Sunday, April 6, 2014

(571) Bùi Tín - Đồ Ngu

Thư của Hải Ngoại Phiếm Đàm gửi ông Bùi Tín - Đồ Ngu


( HNPĐ ) LTS: Đã nhiều năm liền, HNPĐ đã từng post bài của ông Bùi Tín, mặc cho thiên hạ tẩy chay... vì chúng tôi nghĩ rằng ông không phải là người chống cộng cuội, hơn nữa ông càng không phải là người đang thi hành kế khổ nhục của Bắc Bộ Phủ.... Nhưng từ ngày Đồ tể Võ Nguyên Giáp đền tội, một loạt bài của ông Bùi viết về Giáp khiến chúng tôi rất khó chịu về lối chơi chữ ( vào hạng thượng thừa ) của ông. Từ đấy, chúng tôi đã ngưng post bài của ông Bùi. Mới đây nhất ông viết bài: Cuộc đánh tráo không thể có. Lập tức, cộng đồng mạng xôn xao, đại đa số kết án ông đang ra sức ( tàn ) để tỏ lòng Phù Hồ như ông từng nói xa xôi, lấp lửng...Chúng tôi cũng nhận được nhiều bài viết công kích ông, trong ấy có bài của Mỹ Linh: Phản Biện Bài Viết Của Ông Bùi Tín Về Nhân Vật Hồ Chí Minh...
Nhận thấy ông " chứng nào vẫn tật ấy" chúng tôi xem lại bài của ông Đồ Ngu đã viết gửi ông cách đây nhiều năm. Bỗng thấy có nhiều câu, nhiều ý, Ông Đồ Ngu viết về ông chẳng ngu chút nào . Mà, xin lỗi không phải "mèo khen mèo", lời ý của Đồ Ngu trải qua một thời gian dài. Nay, giống như lời...Sấm !
Xin được post lại để độc giả HNPD nhã giám, và xin được xem đây như lời xin lỗi của chúng tôi vì đã một thời gian rất dài quên béng đi câu nhắc nhở của dân gian. rằng " Cốt Khỉ Vẫn Hoàn Cốt Khỉ " !  ( HNPĐ )

Thưa ông.

Đồ tôi qua Mỹ, thuộc diện HO, vào những chuyến tầu vét của diện này. . .Diện HO có nghĩa là thuộc thành phần tị nạn . . .
Một người phải tị nạn . . .Là để tránh cái nạn áp bức, đe dọa, đối xử ngược đãi, và phân biệt đối xử . . .
Khi Đồ tôi còn trong nhà tù. Đã nghe ông đào tị ra nước ngoài. Lúc đầu, ông được đón tiếp như một anh hùng. Tin ấy, làm Đồ tôi tự thán như thế này:
- Làm chính trị như ông ấy sướng thật, ở đâu cũng được ưu ái..
Ông cũng đang sống ở nước ngoài, với diện đào tị ( Đào là trốn, Tị là tránh). Tuy ông vẫn bai bải:
- Tôi nhất định về nước. tôi không hề xin cư trú chính trị. Tôi chỉ trốn tránh thôi !
Ông đã trốn tránh cái gì? Đó là một trong những phần, Đồ tôi sẽ gửi cho ông sau đây..


Khi Đồ tôi qua Mỹ. Có người bạn chủ báo đến thăm, nhân nói về ông.Người bạn chủ báo ấy có vẻ tâm đắc với cách xuất xử lắt léo của ông, khen ngợi ông, đem cho Đồ mượn những quyển sách ông viết..
Đến giờ này. Theo như Đồ tôi được biết, có hai luồng dư luận còn tồn tại về ông:
Những người quốc gia chân chính. Có cái tâm khoan thứ của một con người, chưa biết nhiều về ông, chặc lưỡi:
- Đánh kẻ chạy đi, ai nỡ xua đuổi người chạy lại, và nếu cứ hoài nghi, lạnh nhạt thì còn ai muốn tìm về với mình nữa.
Nhóm người thứ hai, trong đó có Đồ tôi còn băn khoăn về nhiều điểm, mà thứ tự thời gian, Đồ sẽ xin trình bầy sau đây..

. . . Ngược dòng thời gian.
Đó là năm 1976, sau một ngày lao động vất vả. Các bao tử teo tóp của các tù nhân bừng lên về tin nhà bếp đem một con trâu về. Việc thịt trâu, thường chỉ xẩy ra vào những ngày lễ, tết. Mỗi tù nhân, được một chén thịt luộc với muối. Có người còn có sáng kiến: “Sao không kiếm một sợi chỉ, cột chặt vào miếng thịt ấy, để khi nó xuống thực quản, kéo ra nhai lại.” Miếng ăn là miếng nhục, mà nhục là thịt ( dù rằng viết theo chữ Hán thì khác nhau) . Vậy miếng thịt là miếng nhục.
Tù nhân thì nhục nhã quen rồi, nhưng vẫn ước ao có được miếng thịt. Miếng thịt tạo ra chút bổ dưỡng, kéo dài sự sống, để trở về với gia đình. Cho nên ai mà không muốn.
. . . Ông đeo sắc cốt, phương phi, no đủ đứng nhìn chúng tôi ăn, cười với người tù này, nói đùa với người tù kia . . . Ông bô bô:
- Các anh còn sướng chán, những ngày kháng chiến, những ngày hành quân trên vùng Việt Bắc này, chúng tôi còn không có một thìa mắm mà ăn..
Tù vẫn cúi đầu xuống ăn, ông vẫn tiếp tục ba hoa. Có Tù nghĩ: “ Làm sao lại so sánh như thế được” Nhưng có người nghĩ: “Miệng nhà quan có gang mà”.

Sau khi lưng lửng cái bụng, tù nhân được lùa lên hội trường nghe “Phái đoàn báo chí của trung ương” nói chuyện. Ông được tên cán bộ văn xã giới thiệu là “Đồng chí phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân”. Nó vừa nói xong, còn cải chính:
- Tôi nói từ “đồng chí” là dùng cho chúng tôi đấy nhé. các anh cứ hiểu là một cán bộ cấp cao là được rồi..
Ông ngồi ngất ngưởng trên bàn chủ tọa, cười hô hố, đồng tình...
Ông bắt đầu rao giảng về âm mưu thủ đoạn của Đế quốc Mỹ trong chính sách thực dân mới. Âm mưu thâm độc và tàn nhẫn của Mỹ, Ngụy. Chế độ ưu việt của xã hội chủ nghĩa v.v
Chúng tôi cắm cúi ghi, phải ghi cho kỹ, không thôi, ngày mai từng tổ học tập, sẽ thảo luận từng câu, từng chữ về những lời vàng ngọc này..

Bỗng, trong lúc bất ngờ nhất . . .Trong lúc ông đang nói về nền kinh tế, và xã hội miền Nam trước khi “ Quân giải phóng vào cứu”. Ông đập tay xuống bàn, chỉ xuống dưới đám tù nhân, tay ông xòe ra, quét một vòng cung từ trái sang phải, rồi từ phải sang trái. Ông gằn giọng:
- Theo điều tra sơ bộ của chính quyền cách mạng, miền Nam hiện giờ có tới năm trăm ngàn gái điếm. Trong đó có vợ con các anh..
. . . Có tù nhân cười nhạt, có tù nhân khóc. Cái vòng vải trắng, được may ngoài cổ áo để phân biệt người tù với thường dân ngoài bản làng, như những mảnh khăn tang, rung lên vì những tiếng nấc nghẹn ngào...

Có một nhà sư, nằm gần Đồ tôi, thấy tôi buồn buồn, cười nói:
- Những người cán bộ cao cấp, người ta bỏ hẳn cái tên khai sinh, tự tìm cho mình một bí danh, cái bí danh này, làm kim chỉ nam cho tiền trình của họ. Ông Bùi Tín này, chắc phải là nhà tiên tri nên biết trước mình sẽ làm báo. ông ta lấy tên là Bùi Tín, chữ Tín có nghĩa là Tin, thí dụ như tin tức, tin vắn, tin kinh khủng, tin chó cán xe, xe cán chó.
Tôi cãi:
- Không phải vậy đâu, ông ta nghĩ rằng cái tên ấy hàm chứa một sự tin cậy. Tin vào mình và tin vào ngừời.

Bây giờ thì tôi mới biết, cả tôi và nhà sư nhân hậu của tôi đều sai. Chữ Tín, dù đứng hàng chót trong tứ đức ( Nhân, nghĩa, trí, tín). Nhưng viết có một kiểu. Chữ Nhân đứng bên trái chữ Ngôn. Con người khi nói. Là tự câu ấy đã lập ngôn rồi. Do vậy khi qua đến vùng tự do. vùng mà ai “ muốn nói gì thì nói”. Ông lại “ Lập ngôn” :
"...Những lý do tôi đào thoát là nhiều bất đồng với Đảng và chính quyền Hà Nội. Một trong những bất đồng ấy là chính sách của nhà nước, là thái độ của họ đối xử với sĩ quan chế độ cũ."
Cái lối nói nước đôi ấy làm người ta vỗ tay, khi người ta hiểu rằng: “Ông bất bình là vì chính sách ngược đãi của chế độ Cộng Sản, đối với những sĩ quan học tập cải tạo.” Đâu có ai nghi ngờ. Nhưng những sĩ quan ở trại Yên Bái đã nghi ngờ, khi so sánh câu “ Lập ngôn” của ông đối với những hàng binh với câu “ Lập ngôn” của một hàng thần như ông.

Trong Hoa Xuyên Tuyết, ông huênh hoang tranh công với Thiếu tá VC Bùi Văn Tùng về việc các ông “ Túm” được ông Tướng hèn Dương Văn Minh, Đồ tôi thì nghĩ như thế này:
Nhiệm vụ chính của một con chó săn, chủ xua ra, chỉ để bắt những con vật bị thương, khi con vật này mất sức tự vệ, chứ bản thân con chó ấy nào có mạnh mẽ gì...Huống hồ chính nó cũng đang bị nội thương, đang sẵn sàng chìa bàn tay hèn ra để được bắt trói, để được lưu lại nốt kiếp sống thừa. Bắt được nó, hay chấp nhận từ nó những lời van xin, hay quy phục, Nào có vinh hạnh gì?
Còn nhiều câu, nhiều việc, đầu Ngô mình Sở khác nữa nhưng Đồ chỉ nêu ra những sự việc chính...

Năm 1999. Có lẽ là năm, mà mọi người muốn dọn mình cho sạch mọi ám ảnh của một phiên tòa chung thẩm trước khi trình diện Thượng Đế. Người ta đã mở tung ra những trói buộc, mở toang ra những bí mật. Nói hết ra những căm hận. Dẫn đến việc “Oan có chủ, nợ có đầu”. Đó là việc chính tay ông cầm dao giết người, chính bàn tay ông hạ thủ, chính bàn tay ông có đẫm máu tươi ở Quảng Trị đêm nào. Thân nhân họ còn sống, tố cáo ông. Mọi chuyện khác thì ông im lặng. Riêng việc này thì ông chối bai bải. Tại sao có tật giật mình thế? Rồi cũng có một vài tiếng chó sủa trăng rời rạc bênh ông... (Ghi chú của Blogger: Võ tử Đản tố cáo BT- Xem bên dưới)
Trong chiến tranh, việc bên này, giết bên kia. Ta không bắn địch, thì địch cũng bắn ta ... Chuyện đó là thường tình. Nhưng người quân tử, không nên dĩ công vi tư. Không lấy cái chung để làm cái riêng. Không lấy cái “mác” chống Pháp để giết người trả thù, cái thù riêng của hai giòng họ..

Ông Văn Cao là một nhạc sĩ thiên tài. Tác giả bài Tiến Quân Ca, một bản Quốc ca của Việt cộng, cũng là tác giả của biết bao nhiêu bài hát trữ tình độc đáo, đã làm say đắm bao nhiêu thế hệ. Đồ tôi chỉ say ông ta, như người ta say thuốc lào, chứ không thể say, như say tình, say ngãi. Say thuốc lào, thoáng chốc sẽ tỉnh, vì có sự can dự của lá phổi, vốn bộc tuyêch, bộc toạc. Còn say tình, việc lâu dài của con tim. Ngay cả đến bây giờ. Ông Văn Cao đã ra đi. Bản Tiến Quân Ca vẫn làm con tim một nhúm người Cộng Sản thổn thức, đôi chân theo quán tính vẫn phải đứng nghiêm.

Giả dụ bây giờ, có ai đó đứng ra tổ chức một buổi lễ “ Tưởng niệm Văn Cao” Đồ tôi vẫn đến, vẫn thắp cho ông những nén nhang chân thành , nhưng thú thực, càng yêu nhạc sĩ Văn Cao bao nhiêu thì Đồ tôi càng tởm “ Người Chiến sĩ cách mạng của nguyên quán Vụ Bản, Nam Định” bấy nhiêu . . .
. . . Thế mà cứ như bị bỏ bùa. . . Khi nghe những bản Thiên Thai, Buồn Tàn Thu. Đồ tôi vẫn say. Nhưng trong mơ màng, lung linh của khói thuốc lào ấy. Đồ tôi chợt nhớ đến hình ảnh một sát thủ, mặc áo the thâm, quần trắng, hóa trang thành một người đứng tuổi tỉnh lẻ, trong bụng giắt hai khẩu súng một khẩu cỡ 7,65. Một khẩu Browning baby cỡ 6,35 ly. Vào những ngày đầu tháng 7 năm 1945, lui cui đạp xe xuống Hải Phòng. người sát thủ ấy, thay laị bộ đồ khác có cái áo vareuse, có túi chéo để dễ giấu súng. Đến số nhà 46 đường Phan Bội Châu bây giờ, ung dung vào tiệm hút, có tên Đỗ Đức Phin đang đi mây về gió, chiến sĩ cách mạng Văn Cao rút súng ra bắn vào lưng Phin. Súng không nổ, Văn Cao rút khẩu súng dự phòng vẫn bắn vào lưng, khi Phin bật lên. Ông ta đưa súng vào đầu Phin bắn tiếp, kết liễu đời một tên tay sai, ung dung xuống thang gác . . .

