Một quán ăn bình dân trên đường Đề Thám.(Photo VB) |
Phố Tây Balô Ở Sài Gòn Đã Nổi Tiếng Quốc Tế
SAIGON (VB) -(05/20/2012)- “Phố Tây balô” -
cái tên Việt Nam ngồ ngộ này từ lâu đã trở thành một từ rất quen thuộc
đối với dân Sài Gòn. Trong một số sách hướng dẫn du lịch của nước
ngoài, cái tên này lại được dịch theo nhiều cách, như: Foreigner Town,
Backpacker Area, Backpacker Land, Western Backpackers…Phố Tây
balô ám chỉ khu tứ giác Phạm Ngũ Lão - Đề Thám -Bùi Viện - Đỗ Quang Đẩu,
nằm ở quận 1 Sài Gòn, với hàng trăm điểm dịch vụ du lịch thường mang
tên tiếng Anh vui vui, như: Go 2 eat, Bodhi Tree, Zen, Sunshine Indian,
Sahara Music, Good Morning Vietnam, Cyclo bar, Allez Boo Bar, Guns &
Roses Bar…
Theo một bài viết trên trang web NMKH, khu phố này được xem là hình thành vào khoảng năm 1986, khi có một vài nhóm du khách Pháp, Nhật, Mỹ… tình cờ cùng tập trung về lưu trú tại đây. Lý do họ chọn khu này có lẽ vì gần chợ Bến Thành, lại ở trung tâm thành phố nên việc đi lại dễ dàng tiện lợi. Theo lời kể một người dân ngụ ở đường Phạm Ngũ Lão thì “Hồi đó, con đường khá yên tĩnh. Một bên dọc theo con đường này là nhà ga xe lửa, cỏ mọc xanh um như một cánh đồng nằm ngay trong lòng thành phố. Hàng quán thì lèo tèo vài tiệm phở và quán bún bò bình dân”. (Nhà ga xe lửa giải tỏa năm 1997, bây giờ là Công viên 23/9).
Tới năm 1993, khi khu Phạm Ngũ Lão được nhắc đến trong tập sách du lịch “Lonely Planet” (nổi tiếng trên 150 quốc gia), nhiều nhóm khách du lịch “bụi“ từ Nhật, Pháp, Úc, Anh, Tây Ban Nha, Phi châu… đã đưa nó vào “điểm hẹn” của họ khi đến Sài Gòn. Các vị khách này thường đeo ba lô hành lý đi lòng vòng tìm chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, thấy vậy người dân ở đây bèn gọi là “Tây balô”. Tên phố ra đời từ đó.
Từ đó đến nay, khu phố Tây balô đã phát triển rầm rộ, nhất là các dịch vụ khách sạn, quán ăn, cửa hàng… Liên tục từ sáng sớm đến nửa đêm, ở đây có hàng chục chiếc xe mang dòng chữ “Open tour” – một nét riêng của phố do Sinh Tourist, văn phòng đặt trên đường Đề Thám, khơi mào - tấp nập đón, trả khách. Những chuyến xe này không chỉ gói gọn trên các con đường trong thành phố, mà còn bao cả các tuyến đi Củ Chi, Tây Ninh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Phan Thiết, Nha Trang, Sơn Mỹ, Hội An…
Theo một bài viết trên trang web NMKH, khu phố này được xem là hình thành vào khoảng năm 1986, khi có một vài nhóm du khách Pháp, Nhật, Mỹ… tình cờ cùng tập trung về lưu trú tại đây. Lý do họ chọn khu này có lẽ vì gần chợ Bến Thành, lại ở trung tâm thành phố nên việc đi lại dễ dàng tiện lợi. Theo lời kể một người dân ngụ ở đường Phạm Ngũ Lão thì “Hồi đó, con đường khá yên tĩnh. Một bên dọc theo con đường này là nhà ga xe lửa, cỏ mọc xanh um như một cánh đồng nằm ngay trong lòng thành phố. Hàng quán thì lèo tèo vài tiệm phở và quán bún bò bình dân”. (Nhà ga xe lửa giải tỏa năm 1997, bây giờ là Công viên 23/9).
Tới năm 1993, khi khu Phạm Ngũ Lão được nhắc đến trong tập sách du lịch “Lonely Planet” (nổi tiếng trên 150 quốc gia), nhiều nhóm khách du lịch “bụi“ từ Nhật, Pháp, Úc, Anh, Tây Ban Nha, Phi châu… đã đưa nó vào “điểm hẹn” của họ khi đến Sài Gòn. Các vị khách này thường đeo ba lô hành lý đi lòng vòng tìm chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, thấy vậy người dân ở đây bèn gọi là “Tây balô”. Tên phố ra đời từ đó.
Từ đó đến nay, khu phố Tây balô đã phát triển rầm rộ, nhất là các dịch vụ khách sạn, quán ăn, cửa hàng… Liên tục từ sáng sớm đến nửa đêm, ở đây có hàng chục chiếc xe mang dòng chữ “Open tour” – một nét riêng của phố do Sinh Tourist, văn phòng đặt trên đường Đề Thám, khơi mào - tấp nập đón, trả khách. Những chuyến xe này không chỉ gói gọn trên các con đường trong thành phố, mà còn bao cả các tuyến đi Củ Chi, Tây Ninh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Phan Thiết, Nha Trang, Sơn Mỹ, Hội An…
Theo UBND phường Phạm Ngũ Lão, ở đây có khoảng 250 cơ
sở lưu trú (khách sạn, phòng cho thuê), khoảng 70 công ty du lịch và hơn
300 cơ sở dịch vụ phụ trợ khác, như :quán ăn, bar, cà phê, karaoke,
massage, cửa hàng internet, sách, băng đĩa, hàng lưu niệm.v.v… Dần dần,
khu này trở thành khu du lịch khép kín đúng nghĩa. Người dân Việt ở phố
Tây này ít nhiều đều nói được tiếng Anh. Đặc biệt đối với du khách không
khá giã, đi lẻ và chi tiêu rất tiết kiệm (đúng nghĩa là du lịch balô),
khu phố này đã có đủ loại dịch vụ giá hạ, từ ăn uống, cắt tóc, cho thuê
xe 2 bánh, bưu điện đến thiền trà kiểu Việt, xem phim, quán nhậu bình
dân, quán bar…, đều có giá rất bình dân. Một người New Zealand đã phong
tặng cho phố Tây balô cụm từ: “Dynamic services” – dịch vụ năng động và
sát thực tế.
Mỗi ngày tại khu phố Tây balô có 3000 đến 4000 khách quốc tế đến và đi. Thành phần khách thì rất đa dạng: nhà nghiên cứu, luật sư, bác sĩ, doanh nhân, sinh viên, nhân viên công ty,v.v… Thế nhưng gần như tất cả bọn họ đều ăn mặc rất thoải mái. Hẳn do thời tiết ở VN nóng hơn bên châu Âu, châu Mỹ, Bắc Á, nên hàng ngày, hình ảnh quen thuộc của du khách ở đây là: nam quần short (dân mình quen gọi là quần lững), áo thun; nữ cũng short hoặc váy rộng, đi giày thể thao hoặc dép Nhật, dép có quai… Tuy nhiên cũng không thiếu những cô gái Âu, Nhật, Hàn Quốc… với phục trang quyến rũ, duyên dáng.
Phố du lịch này không chỉ có các du khách tạm trú, ở vài ba ngày rồi lại đi. Cách đây vài năm, có một vài anh chàng da đen thử việc ở các đội bóng. Không biết là do đòi hỏi mức lương quá cao hay do tài năng có hạn mà các anh này thất nghiệp dài ngày, đành ở lì, đến nỗi phải lạy chủ nhà vì không có tiền trả.
Giá thuê cũng lên vùn vụt. Hiện nay, giá trung bình một nhà bán tranh chép diện tích 20m2 khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, hay một văn phòng du lịch khoảng 30m2 thì tới 1,000 USD/tháng.
Giữa một khu phố du lịch náo nhiệt và xô bồ suốt ngày đêm như thế, du khách có thể được một ít nhàn nhã là khi đi bộ dạo chơi bên đường Bùi Viện, do ở con đường nhỏ này, họ sẽ không bị chèo kéo như khi đi lại ở đường Đề Thám hay Phạm Ngũ Lão.
Mỗi ngày tại khu phố Tây balô có 3000 đến 4000 khách quốc tế đến và đi. Thành phần khách thì rất đa dạng: nhà nghiên cứu, luật sư, bác sĩ, doanh nhân, sinh viên, nhân viên công ty,v.v… Thế nhưng gần như tất cả bọn họ đều ăn mặc rất thoải mái. Hẳn do thời tiết ở VN nóng hơn bên châu Âu, châu Mỹ, Bắc Á, nên hàng ngày, hình ảnh quen thuộc của du khách ở đây là: nam quần short (dân mình quen gọi là quần lững), áo thun; nữ cũng short hoặc váy rộng, đi giày thể thao hoặc dép Nhật, dép có quai… Tuy nhiên cũng không thiếu những cô gái Âu, Nhật, Hàn Quốc… với phục trang quyến rũ, duyên dáng.
Phố du lịch này không chỉ có các du khách tạm trú, ở vài ba ngày rồi lại đi. Cách đây vài năm, có một vài anh chàng da đen thử việc ở các đội bóng. Không biết là do đòi hỏi mức lương quá cao hay do tài năng có hạn mà các anh này thất nghiệp dài ngày, đành ở lì, đến nỗi phải lạy chủ nhà vì không có tiền trả.
Giá thuê cũng lên vùn vụt. Hiện nay, giá trung bình một nhà bán tranh chép diện tích 20m2 khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, hay một văn phòng du lịch khoảng 30m2 thì tới 1,000 USD/tháng.
Giữa một khu phố du lịch náo nhiệt và xô bồ suốt ngày đêm như thế, du khách có thể được một ít nhàn nhã là khi đi bộ dạo chơi bên đường Bùi Viện, do ở con đường nhỏ này, họ sẽ không bị chèo kéo như khi đi lại ở đường Đề Thám hay Phạm Ngũ Lão.
No comments:
Post a Comment