Một đề tài hầu như bất
tận,
sẽ được bổ túc đều đều
Một
hôm trong bữa cơm, ông chồng thủ thỉ với vợ bằng thơ:
Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?
Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:
Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!
Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:
Cơm nhà lạt lẽo, chẳng say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý ông
Thôi cứ để tôi qua nếm thử
Một tô chỉ tốn có vài đồng?
Bà vợ lần này tức ra mặt, nên gặn giọng kiên quyết lại vơi chồng:
Phở nấu giò heo chưa cạo lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe ông?
Ham chi của lạ, mắc vào "Ếch"
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm không?
Ông chồng thấy khuyên vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:
Nói mãi mà bà chưa chịu thông?
Tôi qua nếm thử chút cay nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm lại
Thổi lửa, chung cơm tình vợ chồng.
Bà vợ lần này bốc hỏa thật sự, cơn "Hoạn Thư" đã đỉnh điểm:
Cơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đừng có mon men, phở với nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm, muối
Phở kia béo ngọt, cũng là không?
Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:
Kề cận bên nhà, tôi cứ trông
Mong rằng nếm thử cơm nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt không?
Bà vợ cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:
Cơm khét nhà người, chi việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi chừng đấy?
Bà biết thì roi mây tét mông...
Ông chồng lúc này cũng bực mình lên tiếng:
Cơm khét, cơm khê cũng kệ ông
Đứa nào bước tới, chết nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi đói
Đừng tưởng ông đây, hết mặn nồng?
Bà vợ được thế, nên hù chồng:
Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?
Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:
Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không... ./.
Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?
Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:
Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!
Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:
Cơm nhà lạt lẽo, chẳng say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý ông
Thôi cứ để tôi qua nếm thử
Một tô chỉ tốn có vài đồng?
Bà vợ lần này tức ra mặt, nên gặn giọng kiên quyết lại vơi chồng:
Phở nấu giò heo chưa cạo lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe ông?
Ham chi của lạ, mắc vào "Ếch"
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm không?
Ông chồng thấy khuyên vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:
Nói mãi mà bà chưa chịu thông?
Tôi qua nếm thử chút cay nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm lại
Thổi lửa, chung cơm tình vợ chồng.
Bà vợ lần này bốc hỏa thật sự, cơn "Hoạn Thư" đã đỉnh điểm:
Cơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đừng có mon men, phở với nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm, muối
Phở kia béo ngọt, cũng là không?
Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:
Kề cận bên nhà, tôi cứ trông
Mong rằng nếm thử cơm nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt không?
Bà vợ cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:
Cơm khét nhà người, chi việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi chừng đấy?
Bà biết thì roi mây tét mông...
Ông chồng lúc này cũng bực mình lên tiếng:
Cơm khét, cơm khê cũng kệ ông
Đứa nào bước tới, chết nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi đói
Đừng tưởng ông đây, hết mặn nồng?
Bà vợ được thế, nên hù chồng:
Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?
Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:
Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không... ./.
Cơm Phở chọi nhau
1. THƯ CỦA... BỒ NHÍ GỬI CHO... BÀ VỢ
Thưa bà,
Dù chúng
ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải nhất trí một điểm: chồng bà là đàn
ông. Mà đàn ông thì sao? Đàn ông thì ham thích nhiều thứ.. Ham thích đến
mãnh liệt.
Và, bà
đừng dấu em, bà hãy công nhận rằng, phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham
thích và biết cách thực hiện nó (Chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện
chủ yếu bằng cách mua nó).
Ông thì
thích máy móc, ông thi thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại
hơn một chút thích thơ văn. Toàn những ham thích có lợi cho xã hội.
Nhưng đàn
ông không chỉ ham thích một thứ. Nếu gà chỉ thích giun, bò chỉ thích cỏ tươi
hay thỏ chỉ thích củ cải thì đàn ông lại thích đa-dạng.
Chuyện ấy
trong đá bóng, trong ẩm thực, trong bia bọt không sao, nhưng trong vấn đề phụ
nữ, tính đa dạng của nó làm cuộc sống thêm rắc rối.
Bà thân
mến,
Em tin
rằng, bà có rất nhiều ưu điểm. Sở dĩ em quen với ông là do ông ấy thông minh
(chứ không phải chỉ có tiền như thiên hạ vẫn đồn). Và, một người thông minh
không khi nào chọn vợ quá kém. Thậm chí, bà không quá kém, bà còn rất
nổi bật ở nhiều phương diện.
Theo như
ông tiết lộ một cách đầy thành-kính, bà nấu ăn ngon, bà rửa bát sạch, bà lau
nhà bóng và bà đi chợ rẻ. Bà còn đối xử tốt với chó, mèo….
Em xin thú
thực , tất cả các phương diện đó, em đều thua bà. Khi em nấu món canh, ai cũng
nghĩ là món xào. Khi em rửa bát, tốt nhất lúc dùng nên rửa lại.
Khi em lau
nhà hay quét nhà, em để cái đống rác chỗ nọ chỗ kia. Chợ duy nhất em đi là chợ
mỹ phẩm. Còn chó mèo, em chỉ nuôi chúng trong tranh.
Nhưng ông
vẫn thích em.
Tiện đây
xin tiết lộ: thời gian thích không hề ngắn, cường độ thích không hề yếu và
chi-phí thích không hề thấp.
Bà kinh
ngạc. Bà không tin ư? Bà nhớ rõ ông vẫn về nhà, vẫn ăn cơm tối, vẫn lịch sự với
bà v.v...
Bà cảm
giác chả có khe hở nào để em lọt vô cái pháo đài do bà xây dựng, canh
gác và tuần tra.
Bà nhầm.
Em xin
phép không đi vào chi tiết. Em chỉ nói một cách văn học rằng, không có gì
ngăn cản được con tim. Nhất là một con tim già lao về một con tim trẻ.
Như trên
đã nói, em thua bà về một tỷ thứ. Đúng một tỷ thứ, chả bớt phần nào.
Nhưng, em
lại hơn bà hai tỷ.
Bà sẽ
gầm lên. Bà sẽ quát: hơn ở chỗ nào?
Thưa bà,
những thứ em hơn lại vô cùng vớ vẩn. Em thành thật tin thế. Nhưng đàn
ông, tiếc thay, lại không tin.
Em biết
chớp chớp mắt. Em biết ngồi gần ông mà lại vẹo người. Em biết đánh
vào lưng ông, hay đánh ở chỗ thấp hơn, vừa đánh vừa cong môi nhìn đi
chỗ khác. Em biết hét lên khi thấy con sâu và ù té chạy khi gặp con thằn
lằn.
Cái gì
em cũng ngạc nhiên và nhờ ông giải thích. Em tin ông là vô địch về trí thức, về thể thao, và luôn
thể hiện lòng tin ấy ra mồm. Mỗi lời nói của ông, với em, đều là chân lý.
Em khâm phục khi ông uống bia. Em kiêu hãnh lúc ông châm thuốc lá. Em ngồi nép
mình khi ông tụ tập. Em lo lắng nhưng chẳng bao giờ tra hỏi lúc ông đi khuya.
Và, quan
trọng nhất, thưa bà, da em trắng, eo em nhỏ, môi em đỏ và chân em chả khác chân
dài. Em mặc váy hồng, em thắt nơ xanh và em dùng dầu thơm của Pháp. Nước Pháp,
chắc bà cũng biết, vô địch về các loại dầu thơm.
Khi ở bên
ông, em không ngốc và không tham lam như các phim truyền hình quay vội
vàng mà bà vẫn xem đâu ạ. Chúng em không hề bàn về tiền bạc... Hai người
đều mơ tới ánh trăng, tới những khát vọng chưa thực hiện và đều thích nhìn sao
trên trời. Hai người có thể xung đột vì một bài thơ, giận dỗi vì một bức tranh
và bỏ ra về vì một bông hoa bày không đúng cách (trong khi ông và bà giận dỗi
vì một mâm cơm, cãi nhau vì hoá đơn tiền điện và ra khỏi nhà vì chậu quần áo chưa
phơi).
Thưa bà,
Đấy, em
tới ông, ông tới em là như thế đấy. Nó thanh cao thì em không dám nói, nhưng nó
cũng chẳng phàm tục như sách vụ án viết đâu. Em xin bà hãy mừng vì điều đó.
Tuy ông
phạm tội nhưng tội ấy còn sang. Bà hãy tự an ủi như thế. Tại sao em viết
thư này? Tại vì em xin trả lại ông cho bà.
Chúng em
nhất định cái gì đẹp thì phải ngắn và chúng em đã ngắn đủ dài.
Toàn bộ sự tinh tế của tình yêu nằm ở chỗ này, và bà không biết được.
Xin bà hãy
dang tay đón ông về. Em lấy danh dự thề rắng, ông không sứt mẻ quá nhiều,
đơn giản vì ông có còn nhiều đâu mà sứt mẻ. Bà hãy coi ông như vừa sau
chuyến du lịch mạo hiểm trở lại nhà. Cần chở che và sẵn sàng che chở.
Em đi đây.
Cuộc sống là khám phá và em thích khám phá nhiều nơi. Bà đừng trách em.
Bà cũng đừng tự trách mình. Khi em bằng tuổi bà, em cũng chả hơn gì bà đâu.
Chúc bà
vui khoẻ.
Yvone
Sướng-Chim
Thưa cô,
Tôi đã đọc
thư của cô một cách bình tĩnh. Đúng như cô đã nói, ở tuổi tôi và ở địa vị của
tôi, sự bình tĩnh luôn luôn có thừa.
Này cô,
Việc chồng
có bồ nhí khiến tôi ngạc nhiên.
Đó là cảm
giác đầu tiên, và thành thật với cô, nó hơn cả cảm giác căm phẫn.
Vì sao
vậy?
Thưa cô,
vì tôi tin chắc rằng lão (hãy gọi sự vật với đúng tên và đúng tuổi của chúng cô
nhỉ) đã đuối sức rồi, nói một cách chắc chắn, một cách không có gì phải
bàn cãi cả.
Khi viết
thư cho tôi, cô có vẻ tự đắc pha chút hả hê.
Cô cảm
thấy mình giật được từ tay bà khác một mỏ vàng, và mình có những phẩm chất
rất khác thường nên mới gặp may như thế.
Cô nhầm
thảm hại quá, cô
ơi!
Quả thật
lão là một cái mỏ. Hay nói chính xác hơn, đã từng là mỏ. Điều ấy cách
đây ba mươi năm về trước, cả thành phố đều phải công nhận chứ đâu cần phải
một cô gái có trí tuệ siêu việt gì.
Nhưng
trên, trong và dưới cái mỏ ấy, tôi đã đào, đã cuốc, đã đẽo, đã nổ mìn, khai
thác rầm rộ, quy mô mấy chục năm.
Và giờ
đây, mỏ chỉ còn khung, còn lai sự hoang tàn.
Chỉ có đôi
mắt ngốc của cô, chỉ có cặp môi dại của cô và chỉ có tí não khờ
của cô mới không nhận ra điều đó.
Cô vớ
được lão, khi tôi trong một chừng mực nào đó, đã mặc cho lão tự do. Cho
lão có cảm giác sổng chuồng.
Đàn ông
sống bằng ảo tưởng cô
ạ, và nuôi dưỡng cái ảo tưởng đó một cách khéo léo là nhiệm vụ của phụ
nữ chúng ta.
Tôi không
vui gì khi lão có bồ. Nhưng chớ nói rằng tôi quá hoảng sợ vì điều đó.
Tôi quá
hiểu đứa khác sẽ được bao nhiêu trong khi mình đã vớ bao nhiêu. Phần của
cô, hỡi ôi, thật là thảm hại.
Cô khéo là
ngây thơ và nhí nhảnh. Cô té xỉu khi gặp thằn lằn và ngã lăn ra khi gặp
tắc kè. Dạ thưa cô, khi bằng tuổi cô, tôi cũng ngây thơ như thế. Nhưng lúc này,
gặp hai của đấy, tôi chỉ đập một cái cho bẹp dí là xong.
Rồi cô
khoe là cô biết chợp mắt, biết ngả đầu và biết cười he hé nghiêng
nghiêng. Ôi dào, những trò đó ngày xưa tôi làm mãi. Và bây giờ vẫn có thể
làm, thậm chí còn làm hay hơn cô ấy chứ. Nhưng vì mục đích gì, gặt hái gì
khi mọi thức đã no nê?
Cô nhìn
lão trong quán cà phê hạng sang. Trong com-lê và cà vạt đắt tiền. Còn tôi có
khá nhiều dịp (nhiều hơn cả cần thiết) nhìn lão trong quần đùi rộng, trong áo
may ô chả hiểu là màu gì.
Và tôi cam
đoan rằng, cái tôi nhìn mới là cái thật. Cái cô nhìn là giả. Cô thừa
biết thế, chẳng qua cô đang tự dối mình. Cô chê tôi chỉ biết rửa bát, nấu cơm.
Cô thương
tôi vì tôi chỉ chăm lo cái nhà sạch bóng. Nhưng tôi lại thích vậy. Vì đấy là
nhà tôi và lão chỉ có nửa phần. Còn lão có bóng hay không, có sạch hay không, lão
phải tự lo. Tôi còn bận lo cho bản thân mình.
Tôi không
chúi mũi vô bếp như cô tưởng và như lão tưởng chút nào. Tôi say mê đánh bài.
Tôi nghiện làm đầu và giũa móng tay. Tôi ham thích "tám" và
hăng hái đi chùa. Tôi khoác áo lụa mỡ gà, khoác vòng cẩm thạch và tôi sắm đủ
cho mình (bằng tiền lão, dĩ nhiên!).
Còn việc
cô ngắm trăng cùng chàng, đọc thơ cùng chàng hay đốt nến cùng chàng thì xin cô
hãy cứ tự nhiên. Những thứ vớ vẩn và phù du đó ngày xưa tôi cũng nghĩ là ghê
gớm lắm.
Nhưng tôi nhanh
chóng phát hiện ra chúng suốt đời loanh quanh như thế, và chả có lợi ích
gì. Càng chỉ như hạt tiêu rắc vô bát phở, không hề bổ béo, chỉ khiến nó dậy
mùi. Mà mùi thì tôi đã chán. Chán không phải do tâm hồn tôi cằn cỗi, mà
là do đã quá đủ rồi!
Cuối thư
cô cho biết đã chuồn ra khỏi lão, hoặc lão đã chuồn ra khỏi cô. Tôi chả hiểu ai
thoát được ai. Nhưng chắc chắn là tôi suýt thoát. Tiếc quá. Giá mà lão đi
với cô, giá như lão ảo tưởng về sức mình thì tôi đã có cơ hội tuyệt vời để
lại được tung tăng.
Tôi tin
chắc mình tung tăng chả khi nào muộn, khi mình kiêu hãnh, mình không nghèo khó
và mình có sự mặn mà.
Những thứ
đó cô còn lâu mới đạt tới, cô bé đáng thương ơi! Cô yên tâm. Tôi sẽ đón lão về.
Cáo chết còn quay đầu về núi, trong khi lão chả phải là cáo, lão là người. Tôi
cũng chả giày vò, chả đay nghiến chi đâu. Tôi không phải hàng tôm hàng cá.
Tôi chỉ cười khẩy mà thôi. Một nụ cười mà đã làm lão nhớ đến cả chục
năm.
Chúc cô
may mắn trên con đường chinh phục các lão khác.
Thế
gian chả thiếu ông già. Cô cứ việc xông lên.
Chào cô.
Madame
Chim đã sướng phè!!!
Chớ nên phụ 'cơm'
Cơm khoe: "Tớ nhất trên đời".
Phở rằng: "Tớ cũng tuyệt vời đấy nha!"
Cơm là từ gạo mà ra.
Phở cũng từ gạo nhưng mà… ngon hơn.
Cơm nhờ hương gạo mà thơm.
Phở nhiều “nguyên liệu” nên thơm đủ mùi.
Cơm ăn no bụng là thôi.
Phở vừa no, lại muốn đòi ăn thêm.
Cơm ăn hàng bữa nên quen.
Phở thì thỉnh thoảng nên thèm, đương nhiên.
Cơm ngon, chẳng lọ mất tiền.
Phở “thiu”, cũng phải bỏ tiền mà mua.
Cơm chân chất, chẳng đẩy đưa.
Phở trang trí đẹp, dễ lừa mắt ai!
Cơm ngoan chẳng sợ tiếng tai.
Phở tuy đẹp đẽ nhưng đầy hoài nghi.
Cơm quen chẳng ngại ngần gì.
Phở ăn dăm bữa tức thì ngán thôi.
Phụ “cơm”, chớ phụ người ơi!
Cho dù thua “phở”, nhưng thời… an tâm.
'Phở' có nguồn gốc từ 'cơm'
"Cơm" ăn thì bụng lúc nào cũng thấy ấm
dạ, "cơm" cũng có thể yêu cầu rất nhiều món ăn cùng như cơm canh cua,
cơm canh rau. Riêng loại canh thôi cũng có đến cả trăm loại canh chưa
nói các loại thức ăn đã ăn đứt mấy cái "tái, nạm gầu".
Ăn "phở" mà nói dù thế nào cũng không
thể no bụng được và nhanh đói, mà đói thì làm được gì. Dù có cố ăn lấy
vài bát "phở" thì bụng dạ làm sao mà yên ổn cho được.
Chưa kể "phở" phải là loại có "nhà,
xe, có tiền" mới xài được phở "sạch" còn nếu như mà ăn bẩn kẻo mang bệnh
vào thân, chưa biết bệnh dịch thế kỷ nào vào mình, có khi "bệnh tiêu
chảy" đến ngay sau đó.
Chỉ tại cái lười, chứ nếu như "cơm" mà
biết cùng kết hợp nấu thì ngon không gì sánh bằng. Ai bảo cứ để người
nấu "cơm" nấu một mình mãi, bao nhiêu việc đổ lên cái đầu người nấu
"cơm" thử hỏi bảo sao không cáu.
"Phở" xin thưa cũng làm từ "cơm" mà thôi, nhưng coi chừng nhiều chất độc trong đó.
"Phở" xin thưa cũng làm từ "cơm" mà thôi, nhưng coi chừng nhiều chất độc trong đó.
Những người mà nói thích ăn "phở"
thường xuyên là những người thất bại thảm hại đó, vì rằng không biết tự
nấu "cơm" mà ăn, hoặc không biết cho thêm các thứ gia vị vào "cơm".
Người ta có cả trăm loại sách nói về các món ăn với "cơm", nhưng nấu
"phở" chỉ có một bài nói về cách nấu "phở" và nếu có công thức ở nhiều
sách thì nội dung nó như nhau mà thôi.
Cái sự tẻ nhạt của "phở" so với "cơm" thì quá rõ.
"Cơm" tinh tế hơn "phở", "cơm" cần đến
cảm xúc yêu thương, còn "phở" thì không cần. Yêu "phở" giống như thú
tính, còn yêu "cơm" mang nét nhân tính hơn. Với "cơm" an toàn và yên tâm
hơn với "phở".
Thật ra thì "phở" cũng muốn làm "cơm"
thôi, nhưng sao "lại gạo" được nữa. Chỉ có "cơm" mới có thể biến thành
phở chứ không có "phở" biến thành "cơm" được.
Do vậy vừa có thể ăn "cơm", vừa có thể
thưởng thức "phở" cũng không khó, vì "cơm" là vô biên và "phở" thì có
hạn, do vậy lấy ít "cơm" thành "phở", "cơm" thì có bao giờ hết. "Phở"
hết tiền là hết liền.
'Cơm' và 'quà'
"Cơm" nhà "quà" chợ.
Vừa vợ vừa bồ.
Ô hô là nhất!
Đến khi "cơm" mất.
Thì "quà" cũng tiêu.
Túi nặng bao nhiêu.
Bỗng dưng nhẹ bẫng.
Như bị ai nẫng.
Như bị ai giằng.
Cuốn phăng hạnh phúc!
Cửa nhà lục đục.
Con cái ra đường.
Vợ đang yêu thương.
Quay sang thù hận.
Bồ lên mặt giận.
Chạy theo túi người.
"Quà" ơi, "cơm" ơi.
Ôi thôi sạch hết!!!
Sự khác nhau giữa bồ và vợ
Bồ thích rủ ta đi chơi khuya. Vợ luôn bắt ta về sớm.
Vợ đưa ta về nhà bà ngoại. Bồ muốn đưa ta tới cửa hàng.
Bồ muốn ta mặc quần áo đẹp. Vợ muốn ta mặc quần áo bền.
Bồ thích ta mua quà. Vợ thích ta mua đồ dùng trong nhà.
Khi ta đưa thứ gì ra, vợ hỏi giá tiền, còn bồ hỏi bao giờ
đưa món tiếp theo.
Đi du lịch xa, vợ mong ngày về, còn bồ sợ hãi ngày đó.
Vợ nhăn nhó khi thấy bạn của chồng. Bồ nhăn nhó khi ta giấu
bạn.
Vợ dọa ly dị. Bồ dọa cưới.
Vợ chê ta ít tắm. Bồ chê ta phải tắm một mình.
Bồ thích đi xem phim. Vợ thích đi chợ.
Vợ lục ví ta, còn bồ lục ví mình đưa cho ta thấy.
Khi ta bảo ta là một đàn ông vĩ đại, vợ không tin, còn bồ sẽ
vờ tin.
Ngày lễ tình yêu, ta đi với vợ, còn bồ đi với ai chỉ có quỷ
sứ biết.
Vợ khen ta khỏe mạnh, còn bồ khen ta đẹp trai.
Bồ đưa ta đi uống rượu, còn vợ đưa đi uống thuốc.
Vợ hay nói về quá khứ, bồ hay nói về tương lai.
Khi cùng nhau chạy dưới mưa, bồ bảo như thế là lãng mạn. Vợ
bảo như vậy là điên.
Vợ thích dậy sớm. Bồ thích dậy muộn.
Bồ thích lấy áo ta mặc. Vợ thích lấy áo ta đi giặt.
Vợ nhìn đường phố ban đêm nhăn nhó bảo là đông. Bồ nhìn và
reo lên bảo là vui.
Khi ta bị bệnh, vợ mang cơm, còn bồ mang hoa.
Khi ta say, vợ nhăn nhó, còn bồ cùng say.
Vợ hay kể đêm qua có trộm định vô nhà. Bồ hay kể đêm đêm có
chàng trai đi qua.
Ta gọi vợ là bà xã, ta gọi bồ là em yêu.
Ta khen vợ trẻ, còn bồ thì khen đẹp.
Đang đi với bồ nhìn thấy vợ ta quay đi. Đang đi với vợ nhìn
thấy bồ ta cười bí hiểm.
Đi công tác xa, ta điện thoại bảo vợ: “Nhớ khóa cửa nhà”,
còn điện thoại bảo bồ: “Nhớ đi ngủ sớm”.
Với bồ ta không tiếc tiền. Với vợ ta không tiếc thân thể.
Bồ thích chó con hoặc mèo con. Vợ thích gà vịt đã làm sẵn.
Xem phim, vợ khóc khi thấy những cảnh đói khổ. Còn bồ khóc
khi thấy các cảnh chia tay.
Bồ hay nói về tình yêu. Vợ hay nói về cuộc sống.
Bồ nhí nhảnh. Vợ đường bệ.
Vợ nói yêu ta vì ta đứng đắn. Bồ nói yêu ta do ta hấp dẫn.
Ta và vợ kỷ niệm ngày cưới, ta và bồ kỷ niệm ngày làm quen.
Ta hô to với vợ: “Anh yêu gia đình” và thì thầm với bồ: “Anh
yêu em”.
Chừa cái tật ăn... Phở
Hôm qua tôi đi ăn "phở"
No comments:
Post a Comment