Rồi, một Hoàng Phủ Ngọc Tường với tập thơ: “Em Hái Phù Dung” làm nức nở những tà áo tím đất Thần Kinh, làm thắm đỏ môi má học trò trong những chiếc nón bài thơ Đồng Khánh , trong những câu mượt mà:
Anh hái cánh phù dung trắng.
Cho em niềm vui cầm tay
Màu hoa như màu ánh nắng
Buổi chiều chợt tím không hay
Ông họ Phủ này, cũng giết người, nhưng khác với ông Bùi Tín và Văn Cao. ông Tường đã ngạo nghễ trên bàn xử án của một tòa án nhân nhân, và “nhà thơ máu lạnh” này đã ra lệnh chôn sống cả trăm, cả ngàn người trong những ngày đầu Xuân Mậu Thân, ngay tại Phú Văn Lâu Huế năm ấy.
... Đồ tôi dựng tóc gáy . . .Rồi lại tự trách mình sao lại cứ đi tìm mãi cái tuyệt đối của những nghệ nhân? Nhưng trong đầu cứ luẩn quẩn nghĩ đến việc ông Bùi Tín tự tay giết người, ông Văn Cao tự tay giết người. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường tự tay chôn sống người . . .

Thời còn khói súng của trận mạc, Đồ tôi say thứ khói ấy lắm, nên cứ thế mà giết. Giết để trả thù nhà vì bị bọn các ông đấu tố. Giết để trả nợ nước vì các ông là đám Cộng Nô! Cho đến bây giờ, cũng không ân hận vì những cơn say ấy. Có khi còn chưa thỏa mãn là đàng khác. Bởi vậy, Đồ tôi chỉ có thể viết nhăng viết cuội thì được. Viết để chửi chó mắng mèo thì được. Nhưng không bao giờ có thể thành một nhà văn lớn được. Vì đã là nhà văn, nhà sáng tác nhạc, họa sĩ như mấy ông, thì phải có con tim nhân ái. Phải biết đau, cả với tiếng kêu thương của con quạ, con cú bị nạn. Phải ngẩn ngơ xót xa, với ngay những cánh hoa bị mưa gió bảo bùng làm tan tác…. Nói chi đến cái việc ung dung sát nhân như vậy?

Gần đây, không biết do nguồn điều khiển tử xa ở đâu. Ông khui một vài điều, mà ông gọi là bí mật của ông Hồ Chí Minh. Người cả tin cho là ông đã hoàn toàn phản tỉnh, Vì cho dù mang danh đào tị, trước sau, ông vẫn vỗ ngực: Ông chống, là chống cái đường lối của Cộng sản kia kìa, chứ ông không chống con người của Cộng Sản đâu. Rồi ông chỉ vào tim: Bác Hồ vẫn ở đây! Nhưng, những người đa nghi trong đó có Đồ tôi, thì cho rằng cái ý đồ của ông, nằm trong âm mưu: “ Minh tu san đạo, ám độ Trần Thương”. Ông giả vờ chê, khui những sự việc nhỏ. cố để che lờ những đại tội của ông Hồ với Dân Tộc. . .

Như Đồ Ngu đã viết nhiều lần, Khi mà lịch sử chưa ổn định, thì việc mạt sát người này, đánh bóng người kia. Phá mả người này để làm nhục. Dựng lăng người kia để dương danh, chỉ là hành động nhất thời.. Mười năm, hai mươi năm, thậm chí một trăm năm, với một đời người thì dài, nhưng với lịch sử thì quá ngắn. Việc thay bậc, đổi ngôi. Thay nơi, đổi chỗ nào có mấy hồi?
Còn như cái ý định phản tỉnh có thực. Nghĩa là tự ông đã thấy thực sự tội ác của ông Hồ, mà không chóng thì chày. Lịch sử sẽ khui ra. Ông phải tránh trước. Như ông đã tránh trước cái họa sát thân khi bức tường Bá linh đổ xụp, để trốn chạy qua phương Tây làm một kẻ hàng thần. Hàng thần của một loại ý thức hệ đi nữa thì cũng là hàng thần.

Ngày xưa, những minh quân. Tay phải vẫn mở rộng, nồng thắm kéo vào những quan tướng của phía bên kia, thuận lòng quy chính. Nhưng tay trái vẫn sẵn sàng thủ gươm để tự tay chém chết những ai bôi bác cố chủ của họ.
Ông minh quân ấy lý luận rất đơn giản: Nhà ngươi đã phản chủ cũ, quay lại nói xấu chủ của mình. Ta phải giết con người phản bội này, để răn dạy thuộc tướng của ta.

Viết đến đây. Đồ tôi lại ngẫm nghĩ câu nói của cổ nhân: “Bách mưu, tất nhất thất.” Có nghỉa là trăm phương nghìn kế, phải có cái hỏng. Một cái hỏng của bộ óc trí trá, phản nghịch của ông là: ông cứ ngỡ rằng cái tam đoạn luận chống Cộng: “Mày thù Cộng Sản, Căm hận ông Hồ. Tao chửi Cộng sản, tao khui bí mật xấu xa của ông Hồ. Tao cũng là người chống Cộng. Tao là đồng minh của mày..”
Câu trên đúng với tổng thể, nhưng sai với một vài cá nhân trong đó có ông.vì ông vẫn tự dương danh ông xuất thân từ một gia đình nho giáo . . .

Trang gia phả họ Bùi, có thân sinh thượng thư Bùi Bằng Đoàn “phản Ngô, phò Hồ” sao không nhắc ông câu nói đầu lưỡi của cương thương con người :
... Trung thần bất sự nhị quân, tiết nữ bất giá nhị phu ?
Khi yên nơi, ấm chỗ. Ông viết sách, ông lại lập thuyết. Trong những cái tiếc về sự phung phí của mình. Đồ tôi rất tiếc cái thời giờ bỏ ra đọc những quyển sách ông viết . .
Người phương Đông xưa cổ, khi viết sách, thường ký thác tâm sự, con người của mình trong tác phẩm ấy.. Trái với các nhà cải lương Phương Tây muốn “dấu con người , cuộc sống của cái tôi”. Như V.Huygo ( Pháp) có nói: “ Bạn ơi! hãy dấu kỹ cuộc đời anh và phổ biến tri thức của anh!”

Đồ tôi thấy nhà ông cáo lắm, ông phối hợp cả Đông lẫn Tây. Nhưng, khi dậy dỗ các hệ thống truyền thông bên này về cung cách viết báo. Ông quên béng một điều: Đối tượng của người viết là ai mới được chứ?
Gần 10 năm làm phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân và từ năm 1986, là phó cho tờ Nhân Dân, khi nhà ông viết ra điều gì. Trước khi ông đặt bút, ông phải nghĩ ngay đến Đảng và ông chủ Cộng Sản của ông. Viết sao cũng được, miễn sao bài viết ấy mang “Tính Đảng, tính chiến đấu, tính nhân dân” sau đó, mới ban phát cho những độc giả hèn mọn tội nghiệp!

Ở bên này, ngay khi Đồ tôi đang viết cho ông chữ nào, dòng nào. Ông sẽ nhận được nguyên con của chữ ấy, dòng ấy. Và cũng khác với bên kia là: Người “ Boss” của Đồ tôi, không phải ông Chủ biên mà là tất cả các độc giả cuả Hải Ngoại Phiếm Đàm. Cái khác biệt căn cốt là vậy đấy, ông nhà báo Thành Tín ạ!
Thư bất tận ngôn.
Đồ Ngu. ( HNPD )

Cuộc đánh tráo không thể có
bởi Bùi Tín 03.04.2014

Có những điều không có thật, nhưng vẫn có người tin là thật. Như trong lăng ở Quảng trường Ba Đình ngày nay là thi hài ông Hồ Chí Minh, nhưng vẫn có người tin là không phải vậy, đó là thi hài một người Trung Quốc, có tên là Hồ Tập Chương. Không ít người không hẳn tin nhưng vẫn nghi ngờ. Như nhà bình luận Trần Bình Nam viết trên blog Trần Bình Nam (tháng 3/2014):‘’Trong lăng ở Ba Đình là một người Việt Nam hay một người Trung Quốc?‘’.
 
Nguồn gốc của sự ngộ nhận hay hoài nghi trên đây là do một cuốn sách dày hơn 200 trang, nguyên văn chữ Hán có đầu đề Hồ Chí Minh sinh bình khảo, tác giả là giáo sư chính trị Trường Đại học quốc lập Đài Loan ở Đài Bắc, tên là Hồ Tuấn Hùng, do nhà Xuất bản Bạch Tượng in và phát hành. Cuốn sách ra mắt độc giả tháng 11 năm 2008, ngay sau đó được dịch ra tiếng Việt và các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản.
 
Bản dịch tiếng Việt do Thái Văn thực hiện, hiện được lưu trên mạng Thông Luận cũng như trên mạng Google. Trong cuốn sách tác giả Hồ Tuấn Hùng đưa ra nhận định với khá nhiều dẫn chứng để chứng minh rằng người mang tên Nguyễn Tất Thành sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, Việt Nam, sau này mang tên Nguyễn Ái Quốc, đã bị thực dân bắt ở Hồng Kông và đã chết sau đó ở trong tù vào năm 1932; xác ông đã được đưa sang chôn cất ở Moscow, Liên bang Xô viết cũ. Con người ít lâu sau đó đội tên Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại miền Nam Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam từ những năm 1938 đến năm 1945 mang tên Hồ Chí Minh và trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi chết ngày 3/9/1969 ở Hà Nội thật ra là một người Trung Quốc, sinh năm 1901 ở Đài Loan, tên gốc là Hồ Tập Chương.
 
Giáo sư Hồ Tuấn Hùng tự nhận là cháu gọi ông Hồ Tập Chương là chú ruột. Tác giả khẳng định rằng cuộc đánh tráo con người trọn vẹn có một không hai trong lịch sử thế giới này bắt nguồn từ chủ trương của Đệ Tam Quốc tế CS thời Stalin - Dimitrov, được tập thể lãnh đạo đảng CS Trung Quốc là Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Khang Sinh nghiêm chỉnh chấp hành, do tình báo Hoa Nam của đảng CS TQ thực hiện trót lọt theo chủ định của Quốc tế CS. Theo cuốn sách, bà Vera Vasilieva, cán bộ của Quốc tế CS đã theo dõi việc huấn luyện, đào tạo nhà tình báo Hồ Tập Chương về hình dáng, tiếng Việt, giọng nói Nghệ An suốt trong 5 năm để hoàn thành sứ mạng này.
 
Điều rất kỳ lạ là hơn 5 năm nay, các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS VN cũng như của đảng CS TQ đều im hơi lặng tiếng, không xác nhận mà cũng không phủ nhận nội dung cuốn sách quan trọng này.
 
Thật ra không có khó khăn gì để chứng minh rằng nội dung cuốn sách chỉ là một điều hoang tưởng, theo kiểu tiểu thuyết trinh thám rẻ tiền, có thể là do động cơ vụ lợi kèm theo động cơ chính trị ám muội kiểu nước lớn đang nuôi dưỡng dã tâm thôn tính lâu dài nước ta theo kiểu gặm nhấm dần.
 
Dù cho lập luận có vẻ chặt chẽ đến đâu đi nữa, dù cho đưa ra những chứng cứ có vẻ chân thực đến đâu chăng nữa thì bịa đặt vẫn hoàn toàn là bịa đặt, cuộc đánh tráo Hồ Chí Minh - Hồ Tập Chương chỉ là trò bịp 100%. Chỉ cần đặt vài câu hỏi.
 
Xin hỏi tác giả Hồ Tuấn Hùng, đảng CS Liên Xô, Đệ Tam Quốc tế CS để lại ở kho lưu trữ khối tư liệu đồ sộ hàng triệu trang, mở ra cho công luận, đã có dòng nào nói đến sự kiện ‘’đánh tráo người‘’, nói đến bà Vera Vasilieva với sứ mạng huấn luyện cho ông Hồ Tập Chương đội lốt Hồ Chí Minh?

Ông biết chăng, hồi năm 1960 ông Hồ Chí Minh mời vợ chồng luật sư Frank Loseby sang Hà Nội, khách vẫn nhận ra ông bạn cũ của gần 30 năm trước, đâu có phải là ai khác? 
 
Và khi ông Hồ Chí Minh sang Pháp năm 1946 gặp lại hàng loạt bạn Pháp cũ, có một ai ngỡ ngàng nhận ra là một người Tàu đội lốt ông Hồ Chí Minh đâu?
 
Rồi năm 1946 khi bà Thanh chị cả ông Hồ Chí Minh ra Hà Nội, bà nhận ra ngay ‘’thằng Coong, có cái sẹo ở tai trái do đi câu cá bị nạn khi còn nhỏ‘’, đâu có ngỡ ngàng gì. Ông Cả Khiêm cũng vậy, ông đã nhận ra ngay em ruột mình không chút băn khoăn.
 
Và ông Hồ đã có cả một loạt nhà báo, nhà văn, học giả quốc tế viết về ông, như W.J. Duiker, Sophie Quinn Judge, Pierre Brocheux, Bernard Fall, Wilfred Burchett …với mọi chuyện ly kỳ, sao không có một ai nói đến chuyện đánh tráo danh nhân, ‘’thay rồng hóa phượng‘’ trên đây.
 
Có những người quen biết ông Hồ từ trước năm 1933, như Nguyễn Lương Bằng, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, cho đến cả ông Nguyễn Hải Thần, để đến 1942, 1945, 1946 gặp lại, có ai nghi ngờ là đã gặp một con người khác, một người Tàu giả dạng Việt Nam, đóng vai Hồ Chí Minh một cách trọn vẹn, đánh lừa mọi người quen biết cũ do đã được huấn luyện kỹ càng tỷ mỷ, như tác giả Hồ Tuấn Hùng kể lại.

Không một nhà chuyên khảo nào từng tìm hiểu và viết về cuộc đời ông Hồ Chí Minh cho rằng chính kiến của tác giả Trung Quốc Hồ Tuấn Hùng trong cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo là có giá trị.
 
Trên mạng Thông Luận, có lưu giữ 12 bài luận văn công phu mang đầu đề ‘’Giặc Hán đốt phá Nhà Nam» của tác giả Huỳnh Tâm, bạn đọc còn có thể vào đọc. Bài cuối cùng, thứ 13, sắp ra mắt độc giả. Rất đáng tiếc là trong suốt 12 bài đã công bố tác giả dựa vào một ý tưởng trung tâm là coi việc đánh tráo thi hài ông Hồ Chí Minh là có thật, tác giả tin rằng bọn bành trướng với mưu ma chước quỷ đã thực hiện trôi chảy việc đánh tráo này, rằng hiện nằm trong lăng ở Hà Nội là một người Tàu 100%, là xác của ông Hồ Tập Chương, chú ruột của nhà học giả Hồ Tuấn Hùng. Nếu quả vậy thì nên làm gì nữa, thưa ông Huỳnh Tâm? Phải tố cáo với toàn dân, với cả nhân dân Trung Quốc và nhân toàn thế giới, trò bỉ ổi phạm luật quốc gia và luật quốc tế này, và trước hết mạng Thông Luận cần phải có thái độ và lập trường rành mạch minh bạch về sự kiện này. Tôi luôn quý trọng mạng Thông Luận, thường có những bài viết có chất lượng, đóng góp quý báu cho công cuộc dân chủ hóa.
 
Việc bác bỏ một sự kiện không có thật, phê phán một cuốn sách dựng đứng lên về sự đánh tráo thi hài trong lăng Hồ Chí Minh - dù cho sự đánh giá nhân vật lịch sử này khác nhau, trái ngược nhau - là một việc làm cần thiết lúc này, để cho mọi sự được công bằng, minh bạch, lịch sử trở lại đúng như nó có thật, chính là thái độ mọi công dân yêu nước cần có.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ


Phản Biện Bài Viết Của Ông Bùi Tín Về Nhân Vật Hồ Chí Minh
Mylinhng@aol.com
Trước khi phản biện bài viết của ông Bùi Tín với tựa đề "Cuộc Đánh Tráo Không Thể Có", tôi là người quý trọng ông Bùi Tín như ông đã từng quý trọng mạng Thông Luận. Tôi công nhận ông Bùi Tín đã đóng góp nhiều bài viết có chất lượng, có giá trị trong việc đấu tranh dân chủ hóa đất nước, và tôi rất cám ơn ông về điều đó. Nhưng nói đến nhân vật Hồ Chí Minh, tôi nghĩ ông Bùi Tín nên giữ im lặng thì hay hơn. Vì sao tôi  viết thế? Đơn giản, ông BT đã có 45 tuổi đảng, rồi mới nhận thức ra mình bị ĐCSVN lừa, và ra khỏi Đảng, thì những sự hiểu biết của ông về HCM trong quá khứ cũng vẫn có thể cũng bị lừa bởi Đảng.
Tôi có ý muốn nói, ông BT đã sai lầm suốt 45 năm rồi, thì không nên viết bài khẳng định mình không tiếp tục sai lầm về nhận xét nhân vật HCM này. Đúng ra là ông không nên viết bài một cách quá chủ quan để phê phán những người như ông Trần Bình Nam, ông Huỳnh Tâm, và mạng Thông Luận...  Từ trước năm 2001, trước khi bộ phim 24 tập Trường Chinh ra đời, của đạo diễn Kim Thao, Đường Quốc Cường thủ vai Mao Trạch Đông, do đài VTV3 trình chiếu, có mấy ai biết được sự thật lịch sử: nguồn gốc lá cờ đỏ sao vàng đến từ tỉnh Phúc Kiến bên Tàu. Những ai đã từng xem phim cũng chưa phát hiện được sự thật lịch sử đó. Mãi đến 2005, người ta mới phát hiện ra, lá cờ đỏ sao vàng nằm trong trang mạng http://www.worldstatesmen.org/China.html (*1). Từ đó sự thật lịch sử mới được phô bày, lá cờ đỏ sao vàng là của Tàu. Gần đây, người ta vạch trần một sự thật lịch sử nữa: HCM với bút hiệu CB (bút hiệu này được dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957, trên báo Nhân Dân), đã là tác giả của bài viết "Địa Chủ Ác Ghê". Đọc qua bài viết, chẳng cần phải suy nghĩ, cũng biết ngay đây là một bài viết vu khống bà Trần Thị Năm (Cát Thanh Long) đã "giết chết ngót 260 đồng bào", nhằm để HCM phát động phong trào Cải Cách Ruộng Đất, sát hại 172.008 người (*3). Đểu cán của HCM là mượn bút danh CB giết bà Năm xong, rồi HCM giả vờ thương xót: "Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức !" (Trích từ hồi ký Hoàng Tùng). Đểu cán thêm nữa, chính HCM phát động CCRĐ, rồi chính y lại giả vờ lau nước mắt, rồi đổ hết tội lỗi cho Trường Chinh, rồi huề cả làng, chẳng ai bị xử tử hay bị ở tù. Tôi viết những điều trên để chứng minh chế độ CS là vua lừa bịp và thay đổi những sự thật lịch sử, trước khi phản biện bài viết của ông BT.
Quý vị cũng nên đọc thử qua bài viết của ông BT, tôi hoàn toàn không tìm thấy một bằng chứng xác thực nào để chứng minh ông HCM tức là Nguyễn Ái Quốc bị giam tại Hồng Kông năm 1931-1932. Bài viết của ông chỉ nhằm phản bác lại bà Vera Vasilieva và cuốn sách "HCM Sinh Bình Khảo" của GS Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, vì ông Hùng cho rằng, cháu ruột ông, Hồ Tập Chương đã giả mạo HCM. Ông BT phản biện một cách yếu ớt, mơ hồ, nếu không muốn nói là ấu trĩ. Yếu ớt khi ông BT cho rằng: "hơn 5 năm nay, các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS VN cũng như của đảng CS TQ đều im hơi lặng tiếng, không xác nhận mà cũng không phủ nhận nội dung cuốn sách quan trọng này." Tại sao ông BT không nghĩ ngược lại, vì nó là sự thật nên phủ nhận sẽ bị lôi ra thêm bằng chứng, còn xác nhận sẽ lòi chành ra sự gian dối, lừa gạt bấy lâu nay. Mơ hồ ở chỗ ông viết: "Ông biết chăng, hồi năm 1960 ông Hồ Chí Minh mời vợ chồng luật sư Frank Loseby sang Hà Nội, khách vẫn nhận ra ông bạn cũ của gần 30 năm trước, đâu có phải là ai khác?"  Trong khi đó, tờ L'Humanité của Pháp, số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông và tờ Daily Worker của Đảng Cộng Sản Anh cũng đăng tin "ông Hồ đã chết vì bịnh lao trong khám đường Hồng Kông", trang 79, trong cuốn "Từ Thực Dân Đến CS của ông Hoàng Văn Chí". Mơ hồ vì luật sư Frank Loseby cãi cho Tống Văn Sơ, chứ có phải cho Nguyễn Ái Quốc đâu. Tống Văn Sơ có phải là bí danh của Nguyễn Ái Quốc, vẫn còn là một câu hỏi? Cá nhân luật sư Frank Loseby vẫn còn là một dấu hỏi? 30 năm một người ngoại quốc nhận ra một người Việt Nam, cũng rất mơ hồ. Báo chí VC đăng về ông Frank Loseby cũng là một việc không đáng tin được. Biết bao nhiêu dấu hỏi trong vụ này. Một thằng chuyên môn lường gạt, nó có đủ mọi cách để lường gạt, quá dễ mà. Nó có thể ngụy tạo một luật sư nào đó bào chữa cho nó để được ra khỏi tù Hồng Kông, dễ thôi mà. Còn về ấu trỉ, khi ông BT dám viết rằng: "Điều rất kỳ lạ là hơn 5 năm nay, các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS VN cũng như của đảng CS TQ đều im hơi lặng tiếng, không xác nhận mà cũng không phủ nhận nội dung cuốn sách quan trọng này." và "nội dung cuốn sách chỉ là một điều hoang tưởng, theo kiểu tiểu thuyết trinh thám rẻ tiền, có thể là do động cơ vụ lợi kèm theo động cơ chính trị ám muội kiểu nước lớn đang nuôi dưỡng dã tâm thôn tính lâu dài nước ta theo kiểu gặm nhấm dần." Cái ấu trỉ của ông BT là đợi sự trả lời của 2 đảng CS chuyên môn nói dối, và ông ta lại tin tưởng rằng Tàu Cộng không có dã tâm thôn tính lâu dài nước ta theo kiểu gặm nhấm dần đâu. Có lẽ ông BT đã quên lịch sử 1000 năm Bắc thuộc của nước VN ta rồi.
Nói ngay, tôi chỉ đọc lướt cuốn HCM Sanh Bình Khảo, không nắm vững, nên không muốn phản biện về cuốn sách này cũng như nhân vật Hồ Tập Chương. Ở đây, tôi chỉ muốn phản biện phần ông BT viết: (Rồi năm 1946 khi bà Thanh chị cả ông Hồ Chí Minh ra Hà Nội, bà nhận ra ngay "thằng Coong, có cái sẹo ở tai trái do đi câu cá bị nạn khi còn nhỏ", đâu có ngỡ ngàng gì. Ông Cả Khiêm cũng vậy, ông đã nhận ra ngay em ruột mình không chút băn khoăn.) Tôi giả sử rằng câu chuyện này là có thật, (nghĩa là vào năm 1946, bà Thanh có ra Hà Nội, và có gặp ông HCM và có nói câu: "thằng Coong, có cái sẹo ở tai trái do đi câu cá bị nạn khi còn nhỏ", còn ông Khiêm cũng đã nhận ra em ruột mình không chút băn khoăn.) thì sẽ lòi ra việc "không tin" hay "nghi ngờ" trong lòng của bà Thanh trước khi gặp HCM, nên phải nhìn cái sẹo ở tai trái. Không phải đợi đến cuốn sách HCM Sanh Bình Khảo ra đời, người ta mới bắt đầu nghi ngờ HCM không phải là Nguyễn Ái Quốc. Mà từ trước đó, việc nghi ngờ này đã được ghi trong sách "Từ Thực Dân Đến Cộng Sản", xuất bản năm 1964, của ông Hoàng Văn Chí (tham gia Kháng Chiến Chống Pháp từ đầu đến cuối (1946-54), giữ chức vụ đúc tiền, làm giấy in bạc, chế tạo hóa chất cho quốc phòng, và từng được HCM tuyên dương công trạng trên toàn quốc), ở trang 54 và trang 79 như sau:
 
 
Cho tôi đặt câu hỏi với ông BT, tại sao có sự "nghi ngờ" đó của bà Thanh? Chị em sao 35 năm gặp lại, cũng bình thường thôi. Thường thì người ta sung sướng rồi ôm nhau mà khóc, mà kể lể, chẳng ai cần phải tìm cái "sẹo" hay "nốt ruồi sau gáy" (phần này ông Bùi Tín nói trên Paltalk.com trong Chương Trình TalkShow với phóng viên Chim Quốc Quốc VNCH) để mà nhận diện ra nhau. Tôi tin rằng ông BT không nói láo khi ông đã đọc được trên sách báo của CS, hay nghe CS kể về cái "sẹo" hay "nốt ruồi sau gáy" của HCM, nhưng tôi vẫn có cái suy luận của riêng tôi:
a) 45 năm tuổi đảng của ông BT mới nhận ra sự lường gạt của Đảng, phải bỏ Đảng, giờ lại tin vào sách báo của CS, hay tin lời CS đã kể cho ông nghe, vậy có phải ông BT rất ấu trỉ?
b) Thường những tên bịp bợm (như HCM) tìm mọi cách để chứng minh mình không bịp bợm, mới tạo ra câu chuyện "cái sẹo", "cái nốt ruồi sau gáy". Nếu đường đường chính chính, chẳng ai cần ba cái thứ này.
Bà Thanh, ông Khiêm, hay tất cả chúng ta, nếu là con người bình thường, đều phải nghi ngờ nhiều sự kiện bất bình thường đã xảy ra đối với nhân vật HCM này:
1) Có ít nhất 4 văn kiện nói về Nguyễn Ái Quốc bị bịnh ho lao, mang vi trùng Koch, một trong "tứ bịnh nan y". Thời đó, chưa có phát minh ra thuốc Streptomycine để trị vi trùng này, nên ai mang bịnh đều phải chết. Riêng phần này, ông BT biện luận rằng, nguyên văn: "anh Nguyễn Khắc Viện, bị lao từ năm 26 tuổi, 28 tuổi bị cắt hẳn một bên phổi, một bên phổi ép chỉ còn có 2/3 thôi, ảnh nghĩ rằng chỉ còn sống được 6 tháng và năm 1963 ảnh về nước, ảnh nói cũng may lắm, sống thêm được 3 năm, nhưng mà ảnh sống đến năm 82 tuổi, 45 năm sau, đấy là lao phổi chính cống đấy. Cho nên, người ta có đủ thuốc ngay từ những năm 1930 để hạn chế vi trùng Koch, để người ta có thể mổ phổi, ép phổi, cắt phổi, để nó không lây lan qua các bộ phận khác..."  Chúng ta biết Streptomycin là thuốc trị bịnh lao, được giới thiệu bởi Albert Schatz vào 19/10/1943, nhưng mãi đến năm 1946-1947 mới bắt đầu thử nghiệm. Ông bác sĩ Viện sinh năm 1913, tức năm 1939, ông bị bịnh ho lao, lúc đó chưa có thuốc Streptomycin mà ông vẫn có thể tiếp tục sống được, phải công nhận đây là một câu chuyện hiếm có, hy hữu, chuyện khó tin nhưng có thật. Nhưng đem sự có thật hy hữu này để chứng minh HCM cũng thoát chết giống y bác sĩ Viện, chẳng khác nào câu chuyện may mắn trúng số độc đắc, thưa ông BT. Biện luận của ông kiểu này, hoàn toàn không thuyết phục được người nghe, chẳng khác gì cãi bừa.

2) Cá nhân tôi đọc nhiều tin trái ngược với ông BT về chuyện bà Thanh lên Hà Nội. Nhiều nguồn tin cho rằng bà Thanh nào có được gặp HCM, vì ông ta rất bận việc nước, nên không có thì giờ tiếp xúc, rốt cuộc bà Thanh ở khách sạn và bị giết chết một cách mờ ám. Tôi tin điều này hơn "cái sẹo" và "cái nốt ruồi sau gáy". Theo như ông BT, ông nói vào năm 1957, ông có tháp tùng với HCM về Làng Sen, lúc đó bà Thanh đã qua đời năm 1954, ông Khiêm cũng qua đời năm 1950. Một tên vô tình, quên nguồn gốc như HCM, bỗng nhiên thức tỉnh, đợi đến anh chị mình qua đời, làm chủ tịch nước những 12 năm, rồi mới trở lại thăm quê của mình, thì làm gì có vụ tiếp bà Thanh ở Hà Nội để biết "vết sẹo" và "nốt ruồi sau gáy".

3) Một người hồi nhỏ đến lúc ra đi mang họ Nguyễn, giờ lên chủ tịch nước, bỗng dưng đổi sang họ Hồ, rất bất bình thường. Bởi thế thiên hạ đẻ ra câu chuyện Hồ Sĩ Tạo gì đó để cho ăn khớp với họ Hồ. Rồi còn ép cả nước phải gọi mình bằng "Bác", bằng "cha già dân tộc", rất bất bình thường. Nhưng xem ra rất bình thường đối với giặc Tàu, vì tránh được sự loạn luân.

4) Một chính khách nổi tiếng như Nguyễn Ái Quốc, trong suốt 9 năm dài, từ 1932 cho tới khi xuất hiện ở hang Pắc Pó năm 1941 với tên mới là HCM, chẳng ai biết ông ta ở đâu, làm gì, là chuyện rất bất bình thường.

5) Vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản để thành lập ĐCSVN. Nhiều đời Tổng Bí Thư đã trải qua như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, ... Ông NAQ coi như là cột trụ của ĐCSVN, ấy thế mà chưa từng giữ chức vụ Tổng Bí Thư ĐCSVN, cho mãi đến 1945, khi cướp được chính quyền. Đây cũng là việc rất bất bình thường.

6) HCM được gọi là một nhà yêu nước vĩ đại, lại sử dụng lá cờ Tàu của tỉnh Phúc Kiến làm cờ nước, và lại ký kết Hiệp Định Geneve để chia đôi lãnh thổ VN, rồi còn dâng cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho giặc Tàu với công hàm bán nước Phạm Văn Đồng ký. Quả thật đây là những việc rất bất bình thường.

7) Một Nguyễn Ái Quốc đấu tranh cứu nước suốt mấy chục năm trời, với hàng ngàn bài viết, đã từng học trung học, hôm nay mang danh HCM lại viết di chúc sai chính tả, rồi gạch xóa tùm lum. Trong bài viết đầy ký  hiệu phiên âm không có trong tự điển như: f, z, j, w, thí dụ như fương fáp, zũng, jì đó, trung wơng. Đây cũng là việc rất bất bình thường.

8) Từ lúc HCM làm chủ tịch nước cho tới lúc chết đi, chưa một lần ông ta bận quốc phục Việt Nam với áo dài khăn đóng, như cụ TT Ngô Đình Diệm, hay cụ TT Nguyễn Văn Thiệu trong những dịp lễ, mà toàn là bận đồ đại cán của Tàu 4 túi. Đây cũng là việc rất bất bình thường.
 

9) Trong lúc HCM làm chủ tịch nước, lại chỉ thị cho văn nô Tố Hữu viết ra những vần thơ bắt học sinh, sinh viên phải học thuộc mà chúng ta không thể tưởng tượng được:
 - Thương biết mấy khi con tập nói, 
Tiếng đầu lòng con gọi Xi't Ta Lin...
 - Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười...
 - Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch thờ Xít Ta Lin bất diệt...
Những bài thơ như thế này làm băng hoại tinh thần tự tin, tự chủ, tinh thần kính mến tiền nhân. Rất xấu hổ cho dân tộc Việt Nam, bị ép đi thờ những tên ngoại bang Mao Trạch Đông và Stalin giết người không gớm tay. Chuyện này cũng quá đổi bất bình thường.
10) Việt Nam có gần 5000 năm văn hiến, bản chất của người Việt Nam rất nhân hậu, hiếu hòa, hiếu học, tôn trọng tinh thần theo thứ tự ”sĩ nông công thương“. Sĩ là người có học được đứng đầu danh sách. Cớ sao, HCM lại phát động “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ“. Trí cũng là Sĩ lại bị tiêu diệt hàng đầu. Thử hỏi, thành phần trí thức bị tận diệt thì tương lai nước VN sẽ ra sao? Nước VN sẽ không còn nhân tài thì chuyện gì sẽ xảy ra? HCM là một nhà yêu nước mà sát hại hàng trăm ngàn dân qua Cải Cách Ruộng Đất là một chuyện quá đổi bất bình thường.
11) HCM ký ngay Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 với thực dân Pháp để hợp thức hóa việc trở lại chiếm đóng của quân đội Pháp, rồi thừa cơ, sai Võ Nguyên Giáp tiêu diệt tất cả những người Việt Nam yêu nước nằm trong Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng, 2 đảng phái lớn nhất thời bấy giờ. HCM là một nhà yêu nước mà tiêu diệt 2 đảng phải yêu nước, cùng chống Pháp, là bạn đồng hành với mình, cũng là một việc bất bình thường.
Còn biết bao nhiều điều bất bình thường nữa, khi nói về nhân vật HCM này. Nhưng 11 sự kiện trên cũng đã quá đủ để chứng minh ông ta không phải là Nguyễn Ái Quốc của trước năm 1932, mà là một tên gián điệp Tàu. Nói như thế, lại có một số người tàn nhẫn phán ngay: "Thế là Mỹ Linh chạy tội cho Đảng CSVN". Họ còn phán thêm: "HCM giả hay thiệt việc đó không quan trọng." Đây là những lời phán thiếu suy nghĩ của một số người. Họ thiếu nhận thức, và họ không hiểu tại sao ĐCSVN vẫn còn tiếp tục tồn tại?  Họ không hiểu rằng dân trong quốc nội đã bị đầu độc hàng chục năm qua về hình ảnh một HCM đẹp đẽ, vĩ đại, đạo đức, yêu nước... và ĐCSVN đang sống nhờ vào xác chết HCM ấy, như tấm bình phong che chở chúng. Tội ác của ĐCSVN chất cao như núi rồi, Mỹ Linh chạy tội cho nó được hay sao? Tại sao chúng ta không vạch ra những bằng chứng lịch sử để mọi người đều hiểu sự thật về sự bịp bợm của HCM? Tại sao chúng ta không cùng nghĩ để kéo sập Lăng Ba Đình vì đang thờ thằng gián điệp Tàu nằm trong đó? Tôi có thể khẳng định, nếu mọi người đều hiểu sự thật về sự bịp bợm, giả trá của HCM, ĐCSVN sẽ sụp đổ ngay. 
Vào đoạn kết, ông BT có viết: "một việc làm cần thiết lúc này, để cho mọi sự được công bằng, minh bạch, lịch sử trở lại đúng như nó có thật, chính là thái độ mọi công dân yêu nước cần có." Cũng bởi có câu viết này của ông BT, nên tôi đã viết bài phản luận này. Tôi cũng cần sự thật lịch sử y như ông BT.
Ngày 5 tháng 4 năm 2014
Mylinhng@aol.com
http://freevietnamnow.blogspot.com
Xin phổ biến tự do
Đính kèm:
(*3) "truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc" (trang 86, Tập II của Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam). Lúc đó, dân số miền Bắc có 10 triệu, nên con số chính xác có thể lên tới 500.000 người bị sát hại, chứ không phải chỉ có 172.008 người như trong sách, đã thừa nhận.
(*4) Bài viết của ông Bùi Tín:
Thương cho ông Bùi Tín!?!?                                                           
 hoànglonghải 
Ông Võ Bào, tên đầy đủ là Võ Tử Bào, người làng Nại Cửu, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Khoảng tháng 3 âm lịch năm Đinh Hợi (1947), bị ông Bùi Tín đem ra bến đò sông Vĩnh Định, con sông chảy ngang giữa làng, cách nhà khoảng 100 thước, giết chết. Ông bị chém mấy nhát gươm, té xuống sông, may mắn, ông không chết. Đầu đuôi câu chuyện như thế nầy:
Ông Võ Tử Bào là cháu nội ông Võ Tử Văn (1), đậu tiến sĩ đời Tự Đức, làm phụ đạo trong triều. Được một thời gian, ông Văn xin về, dạy học ở nhà. Học trò ông có nhiều người đổ đạt ra làm quan thời nhà Nguyễn.
Ông Võ Tử Bào lớn lên ở thời kỳ đất nước có nhiều xáo trộn, Pháp vừa đặt xong nền cai trị, nên việc học của ông dang dỡ. Ban đầu, ông học chữ Nho, sau bỏ bút lông cầm ngọn bút chì. Ông không thành đạt cả Nho học lẫn Tây học.
Thời kỳ đầu thế Giới Chiến Tranh Thứ Hai, ông đi lính Tây, sang Pháp đánh nhau với Phát Xít Đức (Vì đi lính Tây nên tên họ ông chỉ còn lại hai tiếng Võ Bào, thay vì Võ Tử Bào). Tuy nhiên, khoảng đầu các năm 1940, ông đã rời Pháp về lại làng quê, làm ruộng. Ông tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng cùng thời với các cụ Hoàng Trọng Thuần, người làng Đại Hào, (thân phụ tướng Hoàng Xuân Lãm), ông Lê Thọ Thế, người làng Phù Mỹ (thân phụ ông Lê Thọ Tuệ là Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Quảng Trị thời Việt Nam Cộng Hòa), ông Nguyễn Bình, (tên thường gọi là ông xã Bình, nguời làng Cổ Thành, tỉnh Quảng Trị)
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia lực lượng Việt Minh cướp chính quyền ở tỉnh Quảng Trị. So với người trong làng, ông vừa có học vấn, vừa có khả năng quân sự, lại là cháu nội một nhà khoa bảng, nên ông được Ủy Ban Việt Minh của làng chọn làm đại đội trưởng đại đội Tự Vệ làng. Đó chỉ là lúc ban đầu.
Khi ở Hà Nội xảy ra tranh chấp giữa Việt Minh và Việt Quốc, Việt Cách thì tại Quảng Trị, sự mâu thuẫn cũng đã xảy ra, mặc dù chưa có xung đột. Vì muốn giữ độc quyền, tất cả những thành phần, dù có tham gia Việt Minh lúc ban đầu, nhưng có quan hệ với Việt Quốc, Việt Cách, tôn giáo hay các đảng phái, tổ chức khác đều bị loại ra. Ông Võ Tử Bào ở trong trường hợp đó. Sau khi thôi làm đại đội trưởng, ông tiếp tục làm ruộng, không có hoạt động nào chống chính quyền Việt Minh. Tuy nhiên, tên ông có trong sổ đen của họ.
Sau tết Đinh Hợi ít hôm, quân Pháp từ Huế tấn công ra Quảng Trị, chiếm thành phố này. Nhân cơ hội nầy, Việt Minh bắt giết tất cả những ai thuộc các thành phần đảng phái Quốc Gia. Ngay hôm Tây vừa chiếm thị xã Quảng Trị thì đêm đó, ở làng ngoại tôi, làng Nhan Biều, bên kia sông Thạch Hãn, ngang với thành phố, Việt Minh thủ tiêu hơn 70 người. Ở các làng khác, tình hình cũng tương tự như vậy, tuy số bị giết có ít hơn.
Khoảng tháng Ba năm đó, trời còn mưa phùn và lạnh, ông Bùi Tín cùng tự vệ chiến đấu (2) đến nhà vợ lớn ông Võ Tử Bào, ở xóm Chùa, tìm bắt ông. Ông không có mặt ở đó. Đêm ấy, ông ở nhà bà vợ thứ nhì, bà Nguyễn Thị Kỳ, (3) ở xóm Cát.
Ở nhà vợ lớn chỉ có bà mẹ ông Võ Tử Bào, vợ ông, người con trai lớn là ông Võ Tử Đản, lúc ấy 17 tuổi và một người cháu trai tên là Võ Di, 21 tuổi, gọi ông Võ Tử Bào bằng chú.
Người trong gia đình chưa có kinh nghiệm gì với Việt Minh nên khi nghe ông Bùi Tín hỏi ông Võ Tử Bào ở đâu thì người cháu gọi bằng chú nói rằng ở nhà dì (tức nhà bà Kỳ).
Bùi Tín cùng đám tự vệ biểu người cháu dẫn họ xuống xóm Cát, nhà bà Kỳ. Ông Võ Tử Đản cùng đi với người anh con ông bác.
Đang đi giữa đường, Bùi Tín hỏi làm sao gọi ông Vọ Tử Bào ra khỏi nhà được. Người cháu nói rằng ông Bào rất có hiếu, nếu nói "mệ đau" (có nghĩa là bà nội bệnh) thì thế nào ông Bào cũng về nhà ông, nơi mẹ ông đang ở.
Quả vậy, khi nghe người cháu gọi "Chú ơi! Mệ đau! chú về liền!" thì ông Bào mặc áo quần, mở cửa. Bọn ông Bùi Tín liền ập vào nhà, bắt ông Bào trói tay ra đằng sau lưng, bằng giây dừa. Xong, chúng lục oát trong nhà xem thử ông Bào có chôn dấu võ khí gì không. Không có gì cả! Trong khi đó, ông Bùi Tín nói với ông Võ Bào: "Tao là Bùi Bằng Tín, con cụ Bùi Bằng Đoàn, từ Quảng Ngãi ra đây tìm mầy, mà mầy còn làm nô lệ lần thứ hai?"
Thật ra, sau khi Tây chiếm thị xã Quảng Trị, việc Việt Minh bắt giết người thuộc các đảng phái quốc gia xảy ra ở nhiều làng nên ông Võ Tử Bào có ý sợ. Hai ngày trước, ông có lên tỉnh lỵ, xem thử tình hình như thế nào, để có thể đem gia đình lên thị xã trốn Việt Minh được không.
Cách làng Nại Cửu không xa là chợ Sãi. Tây đã chiếm quận lỵ nầy và đóng quân ở đầu cầu Sãi, tại nhà ông Bộ Kẹo, là một căn nhà gạch, ngay đầu cầu. Khi đi qua cầu Sãi, ông Võ Tử Bào có gặp tên trung úy Pháp chỉ huy đám lính Pháp đóng ở đó, lính nầy phần đông người Ma Rốc.
Vì từng đi lính Pháp qua đánh Đức Phát Xít ở bên đó, vã cũng có học chữ Quốc Ngữ và tiếng Tây ít nhiều nên ông Bào có chào hỏi tên trung úy, nói chuyện sơ qua vậy thôi. Ông cũng sợ Việt Minh cho rằng ông có quan hệ với Tây là theo Tây. Ông đi vài vòng quanh thị xã Quảng Trị, thấy còn vắng lắm. Dân chúng tản cư hết, còn sợ Tây, chưa ai dám về. Lúc ấy, Hội Đồng Chấp Chánh Lâm Thời ở Huế chưa thành lập, chính quyền quốc gia chưa có. Vì vậy, ông Võ Tử Bào còn nấn ná, chưa kịp đem gia đình đi trốn thì bị Việt Minh tới nhà bắt giết.
Bùi Tín và đám tự vệ dẫn ông Võ Tử Bào ra bờ sông Vĩnh Định, biểu ông đứng sát bờ nước. Mấy tên tự vệ đứng chung quanh cầm gươm chém vào người ông. Một nhát vào mặt (Sau nầy vẫn còn vết sẹo to ngay sống mũi ông). Mỗi tên chém mấy nhát. Vì trời tối, không trăng, chỉ có ánh sáng các vì sao, nên chúng không thấy rõ người ông, chỉ chém bừa. Sau nầy, ông kể lại với con trai trưởng là ông Võ Tử Đản, rằng ông thấy nguy cấp quá, nếu ông cứ đứng thẳng như vậy, chúng sẽ chém chết, nên ông tự té sấp xuống nước. Bấy giờ chúng tưởng rằng ông đã chết nên không chém nữa. Bùi Tín cầm cây súng Sten (tiểu liên) bắn năm sáu phát gì đó, để thị uy, rồi chúng kéo nhau đi.
Chính nhờ mấy nhát chém sau lưng, trúng sợi giây dừa nên giây đứt ra, ông Võ Tử Bào cử động được, lén ngóc đầu lên để thở, chờ khi chúng bỏ đi thì ông quay đầu nằm lên bờ đất. Nhờ trời tối, tự vệ chém bậy, vết thương không sâu, máu không ra nhiều nên tuy ông Võ Tử Bào có bị ngất đi, nhưng không lâu.
Khi ông Bào bị dẫn ra khỏi nhà, anh em ông Võ Tử Đản lén đi theo, núp ở các bụi tre hai bên đường nên bọn Bùi Tín không thấy. Khi bọn ông Bùi Tín kéo đi, thì hai anh em ông Võ Tử Đản cũng ra về vì nghe có tiếng người rơi xuống nước, có tiếng súng nổ nên hai anh em nghĩ ông Bào đã chết và bị nước cuốn trôi mất rồi.
Ông Võ Tử Đản về tới nhà, kể lại chuyện cha bị giết. Cả nhà khóc thầm, không ai dám khóc to. Gần sáng, bà mẹ ông Võ Tử Bào cùng cháu là Võ Tử Đản xuống xóm Cát, ra bến đò tìm xác ông Bào. Lúc ấy trời chưa sáng. Nửa đường, ông Võ Tử Đản thấy có bóng đen lù lù đi tới, té ra bố của ông. Ông Bào vốn người cao lớn.
Thì ra, sau khi bọn ông Bùi Tín đi rồi, ông Võ Tử Bào tỉnh lại, bèn gượng dậy đi về xóm Cát. Ông không dám vào nhà bà Kỳ, mà vào nhà một người bà con ông gọi bằng dì, ở gần nhà. Gia đình nhà dì cho người thông báo cho bà Kỳ hay. Bà Kỳ vội sang qua, rồi ra vườn hái bậy cây lá, trong bóng tối mờ mờ đem giả nhỏ, đắp chừng vào các vết thương vì ngay tại đây họ cũng không dám thắp đèn sáng lên. Việt Minh đang đi lùng sục bắt những người họ cho là phản động, chống lại họ. Ngay chính tại nhà bà Kỳ, sau khi bọn ông Bùi Tín đi rồi, lại có một nhóm thứ hai đến tìm bắt ông Võ Tử Bào. Nếu ông về nhà bà Kỳ, có thể bị nhóm nầy bắt lại.
Giữa đường gặp cha, ông Võ Tử Đản bèn dẫn cha lên cầu Sãi, chỗ Tây đang đóng đồn, còn bà nội ông thì về lại nhà.
Khi hai bố con ông Võ Tử Bào lên tới đồn cầu Sãi thì trời đã sáng. Ông Bào lại gặp tên trung úy Pháp mà ông đã gặp hôm trước. Tên nầy vội vàng cho một chiếc xe Jeep chở ông Bào ra bệnh viện quân đội Pháp ở Đông Hà. Lúc đó, ở thị xã Quảng Trị chưa có bệnh viện của quân đội Pháp như vài năm sau nầy.
Việc ông Bùi Tín đi "lùng bắt Việt Gian" không phải là manh động của Việt Minh địa phương mà chính là chính sách của trung ương. Chính sách đó là triệt tiêu các phần tử đảng phái Quốc gia, các phần tử tôn giáo không theo Việt Minh. Chính sách nầy được thi hành đều khắp ở các tỉnh huyện, đâu đâu cũng có. Vì vậy, vai trò của ông Bùi Tín, một cấp chỉ huy trong công việc nầy là rất quan trọng và thiết yếu của Việt Minh Cộng Sản. Có lẽ nhờ hoàn thành xuất sắc công tác nầy, ông Bùi Tín, mặc dù gốc gác là con nhà quan lại phong kiến phản động, cũng được kết nạp vào đảng sớm.
Bây giờ, ông Bùi Tín nghĩ gì về việc ông đã làm, không chỉ một việc giết ông Võ Tử Bào mà biết bao nhiêu người chết vì tay ông. Giữ nhiệm vụ chỉ huy trong việc "lùng bắt Việt gian", không lý ông Bùi Tín chỉ giết có một mình ông Võ Tử Bào? Ở làng Nại Cửu, ngoài ông Võ Tử Bào, đám ông Bùi Tín còn giết ông Võ Liêu (thân phụ chị Võ Thị Khai và Võ Cường, hiện ở 104, đường Tân Thành, Quận 5 thành phố HCM) và ông Võ Sỏ tại bãi cát Chợ Cạn, xã Triệu Sơn, phủ Triệu Phong. Hai ông nầy là anh em chú bác với ông Võ Tử Bào, bị tình nghi cùng tham gia Việt Quốc như ông Võ. Ngoài việc giết người, ông Bùi Tín làm đúng nhiệm vụ, công tác của một đảng viên Cộng Sản - từ sơ cấp lên trung cấp -. Nhiệm vụ, công tác đảng viên đó là gì? Là bắn giết, bỏ tù, truy chụp, vu cáo, bôi lọ, tuyên truyền, dối gạt, lừa phỉnh đồng bào, nhân dân…
Chưa bàn tới việc ông Bùi Tín là người lưu manh (như người ta thường gọi "lưu manh Cộng Sản"). Có thể ông là người có lý tưởng Cộng Sản và ông đã làm bao nhiêu việc tàn ác, xấu xa để thực hiện cái lý tưởng đó.
Và bây giờ ông thấy ông đã lầm!
Có phải bây giờ ông đã tỉnh thức để thấy việc ông theo Cộng Sản làm lầm chăng? Hay đó chỉ là một sự giả trá?
Ông Bùi Tín có thể quá rõ rằng sự thực thì trước sau gì nó cũng hiện lộ thành sự thực. Nếu ông giả trá, người ta cũng sẽ biết thôi! Ông sẽ bị người đời và lịch sử nguyền rủa dấy!
Nếu ông hối hận rằng vì tin tưởng vào chủ nghĩa Cộng Sản nên ông đã lầm và phung phí một thời tuồi trẻ cho bọn bất nhân thì với điều đó, ông là người đáng thương. Nó giống như một cô gái đẹp, tưởng mình kết duyên với một kẻ anh hùng, nào ngờ đó chỉ là một tên cướp tầm thường độc ác, bất nhân?
Đọc truyện Kiều, người ta thấy tội nghiệp cô Kiều. Cô không lấy được Kim Trọng, nhưng dù sao, gá thân với Mã Giám Sinh, một tên phàm phu tục tử, thì Kiều nghĩ rằng, tin rằng vì gia biến, cô được Mã mua về làm vợ bé. Đâu ngờ Mã đưa Kiều vào chốn lầu xanh. Trong hoàn cảnh đó, Kiều thấy rằng "Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, giật mình mình lại thương mình xót xa."
Ông Bùi Tín có thấy "giật mình xót xa" không nhỉ, có thấy mình như thân phận cô Kiều, trao duyên lầm cho Mã Giám Sinh khi ông theo Cộng Sản.
Hay ông thích thú với chế độ lầu xanh đó, để dối mình, dối người mà làm một tên Sở Khanh?
hoànglonghải
-------------------------------------------------------------------------
(Câu chuyện viết theo lời kể của ông Võ Tử Đản)
(1) Giòng họ Vọ Tử nầy khá đông ở Quảng Trị. Không rõ những người còn ở làng, ngay thị xã thì có mấy anh em nhà Võ Tử Cư, Võ Tử Bé, Võ Tử Hoa, Võ Tử Bình. Các con ông Võ Tử Bào thì có ông Võ Tủ Đản, Võ Tử Cầu (bạn học tiểu học với tôi)
(2) Trong hồi ký Hoa Xuyên Tuyết (HXT) của ông Bùi Tín, ông xác nhận rằng thời gian ấy ông làm "Đại đội trưởng ở địch hậu (hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng ở Quảng Trị), khi chưa tới 19 tuổi, lo chuyện súng đạn, gạo muối, lo chuyện trinh sát đồn địch, dẫn anh em đi phục kích…" (HXT trang 2)
(3) Bà Nguyễn Thị Kỳ là cháu nội ông Ưng Siêu (sau đổi là Nguyễn Siêu). Ưng Siêu là người hoàng tộc nhà Nguyễn, văn hay chữ tốt, khi Cao Bá Quát còn ở kinh, ông thường cùng Cao Bá Quát giao du. Khi Cao Bá Quát phò Lê Duy Cự, một người thuộc dòng dõi nhà Lê cũ, để làm loạn (giặc Châu Chấu) rồi bị bắt. Triều đình Huế nghi ngờ Ưng Siêu, bèn buộc tội ông tư thông với giặc, nhưng không đủ chứng cớ, sau chỉ buộc ông bỏ quốc tính, lấy họ mẹ là Nguyễn (Siêu) và không cho ở trong kinh thành nữa. Ông về Quảng Trị sinh sống, con cháu lấy họ là Nguyễn Thành (Hoàng tộc đổi thành họ Nguyễn). Các ông Nguyễn Thành Đăng, Nguyễn Thành Hương gọi bà Nguyễn Thị Kỳ bằng cô (o- tiếng địa phương), gọi ông Nguyễn Siêu (Ưng Siêu bằng ông cố).
ÔNG VÕ TỬ ĐẢN KỂ VỀ TRƯỜNG HỢP CHA CỦA MÌNH ĐÃ BỊ ĐẠI TÁ VIỆT CỘNG BÙI TÍN THẢM SÁT NĂM 1947 
image
Cựu Đại Tá VC BÙI TÍN, kẻ bị cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại  Hoa Kỳ và hải ngoại xem là trá hàng và hiện bị ông Võ Tử Đản tại San Jose tố cáo đã thàm sát thân sinh của ông tại thôn Nại Cửu, xã Phong La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị vào tháng 3 năm 1947. Bùi Tín nay đang ở Pháp tự cho là xét lại chống chế độ CSVN; nhưng thực sự các sách và tham luận Bùi Tín xuất bản hầu hết là ca ngợi Hồ Chí Minh, ca ngợi Quân đội Nhân Dân và bao che cho tội ác của CSVN từ giết người trong "Cải Cách Ruộng Đất"; đến vụ tàn sát lối 5,000 dân vô tội tại Huế vào biến cố Tết Mậu Thân 1968 khi Cộng Sản Bắc Việt tấn chiến cố đô Huế! Nay có một nhóm 7 người đang tổ chức đưa Bùi Tín từ Pháp qua gặp gỡ Cộng Đồng Mỹ gốc Việt tỵ nạn CSVN tại San Jose vùng Bắc California vào ngày Thứ Bảy 23-6-2012 lúc 12:00 giờ trưa tại hội trường Học Khu East Side Union High School, 830 North Capital Ave., San Jose, CA 95133.
Chắc hẳn một số trong quý vị đã đọc được tin về buổi nói chuyện vào cuối tuần này tại San José của ông Bùi Tín, cựu đại tá quân đội nhân dân Việt cộng, cựu Phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân Việt cộng, được thông báo dưới hình thức Thư mời của một nhóm 7 người đứng tên tổ chức.  Ông Bùi Tín, một nhân vật không lạ với cộng đồng Việt tị nạn cộng sản tại hải ngoại và càng không xa lạ đối với tôi, Võ tử Đản, một cư dân tại San José, California. Không xa lạ, bởi vì, gia đình tôi là nạn nhân trực tiếp của ông Bùi Tín, 65 năm trước, khi ông ta ở lứa tuổi 19, 20 và là Đại đội trưởng đơn vị dịch hậu Việt cộng trong vùng Triệu Phong và Hải Lăng. Gọi là dịch hậu nhưng hoạt động chính của đám quân này là phục kích ám sát, giết người vô tội bị cộng sản kết án phản động. Thời gian này, Bùi Tín vừa mới được thâu nhận làm đảng viên cộng sản chưa đầy một năm nên đã “hừng hực” (ngôn ngữ của Bùi Tín trong Hoa Xuyên Tuyết) xông pha lập công với Đảng, bằng những hành động giết người không gớm tay. Bùi Tín giết người đúng như “chỉ thị” của đàn anh Tố Hữu trong câu thơ, “Giết, giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ…”!
Câu chuyện ông Bùi Tín giết cha tôi, ông Võ Bào, hai người chú tôi Võ Sỏ, Võ Liêu và một số người dân Quảng trị vào năm 1947-48, tôi đã viết lại với đầy đủ chi tiết và phổ biến 10 năm trước đây. Cho đến bây giờ, mặc dầu tuổi đời đã 82, tôi vẫn không bôi xóa được cảnh tượng ghê rợn, thê thảm trong một đêm trăng nhiều mây mù của trung tuần tháng 3 năm 1947, tại làng Nại Cửu, xã Phong La (nay là xã Triệu Đông), quân Triệu Phong. Ông Bùi Tín, với đôi mắt rực lửa căm thù, dùng báng súng Sten đập mạnh vào người ông thân sinh tôi 5 lần đến gục ngã, sau khi 2 tên tự vệ của Bùi Tín dùng mã tấu chém xối xả vào thân, vào mặt. Biết cha tôi đã chết, Bùi Tín dùng chân đá xác ông xuống sông Vĩnh Định, nơi này cách chỗ cư ngụ của cha tôi khoảng 100 thước. Máu cha tôi đã loang chảy khắp bến đò ngang! Toàn thân tôi tê liệt, đứng như trời trồng, khi chứng kiến cảnh tượng dã man này và bất lực nhìn cha mình gục chết trong hận uất! Câu nói của Bùi Tín trước khi hành quyết cha tôi vẫn còn vang vang trong đầu: “Tao là Bùi Bằng Tín (Bùi Tín) con Bùi Bằng Đoàn, từ Quảng Ngãi ra đây mà mày còn làm nô lệ lần thứ hai." Cho đến chết, tôi không bao giờ quên câu nói và thái độ của kẻ sát nhân Bùi Tín. Trong lúc hăng say với “chiến công” giết người không một phương tiện tự vệ tối thiểu, Bùi Tín đã đã sung sướng, mãn nguyện hô to tên mình và tên kẻ sinh ra mình như một vòng hoa chiến thắng cho dòng họ Bằng đoàn! Y cũng đã xảo quyệt che đậy xuất xứ của đơn vị mình bằng nhóm từ “từ Quảng Ngãi ra đây”! Sau này, tôi được biết, thảm hoạ xãy đến cho cha tôi là vì ông là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ý thức được bổn phận người trai thời loạn, cha tôi đã tích cực tham gia vào các tổ chức chống thực dân Pháp và cũng đã góp nhiều công sức cho công cuộc cách mạng mùa Thu, trong thời kỳ phôi thai. Khi tổ chức Việt minh ló đuôi chồn cộng sản qua hành động tiêu diệt các phần tử thuộc các đảng phái Quốc gia, ông thân sinh tôi đã dứt khoát từ bỏ trở về với các hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vì vậy, Bùi Tín đã lên án cha tôi 
“Kính thưa quý đồng hương tị nạn cộng sản.  
mày còn làm nô lệ lần thứ hai"!
Hiện tại, ngoài tôi ra còn có hai nhân chứng đã mắt thấy, tai nghe lời kết án và hành động sát thủ dã man của Bùi Tín. Họ vẫn còn sống, ông Võ Di ở tại làng Nại Cửu và ông Trần Cận (một trong 6 tên tự vệ đã cùng đi với Bùi Tín đêm hôm đó) ở tại Thị xã Đông Hà, Quảng trị. 
Mấy hôm trước đây, qua một cá nhân thuộc nhóm 7 người đứng ra tổ chức buổi nói chuyện,  Bùi Tín đánh tiếng mời tôi đến tư gia một vị trong Ban tổ chức để gặp mặt hầu giải quyết mối thù giết cha ngày xưa. Ở tuổi 85, Bùi Tín thật sự sám hối chăng? Bùi Tín muốn gặp tôi để tha thiết van xin tha tội trong muộn màng? Tôi không nghĩ vậy, vì từ tuổi thanh niên cho đến ngày nay, ý thức hệ cộng sản đã trở thành hơi thở luân lưu trong buồng phổi Bùi Tín, đã trở thành một loại hồng huyết cầu trong máu, chảy qua tim và ngược lên khối óc Bùi Tín. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”, người cộng sản dùng câu châm ngôn này để giết người, cướp của và tình cảm hối hận không bao giờ xuất hiện trong tư duy của chúng. Vì vậy, tôi đã từ chối. 
Lần thứ hai, tôi lại được đánh tiếng mời lên đài phát thanh để khơi lại vết thương lòng sau bao năm vẫn còn rỉ máu. Để chi vậy? Để ông Bùi Tín có cơ hội “đấu khẩu” với tôi? Tuy đã già, tôi vẫn chưa đến độ lú lẫn để quên cá nhân ông Bùi Tín là một người sống bằng miệng lưỡi và ngòi bút. Chính miệng lưỡi đã đưa ông lên đài danh vọng trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt cộng; ông cũng đã từng theo học tại các trường đào tạo cán bộ tuyên truyền từ Đông sang Tây trong thế giới các nước cộng sản. Kiến thức ông Bùi Tín đã được trang bị tận răng với những thủ đoạn và mánh lới gian xảo trong tuyên truyền của người cộng sản Quốc tế. Thử hỏi, một người cán bộ hành chánh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cấp thấp như tôi làm sao có đủ kinh nghiệm và khả năng để tranh luận với một cán bộ tuyên truyền đã thành tinh như Bùi Tín? Hơn thế nữa, nhân chứng cuộc thảm sát cha tôi ở hai phía vẫn còn tại thế và việc kiểm chứng không là chuyện thiên nan, vạn nan, trong thời đại chúng ta. Vì vậy, tôi đã không nhận lời tham dự cuộc tranh luận.     
Tôi không bao giờ tin rằng ông Bùi Tín đã thức tỉnh và đã sám hối về những hành động giết người không chùn tay, mấy mươi năm trước, trong đó có cha tôi. Việc gặp mặt ông Bùi Tín để ông ấy có cơ hội “thanh minh, thanh nga”, hoặc nói lên lời tạ lỗi bâng quơ, đối với tôi không phải là sự việc cần thiết trong lúc này. Dầu đã bước qua lứa tuổi “thất thập cổ lai hi”, tôi vẫn không quên bổn phận của một người dân đối với tình trạng lầm than của đất nước - Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Điều cần thiết hiện tại là chúng ta nên cùng nhau nhận định kỹ những hành động đã, đang và sắp làm của ông Bùi Tín. Bởi vì hiện tại, ông ấy đang đi “du thuyết” và buổi nói chuyện sắp tới tại San José là một cơ hội cho ông ta hòa điệu với chuyến đi của Ủy viên trung ương đảng Đào Ngọc Dung, trong tiến trình “triển khai” Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. 
Nghị quyết 36 của Việt cộng, với một ngân khoản to lớn, được đem ra thực thi tại hải ngoại mấy năm nay, mà đối tượng chính là các cộng đồng tị nạn cộng sản khắp năm châu. Hệ lụy của Nghị quyết 36 là tình trạng Lục Súc Tranh Công. Những khuôn mặt đội lốt Quốc gia ngày trước, nay đã hiện nguyên hình, tranh nhau ca tụng, nâng bi con người và chế độ cộng sản tại Việt nam. Bọn người này đã tạo ra một tình trạng hỗn mang trong các cộng đồng người Việt. Trên phương diện văn hóa, một số cây viết tên tuổi, qua báo chí và sách vỡ, đã muối mặt ca tụng giao lưu để chỉ xin bố thí cho đặc ân được in sách trong nước! Về phía văn nghệ, văn gừng, việc bao thầu, cổ suý cho sự xâm nhập ồ ạt các đoàn văn công đã được hệ thống hóa, chưa kể sự trơ trẻn của đám xướng ca vô loại vượt biên, vượt biển tránh họa cộng sản năm nào, nay lại trở về đóng vai trò văn công, hót những lời ca ve vuốt đám cán ngố. Thậm chí có em lại bán cả tư cách, ca hát, múa may, nhảy nhót, hầu hạ đám Việt cộng tép riu tại các sứ quán Việt cộng. Trên phương diện sinh hoạt cộng đồng, miếng mồi Nghị quyết 36 đã tạo ra tình trạng tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân, giữa đoàn thể với đoàn thể và trò ma mỵ được áp dụng qua thủ đoạn mua chuộc, vu khống, bôi bẩn và chụp mũ…May mắn thay, lòng kiên trì, sắt son trong công cuộc chống cộng của đa số đồng bào đã giúp cho chính nghĩa Quốc gia vẫn còn tồn tại và ngọn cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn ngạo nghễ tung bay trên các đường phố hải ngoại trong các lần lễ lạc. 
Trở lại trường hợp Bùi Tín, có người cho rằng hành động chà đạp lên hay xé bỏ đi thẻ đảng viên cộng sản của Bùi Tín đủ chứng tỏ y đã “thức tỉnh” và việc chống đối đám cầm quyền cộng sản tại Việt nam là điều đáng được ca tụng. Đúng, Bùi Tín bằng ngoài bút đã viết ra những chỉ trích tội ác và sai lầm của đám cán bộ lãnh đạo hiện tại và trước đây; tuy nhiên, các sự kiện Bùi Tín đưa ra đều đi sau những tố giác của các nhà đấu tranh trong nước. Bùi Tín có “thức tỉnh” không? Chắc chắn là không. Hành động xé thẻ đảng viên cộng sản không có gì là ghê gớm cả, vì thẻ đảng được ấn ký bởi những con người mà Bùi Tín chống đối và bọn người này luôn cả Bùi Tín, sau khi chiếm miền Nam, đã bôi mặt đá nhau ra gì vì tranh giành miếng đỉnh chung! Nếu Bùi Tín “thức tỉnh” thật sự thì đã không cho ra đời hai tác phẩm Hoa Xuyên Tuyết, Mây Mù Thế Kỷ, biểu hiện cái đỏm dáng của một người rơm và lồng vào đó là lời ca tụng chế độ miền Bắc, lăng nhục miền Nam kéo dài cả ngàn trang! Cũng như Dương Thu Hương “tôi không bao giờ từ bỏ đội ngũ người cộng sản” (Tự bạch Về Tiểu Thuyết Vô Đề), Hồ Chí Minh vẫn là thần tượng muôn đời của Bùi Tín, của bọn người tự xưng là “người cộng sản thức tỉnh, phản kháng”!
Nếu thật sự thấu hiểu được sự tàn độc và nguy hại của ý thức hệ cộng sản đối với dân tộc, thái độ gọi là “thức tỉnh” của Bùi Tín đã khác đi chứ không vênh váo, tự đắc trong bao năm nay. Và hơn ai hết, Bùi Tín đã không cùng với đám trí thức “chồn lùi”, trong đó có Bùi duy Tâm, Trần văn Ân, kêu gọi xóa bỏ hận thù, góp công xây dựng đất nước, khi chân ướt chân ráo đến San Francisco năm 1991. Nhóm người gọi là trí thức này là nhóm đầu tiên mạnh miệng đưa ra quan điểm, hủy bỏ lá cờ Quốc gia nền vàng ba sọc đỏ. Chúng bị đồng bào hải ngoại chống đối mãnh liệt nên đã thụt vòi.
Trong khi đó Bùi Tín lại hổ trợ cho ý tưởng bệnh hoạn này ở trang 54, trong Mây Mù Thế Kỷ:
Ngay một số trí thức từng ở trong chính quyền miền Nam (cở Trần văn Ân, Bùi duy Tâm –chú thích của người viết) cũng tỏ ra phủ nhận bộ máy lãnh đạo của chế độ VNCH trước đây và phủ nhận cả lá cờ vàng ba sọc đỏ. Nhiều người trước kia đã là viên chức cao cấp trong chính quyền miền Nam đã nói với tôi: ‘Chúng tôi muốn quên lá cờ vàng ba sọc đỏ ấy đi vì nó tiêu biểu cho một chế độ quan liêu, quân phiệt, tham nhũng và thối nát, chúng tôi không muốn thừa nhận lá cờ ấy.” (!)
Bùi Tín cũng đã lăng nhục Quân Lực VNCH bằng những giòng chữ ở trang 32, trong Mây Mù Thế Kỷ:
“...Trước nhân dân và cả nước Việt Nam, trước dư luận quốc tế, quả thật là có quá nhiều khó khăn, khi muốn dành cho quân đội ấy (QL/VNCH –chú thích của người viết) những chữ “yêu nước”, “chính nghiã” khác với Quân Đội Nhân dân Việt Nam (cộng sản-chú thích của người viết)…”
Tôi trích hai đoạn văn của Bùi Tín trong Mây Mù Thế Kỷ như là phần kết của bài viết này; đồng thời, cũng xin được gửi đến 7 người đứng ra tổ chức buổi nói chuyện cho Bùi Tín hai câu hỏi:
Trong số quý vị cũng có người đã từng, hoặc là cựu quân nhân, cựu cán bộ, cựu công chức thuộc hai chế độ Cộng hoà miền Nam, quý vị nghĩ gì về những lời bôi bác của Bùi Tín đối với tập thể quân đội đã đem máu xương đánh đổi hai chữ Tự Do cho miền Nam trong suốt 30 năm (1945-1975) và sự an bình, hạnh phúc cho quý vị và gia đình hôm nay, nơi xứ người?
Quý vị nghĩ gì về nhân vật quý vị mời đến để học hỏi về tình hình đất nước và thế, lực đảng CSVN lại là kẻ đã phỉ báng lá cờ mà hoặc cha ông, anh em, bạn bè của quý vị đã đổ máu xương để bảo vệ?”
Dĩ nhiên, tôi biết là mình sẽ không nhận được câu trả lời thoả đáng, trừ khi, theo mơ ước của tôi, quý vị đang “giăng bẩy” một tên “ngụy thức tỉnh” trong chiếc nôi chính trị của người Việt tị nạn cộng sản tại Thung Lũng Hoa Vàng.
Nếu quý vị muốn được cập nhật về tình hình đất nước hằng ngày, muốn biết “Thế và Lực” của bọn cướp Việt cộng hiện tại, không gì mau chóng và ít tốn kém bằng theo dõi các Mạng lưới điện toán toàn cầu. Qua đó, không cần phải tốn tiền mời tên sát nhân Bùi Tín làm thầy dùi, đưa quý vị vào mê hồn trận, quý vị cũng biết được thái độ nô lệ của tập đoàn cộng sản đối với móng vuốt xâm lăng của đám Chệt phương Bắc, tình trạng hành hung dân oan đi khiếu kiện đòi lại đất hương hỏa, thảm cảnh của những nhà tu hành bị đàn áp…
Cuối cùng, xin lưu ý quý vị, chúng ta đã bước vào Thế kỷ thứ 21 và đang ở vào Thời kỳ Tin Học!


Trân trọng kính chào,


Võ tử Đản

 San José ngày 19 tháng 6 năm 2012



[Diễn Đàn “Chính Nghĩa Việt”, 24-6-2012]

Kính thưa qúi vị,

Tôi xin trình bày diễn tiến từ khi tôi bước chân vào phòng hội thảo do BTC tổ chức cho Bùi Tín nói chuyện tại Thư viện Marther Luther King ở San Jose ngày 23-6-2012.

Thưa qúi vị, tôi bước chân vào phòng họp lúc 10:00 am, vừa bước chân vào đến dãy ghế ngồi hàng đầu tôi thấy Bùi Tín và vài người từ hàng ghế dưới đi lên, tôi vội lách qua ông Trương bỗn Tài trong BTC đi xuống thẳng đối diện với Bùi Tín, khi đối mặt Bùi Tín tôi liền chỉ thẳng vào mặt Bùi Tín và nói lớn “mày là Bùi Tín mầy đã giết Cha tao vào tháng 3/1947 cách nay 65 năm, hôm nay tao sẽ vạch mặt tội ác cuả mày”. Nói được chừng đó thì ông Trương Bổn Tài (TBT) dìu tôi trở lui và mời tôi ngồi vào hàng ghế đầu mà BTC ưu tiên giành cho tôi, còn Bùi Tín cũng đi lên với ông Ngô Văn Quang trong BTC ngồi hàng ghế đầu bên phải, tôi ngồi hàng ghế bên trái với ông TBT.
Vừa ngồi vào ghế tôi liền mở cặp mang theo tôi lấy ra một lá cờ đỏ sao vàng đã gạch chéo sẵn và một tấm ảnh Hồ chí Minh màu đen cũng đã gạch chéo mặt, tôi để lá cờ máu và ảnh Hồ tặc xuống sàn trải ra và tôi ngồi ở ghế để hai chân tôi dẫm lên lá cờ và ảnh hồ tặc.
Sau đó là phần nghi lễ do ông Hoàng Thưởng điều khiển có hát quốc ca Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm, khi phút mặc niệm xong ông Hoàng Thưởng hô to khẩu hiệu “đả đảo đảng cộng sản Việt Nam“ và mời qúi vị an vị.Tôi vẫn đang đứng dẫm chân lến lá cờ máu và ảnh Hồ tặc, tôi liền hô tiếp hai khẩu hiệu “đả đảo quốc tặc Hồ chí Minh, đả đảo tên đồ tể Bùi Tín”, hô xong tôi vưà đặt đít ngồi xuống bên ông TBT thì bất ngờ ở phía dưới Hoàng Long tức Ba Vân nhào lên bảo tôi ông đến phá hoại hả mời ông ra, tôi nhỏ nhẹ nói “tôi sẵn sàng bước ra” câu nói tôi vừa dứt thì ông TBT đẩy Ba Vân ra và nói lớn “bác Võ Tử Đản là do BTC mời vào, kể từ giờ phút nầy ai đụng đến bác Đản là phải bước qua xác của tôi” ông TBT lập lại hai lần câu nói đó. (Tôi xin thành thật cám ơn ông Trương Bỗn Tài) nên tôi ngồi lại chỗ cũ và hai chân vẫn dẫm lên hai hình ảnh.
Sau hơn 99 phút Bùi Tín nói và thính giả đặt câu hỏi, tiếp đến ông Liên Thành nói khoảng 10 phút thì BTC mời tôi lên phát biểu, lúc đầu BTC cho tôi nói trong hai phút nhưng sau sự khiếu nại là vì sao cùng một câu chuyện mà Bùi Tín được 5 phút, tôi chỉ hai phút nên BTC cho tôi được nói năm phút tuy nhiên khi tôi nói đến gần 10 phút mà BTC không ngăn cản, đây cũng là một điểm son mà BTC đã ưu ái đến tôi, xin thành thật cám ơn BTC nhất là ông Nguyễn Tường Tâm và ông Trương Bỗn Tài.
Sau đây là nguyên văn những gì tôi phát biểu tại Hội trường lúc 11:30 sáng ngày 23-6-2012:
Kính thưa tất cả qúi vị hiện diện ngày hôm nay, cũng xin cám ơn Ban Tổ chức cho tôi có dịp gặp Bùi Tín người đã giết Cha tôi vào tháng 3-1947 cách đây 65 năm.
Thưa qúi vị, tôi Võ Tử Đản năm nay 82 tuổi, còn ông Bùi Tín sinh năm 1927 năm nay 85 tuổi, khi Bùi Tín giết Cha tôi lúc đó tôi đã mười bảy tuổi (17) và đã đậu bằng Primaire rồi, chứ không phải là đứa con nít khờ khạo. Hôm nay sống trong một đất nước tự do dân chủ pháp trị nên chúng ta nói chuyện với nhau chứ không thể dùng bạo lực. Thứ hai nữa tôi cũng xin thưa cùng qúi vị, từ khi Bùi Tín giết Cha tôi nay đã 65 năm, nên cái hận thù hoặc cái gì nó cũng phôi phai theo thời gian, hôm nay không phải tôi lên đây để hận thù Bùi Tín mà chỉ nói lên tất cả những cái gian ác của đảng cộng sản Việt nam, trong đó Bùi Tín là người thi hành, cũng như lá cờ máu mà treo ngoài trời vài tháng nó cũng hết màu máu và phai nhạt, còn như lòng người thù hận mà cứ đeo cái thù hận mãi mãi cũng chẳng ích gì. tôi lên đây không phải thù hận Bùi Tín mà chỉ vạch mặt Bùi Tín và nhắc lại cho Bùi Tín nhớ cái đêm mà BT giết Cha tôi vào tháng 3-1947, mùa luá đang còn trổ đòng đòng, miền Trung cái tháng ấy còn mưa phùn và sương mù, cha tôi có hai cái nhà, một cái ở xóm Chùa lúc Bùi Tín vào đó thì ông thân tôi ở tại cái nhà xóm Cát với người vợ thứ hai. Bùi Tín bắt tôi và ông anh chú bác của tôi dẫn Bùi Tín đi cùng sáu tên tự vệ, trong đó có môt người còn sống là ông Trần Cận hiện nay ở thị xã Đông hà nói lại với tôi sau này “vì sao cái xác bác đả đá xuống sông rồi sao ba ngày không thấy xác nổi lên” dù tôi đã núp và chứng kiến việc Bùi Tín giết cha tôi hôm đó. Khi Bùi Tín đến nhà cha tôi ở thì người anh chú bác của tôi gọi cha tôi và nói “mệ đau nặng chú lên gấp, cha tôi lúc nào cũng coi trọng cha mẹ nên nghe nói như vậy liền mở cửa, Bùi Tín ra lệnh cho 6 tự vệ nhào vô trói Cha tôi lại và BT nói: ”Tao là Bùi bằng Tín con Bùi bằng Đoàn từ Quảng ngãi ra đây mà mầy còn làm nô lệ lần thứ hai” câu nói của Bùi Tín đã in sâu vào tâm khảm của tôi không bao giờ quên được, cũng nhờ câu nói đó tôi mới biết y là Bùi Tín, chứ làm sao tôi biết Bùi tín và hôm nay mới nhìn rõ cái mặt Bùi Tín.
Thưa qúi vị, với Bùi Tín có theo đảng cộng sản hay Hồ chí Minh thì Bùi Tín cũng chết, tôi rối đây cũng chết có ai sống mãi trên đời, nhưng tôi có một cái vinh dự hơn Bùi Tín là tôi chết ở trên cái đất nước Tự do, còn Bùi Tín là môt tên theo HCM sáu bảy chục năm mà không được chết ở quê nhà thì thật tội nghiệp. Điều thứ nữa, xin thưa với qúi vị, người ta nói sống đến 20 tuổi mà chưa vô đảng cộng sản thì rất tiếc, tiếc lắm chứ, đến bốn mươi tuổi mà chưa ra khỏi đảng cộng sản là ngu, năm 1990 Bùi Tín đã 63 tuổi mà chưa bỏ đảng cộng sản là qúa ngu, quá ngu lắm rồi.
Chuyện thứ hai tôi có nghe đài Quê hương phát lại buổi nói chuyện của Bùi Tín trên đài ấy, Bùi Tín nói thế nầy, chăc một số qúi vị cũng có nghe đài QH phát lại: ”Bùi Tín nói đảng cộng sản có những điều sai lầm, nhưng nếu sửa đổi đôi chút thì đảng cộng sản cũng có thể đứng chung với các đảng khác đưa đất nước tiến bộ khá hơn. Xin thử hỏi nay trên quả đất này còn bốn nước cộng sảnlà Cuba, bắc Triều tiên, Việt Nam, Tàu cộng chứ tôi không gọi trung cộng, Cuba hiện nay thiếu gạo ăn, Triều tiên dân đang chết đói Việt nam thì đưa dân việt đi làm đĩ khắp thế giới, còn Tàu cộng thì ăn thịt người, thử hỏi các nước theo cộng sản có gì tốt đâu mà Bùi Tín nói đảng cộng sản còn tốt, như vậy đầu óc Bùi Tín còn nặng về cộng sản. Xin hỏi có một số anh em cũng như tôi bị việt cộng bắt bỏ tù sau 75 dù chúng có nói ngon ngọt nhưng làm sao chúng có thể cải tạo được cái đầu óc chúng ta vì đầu óc của chúng ta đã có lá cờ vàng nằm trong óc mình rồi, họa may chỉ có bửa ra mới lấy ra được, cái đầu óc Bùi Tín cũng thế là lá cờ máu đã nằm trong đầu óc Bùi Tín cũng khó lấy ra, nhưng bây giờ Bùi Tín đi với ma thì phải mặc áo giấy, nay đi với người ở đây hay đi với ông thầy chùa thì phải mặc áo nâu chứ mặc áo giấy ai mà ngó được.
Cho nên hôm nay và được BTC cho tôi nói chừng này là mãn nguyện. Trước khi đến đây tôi đã bái vong linh Cha tôi, hôm nay con đến gặp Bùi Tín là người đã giết Cha 65 năm về trước, con sẽ nói cho Bùi Tín biết rằng hôm nay thằng Võ Tử Đản một thằng không đội trời chung với đảng cộng sản đến đây gặp tên cộng sản già Bùi Tín sức khoẻ không được tốt và có lẻ Bùi Tín sẽ chết trước tôi. Tôi nay 82 tuổi vẫn còn sức khoẻ, có lập trường cứ thẳng một đường mà đi, còn Bùi Tín cứ đi lui, đi tới đi quanh quẩn bậy bạ, con người khi trí nảo không ngay thẳng bằng phẳng. Hôm nay vào đây tôi đi một cách quang minh, còn Bùi Tín đến đây phải lòn cửa sau như vậy là qúa nhục rồi.
Thưa qúi vị, hôm nay tôi không có gì để tranh luận với Bùi Tín, bởi vì Bùi Tín là một đảng viên cộng sản, một phó biên tập của báo Nhân dân với miệng lưỡi lẻo mép, gian xảo thì làm thế nào tôi tranh luận lại, cỡ như nhà báo ở đây tôi chưa chắc đã tranh luận lại huống hồ với Bùi Tín là một đảng viên cs lại là một nhà báo kỳ cựu sáu bảy chục năm thì có lẻ phải đời sau tôi mới mong tranh luận lại với Bùi Tín.
Hôm nay trước qúi vị, tôi xin cám ơn qúi vị và BTC cho tôi được nói vài lời là đủ rồi, trước khi dứt lời xin qúi vị cùng tôi hô to ba khẩu hiệu: Đả đảo đảng cướp cộng sản Việt Nam, Đả đảo tên quốc tặc Hồ chí Minh, Đả đảo tên đồ tể Bùi Tín.
San Jose ngày 23-6-2012.
Bài nầy đúng như ý của tôi phát biểu chỉ sửa lại đôi chữ cho gọn gàn mạch lạc, có gì sai sót xin qúi vị niệm tình tha thứ cho một ông già trên 82 tuổi.
Võ Tử Đản



Võ Tử Đản Vạch Mặt VC Bùi Tín
Đọc thêm:
Có đúng đó là “cuộc đánh tráo không thể có”?

Người Việt đã bị tẩy não và đa số vẫn còn lên đồng tập thể về Hồ Chí Minh

Lâu nay tôi thường đánh giá rất cao những bài viết của các nhà đấu tranh dân chủ phản tỉnh (tức là những cựu cán bộ trung cao cấp của cộng sản VN), trừ những bài viết hay những nội dung họ nói về Hồ Chí Minh (HCM). Tại sao vậy? Vì tôi nhận thấy đại đa số người Việt miền Bắc hoặc cộng sản Việt Nam nói chung không còn tỉnh táo và khách quan nữa khi viết/nói về HCM, dù họ ở cấp nào. Dường như họ đã bị CSVN tẩy não hoàn toàn về HCM vì họ đã bị đảng CSVN cho lên đồng tập thể để sùng bái HCM suốt hơn nửa thế kỷ nay, và vì thế dường như việc nói về HCM đối với họ là nói về thần tượng duy nhất của mình hay của cha ông mình mà nếu phải suy nghĩ khách quan và phê phán hay phủ nhận HCM thì đó sẽ là phê phán hay phủ nhận cả sự nghiệp và ý nghĩa cuộc đời chính họ và cha ông họ, nên đó là điều họ không thể làm, một cách vô thức, trên phạm vi toàn xã hội.

Vì thế, ngay cả khi đã phải trả giá vì cộng sản (như ông Vũ Thư Hiên) hay tự phản tỉnh đối với đảng và chế độ cộng sản này (như ông Bùi Tín), đa số cựu cán bộ cộng sản vẫn tôn thờ ông HCM và đảng CSVN “của HCM”, và chỉ dám phê phán các học trò của HCM và cái “đảng CSVN hiện nay” thôi, mà họ không nhìn thấy sự nhất quán về bản chất của HCM với với những người họ phê phán và với toàn đảng CSVN. Tôi thấy, đó quả thật là một sự tẩy não triệt để và thành công.
Bài viết gần đây, “Cuộc đánh tráo không thể có”, của ông cựu đại tá CS Bùi Tín cũng là một bài viết như thế, nó không khách quan và còn rất hùng hồn ngây ngô nữa. Trong bài trên, đăng trên nhiều trang lề dân, ông Bùi Tín tín khẳng định 100% rằng không thể có cuộc đánh tráo Hồ Tập Chương/Hồ Chí Minh thay cho Nguyễn Ái Quốc (đã chết) như tác giả Đài Loan Hồ Tuấn Hùng khẳng định trong “Hồ Chí Minh bình sinh khảo” của ông.
Tôi chưa có đủ cơ sở để tin 100% HCM và NAQ là hai người khác nhau như tác giả Đài Loan khẳng định, nhưng tôi cũng không tin “khẳng định 100%” của những người như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên hay cả giàn lãnh đạo và bộ máy truyền thông của CSVN rằng NAQ với HCM là một. Đơn giản chỉ vì xung quanh vấn đề đó tế có quá nhiều chi tiết mập mờ khập khiểng và còn quá nhiều điều bí ẩn, còn thái độ của đảng CSVN và các đảng viên CSVN về vấn đề đó càng làm tôi thấy cần phải cân nhắc cả hai khả năng, mà hiện nay khả năng nào cũng đều không ổn.
Bác bỏ năm luận điểm và là 5 câu hỏi của ông Bùi Tín

Ông Bùi Tín đã hùng hồn nêu ra 5 câu hỏi cho học giả Đài Loan để làm 5 luận điểm chứng minh ông HCM với NAQ là một, tức là để khẳng định cuộc đánh tráo là không thể có. Tôi thấy đó là những câu hỏi rất ngây ngô ngộ nhận mà chỉ cần một người bình thường như tôi cũng có thể đưa ra các câu trả lời hay bẻ gãy lập luận của ông Bùi Tín. Và đó là việc tôi sẽ làm ở đây.
Câu hỏi đầu tiên ông Bùi Tín đưa ra là, tại sao trong kho hồ sơ lưu trữ của đảng CSLX không có tài liệu về việc bà Vera Vasilieva theo dõi việc đào tạo Hồ Tập Chương thành Nguyễn Ái Quốc tại Moscow những năm 1933-1938? Cộng sản nói chung trên toàn thế giới - cả đảng CSLX hồi đó và đảng CSVN hiện nay - với bản chất là luôn gian dối, có một “văn hóa” lưu trữ hồ sơ khác mọi chế độ: họ chỉ lưu trữ hồ sơ tự tạo ra theo ý muốn và quyền lực của những người cầm quyền hay ý muốn của đảng, hoặc họ không cần có hồ sơ lưu trữ gì cả, hoặc họ luôn thay đổi các sự kiện sao cho có lợi cho họ và bất chấp lịch sử, để lưu hồ sơ sao cho “có lợi cho cách mạng”. Với họ, không có khái niệm sự thật hay lịch sử khách quan, chỉ có cái gọi là “lịch sử trong con mắt biện chứng của đảng” - tức do họ chế tác ra. Ông Bùi Tín là người làm báo cộng sản hẳn biết rất rõ điều đó. Những năm 30s thế kỷ trước còn là thời đại khủng bố và thanh trừng nội bộ tàn khốc của Stalin-Beria khi họ thường thủ tiêu người không cần bản án, hồ sơ... thì việc gian dối thay người này bằng người khác “vì lợi ích cách mạng quốc tế” là chuyện cỏn con họ càng không cần hồ sơ và không muốn để lại hồ lưu trữ. Và nếu có chút ít hồ gián tiếp nào đó thì khả năng sau đó nước Nga rơi vào đại chiến 2 làm tan hoang cả Châu Âu và khả năng bảo tồn được các hồ sơ đó cũng rất thấp. Thêm nữa, sau chiến tranh Stalin cho giải tán Comintern là bộ phận QTCS của bà Vera Vasilieva người có thể đã phụ trách việc này, thì việc hy vọng vào hồ sơ lưu trữ của đảng CSLX là không tưởng. Xin hỏi ông Bùi Tín, liệu trong lưu trữ của đảng CSLX có tìm thấy hồ sơ về hàng vạn hàng triệu vụ tàn sát các đảng viên cộng sản Nga và Đông Âu để giải oan cho họ không? Hay trong hồ sơ lưu trữ của đảng CSVN có hồ sơ về hàng trăm ngàn vụ giết oan nông dân, địa chủ như vụ bà Cát Hanh Long không?
Câu hỏi thứ hai của ông Bùi Tín là, tại sao năm 1960 khi gặp HCM luật sư Frank Loseby vẫn nhận ra đó là “người cũ” - NAQ? Xin thưa, như đại đa số người châu Âu bình thường ông Loseby khó mà phân biệt chính xác hai người Á châu cùng tuổi cùng giới khi ông còn trẻ và minh mẫn hoàn toàn, và năm 1960 khi đến Hà Nội Ls Loseby đã gần 80 tuổi sau gần 30 năm cứu NAQ ở Hongkong, chắc chắn ông chỉ có một câu trả lời: HCM chính là NAQ mà ông đã gia ơn năm xưa, nhất là nay kẻ chịu ơn ông đó đã là Chủ tịch một đất nước mấy chục triệu dân. Hơn nữa, từ trước đó vài năm, từ 1956, HCM đã liên tục chuẩn bị cho ông Loseby “nhận ra” mình bằng cách viết thư tự giới thiệu lại và thăm hỏi, gửi quà (bức tranh thêu chùa Một Cột) và gửi ảnh của mình (Chủ tịch HCM) cho Loseby, thì làm sao Ls Loseby có thể có nghi ngờ gì nữa? Và khi đã không có nghi ngờ trong lòng thì đôi mắt của ông già 80 đang vinh dự là ân nhân của chủ tịch một nước làm sao có thể nhìn ra gì khác nữa? Thực ra, có thể ông HCM đã cố tình chỉ sử dụng ông già Loseby cho mục đích đó: xác nhận NAQ là HCM. Còn nếu để tỏ lòng biết ơn cứu mạng, tại sao HCM không viết thư cho Ls Loseby từ hơn chục năm trước đó, từ 1945 chả hạn?
Câu hỏi và luận điểm thứ ba của ông Bùi Tín là, tại sao năm 1946 khi sang lại Pháp HCM đã gặp lại các bạn cũ mà không ai nghi ngờ HCM không phải NAQ? Về điều khẳng định này, chỉ xin ông Bùi Tín đưa ra những cái tên và tài liệu chứng minh, ai là những người “bạn cũ” - cả người Việt lẫn người Pháp - mà HCM gặp trong chuyến đi Pháp năm 1946 mà trước đó đã biết rõ NAQ? Câu trả lời đơn giản là không có ai hết, và không có tài liệu nào hết ghi nhận lại những cuộc gặp như thế cả. Năm 1946 những bạn cũ người Việt của NAQ biết rõ NAQ ở Pháp hầu như không còn ai và chắc chắn không ai gặp chủ tịch HCM cả. Trong chuyến đi đó, xung quanh HCM và đến gặp HCM toàn những người của thế hệ sau mới nghe danh chủ tịch mà đến như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Văn Huyên...
Câu hỏi và luận điểm thứ tư của ông Bùi Tín là việc bà Thanh chị NAQ năm 1946 đến phủ chủ tịch và vẫn nhận ra HCM là “thằng Coong có sẹo tai trái khi đi câu cá” và cả ông Cả Khiêm cũng nhận ra em mình? Ông Bùi Tín cũng biết rõ là bà Thanh bất ngờ ra Hà Nội và chỉ được gặp “thằng Coong” vài phút và hai người đã nói gì trong vài phút đó đến nay vẫn không ai biết. Vụ “thằng Coong có sẹo tai trái” là do bà Thanh sau này nhìn ảnh chủ tịch HCM thấy có sẹo tai trái mới nhớ ra hồi đó “thằng Coong” đi câu cá bị lưỡi câu móc vào tai... Nhưng bà Thanh lại quên hay không được xem ảnh “thằng Coong” tức Nguyễn Tất Thành lúc sang Pháp tai không có sẹo và vểnh ra và chọc lên như tai... Hồ chủ tịch.
Vụ cái tai sẹo chắc đã làm “thằng Coong” sợ hú vía nên “Coong” mới phải thiết kế cuộc gặp anh cả Khiêm mấy năm sau đó vào buổi tối nhà quê không điện, nhá nhem, để hai “anh em” hàn huyên chuyện cũ và... cũng chớp nhoáng như gặp chị Thanh, vì “bận việc cách mạng”! Ông cả Khiêm chả kịp nhận ra cái sẹo nào của “thằng Coong” thì đã ra đi ngay năm đó, 1950... Chưa ai được nghe ông cả Khiêm nói bất cứ điều gì về “thằng Coong” sau cuộc hội ngộ trong bóng đếm và không có người thứ ba đó cả? Ông Bùi Tín có thể lấy gì làm chứng để nói ông cả Khiêm đã nhận ra hay không nhận ra “thằng Coong”? Cả “thằng Coong” cũng kín như bưng đến khi vào nằm trong lăng Ba đình...
Luận điểm hay câu hỏi thứ năm của ông Bùi Tín là, tại sao nhiều người quen NAQ trước năm 1933 sau này làm việc với HCM vẫn không ai nghi ngò HCM không phải là NAQ? Đây là câu hỏi hay ho nhất và khó trả lời nhất của ông Bùi Tín, vì lần này ông đưa ra ba cái tên cụ thể: Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt và Phùng Chí Kiên.
Người thứ nhất, có lẽ ông Bùi Tín đã nhầm, vì Hoàng Quốc Việt chỉ gặp HCM tại Hội nghị TW đảng lần VIII năm 1941 tại Pắc Bó và không biết NAQ là ai?
Người thứ hai, Nguyễn Lương Bằng năm 1927-1928 được cử đi dự lớp đào tạo của TNCM ĐCH tại Hương cảng do NAQ tổ chức nhưng chưa đến nơi thì lớp học bị cảnh sát HK vây bắt nên phải giải tán và sau đó NAQ sang Thailand, còn Nguyễn Lương Bằng về nước, sau này đến 1941 NLB mới gặp HCM. Sở dĩ có sự ngộ nhận rằng NLB biết cả NAQ và HCM là do danh sách lớp học ở HK rơi vào tay mật vụ Pháp nên NLB bị bắt, và bản thân NLB cũng đã ghi trong lý lịch là mình được đi dự lớp đào tạo do NAQ mở (đúng), nhưng quên không khai là lớp đó không thực hiện được do bị cảnh sát HK bắt bớ phải giải tán...
Người thứ ba, Phùng Chí Kiên, biết rõ NAQ: đã dự lớp đào tạo của NAQ ở HK năm 1926, đã sang học trường Phương Đông ở Moscow rồi về hoạt động ở TQ, VN. Năm 1938-39 đã gặp HCM (Hồ Quang) ở TQ, cùng hoạt động một thời gian rồi đưa HCM về chiến khu Việt Bắc (hang Pắc Bó), rồi dự HN TW 8... Vấn đề là ở chỗ đến 1956-1958 HCM mới chính thức nhận mình là NAQ, còn khi làm việc với PCK ở VN và TQ thì HCM chỉ là HCM thôi. Ngay năm 1941, trung đội Bắc Sơn của PCK đã “vô tình” bị trên 4000 lính Pháp vây đánh và Phùng Chí Kiên cùng người phó Lương Văn Tri (cũng biết rõ NAQ là ai) bị Pháp giết... Như vậy PCK chưa bao giờ phải băn khoăn HCM có phải là NAQ không thì ông Bùi Tín muốn chứng mình điều gì?
Nói hộ Bùi Tín về những người biết rõ cả HCM và NAQ

Tôi vừa ngạc nhiên vừa không ngạc nhiên khi thấy ông Bùi Tín không đưa ra hai cái tên Trịnh Đình Cửu và Hồ Tùng Mậu là hai người đã cùng NAQ tham gia thành lập đảng CSĐD ở Hương cảng năm 1930 và sau này đã tham gia kháng chiến chống Pháp cùng HCM, để chứng mình HCM là NAQ.
Sau khi nghiên cứu tiểu sử của trên một trăm hai mươi yếu nhân lịch sử dân tộc Việt cùng thời với NAQ, tôi thấy có ba mươi tư người (34) đã biết rõ NAQ trước 1933 như cụ Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong... thì ba mươi người đã “ngẫu nhiên” bị chết/giết chết trước-trong-và sau khi HCM xuất hiện và không gặp được HCM, chỉ còn có 4 người được cho là biết NAQ mà vẫn sống sót để làm việc với cả HCM sau này, đó là: Nguyễn Lương Bằng, Phùng Chí Kiên, Hồ Tùng Mậu và Trịnh Đình Cửu.
Tôi muốn nói thêm về Hồ Tùng Mậu vốn là trợ lý giảng dạy cho NAQ ở Hongkong cho các lớp đào tạo của TNCMĐCH, cùng tham gia thành lập đảng CSĐD năm 1930 với NAQ, và là người đã liên hệ với đảng CSTQ và để nhờ cứu NAQ bị bắt ở HK năm 1931. Đảng CSTQ đã báo cho QTCS nhờ Công hội Đỏ thuê luật sư Loseby cái cho NAQ... Ông Hồ Tùng Mậu là bạn thân, đồng hương xứ Nghệ, là cấp dưới hay đồng cấp của NAQ từ trước 1930, là ân nhân góp phần cứu NAQ ra từ năm 1933. NAQ là bạn thân của cả gia đình họ hàng HTM vì gia đình HTM rất danh giá.
Thế mà năm 1945 khi HCM lên là Chủ tịch nước còn HTM ra tù về Hà Nội thì không được gặp HCM, phân vân không biết HCM có phải NAQ? HTM được HCM cử vào phụ trách liên khu V để rồi bị “máy bay Pháp bắn chết” năm 1951. Đáng ngờ hơn nữa là trước đó, năm 1948, con trai HTM là Hồ Mỹ Xuyên lúc đó 28 tuổi đang là phó bị thư tỉnh ủy Nghệ An được/bị HCM điều ra Đặc ủy đoàn ở Lao Cai và bị “tai nạn” chết ở đó (vì Hồ mỹ Xuyên cũng biết rõ NAQ là ai?). Sau khi Mỹ Xuyên chết, HCM “đánh máy ngay” thư chia buồn cho “bạn thân” HTM... Cả HTM và HMX đều không gặp HCM.
Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ
Tóm lại là, không có một ai thực sự biết rõ cả NAQ và HCM cả, trừ Trịnh Đình Cửu (Tản Anh). Trịnh Đình Cửu cũng là một trong 7 (hay 8?) người tham gia thành lập đảng năm 1930 ở Hongkong và đến 1990 mới chết với chức vụ cuối cùng là giám đốc trường đảng NAQ! Nhưng TĐC có 13 năm lý lịch từ 1936 (sau khi ra tù) đến 1949 “biến mất”, không ai biết đã làm gì ở đâu? Đó cũng là những năm tình báo Hoa Nam đã đào tạo ra các “lãnh tụ” của các đảng CS chấu Á như đồng chí Lai Teck của đảng CS Malaysia. Nếu Trịnh Đình Cửu bị Hoa Nam bắt để khai thác và thay người của mình thì 13 năm đó là quá thừa, làm gì cũng được, và vì thế chắc chắn là TĐC đã không hề nhận ra HCM và NAQ là hai người, như ông Bùi Tín muốn chứng mình. Sao ông Bùi Tín không đưa ra cái tên Trịnh Đình Cửu nhỉ?
Có lẽ đảng CSVN cũng biết rõ Trịnh Đình Cửu cũng là tác phẩm của Hoa Nam đánh tráo, nên chỉ nâng bi một HCM là quá đủ “nặng đô” rồi?
Cuối cùng thì, HCM có phải là NAQ? Theo tôi chắc là không. Nhưng HCM có lẽ cũng không phải là Hồ Tập Chương từ Đài Loan đến. Hồ Chí Minh rất có thể là một người Việt gốc Hoa ở Nghệ An được tình báo Hoa Nam chuẩn bị để thay NAQ sau khi NAQ chết ở HK. Giống như Hoa Nam đã chọn và đào tạo một người Việt gốc Hoa khác từ Nghệ An là Trương Phước Đạt từ năm 1933 đến 1938 thành tổng bí thư đảng CS Malaysia vậy thôi? Và Hồ Chí Minh nếu từ người Hoa ở Vinh thì có thể là họ hàng với người Tàu họ Hồ ở Đài Loan?
Điều quan trọng là, chúng ta hãy để ý, việc cứu NAQ ở HK bắt đầu từ chính đảng CSTQ do Hồ Tùng Mậu báo tin và cậy nhờ... Và có lẽ vì thế mà cha con ông Hồ Tùng Mậu phải chết mà không biết HCM có phải NAQ hay không?
Câu hỏi đó, theo tôi, đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức và thuyết phục.

No comments: