Saturday, August 2, 2014

(630) Hồ sơ cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang (Updated-Aug 14))

Thứ ba, 29 tháng 7, 2014
Ông Chu Vĩnh Khang trước khi về hưu, tháng 11/2012
Chu Vĩnh Khang từng là một trong chín chính trị gia cao cấp nhất Trung Quốc cho tới năm 2012, nhưng giờ đã thất thế.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin ông đang bị điều tra do “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, thường được dùng để nhắc tới tham nhũng. Thông tin này khép lại các tin đồn trong suốt mấy tháng qua về số phận của ông.
Rất nhiều đồng minh và cộng sự thân cận của ông đã bị cách chức hoặc điều tra do các cáo buộc vi phạm kỷ luật đảng và các tội danh nhẹ hơn khác.
Ông Chu nổi lên từ một kỹ thuật viên ngành dầu khí từ những năm 60 và sau đó phụ trách bộ máy an ninh khổng lồ của Trung Quốc.
Sự xuống dốc của ông một lần nữa cho thấy quyết tâm nhổ rễ đối thủ của mình và làm thanh sạch hình ảnh đảng của chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng cũng gây ra nghi vấn về một hệ thống nuôi dưỡng tham nhũng ở mức chưa từng có.
Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942 ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản năm 1964 và tốt nghiệp Viện Dầu khí Bắc Kinh năm 1966 với bằng khảo sát địa vật lý và thăm dò.
Ông trải qua 32 năm tiếp đó trong lĩnh vực dầu khí, bắt đầu với vị trí kỹ thuật viên ở mỏ dầu Đại Khánh.
Ông dần được thăng chức và sau đó trở thành tổng giám đốc và bí thư Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) vào năm 1998 – ngang với tầm bộ trưởng.
Rất nhiều cấp dưới của ông nay bị điều tra, nổi bật nhất là Tưởng Khiết Mẫn, người từng nắm chức tổng giám đốc và bí thư CNPC năm 2006 – 2013.
‘Thế lực thù địch’
Lưu Hán từng nằm trong danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc
Sau một năm làm việc ở Bộ Đất đai và Tài nguyên với vai trò bộ trưởng và bí thư năm 1998, Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm làm bí thư tỉnh Tứ Xuyên cho tới năm 2002.
Không có nhiều thông tin về những thành tựu của ông trong thời kỳ này, nhưng từ năm 2012, nhiều cấp dưới của ông trong thời kỳ này đã bị cách chức và điều tra, cáo buộc các tội từ vi phạm kỷ luật đảng cho tới nhận hay đưa hối lộ.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng Lưu Hán, một doanh nhân rất giàu có ở Tứ Xuyên, được ông Chu Vĩnh Khang bảo trợ. Ông Lưu bị kết án tử hình hồi tháng Năm do “tổ chức và chỉ đạo tội phạm và giết người kiểu mafia”.
Năm 2002 đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp của ông Chu khi ông được chỉ định trở thành thành viên của Bộ Chính trị trong Đại hội Đảng thứ 16; đến cuối năm, ông trở thành Bộ trưởng Công an.
Năm 2007, Chu Vĩnh Khang được nâng lên thành thành viên Ban thường vụ Bộ Chính trị và cũng nhận vai trò phụ trách Ủy ban Chính pháp Trung Ương Trung Quốc.
Công việc của ông bao gồm bình ổn đất nước, và “phòng chống và đấu tranh lại các thế lực thù địch từ bên trong và bên ngoài Trung Quốc”. Quỹ tài chính cho nhiệm vụ này lên tới 700 tỷ Nhân dân Tệ (khoảng 114 tỷ USD), hơn cả quỹ cho quốc phòng.

Mốc chính trong sự nghiệp và cuộc đời
·                     1942
Sinh ra ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô
·                     1964
Gia nhập Đảng Cộng sản và làm việc 32 năm trong ngành dầu khí Trung Quốc
·                     1998
Trở thành bí thư Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc
·                     1999
Bổ nhiệm vào chức Bí thư Tứ Xuyên
·                     2002
Bổ nhiệm thành thành viên Bộ Chính trị trong Đại hội Đảng 16; sau đó trở thành Bộ trưởng Công an trong cùng một năm
·                     2007
Thăng chức thành thành viên Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị
·                     2012
Cấp dưới của ông Chu bắt đầu bị cách chức và điều tra
·                     3/2012
Xuất hiện cùng Bạc Hy Lai trong kỳ họp Quốc hội
·                     12/2013
Con trai Chu Bình bị bắt giữ vì các tội danh tham nhũng
Là người phải đối phó với tình hình bất ổn ở Tây Tạng và Tân Cương, an ninh cho Olympic Bắc Kinh và ảnh hưởng của “Mùa xuân Ả Rập”, quyền lực của ông Chu lấn sang cả lĩnh vực tòa án, công tố, cảnh sát, dân quân và tình báo.
Các chính sách hà khắc được áp dụng: các nhà bất đồng chính kiến bị đối xử tàn nhẫn và dân khiếu kiện bị quấy nhiễu thường xuyên, với rất nhiều người bị giữ trong các trại giam phi pháp gọi là “hắc giam ngục”.
Đồng minh Bạc Hy Lai
Chu Vĩnh Khang cũng có quan hệ công việc rất thân thiết với chính trị gia thất thế Bạc Hy Lai
Chu Vĩnh Khang cũng có quan hệ công việc rất thân thiết với chính trị gia thất thế Bạc Hy Lai, nay đang trong tù.
Khi ông Bạc còn là Bí thư Trùng Khánh và phát động chiến dịch “hát nhạc cách mạng và đàn áp tội phạm” nhằm đẩy mạnh tên tuổi, ông Chu xuất hiện trong thành phố hồi năm 2010 để khen ngợi lãnh đạo.
Chỉ vài ngày trước khi thông báo cách chức ông Bạc Hy Lai được đưa ra hồi tháng Ba năm 2012, Chu Vĩnh Khang xuất hiện cùng đồng minh trong kỳ họp quốc hội, nói về sự lớn mạnh của kinh tế Trùng Khánh so với các địa phương khác ở Trung Quốc.
Trong phiên xử Bạc Hy Lai vào tháng 08/2013, ông Bạc nói trước tòa rằng ông nhận được chỉ dẫn từ Ủy ban Chính pháp cách giải quyết vụ đào tẩu của ông Vương Lập Quân vào lãnh sự Hoa Kỳ, để bảo vệ bản thân ông.
Lúc đó, ông Chu Vĩnh Khang là chủ tịch ủy ban.
Đoạn thú tội này của ông Bạc không được công bố, nhưng tin rỉ ra ngoài từ những người có mặt trong phiên tòa.
Chu Vĩnh Khang có hai đời vợ, và một trong những người con trai của ông với người vợ đầu tiên, Chu Bình, sinh năm 1972 là nhà điều hành cao cấp ngành dầu khí.
Theo báo Hong Kong, ông Chu Bình bị bắt vào tháng 12/2013 do tội tham nhũng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/07/140729_ho_so_chu_vinh_khang.shtml
Đế chế kinh doanh của gia tộc Chu Vĩnh Khang
Thứ hai, 11/8/2014 | Là người có quyền lực cực kỳ to lớn, ảnh hưởng của cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang giống như cái ô chắc chắn, giúp cho con cái và họ hàng giành các hợp đồng béo bở và xây nên đế chế kinh doanh được cho là trị giá nhiều tỷ USD.
2-1509-1407562829.jpg
Chu Vĩnh Khang (thứ ba từ phải sang) từng thâu tóm nhiều quyền lực khi còn đương chức, hôm 29/7 chính thức bị điều tra vì bị cáo buộc có liên quan đến hành vi tham nhũng. Ảnh: AFP
Cuộc điều tra tham nhũng chưa từng có nhắm vào Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị (PBSC), quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc khiến nhiều người đặt câu hỏi: với quyền lực của mình, ông Chu vơ vét được bao nhiêu và sở hữu khối tài sản lớn đến mức nào?
Nhiều khả năng Chu Vĩnh Khang không liên quan trực tiếp tới số tài sản bị điều tra. Là người đứng đầu gia đình, Chu không trực tiếp tham gia các phi vụ làm ăn. Ông tạo cho mình nhiều lớp ngăn cách với các hoạt động kinh doanh mờ ám, nhằm bảo vệ danh tiếng cũng như địa vị.
Gia đình họ Chu sở hữu hoặc có mối liên kết với ít nhất 37 công ty, tại nhiều nơi ở Trung Quốc và trên thế giới, vươn xa đến cả Bắc Mỹ, theo tài liệu nghiên cứu từ tờ SCMP, Trung Quốc. Chuỗi kinh doanh bao gồm nhiều ngành nghề như: sản xuất dầu mỏ, phát triển bất động sản, thủy điện...
Reuters trước đây từng có báo cáo cho rằng tổng tài sản nhà họ Chu nắm giữ có giá trị khoảng 90 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 14,5 tỷ USD. Nhiều người vẫn nghi hoặc con số có thể còn cao hơn thế.
"Nếu đây là sự thật thì nó quá khủng khiếp. Người ta nói lâu nay rằng thu nhập không minh bạch và nguồn tiền từ tham nhũng chiếm hơn 30% tổng thu nhập quốc dân (GDP) của Trung Quốc, nhưng con số kia vẫn là quá nhiều", ông Hu Xingdou, nhà bình luận chính trị từ Viện Công nghệ Bắc Kinh nói.
Cái tên "Chu Vĩnh Khang" không bao giờ xuất hiện trong hàng nghìn tài liệu cơ quan chức năng nghiên cứu và thu thập được. Thay vào đó, Chu Bân, 42 tuổi, con trai của Chu Vĩnh Khang, là đầu mối chủ chốt trong đế chế kinh doanh của gia đình. Mẹ vợ Chu Bân, bà Chiêm Mẫn Lợi cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra còn có những cái tên khác như Chu Phong, cháu trai của Chu Vĩnh Khang cùng chị vợ của anh này, là những thành viên không thể thiếu. Gia đình họ Chu chèo lái đế chế kinh doanh dựa vào mối quan hệ về chính trị cũng như kinh tế của đầu tàu Chu Vĩnh Khang.
Bà Chiêm, 72 tuổi là cổ đông chủ chốt trong ít nhất 9 công ty của dòng họ Chu. Bà kết hôn với Hoàng Vũ Sinh, con trai một nhà địa chất học nổi tiếng, người đóng góp đáng kể trong việc phát hiện mỏ dầu Đại Khánh những năm 1950. Đây được biết đến như mỏ dầu lớn nhất Trung Quốc và biểu tượng của thành tựu vẻ vang.
Chu Bân, nay đã bị bắt, chủ yếu nhờ gia đình thông gia, đối tác, bạn bè...điều hành doanh nghiệp của mình. Anh này cố gắng giấu tung tích sâu nhất có thể trong bóng tối. Những người biết Chu Bân thường không mấy ấn tượng kỹ năng kinh doanh của anh và cho rằng anh này không có phong thái lãnh đạo như cha mình. Nhưng chỉ trong khoảng 10 năm, Chu Bân đã xây dựng doanh nghiệp của mình từ công ty vô danh, đăng ký trụ sở tại một căn hộ dân sinh, thành tập đoàn trị giá hàng trăm triệu nhân dân tệ.
1-5976-1407562830.jpg
Biệt thự của Chu Vĩnh Khang ở quê. Con kênh quanh nhà trước đây là một mương chết nhưng được cải tạo với lý do phong thủy. Ảnh: Ifeng
Chu Bân trở về Trung Quốc vào đầu những năm 2000 với tấm bằng thạc sĩ quản lý quốc tế từ trường Đại học Texas, Dallas, Mỹ. Năm 2003, Chu Bân thành lập Công ty Công nghệ Năng lượng Ánh dương Zhongxu.
Một năm sau, bà Chiêm, mẹ vợ Chu Bân đầu tư 4 triệu nhân dân tệ để thành lập một công ty khác, trong đó Zhongxu chiếm 80% cổ phần. Công ty mới trở thành phương tiện kinh doanh chính của Chu Bân. Một thời gian ngắn sau, công ty bắt tay cộng tác với Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), nơi Chu Vĩnh Khang làm lãnh đạo trong một thời gian dài.
Theo các phương tiện truyền thông đại lục, dự án đầu tư với CNPC bao gồm việc nâng cấp hệ thống quản lý bán lẻ của 8000 trạm xăng tại nhiều tỉnh thành trên toàn Trung Quốc. Tuy nhiên, không hồ sơ đấu thầu nào được tìm thấy.
Nhiều nguồn tin cho biết chiến lược kinh doanh của Chu Bân là kiếm những dự án nhà nước với giá rẻ sau đó bán lại với giá cao gấp nhiều lần. Nước đi này chỉ có thể thành công nhờ vào sức ảnh hưởng của người cha Chu Vĩnh Khang.
Theo báo cáo từ tạp chí Caixin, trong năm 2007 và 2008, Chu Bân thu hơn 500 triệu nhân dân tệ lợi nhuân từ việc bán lại dự án mỏ dầu Changyin và Changqing ở tỉnh Thiểm Tây. "Không ai có thể đánh bại Chu Bân trong việc tận dụng nền tảng gia đình để giành lấy những thương vụ kinh doanh", Caixin trích dẫn một nguồn tin từng cạnh tranh với Chu Bân nói.
Năm 2011, Công ty Công nghệ Năng lượng Ánh dương Zhongxu của Chu Bân có tổng tài sản đạt 139 triệu nhân dân tệ với lợi nhuận hàng năm đạt 32,9 triệu nhân dân tệ, theo báo cáo tài chính của công ty.
Ở Tứ Xuyên, nơi Chu Vĩnh Khang từng làm bí thư từ năm 2000 đến năm 2002, Chu Bân còn tích cực tham gia vào ngành công nghiệp thủy điện cũng như phát triển bất động sản và du lịch.
Chu Bân và mẹ vợ từng đầu tư vào hai nhà máy thủy điện trên sông Đại Đô. Thu nhập hàng năm từ việc kinh doanh điện của một trong hai trạm này đạt tới 900 triệu nhân dân tệ.
Chu Bân cũng có mối quan hệ làm ăn với Lưu Hán, tài phiệt ngành khai mỏ. Lưu Hán sau đó bị kết án tử hình vì tội giết người, tổ chức đánh bạc, điều hành băng đảng mafia và buôn bán vũ khí trái phép.
Vương Uyển Thanh, vợ Chu Bân, cũng giữ một vị thế lớn trong đế chế gia đình. Vương đặc biệt hứng thú trong sản xuất phim và chương trình truyền hình. Vì thế năm 2009, một công ty sản xuất phim được thành lập với số vốn 50 triệu nhân dân tệ dưới tên của bà Chiêm Mẫn Lợi, theo một báo cáo gửi tới chính phủ. Năm 2011, công ty này đổi tên và có tổng tài sản đạt 128 triệu nhân dân tệ.
Với sự giúp đỡ của bạn bè và đối tác, Chu Bân không ngại dấn thân vào các ngành nghề khác như tư vấn, kinh doanh thiết bị, khí thiên nhiên... Nhưng kinh doanh dầu mỏ vẫn luôn là mảng chủ chốt.
Chu Bân không phải thành viên duy nhất trong gia đình lợi dụng quyền lực của Chu Vĩnh Khang để tư lợi. Hai người anh em trai của Chu Vĩnh Khang vơ vét được lượng tài sản không nhỏ nhờ dựa dẫm danh tiếng của ông.
Tại địa phương, anh trai Chu Nguyên Hưng và em trai Chu Nguyên Thanh lợi dụng quyền lực của Chu Vĩnh Khang trong bộ máy nhà nước để tiến hành các phi vụ móc nối, mua bán chức quyền, tạp chí Caixin tiết lộ.
Tuy nhiên, vợ và con trai Chu Nguyên Thanh mới là những người kiếm được món hời. Năm 2007, bà này cùng con trai đầu tư 50 triệu nhân dân tệ thành lập Công ty Đầu tư Honghan Bắc Kinh. Công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, quản lý đầu tư và phát triển công nghệ với quy mô không ngừng mở rộng. Tập đoàn Honghan nắm quyền kiểm soát khoảng 20 công ty. Tổng lượng đầu tư đạt 400 triệu nhân dân tệ.
Vợ Chu Nguyên Thanh còn đầu tư 19 triệu nhân dân tệ xây dựng đại lý xe Audi duy nhất ở Giang Tô. Theo báo cáo tài chính, doanh thu của đại lý đạt 659 triệu nhân dân tệ năm 2012.
"Nếu không có những bằng chứng rõ ràng về mối liên kết của Chu Vĩnh Khang với tiền bạc của gia đình, rất có thể khối tài sản sẽ được liệt vào danh sách 'tài sản không rõ nguồn gốc'", Hu Xingdou, nhà bình luận chính trị, nói. "Nhưng không vấn đề gì cả, công chúng sẽ hỗ trợ trong việc ra quyết định điều tra".
Vũ Hoàng (theo SCMP)
Thua Mao Nhưng Hơn Bác Hồ: Chu Vĩnh Khang có 6 “hành cung” hoan lạc
Chu Vĩnh Khang nổi tiếng là người dâm loạn. Riêng ở Bắc Kinh, Chu có tới 6 “hành cung” để lui tới dâm lạc.

