dù Vũ Quí Hạo Nhiên không chỉ gây rắc rối cho Người Việt trong vụ lá cờ vàng trong chậu nước rửa chân mà còn trong dự án thành lập nhà in riêng năm 2007. Chỉ riêng vụ này, Vũ Quí Hạo Nhiên đã làm cho báo Người Việt thiệt hại một số tiền không nhỏ khi mua cơ sở, mua máy in và sau đó phải giải thể, bán tống, bán táng đi để thoát nạn tiền nhà băng hàng tháng. Sau vụ này, Phan Huy Đạt trở thành Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm chủ nhiệm. Con gái Đỗ Ngọc Yến, cô Đỗ Bảo Anh mất cả hai chức cùng một lúc. Bà Đỗ Ngọc Yến cũng không còn làm việc cho báo Người Việt sau khi bức hình ông Yến họp với Việt Cộng tung ra ngoài. Sau đó một “tiến trình” thay đổi bí ẩn… nào trong 3 năm qua để rồi bây giờ Phan Huy Đạt trở thành Chủ Nhân Ông toàn phần của nhật báo Người Việt!
*
Trên báo Người Việt, hàng ngày nơi trang 2, báo Người Việt “trình làng” một Hội Đồng Quản Trị, một Ban Điều Hành, Ban Biên Tập rất nặng kí. (xin xem phóng ảnh đính kèm).
Ngày 13 tháng 7, khi trả lời ông Phan Tấn Ngưu về việc có hay không có một áp lực trên báo Người Việt trong cuộc họp báo phân trần về việc đã đăng bài nhục mạ Quân, Dân, Cán Chính VNCH, ông Phan Huy Đạt cho biết Quỹ Hưu Bổng Nhân Viên Người Việt làm chủ báo Người Việt và họ làm việc theo quy tắc tập thể quyết định. Khi vào
quí vị sẽ đọc được đây là một chương trình 401K thành lập ngày 1 tháng 1, năm 2009 dành cho nhân viên với 27 thành viên nhưng không có “nhân viên quá cố” nào hay người thừa kế nào có tên trong danh sách. Báo Người Việt thành lập từ năm 1978 đến nay là 34 năm thế thì trước ngày 1 tháng 1, 2009 ai là chủ báo Người Việt? Việc “trao tay” này diễn ra như thế nào? Ai là 27 “nhân viên’ có tên trong cái “quỉ” (dấu hỏi hay dấu ngã… tùy người đối diện) này? Trước đây, báo Người Việt rêu rao là trị giá trên 10 triệu và cổ phần của bà Đỗ Ngọc Yến là vài triệu đô la!
Ông Phan Huy Đạt trong một cuộc phỏng vấn của báo trong nước cho biết vừa làm counselor, vừa học luật như sau:
(nguyên văn)
Trong dịp về thăm và làm việc tại Việt Nam, ông Phan Huy Đạt, giáo sư trường Orange Coast College, California, Mỹ đã có cuộc trao đổi ý kiến về tình hình giáo dục đại học ở Mỹ và những liên hệ với hoàn cảnh Việt Nam.
Xin anh cho biết vài nét về con đường anh đã trải qua để có điều kiện vào sâu ngành đại học ở Mỹ ?
- Ngay khi đến Mỹ năm 1975, tôi thi được một học bổng hậu đại học (fellowship) theo học ngành cao học về giáo dục tại San Diego State University. Sau khi xong bằng M.A tôi đi dạy ở một trường trung học cấp 3. Trong khi đó tôi tiếp tục học cao học về khoa học xã hội, chuyên về tâm lý học và xã hội học. Hai năm sau tôi được tuyển vào dạy ở Orange Coast College, một trường đại học cộng đồng. Tôi đang làm dở luận án xã hội học về “sự thích nghi nghề nghiệp của người nhập cư” thì đổi ý chuyển qua học luật. Sau khi tốt nghiệp với bằng Juris Doctor (Tiến sĩ Luật) và thi đậu vào luật sư đoàn California, tôi vừa dạy học vừa mở văn phòng luật riêng để hành nghề luật sư. Trong đại học, công việc chính của tôi là hướng dẫn sinh viên chọn nghề, chọn ngành học, và chọn lớp học. Vì thế, tôi có dịp theo dõi việc học của một số sinh viên trong nhiều năm sau khi ra trường và chuyển đi trường khác. Thành thử qua hơn hai mươi năm dạy học, tôi đã hướng dẫn vài nghìn sinh viên, trong đó một số khá lớn là người Việt.
(ngưng trích) (xin xem phóng ảnh đính kèm)
Qua câu trả lời này chúng ta thấy tuy có bằng Jurist Doctor và thi đậu vào luật sư đoàn nhưng ông Phan Huy Đạt có 20 năm làm nghề giáo, sau khi có bằng hành nghề luật sư vẫn tiếp tục dạy học. Thời gian này dài hơn thời gian để ông luật sư tay mơ “già tuổi đời” nhưng “non tuổi nghề” có thể thành công hay hái ra bạc với nghề luật sư. Nhưng sau khi đọc được cái “401K Plan” của 27 nhân viên báo Người Việt, Đào Nương tôi “tò mò” (chả là vì ông Phan Huy Đạt trả lời trên đài SBTN cho biết ông Đỗ Ngọc Yến là một “nhà báo tò mò” nên ông đi gặp Nguyễn Tấn Dũng chơi cho vui) bèn lên toà thị chính cuả thành phố Westminster hỏi xem ai là chủ báo Người Việt vì đây là public record, ai hỏi cũng được. Bà Nancy Wright, người phụ trách cấp Business Licence cho biết báo Người Việt là một cơ sở thương mại tư nhân (a sole proprietor) và chủ nhân (owner) là ông Phan Huy Đạt chứ không phải là công ty (corporation) gì ráo trọi. Thế là thế nào? Thế mà các hội đoàn cứ một điều “Kính gửi Hội Đồng Quản Trị báo Người Việt” hai điều “kính thưa Ban Điều Hành” rồi còn đòi hỏi báo Người Việt “đuổi” chủ nhiệm Phan Huy Đạt thì chết thật. Mà không hiểu ông counselor 20 năm, ông luật sư “già tuổi đời” nhưng “non tuổi nghề” này làm cách nào mà có tiền nhanh chóng thế để mua đứt luôn “em” Người Việt làm của riêng (sole proprietor) như đã đăng ký trong “sổ bộ đời” cuả thành phố Westminster? Đào Nương tôi … tò mò (lại tò mò như nhà báo vĩ đại Đỗ Ngọc Yến) hỏi một ông thân hữu của báo Người Việt về việc này thì ông này cười bảo: bà mà hỏi chuyện pháp lý của báo Người Việt thì ruồi nhặng nó sẽ bay ra tùm lum! Tại sao lại ruồi nhặng bay ra? Khui “két sắt” nhà giàu thì đô la sẽ bay ra chứ sao ruồi nhặng lại bay ra? Liệu “27 active members” của cái “quỉ” Nhân Viên báo Người Việt có biết là ông Phan Huy Đạt là chủ nhân toàn phần của báo Người Việt theo hồ sơ đăng ký ở thành phố Westminster hay không?
Ông Phan Huy Đạt là một luật sư, lại có thêm ông luật sư Hoyt Hart II làm cố vấn chắc ông ấy không dám làm ẩu đâu. Vì luật sư mà làm ẩu thì mất bằng như chơi? Ban Biên Tập Báo Người Việt bao gồm những cây bút thượng thặng, chuyên nghiệp và dồi dào kinh nghiêm báo chí hãy chuẩn bị giấy bút đi để giải thích vì sao Toà Thị Chính thành phố Westminster “nhầm lẫn” trong hồ sơ đăng ký tên Phan Huy Đạt là “chủ nhân ông” (owner) của cơ sở tư nhân Người Việt Daily News. Record của city còn nguyên đó. Nếu cần thì chúng ta có 3 ông nghị viên gốc Việt tại hội đồng nghị viên của thành phố Wesminster để kiểm chứng chuyện này. Hồ sơ ghi bằng chữ nên nó không có chân để chạy ra, chạy vào như đô la. Chủ tịch cộng đồng Nam Cali là Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa. Ba cái dzụ luật lệ này chắc là Đào Nương tôi không dám qua mắt ông. Xin nhường cho ông thụ ný! Hy vọng ông Phan Huy Đạt, chủ nhân của báo Người Việt sẽ công bố tên của 27 người này để bọn “tay sai cuả giặc Mỹ” đa nghi cứ cho rằng một ông giáo nghèo, một counselor của một trường đại học cộng đồng thì làm gì có tiền mà mua nổi nguyên một tờ báo to đùng như tờ Người Việt? Bọn “tay sai của giặc Mỹ” cho rằng nếu không phải “thằng” Sơn Hào thì cũng là “thằng “Hải Vị”, Made in VC mua tờ Người Việt rồi ông đứng tên dùm cho chúng. Đào Nương tôi không tin nhưng không biết làm sao để bênh ông. Chi bằng ông cứ đưa 27 con ma “tay dài” này ra trình làng là bọn “tay sai của giặc Mỹ” tin rằng đây là những người mang căn cước tị nạn cộng sản như “bọn họ”? Nhưng trong “27 active members” của ‘quỉ” nhân viên báo Người Việt này có tên ông Chihuahua thì “member” đau đớn nhất lại là trùm xò Hoàng Ngọc Tuệ.
Báo “lớn” nên có nhiều chuyện vui. Và còn dài dài, dài dài…. Xin đón xem hồi sau… sẽ rõ.
Đào Nương
Ai là chủ báo Người Việt? Tài liệu trên quí đọc giả có thể vào
là đọc được.
Nhưng trong hồ sơ của thành phố Westminster, ông Phan Huy Đạt là chủ toàn phần của báo Người Việt tức chủ nhân của cơ sở thương mại tư nhân - owner of a sole proprietor - Người Việt Daily News không phải là công ty - corporation Nguoi Viet Inc. như bố cáo trên báo theo phóng ảnh dưới đây
LanChi lanchi7@yahoo.com
Đây là trích từ bài viết của Nguyễn Đình Bin từ web trong nước năm 2009. Trong bài này Bin đã viết về sự hình thành Nghị Quyết 36.
Đặc biệt về chuyến đi vào Tháng 6/2003 Bin đã gặp Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Ngọc Yến, Phạm Duy và Nguyễn Ngọc Hải.
Trên đây là những "gương mặt" "sừng sỏ" nghĩa là có tuổi tác, có bề dày kinh nghiệm, có những năm sống với cộng sản dù có thể ít. Kết cuộc là gì? Thế mà sau này vào năm 2009, khi bị phanh phui với bằng cớ cụ thể về việc giao du mật thiết với Đệ tam tham tán Tòa Đại Sứ VC, vợ chồng 2 cựu Giám đốc của Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngọai tại DC, Ô Dương Văn Hiệp và Bà Lưu Lệ Ngọc đã phát biểu " chúng tôi vào hang cọp để bắt cọp con". Thử hỏi những kẻ "ngụy biện" khoác áo vào hang cọp cho những hành động ( giao du với cán, về Việt Nam in sách thơ, chủ trương tự do ngôn luận để đăng bài của cán cộng, nghĩ gì đây?
Xin hãy coi "Những người trẻ muốn vào hang cọp" của Hoàng Lan Chi tại đây: http://wp.me/p1DZcL-1cy
Dưới đây là Copy trích đoạn Bin viết về buổi gặp gỡ với Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Hải ( Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia Houston)
Trích Nguyễn Đình Bin:
1- Trong chuyến đi này, ngoài các cuộc làm việc chính thức với các quan chức hữu quan nước sở tại, một trọng tâm là gặp gỡ, đối thoại với các thành phần khác nhau trong cộng đồng kiều bào. Tôi không bao giờ có thể quên không khí thực sự cởi mở, thẳng thắn, chân tình trên tinh thần hòa giải dân tộc, cũng như những giây phút xúc động trong các cuộc gặp gỡ đó. Có một số kiều bào, sau bao năm tháng bị bưng bít, tác động bởi tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch với đất nước, đã khóc khi nghe chúng tôi thông báo tình hình đất nước và trả lời các câu hỏi, làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng. Điểm đặc biệt nhất trong chuyến đi này là lần đầu tiên chúng tôi gặp gỡ một số nhân vật nguyên là lãnh đạo chính quyền Sài Gòn cũ hoặc bất đồng chính kiến, nổi bật trong đó có ông Nguyễn Cao Kỳ, ông Đỗ Ngọc Yến-Tổng Giám đốc Công ty Báo Người Việt, ông Nguyễn Ngọc Hải-Chủ tịch “Ủy ban bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của thành phố Houston, nhạc sỹ Phạm Duy…
2- Tôi còn nhớ như in: sáng 14/6/2003, tôi cùng Tổng Lãnh sự nước ta lúc đó tại San Francisco Nguyễn Mạnh Hùng đã chơi golf với vợ chồng ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông Kỳ đã chủ động kể cho tôi nghe chi tiết câu chuyện hồi kháng chiến chống Pháp, ông đã bị đưa về Hà Nội như thế nào trong khi đang lên cơn sốt rét ác tính nguy kịch. Cùng dạo bước trên sân cỏ gần 5 tiếng đồng hồ, trong không khí cởi mở, thẳng thắn, tôi và ông Kỳ đã trao đổi ý kiến về tình hình đất nước, đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, về tình hình cộng đồng, tình hình khu vực Đông Nam Á… Ông đã bày tỏ sự đồng tình đối với các chủ trương đổi mới của Đảng ta, nói rõ không tán thành các hoạt động chống đất nước và ý kiến của một số cá nhân và nhóm phái trong cộng đồng đòi áp đặt mô hình dân chủ phương Tây vào đất nước ta… Sau cuộc chơi golf, tôi đã mời vợ chồng ông Kỳ ăn cơm cùng toàn Đoàn chúng tôi. Trong không khí cởi mở, vui vẻ của bữa cơm gặp lần đầu, với danh nghĩa Chủ nhiệm UBNVNONN, tôi đã mời vợ chồng ông Kỳ về thăm quê hương. Một thoáng ngỡ ngàng, rồi niềm vui và xúc động đã lộ rõ trên nét mặt dày dạn phong sương của ông. Ông đã cảm ơn và sau đó bày tỏ với tôi mong muốn được Nhà nước cho phép đưa một đoàn doanh nhân về làm ăn, hợp tác với đất nước như một cử chỉ hòa giải. Nửa năm sau, khi đang công tác tại Paris, tôi rất vui nhận được tin ông Nguyễn Cao Kỳ đã về thăm quê hương sau nửa thế kỷ xa cách, bể dâu.3-Tôi cũng không thể nào quên cuộc gặp gỡ tối ngày 9/6/2003 với vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Hải tại nhà ông. Vợ chồng ông Hải là người miền Bắc, sau Hiệp định Geneva năm 1954 mới di cư vào Nam. Vừa bước vào nhà, tôi có ấn tượng như tới thăm một gia đình trí thức ở Hà Nội, một không gian đầy ắp màu sắc và hương vị văn hóa truyền thống Việt Nam. Sau phần chào hỏi theo thông lệ, ông mời Đoàn chúng tôi vừa dùng cơm tối vừa nói chuyện. Vừa ngồi vào bàn ăn, ông Hải đã nói thẳng với tôi: ông đang là “Chủ tịch Ủy ban bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của thành phố Houston, ông là người chống cộng sản và vẫn kiên quyết chống cộng sản. Thế là bắt đầu cuộc đối thoại và tranh luận rất thẳng thắn và không ít lúc có thể nói là “nảy lửa” giữa tôi và ông suốt bữa cơm kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ, trong đó, ông lý giải và bảo vệ lập luận cơ bản của ông là theo chủ nghĩa cộng sản thì sẽ mất độc lập dân tộc, rơi vào vòng thống trị của Nga cộng, Trung cộng; vì vậy ông đã đi với Pháp rồi Mỹ, vì đó là cách duy nhất để chống lại nguy cơ đô hộ của Nga cộng, Trung cộng, bảo vệ độc lập dân tộc(?!). Còn tôi, đã lấy những sự thật lịch sử của nước ta, của Đảng ta và quan hệ quốc tế liên quan, đồng thời làm rõ những chủ trương, chính sách đổi mới hiện nay để chứng minh cho ông chân lý hiển nhiên là chỉ có dưới ngọn cờ và sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam thì đất nước ta mới giành lại được độc lập, thống nhất và đang trên đường xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cuộc gặp gỡ với vợ chồng ông Hải đã kết thúc bằng một bài hát dân tộc mà ông Hải là người hát và ông Trần Văn Tạo, thành viên trong Đoàn chúng tôi, là người đệm đàn. Lúc chia tay, ông Hải phát biểu giọng xúc động: “Tôi không ngờ các anh chị lại là những người thật dễ thương!” Tôi cũng mời vợ chồng ông về thăm lại quê hương. Tôi được biết, chỉ vài tháng sau, vào dịp Quốc khánh năm 2003, ông Hải đã về thăm quê sau gần 50 năm xa cách và ông là một trong số kiều bào đầu tiên ở thành phố Houston đầu năm 2007 đã được nhận giấy miễn thị thực xuất nhập cảnh mỗi khi về nước. (ngưng trích)
Link web trong nước về bài này:
Diễn
Tiến vụ Nhật Báo Người Việt và Phản Ứng Cộng Đồng
Sau
khi đăng bài của tên VC Sơn Hào
Tóm Lược theo Trình Tự
Thời Gian
Note: Màu đỏ là các bài bênh vực
báo NV; Màu xanh là các bài phản
đối báo NV.
Ngày 8 tháng 7, trong
báo Người Việt số 9710 có đăng trong mục Thư Độc Giả một bài viết ngắn của một tên Sơn Hào. Thư nhằm trả lời bài
viết của Nguyễn Gia Kiểng, nhưng mục đích là nhục mạ VNCH là tay sai của đế quốc,
và ca ngợi bọn CSVN.
Ngày 10 tháng 7, 2012,
Ông Ngô Kỷ là người đầu
tiên phát pháo để phản đối và lên án nhật báo Người Việt.
Cùng thời gian đó, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ
VNCH Nam Cali cũng
gửi thư phản kháng báo Người Việt.
Ngày 13 tháng 7, Báo Saigon Nhỏ đăng bài
của Bà Đào Nương: “Phải Làm Gì Khi Nhật Báo Người Việt Nhục Mạ VNCH…”
Sau đó, Hoàng Ngọc An của Blog
Chúng Tôi Muốn Tự Do kêu gọi tẩy chay báo Người Việt.
Ngày
13 tháng 7, 2012, Công Ty Người Việt họp
báo để xin lỗi đồng hương. Nhưng lời xin lỗi bị đánh giá thiếu thành tâm, các
đoàn thể và nhân sĩ bắt đầu lên tiếng phản
đối mạnh hơn.
Ngày 14 tháng 7, 2012, ông Võ Long Triều gửi ra một thư nhằm phân
bua giùm cho Phan Huy Đạt.
Ngày
14 tháng 7, Thế Huy (Paris) viết bài Sự Khiêu Khích
và Lăng Nhục VNCH của Nhật Báo Người Việt. Đăng trên TinParis.net
Ngày
15 tháng 7, TinParis.net đăng bài “Cần Xác Định Ý
Nghĩa của Tự Do Ngôn Luận.
Thời
gian này, Duyên Lãng Hà Tiến Nhất viết bài “Sự Bất
Quá Tam”
Ngày
17 tháng 7, Trúc Giang từ Minnesota gửi ra bài phân
tích về việc Báo Người Việt nhục mạ VNCH
Ngày
18 tháng 7, Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN ra
Tuyên Cáo Lên Án Nhật Báo Người Việt. Đây là bản tuyên cáo đầu tiên về báo
Người Việt của các tổ chức đoàn thể trong Cộng Đồng VN hải Ngoại.
Cùng
ngày 18-7, Liên Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN
Nam Cali và Los Angeles cũng lên tiếng phản đối báo Người Việt
Ngày
19 tháng 7, Một cựu Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt,
ông Nguyễn Quốc Đống, lên tiếng về vụ báo Người Việt.
Ngày
20 tháng 7, Lê Thanh từ Pennyvania đăng lên bài “Từ báo Người Việt đến Hội Chứng
Việt Nam Trong Cộng Ðồng Chúng Ta”
Ngày
20 tháng 7, Tổng Hội Cưu Quân Nhân QLVNCH Úc Châugửi
văn thư phản đối báo Người Việt.
Cùng
ngày 20-7, Hội Cựu Sinh Viên
Quốc Gia Hành Chánh Nam California gửi thư kêu gọi tẩy
chay nhật báo Người Việt.
Cũng khoảng thời gian này,
các cựu Y Nha Dược Sĩ
QLVNCH gửi văn thư yêu cầu đồng bào VN tị nạn cùng tẩy chay báo Người Việt. Văn thư này được rất
nhiều đồng bào hưởng ứng.
Ngày , Châu Đình An
có bài viết sâu sắc: Kẻ dễ dàng thỏa hiệp
Ngày
22 tháng 7, Đỗ Thái Nhiên tung ra bài Trận Chiến Trên
Diễn Đàn, bào chữa cho Người Việt
Ngày
22 tháng 7, Đỗ Văn Phúc từ Texas lên tiếng trả lời
ngay bài viết của Đỗ Thái Nhiên.
Ngày
?, Bùi Văn Phú viết bài “Báo Người Việt Sợ Biểu Tình”
như khích lệ báo Người Việt và thách thức Cộng Đồng.
Ngày
22 tháng 7 (?), Luật sư Phan Quang Tuệ, trong bài nói
chuyện nhân Kỷ Niệm 1 năm báo Người Việt Minnesota, đem Tu Chính Án số 1
ra để bào chữa cho Người Việt.
Ngày
23 tháng 7. Tin Paris.net đăng bài của Trương Minh
Hoà về những lien hệ của Báo Người Việt tại Úc Châu
Ngày
23 tháng 7, Hội Đồng Chấp Hành Cộng Đồng VN Hoa Kỳ
ra Tuyên Cáo lên án báo Người Việt.
Ngày
24 tháng 7, Các đoàn thể CĐ Nam Cali họp báo về vụ
báo Người Việt. Báo Saigon Nhỏ có đăng bài tường thuật của .Thanh Phong
trongh số báo ra ngày 26-7.
Ngày
25 tháng 7, 2012; Hàng chục Đoàn Thể, Tổ Chúc tại
Nam Cali ra bản Thuyên bố chung lên án báo Người Việt.
Ngày
26 tháng 7, Tổng Hội Nha Kỹ Thuật ra Thông Cáo
Ngày
26 tháng 7, Lê Duy San viết bài Tại Sao Chu`1ng Ta
Không Thể Tha Thứ Cho Báo NV?
Ngày
27 tháng 7, Văn Bút VN Hải Ngoại vùng Tây Nam Hoa Kỳ
cũng ra Tuyên cáo phản đối bào Người Việt tuyên truyền cho VC.
Cũng
ngày 27 tháng 7, báo Sài Gòn Nhỏ đăng bài Nhìn
chú Đỗ nâng bi chợt nhớ “bác” Mao của Đào Nương về
việc Đỗ Thái Nhiên bao che cho báo Người Việt.
Ngày
29 tháng, Trần Đông Đức, báo Người Việt Đông Bắc viết
thư mạt sát những người chống đối báo Người Việt, cho rằng Vũ Quý Hạo Nhiên chỉ
có sơ hở nhỏ đáng tha thứ!!!
Ngày
30 tháng 7, nhà báo Hùynh Lương Thiện viết thư ngỏ
báo tin ngưng cộng tác với báo Người Việt.
Ngoài
ra, còn nhiều bài rất sâu sắc của các tác giả như:
NHỮNG CON THIÊU
THÂN TRONG LÀNG BÁO VIỆT của Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
CHUYỆN TẢN MẠN HẬU SƠN HÀO của Duyên-Lãng
Hà Tiến Nhất
TP Phan Quang Tuệ bênh vực báo Người Việt Cali? Báo
Túm
LS Đỗ Thái Nhiên
”đốt mình” cho em gái ”báo Người Việt Cali” Báo Túm
Mẹ ơi, báo Người Việt! của Hoàng Ngọc An
Các links đến các bài
viết: ( các bài đặc biệt mầu tím)
Nguyễn Đình Bin-NQ 36-tiếp xúc Đỗ
Ngọc Yến, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Nguyễn Ngọc Hải từ
tháng 6/2003
Hoàng Dược Thào-Phải làm gì
khi nhật báo Người Việt nhục mạ “VNCH là bè lũ Việt gian tay sai
của Mỹ”
BAN ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA NAM CALIFORNIA PHỐI HỢP VỚI CÁC ĐOÀN THỂ, TỔ CHỨC ĐẤU TRANH HỌP BÁO BÀN THẢO KẾ HOẠCH ĐỐI PHÓ VỚI NHẬT BÁO NGƯỜI VIỆT
Trúc Giang
Có phải là nội
công ngoại kích?
1* Mở bài
1* Mở bài
Nội
công ngoại kích là hợp đồng tác chiến từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, nhịp
nhàng hỗ trợ nhau, cùng một mục đích, một mặt trận.
Mặt trận hiện tại là cả bên trong và bên ngoài Việt Nam, đều không ngừng chống độc tài để cho có một nước Việt Nam dân chủ, tự do theo tiêu chuẩn thực sự của quốc tế, chớ không phải bằng những khẩu hiệu trống rổng, lừa bịp như từ trước đến hiện nay.
Đã hơn 37 năm qua, người Việt tỵ nạn CS vẫn kiên trì đấu tranh chống chế độ độc tài CSVN. Việt Cộng trong nước nhức nhối, phản công bằng Nghị Quyết 36, do những tên tay sai nằm vùng, lợi dụng các thứ tự do để công khai và hợp pháp thực hiện.
Mặt trận hiện tại là cả bên trong và bên ngoài Việt Nam, đều không ngừng chống độc tài để cho có một nước Việt Nam dân chủ, tự do theo tiêu chuẩn thực sự của quốc tế, chớ không phải bằng những khẩu hiệu trống rổng, lừa bịp như từ trước đến hiện nay.
Đã hơn 37 năm qua, người Việt tỵ nạn CS vẫn kiên trì đấu tranh chống chế độ độc tài CSVN. Việt Cộng trong nước nhức nhối, phản công bằng Nghị Quyết 36, do những tên tay sai nằm vùng, lợi dụng các thứ tự do để công khai và hợp pháp thực hiện.
2* Báo Người
Việt: đánh nhà văn Trần Mạnh Hảo trong nước
Báo
Người Việt Online đã đánh nhà văn bất đồng chính kiến trong nước là Trần Mạnh
Hảo.
Trích lời phát biểu của Trần Mạnh Hảo:
“Báo Người Việt “ của Đỗ Ngọc Yến không công bằng với chúng tôi ( TMH). Bằng chứng là, ngày 9-5-2005, mở mạng Internet, vào mục “Diễn Đàn” của báo điện tử “Người Việt –online”, có in bài : “Chân tướng Trần Mạnh Hảo” của Nguyễn Thái Lai ( kẻ ngụy danh trong nước “?”). Bài báo vô cớ bịa chuyện bôi nhọ danh dự của chúng tôi này được “Người Việt online” in làm 2 kỳ với đường ‘link’ sau :
http://www.nguoi-viet.com/ absolutenm/anmviewer.asp?a= 23366&z=12
2.1. Vài nét về Trần Mạnh Hảo
Trích lời phát biểu của Trần Mạnh Hảo:
“Báo Người Việt “ của Đỗ Ngọc Yến không công bằng với chúng tôi ( TMH). Bằng chứng là, ngày 9-5-2005, mở mạng Internet, vào mục “Diễn Đàn” của báo điện tử “Người Việt –online”, có in bài : “Chân tướng Trần Mạnh Hảo” của Nguyễn Thái Lai ( kẻ ngụy danh trong nước “?”). Bài báo vô cớ bịa chuyện bôi nhọ danh dự của chúng tôi này được “Người Việt online” in làm 2 kỳ với đường ‘link’ sau :
http://www.nguoi-viet.com/
2.1. Vài nét về Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo là nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình chuyên nghiệp trong nước. Sinh năm 1947 tại Nam Định. Năm 14 tuổi đã có thơ đăng báo, thuộc gia đình Thiên Chúa Giáo. Đã từng là đảng viên CSVN. Năm 1989, khi viết cuốn “Ly Thân” thì bị khai trừ ra khỏi đảng. Được hội viên bầu vào Hội Nhà Văn VN. Từ 1974 đến 2004, đã xuất bản 15 tập thơ, 4 tiểu thuyết, 5 tập lý luận và phê bình văn học, 3 tập chuyện thiếu nhi.
2.1.1. Góp ý với Đảng nên bị đánh tơi bời
Trước Đại Hội X của Đảng CSVN, vì muốn chứng tỏ ra có tinh thần dân chủ, đảng kêu gọi người dân góp ý về Dự Thảo Báo Cáo Chính Trị sẽ đọc ở Đại Hội, và Trần Mạnh Hảo đã viết 2 bài góp ý. Vì lời lẻ thẳng thắn, nói sự thật, làm mất lòng đảng, nên bị trù dập, khủng bố dưới nhiều hình thức từ tinh thần đến vật chất. Bị Hội Nhà Văn trục xuất, nhà nước bao vây kinh tế. Nhiều tờ báo cùng nhau mở chiến dịch đấu tố, nhiều người gọi phone chửi bới, đe dọa…
Tóm tắt những điểm chính của hai bản góp ý như sau:
“Khi đảng còn độc quyền chân lý thì mọi góp ý đều hoá trò đùa, vô ích”.
1. Bản Dự Thảo Báo Cáo còn nhiều chỗ sai tiếng Việt. Câu văn lộn xộn, lủng củng đại tối nghĩa, thiếu mệnh đề, do trình độ kém của người viết. Vì viết sai nên biến đảng trở thành phản động vì chống lại nguyên tắc khách quan
2. Bản Dự Thảo còn nhiều chỗ thiếu trung thực, tổng cộng có 8 cái thiếu trung thực được chứng minh. Bản Dự Thảo có 3 cái sai trầm trọng: sai về chủ nghĩa Mác Lênin, sai chủ nghĩa Mác. Bản Dự thảo Báo cáo chống lại Hiến Pháp.
3. Nói chung là CNCS là cái sai trầm trọng. Khi đảng độc quyền chân lý, thì mọi góp ý chỉ là lừa bịp, bởi vì không được trả lời, mà bị ném vào sọt rác, rồi lại trù dập người góp ý dám nói thật và thẳng thắn.
2.1.2. Trần Mạnh Hảo ký tên vào Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ năm 2006
Trích một phần trong Bản Tuyên Ngôn: “Bất hạnh thay, là cho đến nay mà dân tộc VN còn bị cai trị bởi chế độ toàn trị CS. Bởi thế, hư hỏng lương tâm, tồi tệ nhân cách, bế tắc giáo dục, gian dối thông tin, tùy tiện luật pháp, hỗn loạn xã hội, cán bộ lộng quyền, tham nhũng”. (ngưng trích)
Chửi đảng như thế nên bị trù dập, cô lập, khủng bố. Một chiến dịch đấu tố được báo chí trong nước và báo tay sai ngoài nước đánh phá.
2.2. Trần Mạnh
Hảo tố cáo báo Người Việt bịa 14 chuyện bôi nhọ danh dựDưới
tựa đề “Chân Tướng Trần Mạnh Hảo” của tác giả Nguyễn Thái Lai nào đó, trên mục
“Diễn Đàn” của báo Người Việt Online ngày 9-5-2005, đã bịa ra 14 chuyện bôi nhọ
danh dự Trần Mạnh Hảo.
Trần Mạnh Hảo viết bài trả lời yêu cầu báo Người Việt đăng tải để làm sáng tỏ vấn đề, xin trích nguyên văn như sau:
“Chúng tôi còn có thể kể ra đây cả chục điều bịa đặt khác của ông Nguyễn Thái Lai nào đó. Một người đàng hoàng, tử tế, dám đương đầu với sự thật và lẽ phải, thì sao lại phải “đổi tên” đi mà viết cái “thư nặc danh” dài dòng nhằm bịa chuyện nói xấu người khác như thế ? , Nguyễn Thái Lai như con dơi sợ ánh ngày, đã tìm được một góc xa là báo ‘Người Việt online” hải ngoại, để vu vạ bôi nhọ người khác.
Chúng tôi đã viết bài trả lời báo “Người Việt online” và Nguyễn Thái Lai, với tiêu đề : “ KHI BÁO “NGƯỜI VIỆT ONLINE” DÙNG MỘT “NGƯỜI ẢO” ĐỂ ĐÁNH MỘT NGƯỜI THẬT : NGUYỄN THÁI LAI, ÔNG LÀ AI? SAO LẠI NÚP VÀO XÓ TỐI ĐỂ NÉM ĐÁ GIẤU TAY THẾ ?”. Ngày14-5-2005, chúng tôi đã gửi bài viết này tới tòa soạn báo “Người Việt online” theo hai email sau : news@nguoi-viet.com và nvonl ine@nguoi-viet.com đề nghị đăng tải để rộng
đường dư luận theo luật báo chí của các tờ “báo văn minh”. Thư và bài của chúng
tôi gửi, toà soạn NV online đã nhận được, vì nếu không nhận được hay sai địa
chỉ, đường truyền internet sẽ hiển thị ngay. Ngay sau khi nhận được bài trả lời
của chúng tôi, toà soạn NV online ngay lập tức, xóa hết bài của Nguyễn Thái
Lai đang nằm trên mục “Diễn đàn” theo kiểu xóa dấu vết, xóa vật chứng, xóa
hiện trường, tạo hiện trường giả kiểu : làm gì có bài Nguyễn Thái Lai trên tờ
báo của chúng tôi. Đây là hành vi không trung thực của Người Việt online. Hàng
chục bạn bè của chúng tôi trên thế giới đã email bài báo đăng 2 kỳ trên “NV
online” của Nguyễn Thái Lai về cho chúng tôi. Và trang web : VĂN HOÁ & GIÁO
DỤC của anh Trần Hữu Dũng đã “post” bài của Nguyễn Thái Lai trên “NV online” lên
trang nhà để rộng đường dư luận.
Đợi 4 ngày không thấy “NV online” hồi âm, chúng tôi lại viết một thư khác và gửi tiếp bài báo của mình tới toà soạn “NV online”, nhưng cho tới nay vẫn không nhận được hồi âm, làm như báo “Người Việt” của Đỗ Ngọc Yến đã bị sóng thần cuốn mất ra biển vậy !
Chúng tôi đành phải nhờ trang web : www.giaodiem.com ‘post’ bài trả lời Nguyễn Thái Lai và “NV online” của chúng tôi lên mạng “Phật giáo & Dân tộc” này.
Xin quý độc giả có thể xem bài trả lời của chúng tôi khi vào mạng Giao Điểm, với đường ‘link’ như sau :
http://www.giaodiem.com/mluc/ mluc/_III05/505_tmh_nviet.htm
.
Các trang web Văn hoá & Giáo dục của anh Trần Hữu Dũng, trang web ‘Trái tim Việt Nam-online” …đã nối mạng bài báo trả lời tờ “NV online” của chúng tôi, nhưng dứt khoát ông Đỗ Ngọc Yến và đồng bọn vẫn cứ im như thóc theo bài “ngậm miệng ăn tiền”.
Nhiều bạn bè trong nước và hải ngoại viết thư về chia sẻ với chúng tôi, đều nhất nhất lên án tờ “Người Việt online” của Đỗ Ngọc Yến-Đỗ Tăng Bí là tờ báo “mọi rợ”, thậm chí có vị còn gọi nó là tờ báo “lưu manh”, chuyên hò hét đòi tự do báo chí trong nước nhưng chính mình lại là tờ báo xâm phạm tự do báo chí nhất. Rồi bạn bè, có nhiều vị là luật sư trong và ngoài nước khuyên tôi nên kiện tờ “Người Việt online” của Đỗ Ngọc Yến ra toà về tội vô cớ bôi nhọ danh dự người khác một cách “dối trá, bịp bợm”. Các vị luật sư bạn bè này nói họ sẽ giúp TMH tối đa. Chúng tôi đang cân nhắc xem có nên kiện ông Đỗ Ngọc Yến ra toà hay không ? Nhưng nhiều bạn trong nước khuyên, khi ông đang mặc áo quần trắng muốt, vô ý đi qua một con trâu lấm bùn, đuôi trâu quệt vào làm áo ông lấm hết, ông có quay lại cãi nhau hay đòi đi kiện con trâu hay không ? Thôi, cầm bằng như vụ Nguyễn Thái Lai- NV online là chuyện xui của TMH, cũng giống như ông vừa đi qua một “con trâu lấm bùn” vậy, lấm hết áo quần xong thì giặt đi, đối thoại với “trâu bò” mà làm gì …
Nay chúng tôi viết bài báo này nhằm :
Cực lực lên án ông Đỗ Ngọc Yến đã dùng tờ “Người Việt online” làm sân chơi cho Nguyễn Thái Lai vô cớ bôi nhọ danh dự của chúng tôi.
Tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước, rằng : nhật báo Người Việt của Đỗ Ngọc Yến là tờ báo không đàng hoàng tử tế, không cho một người bị hại, bị bôi nhọ vu cáo trên chính tờ “NV online” là chúng tôi được trả lời. Từ đó, có thể kết luận, đây là một “tờ báo dối trá” và “chống lại tự do ngôn luận”.
Chúng tôi một lần nữa, đề nghị ông Đỗ Ngọc Yến và toà soạn nhật báo NGƯỜI VIỆT+NGƯỜI VIỆT ONLINE” phải có lời xin lỗi chúng tôi trên báo của quý vị, và đăng bài trả lời Nguyễn Thái Lai của chúng tôi lên chính tờ báo quý vị đã dùng kẻ nặc danh này để bôi nhọ chúng tôi.
Sài Gòn chủ nhật 5-6-2005” (hết trích)
Trần Mạnh Hảo viết bài trả lời yêu cầu báo Người Việt đăng tải để làm sáng tỏ vấn đề, xin trích nguyên văn như sau:
“Chúng tôi còn có thể kể ra đây cả chục điều bịa đặt khác của ông Nguyễn Thái Lai nào đó. Một người đàng hoàng, tử tế, dám đương đầu với sự thật và lẽ phải, thì sao lại phải “đổi tên” đi mà viết cái “thư nặc danh” dài dòng nhằm bịa chuyện nói xấu người khác như thế ? , Nguyễn Thái Lai như con dơi sợ ánh ngày, đã tìm được một góc xa là báo ‘Người Việt online” hải ngoại, để vu vạ bôi nhọ người khác.
Chúng tôi đã viết bài trả lời báo “Người Việt online” và Nguyễn Thái Lai, với tiêu đề : “ KHI BÁO “NGƯỜI VIỆT ONLINE” DÙNG MỘT “NGƯỜI ẢO” ĐỂ ĐÁNH MỘT NGƯỜI THẬT : NGUYỄN THÁI LAI, ÔNG LÀ AI? SAO LẠI NÚP VÀO XÓ TỐI ĐỂ NÉM ĐÁ GIẤU TAY THẾ ?”. Ngày14-5-2005, chúng tôi đã gửi bài viết này tới tòa soạn báo “Người Việt online” theo hai email sau : news@nguoi-viet.com và nvonl
Đợi 4 ngày không thấy “NV online” hồi âm, chúng tôi lại viết một thư khác và gửi tiếp bài báo của mình tới toà soạn “NV online”, nhưng cho tới nay vẫn không nhận được hồi âm, làm như báo “Người Việt” của Đỗ Ngọc Yến đã bị sóng thần cuốn mất ra biển vậy !
Chúng tôi đành phải nhờ trang web : www.giaodiem.com ‘post’ bài trả lời Nguyễn Thái Lai và “NV online” của chúng tôi lên mạng “Phật giáo & Dân tộc” này.
Xin quý độc giả có thể xem bài trả lời của chúng tôi khi vào mạng Giao Điểm, với đường ‘link’ như sau :
http://www.giaodiem.com/mluc/
Các trang web Văn hoá & Giáo dục của anh Trần Hữu Dũng, trang web ‘Trái tim Việt Nam-online” …đã nối mạng bài báo trả lời tờ “NV online” của chúng tôi, nhưng dứt khoát ông Đỗ Ngọc Yến và đồng bọn vẫn cứ im như thóc theo bài “ngậm miệng ăn tiền”.
Nhiều bạn bè trong nước và hải ngoại viết thư về chia sẻ với chúng tôi, đều nhất nhất lên án tờ “Người Việt online” của Đỗ Ngọc Yến-Đỗ Tăng Bí là tờ báo “mọi rợ”, thậm chí có vị còn gọi nó là tờ báo “lưu manh”, chuyên hò hét đòi tự do báo chí trong nước nhưng chính mình lại là tờ báo xâm phạm tự do báo chí nhất. Rồi bạn bè, có nhiều vị là luật sư trong và ngoài nước khuyên tôi nên kiện tờ “Người Việt online” của Đỗ Ngọc Yến ra toà về tội vô cớ bôi nhọ danh dự người khác một cách “dối trá, bịp bợm”. Các vị luật sư bạn bè này nói họ sẽ giúp TMH tối đa. Chúng tôi đang cân nhắc xem có nên kiện ông Đỗ Ngọc Yến ra toà hay không ? Nhưng nhiều bạn trong nước khuyên, khi ông đang mặc áo quần trắng muốt, vô ý đi qua một con trâu lấm bùn, đuôi trâu quệt vào làm áo ông lấm hết, ông có quay lại cãi nhau hay đòi đi kiện con trâu hay không ? Thôi, cầm bằng như vụ Nguyễn Thái Lai- NV online là chuyện xui của TMH, cũng giống như ông vừa đi qua một “con trâu lấm bùn” vậy, lấm hết áo quần xong thì giặt đi, đối thoại với “trâu bò” mà làm gì …
Nay chúng tôi viết bài báo này nhằm :
Cực lực lên án ông Đỗ Ngọc Yến đã dùng tờ “Người Việt online” làm sân chơi cho Nguyễn Thái Lai vô cớ bôi nhọ danh dự của chúng tôi.
Tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước, rằng : nhật báo Người Việt của Đỗ Ngọc Yến là tờ báo không đàng hoàng tử tế, không cho một người bị hại, bị bôi nhọ vu cáo trên chính tờ “NV online” là chúng tôi được trả lời. Từ đó, có thể kết luận, đây là một “tờ báo dối trá” và “chống lại tự do ngôn luận”.
Chúng tôi một lần nữa, đề nghị ông Đỗ Ngọc Yến và toà soạn nhật báo NGƯỜI VIỆT+NGƯỜI VIỆT ONLINE” phải có lời xin lỗi chúng tôi trên báo của quý vị, và đăng bài trả lời Nguyễn Thái Lai của chúng tôi lên chính tờ báo quý vị đã dùng kẻ nặc danh này để bôi nhọ chúng tôi.
Sài Gòn chủ nhật 5-6-2005” (hết trích)
Báo Người Việt đã “sơ xuất” và bị chửi nặng nề tơi bời hoa lá, nhưng vẫn tiếp tục con đường “sơ xuất” đều đều. Hết chối cãi và ngụy biện được nữa. Đã hứa, rồi lại hứa, nên chả ai tin.
3* Báo Người Việt phỉ báng và nhục mạ Việt Nam Cộng Hoà
Từ việc triển lãm lăng Hồ Chí Minh, đến mạ lỵ lá cờ VNCH bị chà đạp trong cái chậu nước dơ, rồi “VNCH là bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ”. Đó là tấn công nội bộ người tỵ nạn ở Hoa Kỳ.
Nhưng thâm sâu và ác hiểm không lường là “ngoại kích”, tức là từ ngoài đánh vào. Vậy đánh ai trong nước? VC trong nước đang có phong trào đánh phá, bắt bớ giam cầm những người Công giáo, chiếm đất nhà thờ, đập gãy tay tượng Đức Mẹ, đánh gãy cổ Chúa Giê Su. Thì tờ Người Việt tung tin, các Linh Mục Công giáo được Pháp huấn luyện làm gián điệp cho Pháp, rồi Pháp chuyền lại cho VNCH, và VNCH lại chuyển một số cho CIA.
Trong ngoài hợp đồng tác chiến nhuần nhuyễn có bài bản, mà LS Nguyễn Xuân Nghĩa kết luận là nó nằm trong sách lược của VC trong nước. Thật không sai chút nào.
Đề nghị quý vị binh vực cho báo Người Việt nhìn lại toàn bộ, trước sau, của báo Người Việt để biết rõ hơn về tờ báo nầy.
4* Những người binh vực cho tờ báo Người Việt
Thông qua báo chí và những bản tin, thì những người binh vực cho tờ báo Người Việt trong việc nhục mạ “VNCH là bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ”, được ghi nhận như sau: nhà báo tự do Bùi Văn Phú, cựu dân biểu, cựu bộ trưởng Võ Long Triều, LS Đỗ Thái Nhiên, và nhà báo Trần Đông Đức, chủ bút tờ Người Việt Đông Bắc.
2.1. Binh vực của nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Bùi Văn Phú cho rằng tờ báo Người Việt đã làm đúng chức năng của mình, nhưng vì sợ biểu tình nên phải xin lỗi.
Trích nguyên văn như sau:
“Là một tờ báo lớn (Người Việt) đã làm đúng chức năng thông tin khi cho những quan điểm trái nghịch được thể hiện”.
Ông Bùi Văn Phú cho rằng: “Trong nền dân chủ pháp trị, tự do báo chí không thể giới hạn. Việc đưa ra những quan điểm trái nghịch nhau là phản ảnh sinh hoạt tự do báo chí trong một xã hội dân chủ. Việc báo Người Việt đuổi nhân viên, cho thấy, không vững tin và can đảm trong việc thể hiện quyền tự do báo chí” (ngưng trích) . Tóm lại, báo NV sợ biểu tình.
Nhận xét.
Qua những câu trích trên, có thể hiểu Bùi Văn Phú cho rằng, những hành vi của báo NV, từ việc đăng bài thơ ca ngợi các lãnh tụ VC, đến hình cái chậu rửa chân có hình lá cờ VNCH, cho đến việc mạ lỵ “VNCH là bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ”, đó là những ý kiến trái nghịch phải được tôn trọng.
Đã có nhiều phản biện chống lại quan điểm của Bùi Văn Phú, chứng minh báo NV đã lạm dụng tự do chống lại cộng đồng mà tờ báo đã và đang sống bằng những đồng tiền của cộng đồng.
2.2. Binh vực của ông Võ Long Triều
Ông Võ Long Triều, cựu dân biểu, cựu bộ trưởng VNCH, đã xác nhận báo NV đã tuyên truyền cho VC, như sau : “Tiếc thay, ngày nay chính người bạn đó (chỉ Vũ Quí Hạo Nhiên) tự ý tròng cái “mủ tai bèo” Cộng Sản vào đầu báo Người Việt”. Ông Triều chỉ trích: “Chính ông Đỗ Quý Toàn, bút hiệu Ngô Nhân Dụng, bao che cho người bạn của anh ta”. Thế nhưng, Võ Long Triều binh vực cho Đỗ Ngọc Yến và Phan Huy Đạt như sau: “Tôi buồn vì thấy ba lần báo NV vấp phải cùng một lỗi lầm cực kỳ nghiêm trọng, khiến cho tôi có cảm giác các anh phản bội chính mình, phản bội “chủ trương mà Đỗ Ngọc Yến luôn luôn tâm sự, bàn thảo với tôi, ngay cả những ngày cuối cùng khi anh còn tĩnh táo, là “đấu tranh xoá bỏ chế độ Cộng Sản”.
“Những người đó, tôi “không gọi họ là nằm vùng”, tôi “không nói họ bị cộng sản mua chuộc”, mà tôi chắc chắn rằng tư tưởng gọi là “thức thời” hay “thiên tả” của họ, có mục đích làm lợi cho Cộng Sản”.
“Tôi xem anh (Phan Huy Đạt) là người bạn thừa hiểu biết, nhưng vì quá tế nhị, nể nang bạn bè, nên phải gánh chịu búa rìu dư luận một cách đáng tiếc”.
Tóm lại, Võ Long Triều cho rằng Đỗ Ngọc Yến chủ trương “đấu tranh xoá bỏ chế độ CS” qua những lời tâm sự của ông Yến. Và Phan Huy Đạt là người quá tế nhị, nể nang bạn bè, chớ không có chủ trương tuyên truyền cho VC để đánh phá, hạ nhục VNCH. Và những người “vi phạm” không phải là nằm vùng, không phải bị mua chuộc, mà do ý thức “thức thời” và “thiên tả”.
2.3. Binh vực của LS Đỗ Thái Nhiên
- “Ban Biên Tập báo NV gồm những cây bút thượng thặng, chuyên nghiệp, dồi dào kinh nghiệm làm báo.
- Báo NV không hề vi phạm luật pháp.
- Người phụ trách đã “hiểu sai” ý nghĩa của đa nguyên trong chế độ dân chủ đa nguyên”.
3* Những cái sai của Trần Đông Đức trong bản Kiến Nghị
1. Cái sai thứ 1 của Trần Đông Đức
Trần Đông Đức cho rằng việc làm của Vũ Quí Hạo Nhiên (VQHN) là do “sơ xuất”. Sơ xuất có nghĩa là thiếu cẩn thận, nên để xảy ra điều đáng tiếc.
Binh vực việc nhục mạ VNCH do “sơ xuất” là sai.
Trích nguyên văn cái sai:
“Mấy hôm nay, chuyện ký giả Vũ Quí Hạo Nhiên của báo Người Việt, vì bị “sơ xuất” trong vấn đề biên tập mà bị mất chức và mất việc” (TĐĐ)
Cho rằng do “sơ xuất” là sai, vì đây không phải là lần đầu tiên mà VQHN tuyên truyền đánh phá và nhục mạ VNCH. Lần thứ nhất là lá cờ VNCH trong cái chậu rửa chân. Lần thứ hai là mạ lỵ VNCH bằng cụm từ “VNCH là bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ”. Chính Võ Long Triều cũng xác nhận “chính người bạn đó đã tự ý tròng “cái mủ tai bèo Cộng Sản” vào đầu tờ NV”
Lời binh vực trắng trợn nầy hoàn toàn sai, bởi vì, đó là những cây viết thượng thặng, chuyên nghiệp, dồi dào kinh nghiệm báo chí, mà “sơ xuất” nhiều lần cùng một mục đích đánh phá và mạ lỵ VNCH. Không phải sơ xuất nhỏ, mà là sơ xuất động trời, khiến cho bị đuổi việc.
Nhiều lần “sơ xuất” chỉ có một mục đích phỉ báng và mạ lỵ VNCH.
Phỉ báng. (Libel) Là những phát biểu bêu xấu, nhục mạ có thể trông thấy được dưới hình thức văn bản, ấn loát, hình ảnh, phim ảnh.
Mạ lỵ (Slander) Là những lời lẻ bêu xấu, nhục mạ, đã phát ra từ cửa miệng có người nghe được. Phỉ báng và mạ lỵ là tình trạng lạm dụng quyền tự do ngôn luận.
Qua hai định nghĩa trên, báo NV đã lạm dụng quyền tự do ngôn luận, là một điều không lương thiện, thường gọi là bất lương.
2. Cái sai thứ 2 của Trần Đông Đức
Binh vực. Cho rằng dụng ý đưa cái chậu có lá cờ VNCH vào báo Xuân năm 2008 là hoàn toàn lương thiện.
Trích cái sai:
“Dụng ý của anh hoàn toàn lương thiện khi biên tập bài nầy”.
Cái sai rõ ràng nằm ở chỗ dụng ý “lương thiện”. Hình như chỉ có một mình Trần Đông Đức cho rằng đó là có ý lương thiện. Nếu cho nó là lương thiện thì tại sao không để hình của Hồ Chí Minh vào cái bàn cầu chứa cứt? Và khi làm như vậy, thì bọn VC có cho là lương thiện hay không?
Lời binh vực nầy quá trơ trẽn.
Nói về ý nghĩa, một người VN tỵ nạn CS, hoặc một tờ báo, treo cờ VNCH trước toà soạn, trương biểu ngữ “đấu tranh xoá bỏ chế độ độc tài Cộng Sản”, sống nhờ vào những đồng tiền của người tỵ nạn, tuyên bố “Chúng tôi tiếp tục cùng toàn thể đồng bào, đấu tranh xoá bỏ chế độ Cộng Sản độc tài, xây dựng một nước VN dân chủ tự do” (Trích trong lá thư xin lỗi ngày 12-7-2012).
3. Cái sai thứ 3 và 4 của Trần Đông Đức
Cái sai nằm ở chỗ, cho rằng việc đăng lại tấm, hình là phổ biến rộng rãi “bức hình ô nhục”.
Trích cái sai:
“Nếu nói “loại hình nghệ thuật đó” là một sự xúc phạm về mặt hình ảnh của quốc kỳ VNCH, thì chính những người phản đối, đã in lại, in to, phóng lên, tô đồ, rồi trưng bày nơi công chúng, để cho “bức ảnh ô nhục” nầy được thêm phần phổ biến, thì chính những người biểu tình phản đối, đã chà đạp hình ảnh lá cờ VNCH nhiều hơn. Ví dụ. Khi ra đường nghe ai chửi tới bố mẹ mình bằng lời lẻ nặng nề tục tĩu, thì không ai lại dùng nguyên văn từ ngữ đó để nói đi nói lại nhiều lần bao giờ.” (ngưng trích)
Cái sai thứ 3 của Trần Đông Đức
Cái sai là, bức hình cái chậu rửa chân không thuộc loại hình nghệ thuật nào cả. Không có giá trị nghệ thuật và không có một chút xíu sáng tạo nào. Cái chậu kiểu đó, bây giờ đã lỗi thời, không còn ai xử dụng cả.
Đó là lấy tấm hình mà nhà sản xuất cái chậu đã in vào tờ hướng dẫn xử dụng, vẽ thêm 3 sọc đỏ, thời gian không quá 1 giờ. Hình trong tấm giấy hướng dẫn dụng cụ thương mại, không thuộc loại hình nghệ thuật nào cả.
Bà Dược sĩ Trần Thị Hồng Sương, đại biểu QH Việt Cộng ở đơn vị Cần Thơ, nêu nhận xét, tấm hình không có giá trị nghệ thuật nào cả. Ông Tổng thư ký tờ Việt Báo, một người có nhiều khả năng làm thơ, viết văn, thưởng thức và phê bình nghệ thuật cho rằng: “Tiểu phẩm chậu rửa chân có hình cờ vàng 3 sọc đỏ đó, chính là một ý tưởng ngầm, một thái độ, và thực ra, không có gì là nghệ thuật cả.”
Trong hàng chục, hàng trăm ngàn cái chậu do nhà sản xuất bán ra thị trường nghề nail, đã có hàng trăm ngàn tấm hình như thế, chỉ khác là, không có hình tượng trưng lá cờ VNCH mà thôi.
Cái sai thứ 4 của Trần Đông Đức:
Là những người phản đối đã chà đạp lá cờ VNCH khi cho in lại và phổ biến nó rộng rãi.
Trước hết, chính báo Người Việt đưa hình cái chậu rửa chân vào báo Xuân Mậu Tý 2008 để phổ biến rộng rãi là chà đạp lá cờ VNCH.
Cộng đồng tỵ nạn đã in ra, phổ biến tấm hình là nêu bằng chứng để cáo buộc, “nói có sách mách có chứng” để kẻ gian hết đường chối cãi. Trên thực tế, tấm hình được phổ biến đã có tác động mạnh mẽ, đã gây được sự phẩn nộ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn, nên đã có biểu tình bày tỏ lập trường và phản đối.
Tác động rộng lớn hơn nữa là những phong trào “bảo vệ Cờ Vàng” ra đời, và Cờ Vàng đã được chính quyền nhiều tiểu bang, thành phố Hoa Kỳ, công nhận là biểu tượng của chính nghĩa trong công cuộc đấu tranh chống độc tài CộngSản trong nước và bọn tay sai ở ngoài nước.
Như vậy, lý luận của Trần Đông Đức thật sự là sai.
Trường hợp cho rằng cha mẹ bị chửi tục tĩu thì người con không nhắc lại nguyên văn những lời lẻ tục tĩu chỉ đúng một phần nhỏ trong chỗ riêng tư của cá nhân trong gia đình, nhưng về mặt công khai và luật pháp, thì cơ quan điều tra và toà án luôn luôn dùng những lời lẻ thật sự để xét xử và kết tội mạ lỵ, báo chí và cơ quan truyền thông khác cũng phải nêu rõ ràng chứng cớ.
Ví dụ nầy trật lất.
4. Cái sai thứ 5 của Trần Đông Đức:
Cho rằng những người phản đối đã xúc phạm những người làm nail.
Trích cái sai: “Về góc cạnh hiện thực xã hội, những người phản đối cũng quên đi một tâm lý quan trọng của rất nhiều người đang sống bằng “nghề móng tay, móng chân”. Nếu coi đó là một “dụng cụ hạ đẳng” thì tự thân người biểu tình đã xúc phạm biết bao nhiêu tầng lớp, bao nhiêu gia đình con em VN trong cộng đồng. Nếu tôi làm nghề móng tay thì nghe đến những câu mang tính chà đạp thân phận như thế thì trái tim và lòng tự tôn của tôi cũng khổ sở như những nhát dao đâm”.(ngưng trích)
Những câu tả oán có vẻ văn chương nhưng trật lất. Trật ở chỗ, không ai coi cái chậu là dụng cụ hạ đẳng cả. Người ta chỉ phản đối tấm hình có cờ vàng trong cái chậu mà thôi. Thử hỏi, có tiệm Nail nào xử dụng cái chậu có cờ vàng trong đó hay không? Do đó, Cờ Vàng không có ăn nhậu gì tới tiệm Nail cả.
Không có ai coi cái chậu rửa chân là dụng cụ hạ đẳng cả. Từ cái chậu, cái bàn cầu đều phải bỏ tiền mồ hôi lao động ra mua, rồi thường xuyên chăm sóc, lau chùi, giữ gìn cẩn thận, vì đó là tiền, là tài sản của mình. Chả có ai cho rằng tài sản của mình hoặc của người khác là dụng cụ hạ đẳng cả. Ông Trần Đông Đức lại ghi thêm một bàn trật lất.
Tôi chưa bao giờ nghe những người làm việc trong ngành thẩm mỹ nầy nói nghề của họ là làm “móng tay móng chân” cả. Thêm 2 chữ “móng chân” vào làm cho ý nghĩa khác đi.
Ông Trần Đông Đức nầy không thành công trong việc lôi kéo những người làm nail về phía những người nhục mạ Cờ Vàng. Chính tác giả tấm hình, hoạ sĩ Huỳnh Thủy Châu công nhận như sau: “Tôi là con cán bộ. Gia đình chồng tôi theo quốc gia không thích Cộng Sản. Dĩ nhiên lá Cờ Vàng 3 sọc đỏ là “Cờ Việt Nam” đối với mẹ chồng tôi” (Mẹ chồng làm nghề nail).
Kế ly gián hạ đẳng, không thuyết phục.
5. Cái sai thứ 6 của Trần Đông Đức:
Là dùng danh nghĩa anh linh tử sĩ, quân dân cán chính làm chuyện bao đồng, thoá mạ nhân cách người khác.
Trích cái sai: “Không phải ai bị quần chúng cay nghiệt cũng là bán rẻ lương tâm, Việt gian phản quốc. Điều nầy quý vị cộng đồng cần phải suy nghĩ và xét lại căn nguyên của vấn đề. Xin đừng dùng danh nghĩa của các anh linh tử sĩ Quân Dân Cán Chính VNCH, làm chuyện bao đồng, để rồi thoá mạ nhân cách của người khác” (ngưng trích)
Sự thật là, những người phản đối việc phỉ báng và mạ lỵ VNCH, họ chỉ dùng “danh nghĩa của chính họ”, bởi vì, Quân, Dân, Cán, Chính VNCH chính là những người đang sống, đang phản đối ở đây, và bao gồm những người đã hy sinh vì Tổ quốc trước kia.
Biểu tình bày tỏ ý chí và quyết tâm, không phải là làm việc “bao đồng”, vì bao đồng có nghĩa là “dông dài, lung tung nhiều thứ, không tập trung vào một điều gì cả, làm việc vô ích”
Về việc có bán rẻ, bán mắc lương tâm hay không, Việt gian phản quốc hay không, thì chính những người góp tay thi hành NQ 36 của VC tự hiểu lấy. Nhưng VC trong nước sẵn sàng chi tiền cho công tác tuyên truyền và đánh phá, trong các cộng đồng hải ngoại.
6. Cái sai thứ 7 của Trần Đông Đức:
Trần Đông Đức chửi cộng đồng: ký tên vì cảm tính, cảm xúc, tùy hứng, sa đà, luận điệu thô bạo, kết bè kết phái.
Trích nguyên văn, ngoài LS Nguyễn Xuân Nghĩa,
“Tôi cũng thấy những tên tuổi khác, vốn ôn hoà và biết chuyện, lại ký tên vào những văn thư lên án báo Người Việt một cách đầy cảm tính. Nếu quý vị cộng đồng không điều chỉnh cảm xúc, soi xét lương tri, mà tùy hứng sa đà theo những luận điệu thô bạo, quy chụp, kết bè kết phái, thì quý vị tự làm hoen ố tên tuổi và nghĩa khí của mình” (ngưng trích)
Trước hết, những từ ngữ cảm tính, cảm xúc, tùy hứng…chỉ ra rằng hành động vì “cảm tính”, trái ngược với lý tính”. Lý tính là dùng lý trí, dùng đầu óc, động não, để suy nghĩ, nhận định mà hành động. Trái lại, “cảm tính”, “Cảm xúc” là dùng tình cảm, thiếu suy nghĩ, mà đa số là hùa theo người khác, thiếu lương tri.
Trên đây chỉ là những điều chửi bới và ngụy biện, bởi vì, cộng động căn cứ vào sự thật, vào việc cụ thể là phỉ báng và mạ lỵ để bày tỏ ý kiến phản đối. Trần Đông Đức đã miệt thị cộng đồng, vì đánh giá quá thấp những việc làm đúng đắn của đa số những đoàn thể, tổ chức. Đã có hơn 74 đoàn thể và cá nhân ký tên bày tỏ ý kiến phản đối, trong đó gồm nhiều thân hào, nhân sĩ, đại diện các tập thể, chớ không phải là những người bình thường trong dân chúng.
Chỉ có một Trần Đông Đức lạc lỏng trong Người Việt Đông Bắc mà thôi, và nếu có đồng minh, thì đó là bạn thân VQHN mà đương sự hết lời ngụy biện binh vực bằng những luận điệu tầm bậy, trật lất, như đã chứng minh rất cụ thể trên đây. Bết quá!
7. Cái sai thứ 8 của Trần Đông Đức
Cộng đồng không còn tin tưởng vào lời xin lỗi và hứa hẹn.
Trích lời của Trần Đông Đức:
“Quý vị cộng đồng thử nghĩ lại xem, khi một người sa cơ thất thế, người ta đã tỏ lòng hối tiếc rồi – có một lời xin lỗi, có một ý nguyện khắc phục như trường hợp báo Người Việt thì coi như là người ta đã đặt địa vị và chính nghĩa của chúng ta lên cao biết bao nhiêu. Đổi lại, báo Người Việt lại bị mang tiếng hèn với một số độc giả vì sa thải ký giả quá vội vàng.” (ngưng trích)
Vụ việc phỉ báng, mạ lỵ VNCH đã được xác định là nằm trong sách lược của VC trong nước, thi hành việc tuyên truyền và đánh phá các cộng đồng người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại. Nó không phải là một “sơ xuất”, mà là một âm mưu, một ý đồ.
Đây không phải là lần đầu tiên xin lỗi và hứa hẹn, cho nên không còn được tin tưởng nữa.
Dùng ngụy biện để binh vực là sai.
8. Cái sai thứ 9 của Trần Đông Đức:
Trần Đông Đức mạ lỵ cộng đồng.
Trích:
“Những người đứng sau lưng “chi phối được cuộc họp” này chính là những thế lực xấu xa nhất đang lăm le thủ đoạn để mưu lợi”. (ngưng trích)
Cuộc họp ngày thứ ba 24-7-2012 tại Thư viện Việt Nam, do Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, Ủy Ban Đặc Nhiệm Chống Tuyên Vận Cộng Sản, phối hợp với Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam, và nhiều đoàn thể khác, cùng thân hào, nhân sĩ đã nhất trí tổ chức buổi họp, và được những đại diện các tổ chức trong cộng đồng hưởng ứng và tham dự, tổng số lên 200 người.
- Cho rằng có người đứng sau lưng chi phối là sai, như thế, là trực tiếp phỉ báng đại diện các cộng đồng. Trần Đông Đức không có bằng cớ để chứng minh lời nói.
- Việc báo Người Việt đăng bài mạ lỵ là có thật đã được tờ báo đó nhìn nhận.
- Những lời kêu gọi tẩy chay và những tuyên bố hưởng ứng xuất phát từ những quyết định sáng suốt của đại diện các đoàn thể, chớ không bị ai chi phối được cả.
- Tẩy chay là biện pháp duy nhất mà cộng đồng có thể thực hiện được đối với những kẻ tuyên truyền cho VC.
- Trần Đông Đức không nêu được bằng chứng ai đó đứng sau lưng chi phối bằng hành động cụ thể, nghĩa là nói suông, không có chứng cớ là nói mò, nói ẩu, ngụy biện.
9. Cái sai thứ 10 của Trần Đông Đức:
Cho rằng ông Ngô Kỷ và bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo khởi động phong trào ném bùn, ném đá là sai.
Trích: “Được tiếp máu bởi nhu cầu cạng tranh, ông Ngô Kỷ và bà Hoàng Dược Thảo đang ra sức cấu kết khơi động phong trào ném bùn, ném đá nầy”. (ngưng trích)
Lời cáo buộc không nêu bằng chứng không có giá trị nào cả, vì nói ẩu.
Phần nầy, Trúc Giang tôi nhường lời phản biện lại cho ông Ngô Kỷ, vì ông luôn luôn nói có sách, mách có chứng, luôn nêu bằng cớ để nhận xét và kết luận. Hơn nữa, tôi rất khoái nghe phản biện của ông Ngô Kỷ.
Buổi họp của 74 đại diện các tổ chức, đoàn thể nhất trí nêu lên 13 điểm hài tội báo Người Việt và 4 điểm yêu cầu NV thực hiện. Đó không phải là việc “ném bùn, ném đá”.
10. Cái sai thứ 11 của Trần Đông Đức:
Cái sai trầm trọng là “Sự nghiệp chống Cộng nuôi con”.
Trích: “”Sự nghiệp chống Cộng nuôi con” của Đào Nương chính là sự sĩ nhục to lớn nhất cho hàng ngũ Quân Dân Cán Chính VNCH. Nếu quý vị còn lương tri hãy suy xét điều nầy”.(ngưng trích)
Cái sai là: Hành động chống Cộng và việc nuôi con là 2 việc khác nhau, nó không ăn nhậu gì với nhau cả. Ghép nối 2 việc hoàn toàn khác biệt nhau là có ý đồ xấu.
Trước hết, việc nuôi con, nuôi gia đình là bổn phận, là thiên chức của cha mẹ, của cả nhân loại trên thế gian nầy.
Còn việc chống Cộng là hành vi chính trị chống chế độ Cộng Sản độc tài trong nước. Đó là chính nghĩa vì đấu tranh cho dân tộc VN, một nước VN không còn độc tài.
Những người chống Cộng ở Mỹ, ai ai cũng nuôi con cả, (nếu có con). Đặc biệt là những ký giả, phóng viên, nhà báo, họ chống Cộng bằng phương tiện mà họ có trong tay.
4* Kết luận
Nhìn vào toàn bộ vấn đề từ trong nước, ngoài nước, trước kia và hiện nay, thì báo Người Việt không còn đường nào chối cãi được cả. Tại sao lại xoá bài bịa chuyện bôi nhọ Trần Mạnh Hảo?
Nhưng cái chiêu thâm sâu bí hiểm nhất mà ít ai thấy, đó là mạ lỵ bôi nhọ các Linh Mục trong bài báo ngày 9-7-2012, cũng giống như mạ lỵ nhà văn Trần Mạnh Hảo trước kia vậy.
Tóm lại, báo Người Việt “đánh” nhà văn bất đồng chính kiến Trần Mạnh Hảo trong nước, trùng hợp với chiến dịch báo nhà nước khủng bố TMH.
Trùng hợp thứ hai, là VC trong nước đã và đang đánh Công giáo, từ vụ Thái Hà đến Con Cuông, thì báo Người Việt lại tung bài đánh các Linh Mục Công giáo ngày 9-7-2012.
Một sự trùng hợp đáng nghi ngờ. Có phải nội công ngoại kích không?
Còn trong trường hợp Trần Đông Đức, trong bản “Kiến Nghị gởi Cộng đồng Nam Cali” ký ngày 31-7-2012, có quá nhiều cái sai, không có bằng cớ chứng minh lời nói của mình, nên xem như nói suông, ngụy biện.
Không phải Trúc Giang tôi “vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết”, bởi vì, “nếu không có” những con sâu ẩn nấp dưới lá để phá hại mùa màng, “nếu không có” những vết ung mũ làm nhức nhối cơ thể, thì cho dù có đốt đuốc đi tìm đến tết Congo cũng không thấy được gì cả.
Những câu trích chẳng qua là làm bằng chứng của việc nói có sách, mách có chứng của Trúc Giang tôi mà thôi.
Trúc GiangMinnesota ngày 10-8-2012
(Vietvungvinh)
Phụ diễn: (Từ Internet) Cười ra nước mắt
" Gởi quý vị xem thằng hề rẻ tiền đóng kịch tại VN.(Nguyen Phuong Hung) Nó là tên tồi nhất lịch sử cận đại, thằng phản bội tổ quốc và đồng bào VNCH, cùng với bọn Việt Weekly và đang là chủ nhiệm tờ KBC Hải Ngoại. Mấy thằng VC ngồi nghe chắc cũng ráng nín tè mà nghe và nói thầm : cứ đóng kịch đi con, khi nào bố hết cần con diển kịch thì bố sẽ cho con sẽ nếm mùi phân của bố." Không dzui không lấy tiền.
http://www.youtube.com/v/iMTaPU-GpCY?version=3&feature=player_detailpage
No comments:
Post a Comment