 Diệp Nghênh Xuân (trái) và Thẩm Băng, hai người tình của Chu Vĩnh Khang
 Diệp Nghênh Xuân (trái) và Thẩm Băng, hai người tình của Chu Vĩnh Khang
Khi còn giữ chức vụ lãnh đạo ngành dầu khí, Chu đã có biệt hiệu là “Bách kê vương” (Vua trăm “gà”) vì thông dâm và cưỡng hiếp nhiều phụ nữ.
Nhiều đơn tố cáo đã được gửi lên cấp trên, nhưng được “Vua dầu khí” Khang Thế Ân bảo vệ, che đỡ nên Chu vẫn bình an vô sự.
Khi về làm Bí thư Tứ Xuyên, Chu cũng nhiều lần bị tố giác cưỡng hiếp phụ nữ, trong đó có các nhân viên khách sạn. Tháng 3/2013, khi Bạc Hy Lai mất chức, báo chí phanh phui chuyện Bạc thường tuyển chọn gái đẹp để dâng lên cho Chu, trong đó đã xác định được tên tuổi 28 người, bao gồm ca sĩ, nữ diễn viên và sinh viên đại học.
Riêng ở Bắc Kinh, Chu có tới 6 “hành cung” để lui tới dâm lạc. Thói hoang dâm của Chu Vĩnh Khang bộc lộ rõ nhất từ năm 1999 khi về làm Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên; nhiều quan chức biết vị quan đầu tỉnh hiếu sắc nên bảo nhau lựa chọn gái đẹp để “tiến cống”. 
Có tờ báo thử làm phép tính thì thấy Chu đã lên giường với khoảng 400 người đẹp. Vụ điển hình, gây chấn động nhất là Chu Vĩnh Khang cùng nữ MC kênh CCTV-4 Diệp Nghênh Xuân chơi trò “rung xe” (từ lóng người Trung Quốc chỉ những cặp làm chuyện trai gái trên xe ô tô) tại hầm để xe siêu thị Parson Bắc Kinh hôm 29/11/2013, chỉ 2 ngày trước khi bị bắt tạm giam.
Toàn bộ quá trình “rung xe” của cặp bồ bịch già - trẻ này đã bị nhân viên điều tra của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (UBKTKLTW) theo dõi bí mật ghi hình mà cả hai không hề hay biết. 
Tháng 12/2013, khi Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh bị bắt, những chuyện kín trong mối quan hệ giữa Lý và Chu Vĩnh Khang bị đưa ra ánh sáng: khi là Phó TGĐ Đài truyền hình Trung ương (CCTV), Lý đã chắp nối để Chu Vĩnh Khang gặp gỡ cô MC trẻ đẹp Giả Hiểu Diệp của kênh CCTV-2 kém 28 tuổi.
Sau đó, Chu bỏ người vợ gắn bó từ thuở hàn vi là bà Vương Thục Hoa để kết hôn với Giả Hiểu Diệp. Về sau, Chu Vĩnh Khang còn bị nghi ngờ gây ra vụ tai nạn giao thông, cố ý sát hại người vợ cũ là Vương Thục Hoa. 
Chưa hết, Lý Đông Sinh còn “dâng” cho Chu Vĩnh Khang nhiều MC trẻ đẹp khác. Vì thế, có báo gọi CCTV là “hậu cung” của Chu Vĩnh Khang (sau khi Chu bị tạm giữ để điều tra đã có 3 cô MC của CCTV là Lý Tiểu Manh, Diệp Nghênh Xuân và Thẩm Băng bị UBKTKLTW tạm giữ để giúp cho việc điều tra).
Đổi lại, Lý Đông Sinh được Chu Vĩnh Khang đưa về làm Thứ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực dù chả có chuyên môn gì về ngành này.
Theo Thu Thủy
Tiền Phong

Thứ bảy, 2/8/2014 | 10:45 GMT+7
Biệt thự phong thủy của Chu Vĩnh Khang
Chu Vĩnh Khang, một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc vừa bị điều tra, từng cho sửa sang nhà cửa, phần mộ gia tiên, thậm chí đào hẳn một con sông để tạo phong thủy thuận lợi cho đường tiến thân.
Hồng Hạnh (Ảnh: Ifeng)
Chu Vĩnh Khang, tên thật là Chu Nguyên Căn, sinh năm 1942, người làng Tây Tiền Đầu, thành phố Vô Tích, thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Trong ảnh là bia đá ghi tên làng, cao gần 2 m, rộng 1,5 m. Làng này có 112 hộ gia đình, nhân khẩu 385 người.
Làng Tây Tiền Thủ mới đào sâu con sông này, trước đây nó từng là con mương chết. Người trong thôn đều nói con sông này đào riêng cho nhà họ Chu. Dân làng ở đây rất trọng phong thủy, họ nói dòng nước có ra có vào thì phong thủy mới tốt.
Con đường dẫn thẳng đến nhà họ Chu, được người dân địa phương gọi là "Đại lộ Nguyên Căn". Ngôi làng này trước đây là vùng quê hẻo lánh, muốn ra thành phố phải mất nửa ngày đường. Tuy nhiên từ năm 2009, chính quyền cho xây dựng hai con đường lớn, một đường 6 làn xe dẫn thẳng vào nhà họ Chu, nối với một đường 8 làn ra đường cái, dân làng muốn lên thành phố cũng thuận tiện hơn nhiều.
Nhà họ Chu có 2 dinh thự: một ở phía đông, gần con sông, thường xuyên để trống, một ở phía tây, là nơi Chu Nguyên Thanh, em trai Chu Vĩnh Khang, ở. Năm 2010, hai căn nhà cũ trước đây bị san bằng, trong vòng một năm dựng mới lại hai căn biệt thự này.
Dinh thự nhà họ Chu có diện tích chỉ khoảng 170 m2, xây dựng rất cầu kỳ, mang đặc trưng của đất Giang Nam như tường trắng, ngói xám, đặc biệt có hai cây long não lớn, thân cây có đường kính lên tới 70 cm, trong làng không nhà nào có cây to như thế cả.
Camera an ninh gắn khắp nơi trong sân vườn. Trước đây thường xuyên có nhiều xe ô tô đến thăm viếng gia đình, hầu hết đều là quan chức hoặc thương gia. Thế nhưng từ đầu năm nay, chẳng có mấy người qua lại nữa, người dân trong làng cảm thấy rất kỳ lạ.
Cửa nhà họ Chu lúc nào cũng đóng kín. Người làng cho biết nhà họ Chu sống rất biết điều với làng xóm, tuy nhiên không mấy khi qua lại với láng giềng.
Một thanh niên đang chụp ảnh trước vườn nhà họ Chu.
Trong ảnh là phần mộ gia tiên nhà họ Chu ở khu vườn trúc sau thôn. Những năm 90 của thế kỷ trước, Chu Vĩnh Khang từng mời một lão hòa thượng tới xem mộ, lão hòa thượng phán tướng mạo Chu Vĩnh Khang rất đẹp, nhưng chỉ làm đến cấp phó được thôi, do phần mộ gia tiên không tốt. Ông Chu nghe xong nhiều lần gọi điện thúc giục hai cậu em sửa sang lại mộ, chặt bỏ mấy cây dâu, trồng thêm 4 cây long não, đồng thời làm lại bia mộ.
Từ sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin cựu ủy viên ban thường vụ Bộ Chính trị bị tạm giữ điều tra vì tội tham nhũng, nhiều người lạ hiếu kỳ kéo đến xem nhà họ Chu.
1/8/2014 | 10:44 GMT+7
Nhà tù số một Trung Quốc chờ đón Chu Vĩnh Khang
Giới quan sát dự đoán rằng ông Chu Vĩnh Khang, nếu bị kết tội tham nhũng, có thể lại được mời vào Tần Thành, nhà tù nổi tiếng nhất và là nơi giam giữ nhiều tù nhân trong chính giới Trung Quốc.
qinchengprison-3504-1406858067.jpg
Nhà tù Tần Thành, được  mệnh danh là đệ nhất đại lao, được canh gác rất cẩn mật. Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, cựu bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, đồng minh một thời của cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, có thể sẽ bị giam giữ ở nhà ngục Tần Thành, Bắc Kinh, nơi được xem là "đệ nhất nhà tù Trung Quốc".
Ông Chu Vĩnh Khang nắm giữ lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc trong nhiều năm. Đây là cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đầu tiên, cũng là nhân vật cấp cao nhất tính đến thời điểm này bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng sau khi lên cầm quyền từ cuối năm 2012.
PLA Daily, cơ quan phát ngôn của quân đội Trung Quốc hôm 30/7 đăng tuyên bố quân đội nước này tuyệt đối ủng hộ quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang, nhằm thể hiện quyết cải cách và làm trong sạch Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giáo sư Trịnh Vũ Thạc ở Đại học Hồng Kông cho rằng Chu Vĩnh Khang không hẳn là thách thức đối với ông Tập ở thời điểm này, bởi ông ta đã nghỉ hưu. Nhưng Tập Cận Bình cần tìm một mục tiêu, một con hổ lớn để chứng tỏ rằng ông quyết tâm bài trừ tham nhũng.
Bạc Hy Lai cũng từng bị giam ở nhà tù Tần Thành trước khi bị đưa ra xét xử vào cuối năm 2013. Sau khi xét xử, tòa án không cho biết nơi giam giữ Bạc Hy Lai.
Cựu thị trưởng Bắc Kinh Trần Hy Đồng cũng bị kết án 16 năm tù vì tội tham nhũng, chỉ 2 năm sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền. Cựu bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ bị kết án 18 năm tù dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Hai ông này hiện thụ án tại nhà tù Tần Thành.
Nhà tù Tần Thành nằm ở chân núi Yên Sơn, phía bắc thủ đô Bắc Kinh, cổng vào có kiến trúc như một ngôi chùa truyền thống, mỗi phòng giam rộng 20 m2.
Đây được coi là nơi có chế độ đãi ngộ tốt nhất trong số các nhà tù ở Trung Quốc. Theo tờ Huanqiu, các phòng giam ở đây rộng rãi hơn các nhà tù khác, có bàn viết, nhà vệ sinh riêng và cả máy giặt. Ảnh nhà tù Tần Thành.
jiangqing-6572-1406858067.jpg
Bà Giang Thanh trong phiên tòa xét xử "bè lũ bốn tên" tại Bắc Kinh. Bà Giang cũng là một tù nhân nổi tiếng ở nhà tù Tần Thành. Ảnh: AFP
Tần Thành được Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1958, và được mệnh danh là nhà tù số một Trung Quốc bởi đây là nơi giam giữ nhiều lãnh đạo bị thanh trừng như bà Giang Thanh, vợ góa của Chủ tịch Mao Trạch Đông; ông Lưu Thiếu Kỳ, cựu chủ tịch Trung Quốc, người kế nhiệm ông Mao.
Bà Giang Thanh từng bị giam giữ nhiều năm ở đây trước khi bị đưa ra xét xử vào năm 1981. Trong cuốn tiểu sử về bà Giang Thanh của nhà sử học người Australia Ross Terrill có viết bà được nhận 1,5 nhân dân tệ tiền thức ăn mỗi ngày, gấp 2-3 lần so với người dân Trung Quốc đương thời, bữa ăn có thịt, cá, sữa.
"Tôi ăn ngủ tốt", bà Thanh từng nói khi đang thụ án. Bà Thanh bị tuyên án tử hình ân hạn hai năm, sau đó được giảm xuống tù chung thân. Bà được cho là đã tự sát năm 1991 khi đang điều trị tại bệnh viện.
Tần Thành vốn được xây dựng để giam giữ tù nhân Quốc dân đảng bị bắt trong cuộc chiến với Giải phóng quân của chủ tịch Mao Trạch Đông năm 1949. Nhà tù được sửa chữa dưới sự giám sát của cựu giám đốc Công an kiêm Phó thị trưởng Bắc Kinh Phùng Cơ Bình. Tuy nhiên ông Phùng trở thành một trong những tù nhân đầu tiên bị giam giữ tại nhà tù do chính mình phục dựng, khi Cách mạng Văn hóa Trung Quốc nổ ra, tờ South China Morning cho biết.
Hồng Hạnh
Chu Vĩnh Khang, bài học cho những ai cản đường Tập Cận Bình
Đăng ngày 2014-07-31 Lê Vy
Thời sự tại Trung Quốc được các nhật báo ra ngày hôm nay quan tâm khá nhiều, từ thông báo của đảng Cộng sản Trung Quốc điều tra về Chu Vĩnh Khang vì những nghi vấn tham nhũng, đến cuộc tập trận chung đầu tiên với Mỹ (RIMPAC) và bạo động tại Tân Cương.
Báo chí Pháp bình luận sôi nổi về chiến dịch bài trừ tham nhũng của Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Thông qua vụ án về Chu Vĩnh Khang, nhật báo Le Monde nhận định, đây là một thành công cá nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình, một bài học cho những ai có thể cản đường lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.
Nhật báo Le Monde nhắc lại tiểu sử của Chu Vĩnh Khang. Sinh năm 1942 tại nông thôn phía bắc Thượng Hải, ông Chu đậu vào học viện dầu hỏa Bắc Kinh vào năm 1961. Sau đó nổ ra cuộc Cách mạng Văn hóa và các trường đại học đóng cửa, nên ông được phân bổ làm kỹ thuật viên tại một khu vực khai thác dầu mỏ tại phía đông bắc Trung Quốc.
Chính tại đây, ông đã từng bước thăng tiến đến chức vụ giám đốc tập đoàn dầu hỏa Petrochina. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài nguyên vào năm 1998. Tiếp đến, ông lãnh đạo tỉnh Sơn Đông và chính tại đây, ông đã thành lập lãnh địa chính trị của mình, trước khi nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền trung ương Bắc Kinh.
Trong bài viết đề tựa : « Trung Quốc : thất bại nặng nề của con hổ Chu » trên nhật báo Le Figaro, tờ báo nhận định, khi triệt hạ cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đang phô trương quyền lực của mình và khẳng định, quyền lực từ nay không bị phân tán, mà tập trung trong tay ông.
Ông Chu Vĩnh khang bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng”. Hồ sơ điều tra về ông Chu như một cú sấm sét, đến mức phá vỡ điều kiêng kỵ của chế độ Cộng sản Trung Quốc, đó là các cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc không bao giờ bị triệt hạ.
Một đòn cảnh cáo
Le Figaro nhận thấy, chính nhờ vào tài xử sự và các biện pháp mạnh tay đã đưa ông Chu lên nắm chức lãnh đạo ngành an ninh với sự tiến cử của ông Giang Trạch Dân. Đây là một chức vụ quan trọng, do ông Chu nắm trong tay các nguồn thông tin, các phương tiện trấn áp và chính điều đó đã trở thành mối đe dọa cho Chủ tịch Tập Cận Bình. Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi ông Chu Vĩnh Khang lại thân cận với ông Bạc Hy Lai, hoàng tử đỏ cũng đã bị hạ bệ vào năm ngoái và lãnh án chung thân vì tội tham nhũng. Do đó, kết cuộc của họ Bạc phần nào cũng ảnh hưởng đến số phận của « con hổ » Chu Vĩnh Khang.
Đồng thời theo La Croix, chiến dịch chống tham nhũng được xem là có mục đích chính trị. Việc tập trung mọi quyền lực trong tay Chủ tịch gây lo ngại cho giới trí thức trong nội bộ đảng vì nó « ngăn cản mọi viễn cảnh cải tổ chính trị ». Theo Jean-Luc Domenach, nghiên cứu gia tại Ceri (trung tâm nghiên cứu quốc tế), công chúng Trung Quốc đang lên án sự tàn bạo của cảnh sát. Để đáp lại yêu cầu của dân chúng, ông Tập đã làm suy yếu sức mạnh của ngành cảnh sát bằng cách hứa đóng các trại lao cải. Hạ bệ ông Chu cũng là cách làm hài lòng dân chúng.
Như đã biết, ông Chu Vĩnh Khang vốn là ông chủ trong ngành công nghiệp dầu hỏa. Vụ triệt hạ ông Chu đưa ra một thông điệp cảnh cáo với các nhóm lợi ích đang điều hành lãnh vực rằng ngành công nghiệp này vẫn phải nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Le Figaro cho biết, thất bại của ông Chu đang gây hoang mang, hoảng hốt cho các cán bộ quan chức Trung Quốc. Jean-Philippe Béja, giám đốc trung tâm nghiên cứu CNRS nhận định : « Ông Tập Cận Bình muốn cho thấy cả hỗ cũng không thoát. Vấn đề đặt ra là có những tên tuổi đầy quyền lực nào sắp tới sẽ cùng chung số phận như ông Chu ». Từ nhiều tháng nay, nhiều quan chức cấp cao đang lo sợ mình sẽ là nạn nhân của chiến dịch « bàn tay sạch ».
Le Figaro phân tích, chiến dịch diệt trừ « cả ruồi lẫn hỗ » của Chủ tịch Tập Cận Bình, một cụm từ mà ông mượn ý của Mao Trạch Đông, là một công cụ để lấy lòng dân, đồng thời làm suy yếu đối thủ tiềm tàng. Tuy nhiên, vụ hạ bệ ông Chu chỉ là một đòn cảnh cáo. Le Figaro nhấn mạnh, chiến dịch của ông Tập cũng đầy rủi ro. Giáo sư Joseph Cheng thuộc đại học Hồng Kông, dự đoán : « từ nay, ông Tập Cận Bình sẽ làm dịu tình hình, vì nếu ông đi quá xa, các đối thủ của ông có nguy cơ hợp lực với nhau để chống lại ông ». Là con trai của bạn Mao Trạch Đông, cho tới lúc này, ông Tập Cận Bình chưa động đến các hoàng tử đỏ. Ông Chu Vĩnh Khang là người có quyền lực, tham nhũng, không được lòng dân và không phải là hoàng tử đỏ.






Báo Anh: Cháu nội Chu Vĩnh Khang bị đuổi học vì cả nhà bị bắt
(GDVN) - Ngay cả đứa cháu nội mới 5 tuổi của Chu Vĩnh Khang cũng bị trường mẫu giáo đuổi học vì những người thân của bé gái này đều đã bị bắt.

Chu Vĩnh Khang.
Đa Chiều ngày 1/8 dẫn nguồn tin tờ Daily Mail cho biết, Ủy ban Kiểm tra - kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc phải mất gần 2 năm để thu thập chứng cứ điều tra Chu Vĩnh Khang.
Chu Bân, con trai ông Khang đã bị bắt tại Hồ Bắc vì tội kinh doanh phi pháp và có khả năng phải đối mặt với phán quyết tù 5 năm. Ngoài ra còn hơn 30 người khác là tay chân thân tín và người nhà ông Khang đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngay cả đứa cháu nội mới 5 tuổi của Chu Vĩnh Khang cũng bị trường mẫu giáo đuổi học vì những người thân của bé gái này đều đã bị bắt.
Tờ Times of India cho biết, trước khi có quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang đã bị giam lỏng, cuộc điều tra nhằm vào ông Khang cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã lên tới cao trào.
Trong thời gian vừa qua rất nhiều tay chân thân tín của ông Khang lần lượt bị bắt. Khẩu cung của họ rất có khả năng trở thành căn cứ quan trọng tố cáo cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đầy quyền lực này.

Cuộc sống đế vương của các vị "hoàng tử đỏ"
Đăng ngày 2014-08-02 Lê Vy
Tạp chí Le Nouvel Observateur số ra tuần này quan tâm đến chiến dịch bàn tay sạch của Bắc Kinh và đặt câu hỏi : ai là đối tượng của chiến dịch này ? Tạp chí cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắm đến những « hoàng tử đỏ » mà tài sản của những nhân vật này lên đến hàng tỷ euro.
Tạp chí nêu lên một chuyện tình của một hướng dẫn viên chương trình trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc với phó ban lưu trữ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cô gái này vừa hay tin « vị hôn phu » của mình đã kết hôn và đã có con riêng. Ấm ức và cảm thấy bị xỉ nhục, cô ta đã công khai chia sẻ với cộng đồng cư dân mạng vì cô bị xem là vợ bé, tiếng Trung Quốc gọi là « ernai », một từ rất mang nghĩa tiêu cực và miệt thị.
Điều gây xôn xao trên mạng là trong quan hệ ngoại tình, vị viên chức nhà nước này đã cung phụng cho cô vợ bé những món quà cực đắt : khăn choàng lông thú, kim cương, quần áo hàng hiệu, một chiếc xe hơi Porsche màu trắng, giá trị tổng cộng lên đến 1,2 triệu euro. Tạp chí cho rằng, với một đồng lương công chức thì không thể chi tiêu cho những món xa xỉ như vậy. Do đó, hàng triệu dân mạng đặt câu hỏi : tài sản đấy từ đâu ra ?
Từ hai hay ba năm nay, nhiều quan chức bị triệt hạ do một người tình nhân bị bỏ rơi hay vợ lớn bị lừa dối nên các bà, các cô đã tố giác trên các trang mạng xã hội. Bắc Kinh đã quyết định nhập cuộc. Một số thành phố vừa cấm các quan chức dan díu ngoại tình « kể cả ngoài giờ làm việc ». Tại một đất nước mà từ xưa đến nay, vua chúa đều năm thê bảy thiếp, các quan chức hiện nay cũng nối gót cha ông và họ cho rằng có nhiều vọ là bình thường. Một nhà báo giải thích : « có vợ trẻ đẹp là tín hiệu của sự thành đạt và phong độ ». Một nghiên cứu mới đây của trường đại học Nhân dân cho biết, 95% cán bộ bị kết án tham nhũng cung phụng cho một hoặc nhiều mối quan hệ ngoại tình.
Đối với Chủ tịch nước Tập Cận Bình, hiện tượng này là một sự suy đồi đạo đức và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự tồn vong của chế độ. Các vụ bê bối liên tục nổ ra với một nhịp độ chóng mặt cho thấy các quan chức không chỉ ngoại tình mà còn lạm dụng quyền lực, cướp của, cưỡng hiếp, biển thủ, rượu chè, cờ bạc, ma túy thậm chí giết người. Từ khi thuyết cộng sản chỉ còn ‘’hữu danh vô thực’’, xã hội Trung Quốc đang bị mất phương hướng và chính trong giới quan chức là suy đồi rõ rệt nhất.
Tạp chí dẫn nhiều ví dụ, một quan chức nhỏ cũng đã có một tài sản kếch xù với 32 chiếc vali chứa đến 12 triệu euro bị nhà nước tịch thu. Để đếm số tiền này, phải dùng đến 16 máy đếm tiền, trong đó có 4 chiếc đã bị cháy do hoạt động quá công suất. Tuy nhiên, phải nhìn sang các quan chức cấp cao thì mới thật sự thấy tầm cỡ của nạn tham nhũng đang hoành hành tại Trung Quốc.
Các lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc hiện đang rơi vào tay kiểm soát của « những gia đình lớn ». Sở hữu khối tài sản lên đến hàng trăm triệu euro thậm chí cả hàng tỷ euro, « các hoàng tử đỏ » có khuynh hướng bảo vệ lợi ích riêng của mình trước lợi ích quốc gia hay của Đảng.
Một giáo sư dạy tại đại học luật và chính trị Bắc Kinh nhận định : « Những tài năng xuất hiện trong 20 năm gần đây đã thay đổi rất nhiều. Họ thuộc một tầng lớp chỉ biết chiếm lấy tiền tài và điều khiển chính trị theo hướng có lợi cho họ ». Một người dân Bắc Kinh nhận định, « ông Tập Cận Bình biết rằng, tham nhũng là vấn đề hàng đầu. Nếu ông không làm gì cả thì hệ thống chính trị sẽ sụp đổ. Do đó, từ khi lên cầm quyền, ông đã tung ra chiến dịch bàn tay sạch. Một chiến dịch thực sự không phải để che mắt thiên hạ ».
Ngay trong giới quan sát, những người đa nghi nhất cũng thừa nhận tính hiệu quả của chiến dịch này. Từ ngày Đảng Cộng sản ra thông cáo vào năm 2012, yêu cầu đảng viên sống thanh đạm thì không còn các buổi yến tiệc đắt đỏ mà nhà nước phải chi trả, kéo theo việc giảm 90% nhập khẩu ‘’vi cá’’ (vây cá mập).
Việc cấm các quan chức nhận « quà » khiến cho lượng rượu Trung Quốc bán ra thị trường giảm 66%, nhập khẩu rượu ngoại cũng giảm, và các nhãn hiệu đắt tiền như Prada, Vuitton hay Gucci. Một cuộc điều tra được Ngân hàng Trung Quốc công bố vào năm 2011 cho biết, trong 20 năm gần đây, 18 000 quan chức đã bỏ trốn mang theo trong hành lý, một khoản tiền trị giá tương đương 90 tỷ euro.
Le Nouvel Observateur cũng bình luận về việc cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu bị triệt hạ do tham nhũng. Báo chí Hồng Kông đưa tin, để được cựu quan chức này đỡ đầu, phải tặng cả chiếc Mercedes mà trong cốp xe chứa 100 ký vàng. Con gái ông nhận được món quà cuới là một thẻ tín dụng trị giá 2,4 triệu euro. Ông Vương Kỳ Sơn, người lãnh đạo chiến dịch này tuyên bố : « Không một quan tham nào thoát khỏi vòng điều tra ».
Tuy nhiên, một số người Trung Quốc xem đây là một cuộc chiến tranh giành quyền lực cổ điển : dưới vỏ bọc thanh lọc nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách triệt hạ các đối thủ như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang để bổ nhiệm người thân cận của ông vào bộ máy cầm quyền. Một nhà phân tích chính trị nhận định, « không nên xem thường tham vọng của ông Tập Cận Bình. Ông ta muốn để lại dấu ấn trong lịch sử như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Đúng là ông Tập tìm cách hạ gục đối thủ và sử dụng người thân cận nhưng chính vì ông muốn Trung Quốc trở thành cường quốc số một thế giới chứ không phải tích lũy bạc tỷ ở ngân hàng Thụy Sĩ ».
URL nguồn:
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20140802-tap-can-binh-tung-don-danh-phe-hoang-tu-do
Thứ bảy, 2/8/2014 | 12:25 GMT+7
Giám đốc kênh của truyền hình trung ương Trung Quốc bị bắt
Giám đốc kênh tài liệu CCTV-9 Liu Wen là quan chức cấp cao mới nhất của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc bị bắt giữ, trong cuộc chiến chống tham nhũng quyết liệt của Chủ tịch Tập Cận Bình.
a41f726b051115453a721c.jpg
Ông Liu Wen, Tổng giám đốc kênh tài liệu CCTV-9. Ảnh:ChinaDaily
Theo China Daily, vụ bắt giữ ông Liu Wen diễn ra hôm 30/7. Kiểm toán nhà nước phát hiện ra những sai trái về tài chính của ông Liu trong vấn đề quảng cáo và thuê tư liệu từ đối tác.
Kênh CCTV-9 do ông Liu Wen đứng đầu tuy mới được thành lập vào năm 2011 nhưng đã đạt được thành công về mặt thương mại. Bộ phim tài liệu về ẩm thực Trung Quốc do kênh sản xuất đã thu hút được khoảng 100 triệu khán giả.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đang trong tầm ngắm của chiến dịch chống tham nhũng trên diện rộng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Một loạt các nhân vật cấp cao của CCTV liên tiếp bị điều tra trong những tháng qua. Rui Chenggang, người dẫn chương trình Economic News, hôm 11/7 bị các công tố viên giải đi cùng ông Li Yong, phó giám đốc kênh tin tức tài chính của CCTV, và một nhà sản xuất không rõ danh tính.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc hôm 1/6 cũng tuyên bố tạm giữ Giám đốc kênh tin tức tài chính Guo Zhenxi, nhà sản xuất Tian Liwu và một giám đốc quảng cáo do tình nghi tham nhũng.
Một nhân viên làm việc tại kênh CCTV-2 cho biết tầm ảnh hưởng và tỷ suất người xem cao của CCTV đã tạo cơ hội cho nạn hối lộ nở rộ tại đài này. Nhiều đối tượng đã chi tiền mua chuộc nhân viên cấp cao để một nhãn hiệu hay nhân vật được giới thiệu trên truyền hình quốc gia hoặc ngăn chặn việc đưa tin các vụ tai tiếng.
Chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" đang đi vào giai đoạn cao trào. Trung Quốc hôm 29/7 thông báo điều tra cựu ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, từng là một trong những người quyền thế nhất đất nước. Động thái này đã gây chấn động với nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc.
Phe ủng hộ Chu Vĩnh Khang có thể phản pháo Tập Cận Bình
02/8/14 (GDVN) - Các cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã được "phòng ngừa và bịt miệng" về trường hợp của Chu Vĩnh Khang, loại bỏ rào cản đối với làn sóng chống tham nhũng.
Tờ Minh Báo ngày 2/8 đưa tin, mặc dù vụ điều tra Chu Vĩnh Khang được Trung Quốc chính thức công bố hồi đầu tuần này, nhưng ông trùm an ninh một thời, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị này được cho là đã bị bắt tạm giam từ năm ngoái.
Tuy nhiên vụ điều tra này cũng gây ra lo ngại rằng lực lượng chính trị cũ có thể phát động một đợt phản công chiến dịch của ông Tập Cận Bình.
Việc công bố điều tra Chu Vĩnh Khang vi phạm kỷ luật nhiêm trọng hôm 29/7 diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Bình có chuyến công du 5 ngày tới 4 quốc gia Nam Mỹ hôm 25/7 cho thấy Tập Cận Bình vẫn nắm chắc mọi diễn biến trong vụ Chu Vĩnh Khang.
Thời điểm thông báo diễn ra sau hội nghị Bắc Đới Hà từ mùa thu năm ngoái nơi các cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã được "phòng ngừa và bịt miệng" về trường hợp của Chu Vĩnh Khang, loại bỏ rào cản đối với làn sóng chống tham nhũng tiếp theo trong đảng.
Ông Chu Vĩnh Khang
Hội nghị Bắc Đới Hà thường được tổ chức vào mùa thu hàng năm tại khu nghỉ dưỡng cao cấp ở tỉnh Hồ Bắc dành cho lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đương nhiệm và nghỉ hưu gặp gỡ trong khung cảnh thân mật và thảo luận kín về các vấn đề quan trọng của đất nước.
Mặc dù các cựu quan chức cấp cao Trung Quốc đã đạt được sự đồng thuận về việc điều tra ông Khang, nhưng vẫn còn chia rẽ trong việc thực hiện công khai hình phạt đối với ông.
Các quan chức cấp cao ủng hộ Chu Vĩnh Khang có thể phản đối việc công khai thông tin xử lý Chu Vĩnh Khang và bất cứ hình phạt nào được quyết định để tránh "làm xấu hình ảnh của đảng và duy trì ổn định xã hội". Tuy nhiên đây cũng chính là lý do phe còn lại ủng hộ công khai tội trạng, xử lý Chu Vĩnh Khang.
Do đó ông Tập Cận Bình và ban lãnh đạo mới đã quyết định công bố điều tra Chu Vĩnh Khang trước cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay để buộc những người ủng hộ ông Khang không có cơ hội lên tiếng về vấn đề gây tranh cãi.






Chu Vĩnh Khang cho xe biển quân sự tông chết vợ cả?
(GDVN) - Truyền thông Trung Quốc đột ngột đưa tin về số phận người vợ cả và cuộc sống đời tư của Chu Vĩnh Khang có thể là một phần của chiến dịch bôi nhọ ông.

The Telegraph ngày 1/8 đưa tin, sau khi Chu Vĩnh Khang, một trong những người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc bị điều tra tham nhũng, các phương tiện truyền thông nước này bắt đầu đưa tin đậm hơn về số phận người vợ đầu tiên của ông.
Sau khi những kiểm duyệt các thông tin về Chu Vĩnh Khang được nới lỏng, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin ngụ ý, cựu Trưởng ban Chính pháp trung ương đầy quyền lực này có thể đã sát hại người vợ đầu tiên của ông ta. Trước khi có tuyên bố chính thức về việc điều tra Chu Vĩnh Khang hôm Thứ Ba vừa rồi, tên tuổi Chu Vĩnh Khang cũng bị kiểm duyệt trên mạng internet tại Trung Quốc chứ chưa nói gì tới quá khứ "u ám" của ông ta.
Tuy nhiên bây giờ các thông tin này được truyền thông Trung Quốc công khai đăng tải. Hôm Thứ Tư, tờ Tin tức Tài chính đã đăng bài viết về cuộc sống đời tư của Chu Vĩnh Khang, trong đó bao gồm người vợ đầu tiên Vương Thục Hoa.
Bà Hoa là một người phụ nữ sống cởi mở, đơn giản đã gặp Chu Vĩnh Khang khi họ làm việc cùng nhau tại một mỏ dầu ở Liêu Hà, khu tự trị Nội Mông những năm 1970 và bà qua đời năm 2000 trong một tai nạn xe hơi. Sau đó Chu Vĩnh Khang tái hôn với 1 biên tập viên truyền hình trẻ đẹp chỉ 28 tuổi.
"Vương Thục Hoa đã làm tất cả các việc vặt trong nhà. Bà ấy cũng chăm sóc cho 2 đứa con. Bà ấy là một người vợ đảm đang", một người bạn của vợ chồng Chu Vĩnh Khang nói với Tin tức Tài chính.
Tin tức Tài chính không trực tiếp cáo buộc Chu Vĩnh Khang liên quan đến cái chết của người vợ cả như những tin đồn đang truyền đi nhan nhản trên mạng internet ở Trung Quốc, nhưng cái chết của bà Hoa diễn ra ngay sau khi hai vợ chồng ly thân năm 2000.
Bà Vương Thục Hoa (hàng thứ 2) trước lúc ly hôn với Chu Vĩnh Khang.
"Dân trong làng (quê Chu Vĩnh Khang) có lần thấy bà ấy khóc khi viếng mộ gia đình nhà chồng và mời bà ấy ăn tối. Bà ấy từ chối và nói rằng mình đã ly dị, không còn là thành viên gia đình họ Chu nữa. Ngay sau đó, tai nạn xe hơi đã giết chết bà ấy". Nguồn tin nói với Tin tức Tài chính.
Đài Phượng Hoàng ở Hồng Kông thì đưa tin cụ thể hơn về cái chết của Vương Thục Hoa. Bà đã rất đau khổ khi biết chồng mình có bồ. Sau đó một nhóm những bà vợ của các lãnh đạo cấp cao quyết định thu xếp cho Vương Thục Hoa 1 chuyến đi dã ngoại để bà trấn tĩnh lại tinh thần. Chuyến đi diễn ra vào một ngày cuối tuần và chiếc xe của bà Hoa đã bị một chiếc xe mang biển kiểm soát quân sự tông vào, bà Hoa đã chết.
Một cán bộ hưu trí của mỏ dầu Liêu Hà đề nghị giấu tên nói rằng, cái chết của Vương Thục Hoa đã dẫn đến những đồn đoán không ngớt trong khu. Mọi người đều nghi ngờ khả năng bà Hoa bị sát hại.
Người vợ thứ 2 của Chu Vĩnh Khang, Giả Hiểu Diệp đã bị bắt trong chiến dịch điều tra nhằm vào ông Khang. Bà Diệp là một phóng viên trẻ của đài CCTV, kênh kinh doanh và tài chính. 
Việc truyền thông Trung Quốc đột ngột đưa tin về số phận người vợ cả và cuộc sống đời tư của Chu Vĩnh Khang có thể là một phần của chiến dịch bôi nhọ ông trong mắt công chúng hoặc cũng có thể đó là "tâm trạng phấn khởi" tự nhiên của truyền thông nước này vốn bị cấm đưa tin về đời tư các lãnh đạo, cựu lãnh đạo cấp cao trong nhiều năm qua.
"Kể từ khi Chu Vĩnh Khang trở thành 1 con hổ chết và bị loại bỏ, các phương tiện truyền thông Trung Quốc mới có một chút can đảm hơn trước và tất cả các thông tin có thể về đời tư của ông Khang đều được lên mặt báo", một nhà báo Trung Quốc nhận xét.
"Độc giả có xu hướng thích những câu chuyện thâm cung bí sử về các nhà lãnh đạo Trung Quốc như đọc một cuốn tiểu thuyết. Những thông tin này không thực sự nghiêm túc và bạn không thể biết bao nhiêu phần trăm trong số đó là sự thật. Một bộ phận công chức Trung Quốc có thể tò mò tìm hiểu những thông tin như thế này, nhưng khó có thể xác định chính phủ Trung Quốc có bật đèn xanh cho công bố thông tin về đời tư của Chu Vĩnh Khang hay không".
Chu Thụy Phong, một người điều hành trang web whistleblowing cho biết ông đã nghe tin đồn này nhiều lần, rằng một chiếc xe của Cảnh sát vũ trang chống khủng bố đã tông chết bà Hoa, hung thủ chỉ bị tù một vài năm và sau đó được tự do. Nhưng ông không nghĩ rằng thông tin đó đáng tin cậy 100%.
Một nguồn tin từ Tứ Xuyên, nơi ông Chu Vĩnh Khang từng làm Bí thư tỉnh ủy cho biết, khi còn ở Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Khang là người có tham vọng chính trị và luôn giữ đời sống cá nhân trong sạch. Mặc dù trong dân gian vẫn đồn đoán Chu Vĩnh Khang giết vợ, nhưng hầu hết các quan chức Tứ Xuyên không tin điều đó.
Hé lộ đế chế gom tiền khổng lồ của gia đình Chu Vĩnh Khang
Cuộc điều tra chống tham nhũng chưa từng có tiền lệ nhằm vào cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã làm dấy lên nhiều đồn đoàn về khối tài sản mà gia đình ông tích góp được.
Chu Vĩnh Khang và gia sản khổng lồ
Một dự án mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc làm ăn với con trai Chu Vĩnh Khang không hề có hồ sơ đấu thầu.
Chu Vĩnh Khang không trực tiếp tham gia kinh doanh
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam của Hồng Kông, để biết được gia sản của họ Chu, các nhà điều tra phải điều tra mạng lưới quan hệ gia đình của ông Chu Vĩnh Khang. Còn số tài sản được cho là có liên hệ trực tiếp với ông Chu Vĩnh Khang rất ít.
Là người đứng đầu gia đình, ông Chu không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh. Ông đã tự tách mình ra khỏi các hoạt động này nhằm làm bình phong bảo vệ cho mình.
Tờ báo cho biết sau khi nghiên cứu cá tài liệu kinh doanh, họ phát hiện ít nhất 37 công ty, ở cả tận Bắc Mỹ xa xôi, thuộc sở hữu hoặc có liên hệ với gia đình ông Chu. Hoạt động kinh doanh bao gồm sản xuất dầu mỏ, phát triển nhà đất, thủy điện, du lịch và nhiều ngành nghề khác.
Trước đó, hãng tin Anh Reuters cho biết tổng tài sản do gia đình ông Chu Vĩnh khang nắm giữ có thể lên tới 90 tỷ Tệ (gần 15 tỷ USD), gấp đôi con số mà nhiều người khác dự đoán.
“Nếu đúng sự thật, thì thật khủng khiếp. Các học giả từ lâu đã nói đến “thu nhập xám” và tiền tham nhũng chiếm tổng cộng hơn 30% GDP của Trung Quốc. Nhưng con số đó quả quá lớn”, Hu Xingdou, nhà bình luận chính trị tại Viện Công nghệ Bắc Kinh cho hay.
Tuy nhiên đích danh “Chu Vĩnh Khang” không hề xuất hiện trong hàng ngàn trang tài liệu của doanh nghiệp mà tờ Bưu Điện Hoa Nam đã nghiên cứu.
"Đầu tàu" Chu Bân và mẹ vợ
Con trai cả của ông, Chu Bân, 42 tuổi, là người đã nắm giữ đế chế kinh doanh nhà họ Chu. Zhan Minli, mẹ vợ của Chu Bân, là một nhân vật then chốt khác. Cháu của ông Chu Vĩnh Khang, Chu Phong và em dâu Zhou Lingying cũng tham gia.
Cùng nhau, các thành viên gia đình này nắm giữ đế chế kinh doanh rộng lớn, hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp qua những người nợ Chu Vĩnh Khang về sự nghiệp chính trị hoặc công việc làm ăn.
Zhan, 72 tuổi, là cổ đông chính của ít nhất 9 công ty trong đế chế Chu. Bà đã kết hôn với Huang Yusheng, con trai của một nhà địa chất học nổi tiếng có liên quan mật thiết trong vụ phát hiện giếng dầu Daqing những năm 1950, giếng dầu lớn nhất của Trung Quốc và từ lâu đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là biểu tượng thành tựu đạt được của họ.
Theo thông tin của một người bạn học cùng phòng hồi đại học và các đối tác khác, Chu Bân, hiện đang bị bắt giữ, đã điều hành các doanh nghiệp của mình chủ yếu qua các thành viên gia đình vợ. Anh ta cố gắng ở trong bóng tối nhiều nhất có thể.
Những người biết Chu Bân không mấy ấn tượng với kỹ năng kinh doanh của anh ta và cho rằng anh ta không có được cái vẻ trịnh thượng như của cha mình. Theo tài liệu doanh nghiệp mà tờ Bưu Điện Hoa Nam nghiên cứu, trong khoảng 10 năm, Chu Bân điều hành công việc kinh doanh từ một công ty mơ hồ đăng ký tại một địa chỉ căn hộ thành một đế chế trị giá hàng trăm triệu tệ.
Với bằng tiến sỹ về nghiên cứu quản lý quốc tế tại Đại học Texas ở Dallas, Mỹ, Chu Bân trở về Trung Quốc đầu những năm 2000 và năm 2003 thành lập một công ty có tên Công nghệ ánh sáng Zhongxu Bắc Kinh ở một tòa chung cư được gọi là Majestic Garden, gần với công viên Olympic ở Bắc Kinh. Thông tin này được Bưu Điện Hoa Nam lấy từ tài liệu công ty được đệ lên chính quyền Bắc Kinh. Bất động sản thuộc về mẹ vợ Zhan của anh ta và được Chu Bân sử dụng làm một trong những nơi ở của mình.
Năm sau, Chu Bân đã dùng 4 triệu Tệ để thành lập một công ty khác, Công nghệ năng lượng ánh sáng Zhongxu, và nắm giữ 80% cổ phần. Công ty mới sau đó trở thành phương tiện làm ăn chính cho Chu Bân.
Ngay sau đó, nó bắt đầu làm ăn kinh doanh với Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), nơi ông Chu Vĩnh Khang đã là sếp trong nhiều năm, trong đó có một dự án nâng cấp các hệ thống quản lý bán lẻ của 8.000 trạm xăng ở nhiều tỉnh của công ty. Thông tin này được báo chí Trung Quốc đại lục đăng tải. Nhưng không có tài liệu về quá trình đấu thầu được tìm thấy.
Các nguồn tin cho biết chiến thuật kinh doanh của Chu Bân thường là giành các dự án của chính phủ với giá rẻ và bán với giá cao hơn, điều chỉ có thể được thực hiện do ảnh hưởng của cha anh ta.
Tạp chí Caixin từng đưa tin năm 2007 và 2008, với sự giúp đỡ của một bạn cùng phòng hồi đại học, Mi Xiaodong, Chu Bân đã kiếm lợi được hơn 500 triệu Tệ bằng cách bán lại hai dự án dầu khí Changyin và Changqing ở thành phố Thiểm Tây, hợp đồng lớn nhất từng được thực hiện vào thời điểm đó.
“Doanh nhân có giành được hợp đồng như bán lại các giếng dầu hay không phụ thuộc vào xuất thân cá nhân của họ. Trong trường hợp này, ai có thể đánh bại Chu Bân?”, tờ Caixin dẫn nguồn tin từng cạnh tranh với Chu Bân trong các dự án cho hay.
Đến năm 2011, theo tài liệu kinh doanh, công ty Công nghệ năng lượng ánh sáng Zhongxu có tổng tài sản là 139 triệu Tệ và lợi nhuận hàng năm là 32,9 triệu Tệ.
Tại Tứ Xuyên, nơi ông Chu Vĩnh Khang làm bí thư từ 2000-2002, Chu Bân đã bước vào ngành thủy điện cũng như phát triển bất động sản cùng các dự án du lịch.
Chu Vĩnh Khang và gia sản khổng lồ
Trùm khai mỏ Lưu Hán, một người có quan hệ mật thiết với gia đình họ Chu, mới đây đã bị kết án tử hình.
Qua đối tác làm ăn của công ty của Wu Bing, Chu Bân và Zhan Minli đã đầu tư vào 2 nhà máy thủy điện ở sông Dadu.
Theo báo chí Trung Quốc, thu nhập hàng năm từ việc bán điện của riêng một nhà máy cũng đã lên tới 900 triệu Tệ.
Chu Bân cũng làm ăn với cựu trùm khai mỏ Tứ Xuyên Lưu Hán (Liu Han), người đã bị kết án tử hình vì tội giết người, tổ chức casino, điều hành các nhóm giống mafia và buôn bán vũ khí trái phép.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam trước đó đã từng đăng tin rằng ông Chu Vĩnh Khang đã yêu cầu Lưu Hán chăm sóc con trai mình. Chu Bân bán một công ty du lịch cho Lưu Hán với giá 12 triệu Tệ vào năm 2004 mặc dù nó được định giá chỉ chưa bằng một nửa giá này.
Vợ của Chu Bân, Huang Wan cũng đóng vai trò quan trọng trong đế chế kinh doanh của chồng.
Ví dụ sau khi Huang tỏ ra quan tâm đến ngành sản xuất phim, truyền hình, một công ty sản xuất đã được thành lập vào năm 2009, với vốn là 50 triệu Tệ, dưới tên của mẹ Huang, bà Zhan Minli. Công ty sản xuất nhiều phim, kịch truyền hình, trong đó có bộ phim viết rõ Huang là “người lên kế hoạch chính”.
Năm 2011, công ty đã đổi tên thành Zhongxu Shengshi Fenghua Investment và sở hữu khối tài sản 128 triệu Tệ.
Trên hết, với sự giúp đỡ của bạn học, các đối tác làm ăn, Chu Bân cũng đã chuyển sang kinh doanh bất động sản, tư vấn, buôn bán thiết bị, khí đốt tự nhiên và nhiều ngành nghề khác. Nhưng dầu khí luôn là chủ đạo.
Các thành viên khác trong gia đình
Ông Chu Vĩnh Khang và mạng lưới các thành viên trong đế chế kinh doanh họ Chu.
Ông Chu Vĩnh Khang và mạng lưới các thành viên trong đế chế kinh doanh họ Chu.
Chu Bân không phải là thành viên duy nhất trong gia đình dùng quyền lực của Chu Vĩnh Khang để tư lợi, làm giàu. Hai em trai của Chu Vĩnh Khang là Zhou Yuanxing và Zhou Yuanqingcũng tích góp được những gia tài lớn.
Những người sống cùng làng cho biết Zhou Yuanxing, mới học hết trung học, và con trai làm điều phối kinh doanh cho công ty rượu danh giá của Trung Quốc Wu Liangye. Họ chịu trách nhiệm phân phối cho các công ty địa phương. Khi Chu Vĩnh Khang thăng tiến cao hơn trong chính phủ, Zhou Yuanxing bắt đầu dùng sự nổi tiếng của anh trai để giúp vận động cho các quan chức chính phủ, tờ Caixin cho hay.
Người em út, Zhou Yuanqing, cũng chỉ tốt nghiệp trung học, đã làm phó phòng đất và tài nguyên của một huyện. Zhou Yuanqing cũng trở thành cầu nối giữa các quan chức cấp thấp hơn tới Chu Vĩnh Khang.
Nhưng vợ của Zhou Yuanqing, bà Zhou Lingying, và con trai Zhou Feng, là những người kiếm nhiều hơn.
Năm 2007, bà Zhou Lingying và con trai đầu tư 50 triệu Tệ thành lập một công ty có tên gọi Beijing Honghan Investment. Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư năng lượng, quản lý đầu tư và phát triển công nghệ năng lượng cùng các ngành khác. Khi mở rộng, vợ và con trai đã bước vào làm ăn ở tỉnh Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh, và Tân Cương, gồm năng lượng, khai mỏ, nhà đất và các dự án cải tạo của thành phố.
Tập đoàn Honghan đã đầu tư vào 20 công ty, tổng đầu tư lên tới 400 triệu Tệ, tờ Caixin cho hay.
Theo tài liệu kinh doanh, Zhou Lingying cũng đầu tư 19 triệu Tệ nhằm xây dựng chi nhánh bán Audi duy nhất ở Jiangyin, tỉnh Giang Tô và lợi nhuận của nó đạt 659 triệu USD vào năm 2012.
Ảnh hưởng của ông Chu Vĩnh Khang đối với hoạt động làm ăn kinh doanh của gia đình ông khiến người ta liên tưởng đến ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh. Ông Bạc hiện đang phải thụ án tù chung thân vì tội tham nhũng, biển thủ, và lạm dụng quyền lực.
Mặc dù ông Bạc không có nhiều phụ tá trong gia đình làm ăn kinh doanh và có quy mô lớn đến vậy, nhưng nhiều người cho rằng tiền của vợ và bạn bè ông là có liên quan trực tiếp tới ông.
“Nếu không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào chỉ ra mối liên hệ giữa quyền lực của ông Chu và đồng tiền, khối tài sản của gia đình ông có thể sẽ được miêu tả là “một khối lượng lớn tài sản xuất phát từ những nguồn không xác định”. Nhưng điều đó sẽ rất khó thuyết phục các quan chức cấp cao trong chính phủ”, Hu Xingdou , một nhà bình luận chính trị cho hay. “Nhưng dù gì đi chăng nữa, công chúng vẫn ủng hộ quyết định điều tra ông Chu”.
Vũ Quý
Theo SCMP
Trường học 'xóa dấu ấn Chu Vĩnh Khang'
 thứ tư, 13 tháng 8, 2014

Tin tức nói ông Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra về "những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng"
Người ta nói "dậu đổ bìm leo".
Chu Vĩnh Khang, lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng cho đến nay bị dính vào vụ trấn áp tham nhũng, có lẽ là người hiểu rõ nhất tình trạng này.
Nhân vật 62 tuổi từng đứng đầu hệ thống an ninh, từng là Bộ trưởng Công an Trung Quốc. Ông cũng từng là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan có quyền ra những quyết định quan trọng nhất ở Trung Quốc.
Trong tháng Bảy, có tuyên bố theo đó nói ông Chu đang bị điều tra về "những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Truyền thông nhà nước mô tả ông như "hổ sa cơ" và "không còn là nòng cốt nữa".
Nay, có những tường thuật nói cái từng là trường học từng được ông Chu bảo trợ, Đại học Dầu khí Trung Quốc, tìm cách tẩy xóa hoặc giảm thiểu những bằng chứng cho thấy sự hiện diện của ông tại khu học xá của trường.
'Hội chợ phù hoa'
Một bức tranh được lan truyền trên mạng tiểu blog của Trung Quốc, Weibo, cho thấy mô hình một tên lửa nay được dựng thẳng ngay trước chữ ký của ông Chu đề tặng trên câu khẩu hiệu của trường đại học.

Một mô hình tên lửa được đặt ngay trước chữ ký đề tặng của ông Chu dành cho trường Đại học Dầu khí
Theo Hoàn cầu Thời báo, tờ báo quốc doanh của Trung Quốc, các tường thuật và các bức hình chụp khi ông Chu tới thăm khu học xá trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường đã bị xóa khỏi trang web của trường.
Nay, người ta khó tìm thấy bất kỳ dấu vềt nào về Chu Vĩnh Khang, người từng được mô tả là "cựu thành viên xuất sắc".
Hàng trăm người sử dụng Weibo đã chỉ ra rằng các trường đại học ở Trung Quốc không nên khoe khoang về tầm ảnh hưởng hay sự bảo trợ của các lãnh đạo chính phủ đối với trường, hay tìm cách xóa bỏ nó khi người ta thất thế.
Nhiều người nói rằng việc đó chỉ cho thấy bầu không khí của xã hội ngày nay, khi đạp lên người sa cơ và tung hô người quyền thế.
"Các trường đại học đã trở thành hội chợ phù hoa," một người dùng Weibo viết. "Sự độc lập, tự do đi đâu mất rồi?"
Một người khác nói: "Chỉ giỏi gió chiều nào che chiều ấy. Các trường đại học ngày nay thật quan liêu, tham nhũng, biết quỳ gối trước những người quyền thế."
Một bình luận được rất nhiều người thích trên Weibo viết như sau: "Có lẽ Đại học Dầu khí phải trải nhựa lại con đường ông Chu đã bước đi, xóa sổ phòng họp lớn ông ấy từng ngồi, đập bỏ nhà vệ sinh ông ấy từng sử dụng và chặt bàn tay ông hiệu trưởng mà ông ấy từng bắt."
TQ 'giương móng vuốt bắt con hổ họ Chu'

Carrie Gracie - Biên tập viên Trung Quốc
4 tháng 8, 2014
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức thông báo điều tra một trong những chính trị gia quyền uy nhất, cựu lãnh đạo an ninh Chu Vĩnh Khang.
Trong động thái chứng tỏ Chủ tịch Tập Cận Bình đã chiến thắng trong trận đấu khó khăn giành quyền chỉ huy tối cao, Tân Hoa xã nói ông Chu sẽ bị điều tra do các vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, một cách nói để ám chỉ tội tham nhũng.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan

·                Trung Quốc

“Không cần biết con hổ to như thế nào, một khi vi phạm pháp luật... và vi phạm luật lệ đảng, con hổ đó sẽ khó có thể thoát được lồng sắt.”
Đây là phán quyết từ cơ quan ngôn luận của đảng, Nhân dân Nhật báo, khi đưa tin về vụ điều tra ông Chu Vĩnh Khang.
Nhưng với sự bẽ bàng của ông ta, chính trị Trung Quốc bước vào giai đoạn chưa từng có. Ông Chu là chính trị gia cấp cao nhất bị làm nhục theo cách này trong nhiều thập niên qua.
Trong giai đoạn đổi mới từ 35 năm qua, có bộ quy tắc không thành văn rằng những người mới lên nắm quyền không tấn công những người đã rời chức, nỗ lực nhằm tránh tình trạng thanh trừng chính trị man rợ trong thời Mao.
Chu Vĩnh Khang nghỉ hưu sau khi điều hành mạng lưới an ninh đầy quyền lực cùng lúc với ông Tập Cận Bình được thăng chức lãnh đạo Đảng năm 2012.
Nhưng với thông báo về vụ điều tra ông Chu, Chủ tịch Tập đã xé bỏ bộ quy tắc dành riêng cho chính giới cấp cao Trung Quốc, và các chính trị gia quyền lực một thời khác đang lo lắng mình có thể là người tiếp theo.
Ông Chu Vĩnh Khang thời còn làm lãnh đạo công an

Biến mất trước công chúng

Chu Vĩnh Khang nổi lên từ một gia đình nghèo và trở thành k‎ỹ sư ngành dầu khí, dần thăng tiến qua các cấp bậc trong đảng để lên nắm công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc rồi sau đó dẫn dắt Tứ Xuyên, tỉnh lỵ có 80 triệu dân.
Đỉnh cao sự nghiệp của ông là chiếc ghế trong đội ngũ chính trị cao nhất của đảng, Ủy viên thường trực Bộ chính trị.
Ngoài ngôi làng ở quê nhà, khó có thể nói ông là người được yêu quý ở Trung Quốc, nhưng tới năm 2012, ông có thể đạt được cái tiếng là người đáng sợ nhất.
Thông báo từ cơ quan thông tấn chính thống của Trung Quốc không ghi rõ chi tiết các cáo buộc đối với ông Chu.
Nhưng nhiều nhà quan sát tin rằng, số phận của ông đã được định đoạt khi người mà ông bảo trợ, Bạc Hy Lai, thất thế sau việc vợ ông liên quan tới vụ sát hại một doanh nhân người Anh đầy tai tiếng.
Rõ ràng là ông Chu Vĩnh Khang đã gặp rắc rối khi bỗng biến mất trước công chúng từ năm ngoái.
Trong những tháng sau đó, tên tuổi ông không được truyền thông Trung Quốc nhắc tới, nhưng lần lượt các đồng minh chính trị của ông, trong ngành dầu khí, ở tỉnh Tứ Xuyên hay trong bộ máy an ninh, đều trở thành con mồi cho chiến dịch chống tham nhũng ngày càng khốc liệt.
Các thành viên gia đình, tài xế, vệ sỹ, và những người được ông bảo trợ cũng bị sa lưới. Thông báo điều tra ông chỉ là vấn đề thời gian
Vụ xử Bạc Hy Lai khiến nhiều nhân vật sửng sốt
'Cả hổ lẫn ruồi'
Hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc thiếu hệ thống bầu cử để có chỗ cho người mới và ý tưởng mới và chiến dịch chống tham nhũng thường được coi là phương thức tiện lợi để lãnh đạo mới khống chế đối thủ và củng cố quyền lực.
Nhưng khi làm nhục một nhân vật cấp cao đến thế, ông Tập Cận Bình đang đánh tín hiệu cho thấy chiến dịch của ông rất khác.
Suốt nhiều năm, các lãnh đạo Đảng Cộng sản đã cảnh báo rằng tham nhũng tràn lan là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của đảng. Khó phóng đại nghi ngờ sâu sắc của dân chúng đối với tầng lớp lãnh đạo.
Khi kinh tế phát triển mạnh, các quan chức cấp cao vơ vét hàng tỷ từ tài sản công, rất nhiều trong số đó giấu của trong các tài khoản và tài sản ở nước ngoài.
Các chỉ trích gia cáo buộc ông Tập là người giả nhân giả nghĩa khi một số người trong gia đình ông trở nên giàu có hơn trong những năm gần đây.
Nhưng tuyên bố quyết tâm trị “cả hổ lẫn ruồi” của ông đã được sự ủng hộ của dân chúng và gửi tín hiệu tới hệ thống đảng và chính quyền rằng ông thực sự nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề tư lợi, đặc biệt là với những ai có thể có ý định cản trở kế hoạch đổi mới kinh tế của ông.


Săn đàn hổ dữ hay cưỡi lưng hổ?
bởi BT - 11.08.2014
Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đang nổi lên như nhân vật cương quyết nhất trong việc chống tham nhũng trong nước ông - được coi là một thảm họa đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Ông nhậm chức khi vụ án vợ chồng Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai đang làm dư luận sôi động, Bạc đang nổi lên như một ngôi sao sẽ leo lên tột đỉnh quyền lực do được Giang Trạch Dân bảo trợ. Trước đó Bạc Hy Lai là Ủy viên Bộ Chính trị được cho là đang nắm chắc vị trí Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị bao gồm 9 người có thế lực lớn nhất, để rồi sẽ lên cao hơn nữa. Mức án tử hình cho Cốc Thái Lai và chung thân cho Bạc Hy Lai làm rung động hàng ngũ quan chức cao cấp nhất của đảng CS.
Đầu năm 2014, vụ án Chu Vĩnh Khang được mở tiếp ra, gây chấn động gấp nhiều lần vụ án Bạc Hy Lai. Vì Chu là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, lại là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị có thế lực bậc nhất, với chức vụ Trưởng Ban Chính - Pháp của đảng CS, trực tiếp nắm các bộ máy chuyên chính là công an, tình báo, phản gián, tư pháp, tòa án, kiểm sát, thanh tra; có thể nói là trên thực tế có quyền sinh quyền sát không hạn độ.
Số cán bộ liên quan đến Chu Vĩnh Khang bị cất chức, bắt giam không ngừng tăng rất nhanh, tháng 4/2014 là 150 người, tháng 6 vừa qua đã lên đến gần 400, theo Thời báo Hoa Nam (25/7). Những người bị bắt đều là các nhân vật tai to mặt lớn, cán bộ cao cấp trong ngành công an và ngành dầu khí là hai ngành Chu Vĩnh Khang từng đứng đầu trên cương vị Bộ trưởng Công an (2002-2007) và Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia (1996-1998).
Theo tin trên, gần một trăm nhà kinh doanh lớn, những tỷ phú đô la Đỏ
cũng bị sờ gáy, như hai nhà đại tài phiệt Lưu Hán và Ngô Bình lừng danh ở Tứ Xuyên có quan hệ chặt chẽ với con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân.
Giới quân sự cũng bị chấn động mạnh khi nhiều sỹ quan cấp cao bị thẩm vấn, tiêu biểu nhất là Tướng Từ Tài Hậu, từng là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đầy thế lực, tưởng như không ai dám động đến.
Đến ngày 26 tháng 7/2014 tờ Epoch Times đưa tin chấn động. Một nhân vật nữa từng được coi là bất khả xâm phạm đã bị bắt giữ ở Thiên Tân. Đó là Tăng Khánh Hồng, từng là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước, trước đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đầy thế lực. Ngay trước đó báo này cũng đưa tin ông Giả Khánh Lâm, cựu Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đảng CS Trung Quốc đã bị bắt giam.
Tờ Weibo của Trung Quốc ở Hồng Kông (5/2014) gọi các nhân vật bị bắt vừa qua là những “siêu hổ”, nghĩa là những con hổ rất hung dữ, nanh vuốt nhọn hoắt, rất nguy hiểm.
Nếu hoàn tất hồ sơ, phiên tòa để xét xử vụ án khổng lồ này sẽ là sự kiện chính trị chấn động Trung Quốc và không khỏi vang dội ra toàn thế giới.
Có một nét đáng chú ý là Pháp Luân Công (PLC), một tổ chức có gần 100 triệu thành viên ở Trung Quốc và hơn 20 triệu ở các nước khác, rất quan tâm đến vụ án cực lớn này. Họ cho rằng có một sự trùng hợp rõ rệt là những bầy "siêu hổ" tham nhũng lớn nhất cũng đồng thời là những bầy sói tàn bạo nhất đối với PLC. Họ lập luận rằng Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Bạc Hy Lai… đều là những tên đồ tể chủ trương sát hại PLC một cách điên loạn nhất. Những kẻ này chủ trương dùng lực lượng công an cùng bọn côn đồ xã hội đen để bắt bớ, tra tấn, thủ tiêu không xét xử các thành viên hoàn toàn lương thiện và có đạo đức của PLC. Tội ác tày trời của họ là đã lợi dụng lời vu khống của lãnh đạo CS coi PLC là "tà đạo" nguy hiểm cho xã hội, đã tổ chức giết rất nhiều thành viên PLC, lấy các bộ phận của nạn nhân đem bán lấy tiền chia nhau. Các bộ phận đó thường là gan, thận, tim, mắt…của các nam nữ thành viên PLC được bán theo giá cao cho các bệnh nhân giàu có để được ghép thay cho các bộ phận đã bị bệnh nặng.
Cũng theo Weibo, kẻ cầm đầu đích thực của nhóm tham nhũng đang bị tóm gáy không phải ai khác, chính là nguyên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, và người từng khai tử PLC cũng không phải ai khác, chính cũng là Giang Trạch Dân, khi Giang công khai tuyên bố vào năm 1999 đặt "tà pháp" PLC ra ngoài vòng pháp luật. Cuộc tàn sát PLC bắt đầu từ đó. Một số thành viên PLC ở Hà Lan và Bồ Đào Nha còn đòi truy tố Giang ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng.
Công luận Trung Quốc ngày càng nhận ra hầu hết những “siêu hổ” hiện bị giam trong chuồng đều là tay chân tin cẩn nhất của Giang Trạch Dân, do chính Giang lựa chọn và giới thiệu. Chu Vĩnh Khang, Giả Khánh Lâm, Tăng Khánh Hồng, Bạc Hy Lai, Có tin chính Giang đã từng không đồng tình với việc chọn Tập Cận Bình thay cho Hồ Cẩm Đao. Còn có tin tay chân Giang định ám sát Tập Cận Bình.
Vụ án siêu nghiêm trọng vê bầy "siêu hổ" tham nhũng của Trung Quốc đang ở thời kỳ kết thúc. Tập Cận Bình đang suy nghĩ và tính toán. Đụng đến, bắt giam các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, rồi bắt giam 2 nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là những hành động mạo hiểm chưa từng có. Xã hội Trung Quốc rất hoan ngênh việc kiên quyết nói và làm như thế. Nhưng ông có dám đụng tiếp đến nguyên Tổng Bí thư đảng CS TQ Giang Trạch Dân hiện vẫn còn nhiều ảnh hưởng, nhiều chân tay trong đảng hay không?
Cũng nên nhớ rằng Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Chu Vĩnh Khang, Tăng KhánhHồng, Bạc Hy Lai…cũng là những kẻ sốt sắng nhất trong vụ tàn sát hàng mấy ngàn sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn tháng 6 năm 1989, qua xích hàng trăm xe tăng, theo ý kiến của Đặng Tiểu Bình. Lúc ấy chỉ có Triệu Tử Dương là chống lại.
Tập Cận Bình vẫn còn dè dặt khi thời kỳ khởi đầu vụ án sắp kết thúc. Bản cáo trạng chung sẽ được công bố, chuẩn bị cho cuộc xử án. Giang Trạch Dân vẫn còn là con hổ dữ nhiều nanh nhiều vuốt, có tay chân trung thành cài khắp nơi ở mọi cấp. Có thể Giang sẽ ra tay trước. Có thể lắm.
Tập Cận Bình đang săn bầy hổ dữ hay đang cưỡi lưng hổ, một tư thế không dễ chịu, không thoải mái chút nào. Tình hình sẽ có thể rất ly kỳ, sôi động vào cuối năm nay.
Và tác động đến Việt Nam chắc sẽ không nhỏ.
* Blog của BT là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

No comments: