Saturday, October 31, 2015

(731) Nạn ấu dâm trong công giáo

Nạn ấu dâm trong công giáo – phần 1
Nguyễn Nhân Trí
Tòa Thánh La Mã được xem là trụ sở quản trị tối cao về tâm linh và hành chính của tất cả tổ chức và tín đồ Công Giáo trên toàn thế giới. Tòa Thánh giữ quyết định tối hậu về những giáo luật, tín điều, lẫn các tiêu chuẩn đạo đức của giáo dân. Đức Giáo Hoàng, người đứng đầu Tòa Thánh, được xem là đại diện cho Thiên Chúa, người có khả năng giao tiếp với Thiên Chúa và có quyền phán quyết về mọi vấn đề tâm linh trong Công Giáo. Tòa Thánh có thể ban phép lành cho một người cũng như có quyền trừng phạt người đó bằng cách từ chối không thay mặt Chúa xóa bỏ tội lỗi của họ.
Thế lực tâm linh của Tòa Thánh do đó bao trùm đủ mọi tầng lớp trong tín đồ. Ảnh hưởng chính trị của Tòa Thánh lan tràn hầu hết mọi quốc gia Thiên Chúa Giáo. Tín đồ tôn sùng Đức Giáo Hoàng như một vị thánh sống. Họ xem luật lệ đưa ra bởi Tòa Thánh như những quy lệnh thiêng liêng. Đối với họ, Tòa Thánh là biểu tượng của quyền lực Thiên Chúa và của quang minh, công chính.

Monday, October 26, 2015

(730) Nhỏ Mà Có Võ


Nhỏ Mà Có Võ
Alan Phan - 14 July 2015
(Những ai cẩu thả với sự chân thật trong việc nhỏ, không thể tin được khi giao việc quan trọng – Whoever is careless with the truth in small matters cannot be trusted with important matters – Albert Einstein) 
Vào cuối thập niên 60’s, tôi xách ba lô đi du lịch bụi ở Châu Âu. Đến Madrid, tôi tình cờ gặp một cô sinh viên Việt cũng từ Mỹ qua. Hai đứa share phòng ở một hostel (nhà ngủ trọ) và tuổi trẻ xa nhà đã khiến “chuyện ấy” xẩy ra như một tai nạn. Buổi sáng, tắm chung, cô gõ đầu thằng bé và khen,” nhỏ mà có võ”. Câu nói tôi nghe lần đầu, thấy ngồ ngộ. Sau nghĩ lại, nghiệm ra 2 điều (1) cô này chắc luyện chưởng hơi nhiều nên biết người nào có võ và người nào không và (2) nhìn kỹ lại thì nhận ra là mình “nhỏ” thật.

Tuesday, October 20, 2015

(729) Tiến Sĩ Alan Phan Và Trải Nghiệm Kinh Doanh

Tiến Sĩ Alan Phan Và Trải Nghiệm Kinh Doanh
01/09/2015
Không ít người Mỹ gốc Việt đã về Việt Nam làm ăn. Có người thành công, nhưng đa số thất bại. Thất bại không nói ra, nhưng thành công cũng không ai khoe vì không biết có bền lâu.
blank
Tiến sĩ Alan Phan trong buổi ra mắt sách ở San Jose hôm 23/8/15 (ảnh Bùi Văn Phú).
Tiến sĩ Alan Phan thì khác. Ông đã trải nghiệm mấy chục năm trên thương trường quốc tế, từ châu Mỹ, châu Phi sang châu Á với thất bại cũng như thành công và những kinh nghiệm làm ăn đã được ông ghi lại qua mười một đầu sách. Hai tác phẩm mới nhất là “Doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu” (600 trang, Nxb Người Việt) và “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” (316 trang, Nxb Người Việt) – gồm nhiều bài đã đăng trên Blog gocnhinalan.com – được ra mắt tại hội quán báo Thằng Mõ ở San Jose vào trưa Chủ nhật 23/8.
Trên 100 khách đã đến tham dự, trong đó có nhiều doanh nhân vùng Vịnh San Francisco như ông David Dương, Tổng giám đốc California Waste Solution; ông Trần Hồng Phúc Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam Oakland; ông Đỗ Vẫn Trọn của Truyền hình Viên Thao; ông Nguyễn Xuân Nam của TV và báo Calitoday; ông Huỳnh Lương Thiện của Tuần báo Mõ SF.
Ngoài ra còn có cựu phó thị trưởng Madison Nguyễn, kĩ sư Đỗ Thành Công và ủy viên giáo dục Vân Lê, là ba ứng viên cho chức Dân biểu Tiểu bang Địa hạt 27 vào năm tới.
Còn lại đa số là các bạn trẻ, trong đó có những sinh viên du học đến từ Việt Nam.
Bài nói chuyện của Tiến sĩ Alan Phan xoay quanh thương trường Việt Nam và những cơ hội. Theo ông, đầu tư đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kế hoạch và tùy thuộc nhiều vào nhà nước, trong khi kinh doanh là môi trường hoạt động thoáng hơn và dễ thành công hơn.
Ông mô tả: “Việt Nam là một môi trường giới hạn, không phải muốn gì thì làm nấy. Tình hình còn mù mờ. Xã hội Việt Nam so với Mỹ thì thật là bát nháo và hỉ nộ ái ố hơn. Không ở đâu buồn cười như ở Việt Nam. Mở tờ báo ra đọc là thấy đính chính tôi không bị bắt. Như mới đây ông Trần Phương Bình của Đông Á Ngân hàng phải lên tiếng. Rồi ông Đặng Thành Tâm cũng lên tiếng đính chính là chưa bị bắt.”
Câu nói vui đùa của Tiến sĩ Alan: “Tôi cũng đính chính với các bạn đây là tôi không bị bắt” đã đem đến cho khách dự một tràng tiếng cười.
Theo ông, nhiều người Việt hải ngoại về Việt Nam có những lí do riêng, gái gú cũng có, kỉ niệm ngày xưa cũng có, thắng cảnh đẹp cũng có. Quê hương cũ có một sự quyến rũ nào đó.
Nếu đó là một nơi có thể sống được, kiếm được tiền thì rất thoải mái. Ở đó có những niềm vui và những điều tiêu cực. Nhưng nói chuyện làm ăn là cần có sự may mắn và phải có quan hệ.
“Nếu về làm ăn tôi khuyên là người độc thân, về đó gặp con cán bộ là kết hôn ngay vì quan hệ rất quan trọng trong làm ăn được thua ở Việt Nam. Phải có người chống lưng, có gốc rễ.”

Sunday, October 18, 2015

(728) Libya: Mười điều bạn chưa biết về Gaddafi

Libya: Mười điều bạn chưa biết về Gaddafi
(Âu Mỹ có hối hận khi giết người này?)
Nguồn: Global Research
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại
Bạn nghĩ gì khi nghe đến tên Đại tá Gaddafi? Bạo chúa? Độc tài? Khủng bố? Chúng tôi muốn bạn quyết định sau khi đọc bài viết dưới đây.
Trong 41 năm trời cho đến khi bị giết hại vào tháng 10 năm 2011, Muammar Gaddafi đã làm một số điều thực sự kỳ diệu cho đất nước mình. Ông cũng cố gắng không nghỉ để đoàn kết và đem lại sức mạnh cho cả châu Phi nói chung.
Vì vậy, bất kể bạn nghe gì trên đài và TV, Gaddafi đã làm một số điều không giống hình ảnh “tên độc tài tàn bạo” được mô tả bởi giới truyền thông phương Tây.
Dưới đây là 10 điều Gaddafi đã làm cho Libya mà có thể bạn chưa biết…
1. Tại Libya, căn nhà được coi là một quyền tự nhiên của con người
Cuốn Sách Xanh của Gaddafi đã khẳng định: “Ngôi nhà là một nhu cầu cơ bản của cả cá nhân và gia đình của anh ta, vì vậy nó không nên được sở hữu bởi ai khác.” Cuốn Sách Xanh của Gaddafi là triết lý chính trị của nhà cố lãnh đạo. Nó được xuất bản lần đầu vào năm 1975 với mục đích để cho tất cả người dân Libya đọc. Nó thậm chí còn được đưa vào chương trình giảng dạy quốc gia.
2. Giáo dục và điều trị y tế hoàn toàn miễn phí
Dưới thời Gaddafi, Libya có thể tự hào có một trong những nền y tế tốt nhất trong vùng Trung Đông và châu Phi. Và nếu một công dân Libya không tìm được chương trình học hay chương trình điều trị y tế phù hợp ở Libya, họ sẽ được tài trợ để đi ra nước ngoài.

Saturday, October 10, 2015

Nước Mắt Trước Cơn Mưa

Nước Mắt Trước Cơn Mưa
April 15, 2015 at 3:52pm
Tears Before the RainNước Mắt Trước Cơn Mưa, là tựa một cuốn sách của Larry Engelmann, giáo sư khoa sử của đại học San Jose, California và được Nguyễn Bá Trạc, tác giả của Ngọn Cỏ Bồng dịch ra tiếng Việt.

Như trong một video clip phỏng vấn mình, tác giả Larry Engelmann cho biết mình không phải là nhà văn mà chỉ là người kể chuyện, storyteller, đến với sách vở chữ nghĩa chỉ là một sự tình cờ. Ông sinh năm 1941, lớn lên tại một thành phố nhỏ ở tiểu bang Minnesota. Ngay từ nhỏ ông đã say mê nghe người lớn, trong số đó là những người trở về từ Thế Chiến Thứ 2, kể chuyện. Ông say mê nghe người ta kể chuyện rồi từ nghe ông lại trở thành người kể chuyện. Nên không có gì lạ khi ông mê môn sử và chọn sử là ngành mình theo học khi lên bậc đại học, và học xong, ra trường lại đem chính cái tài kể chuyện của mình ra dạy môn sử tại đại học San Jose, California. Lương dạy học không đủ chi phí cho gia đình, ông mới viết và gửi bài cho một số báo để kiếm thêm tiền. Tài kể chuyện của ông khi đưa lên trang giấy lại gây lôi cuốn và xúc động cho người đọc, và ông thành nhà văn, không, ông thành nhà kể chuyện, storyteller, storyteller for money, người kể chuyện để kiếm tiền, như ông xác nhận mình là ai và vì sao viết.

Nước Mắt Trước Cơn Mưa xuất hiện cũng là sự tình cờ như vậy. Khởi đầu ông gửi cho một nhà xuất bản 38 trang đầu tiên ông mới viết nháp để thăm dò. Chỉ đọc xong 38 trang bản thảo, đúng 11 giờ khuya, nhà xuất bản gọi điện thoại cho ông, trước tiên cho ông biết, theo lẽ thường, những cú điện thoại của bác sĩ gọi 11 giờ đêm là tin xấu, còn của nhà xuất bản là những tin tốt lành. Nhà xuất bản đề nghị ký hợp đồng xuất bản cuốn sách, và vì cuốn sách chỉ mới có 38 trang, nên đưa ra thời hạn trong vòng 12 tháng, ông phải hoàn tất và giao bản thảo cho nhà xuất bản và nhà xuất bản ứng trước cho ông 175 ngàn đô.

Cú điện thoại 11 giờ khuya của nhà xuất bản với 38 trang đầu là như vậy, nên bạn sẽ không ngạc nhiên khi đọc Tears Before the Rain qua bản dịch của Nguyễn Bá Trạc mà Tương Tri được phép của dịch giả Nguyễn Bá Trạc sẽ đánh máy lại và đưa lên.  Xúc động, xúc động và xúc động như hai câu thơ đầy định mệnh:


Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa


Đây là cuộc chiến tranh Việt Nam  được nhận thức qua một giáo sư sử học người Mỹ, có tính khách quan và trung thực.  Không phải qua nhận thức của BÊN THẮNG CUỘC hay BÊN BỎ CUỘC từ NGƯỜI TRONG CUỘC… Tương Tri hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Bá Trạc – là dịch giả – đã cho phép Tương Tri độc quyền đăng lại nhiều kỳ tác phẩm này. Xin mời các bạn đón đọc.

Nước Mắt Trước Cơn Mưa 1

Nước Mắt Trước Cơn Mưa

Tears Before the RainNước Mắt Trước Cơn Mưa, là tựa một cuốn sách của Larry Engelmann, giáo sư khoa sử của đại học San Jose, California và được Nguyễn Bá Trạc, tác giả của Ngọn Cỏ Bồng dịch ra tiếng Việt.


_________________________________________

L Ờ I  M Ở   Đ Ầ U

Cuối tháng giêng 1975, một đàn ong đông đảo bất thường chợt bay xuống Sài Gòn. Đàn ong đậut rên hai tòa cao ốc làm mọi người trong nhà sợ hãi chạy ra. Sau đó vài người bạo dạn quay lại tính xông khói đuổi ong đi.

Lúc ấy, có người bàn: Biết đâu đàn ong chẳng đến báo trước một điềm gì? Nhiều thầy tiên tri từng bảo: Số mệnh dân Việt Nam chẳng bao lâu cũng không khác đàn ong lũ kiến. Quả báo, mình đối với chúng thế nào, lượt mình cũng thế.

“Điềm trời”, lời bàn được mọi người mau chóng tin theo. Không ai đốt khói xua ong nữa. Dân chúng lũ lượt kéo đến, kinh ngạc nhìn. Không ai bước vào tòa cao ốc. Nhưng rồi chỉ một ngày sau đàn ong rời đi. Chúng bay túa về hướng đông nam, phía Vũng Tàu và biển Nam Hải. Df chẳng ai xác quyết được lời tiên đoán, nhưng hơn bao giờ hết. người ta đâm lo âu thắc mắc cho tương lai.

Vài ngày sau khi đàn ong rời Sài Gòn, lại một đàn lũ bất thường nữa xuất hiện, gần Phan Rang. Hướng Tây Bắc Sài Gòn. Lần này một đạo quân sâu rầy cực kỳ đông đảo chẳng rõ đâu ra, lúc nhúc di chuyển về hướng tây nam, che kín các mặt đường, cánh đồng. Lúc đầu, xe hơi, xe đạp chỉ giản dị cán lên chạy, bộ hành dẵm lên đi. Có sao, dẫu hơi phiền một chút. Nhưng một lần nữa, các nhà bói toán huyền bí thận trọng bảo: "lại điềm trời, chẳng chóng thì chầy, mình có khác gì bầy sâu, đám bọ”. Họ cảnh cáo: "Đừng hại chúng, mình đối với chúng thế nào, lượt mình cũng bị như thế”. Rồi lại như đàn ong, đám rầy cũng biến mất.

Vào khoảng thời gian ong và rầy xuất hiện, Miền Nam Việt Nam bước vào năm thứ hai của cái mà tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mệnh danh là CUỘC CHIẾN ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ BA. Trong cuộc chiến này. Quân đội Miền Nam Việt Nam tiếp tục chiến đấu chống quân phiến loạn Việt Cộng và đồng minh Bắc Việt của họ. Nhưng vắng mặt trong cuộc chiến này là Hoa Kỳ. Hơn thập niên trước, Tổng Thống John F.Kennedy tuyên bố: "Phải tạo niềm tin quân sự và phải bảo vệ tự do“.  Ông kết luận: "Việt Nam chínhlà nơi để thực hiện cả hai mục tiêu” Song vào năm 1973, dân Mỹ và các thủ lĩnh lại quyết định: "Nơi ấy không phải là Việt Nam.” Họ đòi hỏi “Không một người Mỹ nào nên chết ở Việt Nam nữa”.

Như vậy, đầu năm 1973, sau hơn bốn năm thương thảo ở Ba Lê, cuối cùng đến lúc Mỹ ký với Bắc Việt cái gọi là “ Hiệp Định Ngưng Chiến Và Tái Lập Hòa Bình Ở Việt Nam”. Miền Nam Việt Nam gượng gạo ký vào hiệp định sau hàng chuỗi áp lực dọa dẫm cắt đứt viện trợ của Hoa Kỳ.  Bản Hiệp Định giúp Mỹ rút chân ra, triệt thoái quân chiến đấu khỏi Miền Nam Việt Nam và trao đổi tù binh chiến tranh.  Bản Hiệp Định cũng tạo nên các ủy ban liên hợp điều hành việc thả tù, việc rút quân Mỹ cùng các quân đồng minh khác. Một ủy ban liên hợp quân sự khác được thiết lập để điều tra số phận người Mỹ mất tích trong cuộc chiến. Hiệp định còn dự liệu cả việc tổ chức một hội nghị nhằm thống nhất Nam Bắc Việt Nam một cách hòa bình.

Chỉ một phần của Hiệp Định ấy đã được chặt chẽ thi hành, đó là phần triệt thoái quân lực Mỹ.  Ngày 29/3/1973 đơn vị chiến đấu cuối cùng của Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam. Bộ tư lệnh MACV- chỉ huy Quân viện cũ đặt tại phi trường Tân Sơn Nhất-trở thành trụs ở DAO – Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự Mỹ-. Văn phòng này chỉ có nhiệm vụ điều hợp việc cung cấp, sử dụng tiếp vận cho Quân Đội Miền Nam Việt Nam. Nhân viên DAO bị cấm ngặt không được giữ một vai trò cố vấn quân sự gì ở Nam Việt Nam.

Một trong những điều khoản đáng tranh luận nhất của Hiệp Định Ba Lê là đã cho phép Bắc Việt duy trì khoảng từ  80.000 đến 160.000 quân chính quy ở Nam Việt Nam. Chỉ với điều khoản ấy, nhiều người miền Nam hiểu ngay: Đây không phải là một hòa ước  mà là bản án tử hình…

Hiệp ước dù không cho phép Bắc Việt tăng thêm quân số ở miền Nam, nhưng họ được duy trì nguyên trạng, họ có thể được tiếp vận và thay quân.  Nhằm xoa dịu nỗi hoài nghi và sợ hãi của Nam Việt Nam – là phía được yêu cầu buộc phải chung sống hòa bình với sự hiện diện của Bắc quân -, cả hai ông: Tổng Thống Richard Nixon và Ngoại Trưởng Henri Kissinger, là những người đích thân thương thảo hiệp định, đều đoan quyết: Mỹ sẽ không khi nào đứng ngoài, mặc cho Bắc Việt cưỡng bức Hiệp Định, bành trướng sự hiện hữu của họ tại miền Nam. Đúng thế, họ đều hứa với Tổng Thống Thiệu là Hoa Kỳ sẽ đáp ứng bằng một lực lượng quân sự mạnh mẽ, nếu có sự vi phạm hiệp định của Bắc quân. Khả năng quân sự của Hoa Kỳ, họ trấn an ông Thiệu-SẼ TRIỆT ĐỂ BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ VÀ NỀN ĐỘC LẬP CỦA ĐỒNG MINH-. Ngay sau lễ nhậm chức vào mùa hè 1974, Tổng Thống Gerald Ford  cũng xác nhận lần nữa lời cam kết với Nam Việt Nam và sự gắn bó với Hiệp Định Ba Lê như vậy.

Nhưng sau cùng, lời thề hứa của hai Tổng Thống Mỹ chỉ là rỗng tuếch.. Thời gian đẫ đem đến những vấn đề mới và lãnh đạo mới cho Hiệp Chủng Quốc. Vụ tai tiếng Watergate trước hết đem đến sự bất tín nhiệm, tiếp theo đến việc Tổng Thống Nixon từ chức taọ ra thế yếu cho Hành pháp Mỹ. Đây là điềm bất tường cho Nam Việt Nam vì Hành pháp Mỹ ủng hộ Nam Việt Nam, còn Lập pháp Mỹ đối kháng sự ủng hộ ấy… Rồi cuộc chiến Trung Đông, việc OPEC ( Tổ chức các quốc gia xuất cảng dầu) xiết chặt nguồn dầu làm giá dầu tăng vọt. Những việc ấy làm người Mỹ gia tăng mối quan tâm là ngoài khu vực Đông Nam Á, Mỹ cũng còn phải gắn bó với các Quốc gia đồng minh khác nữa…

Và ở ViệtNam, chiến cuộc vẫn tiếp diễn. Hiệp định Ba Lê không tạo ra hòa bình. Nó chỉ biến đổi cục diện và số quân tham chiến… CUỘC CHIẾN VIỆT NAM RÒNG RÃ ẤY, ĐẾN SAU MÙA XUÂN 1973 ẤY CHỈ CÒN THUẦN TÚY LÀ NGƯỜI VIỆT NAM GIẾT NGƯỜI VIỆT NAM, VỚI MỘT BÊN LÀ MỸ, BÊN KIA LÀ CÁC NƯỚC THUỘC KHỐI CỘNG SẢN CUNG CẤP CÁC PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ĐÁNH NHAU VÀ CHẾT.

Nhưng rồi vì: giá cả gia tăng, Quốc hội cắt giảm ngân sách một cách trầm trọng, vấn đề tham nhũng ở Việt Nam, ảnh hưởng bởi các phong trào “vận động hòa bình” ở Mỹ,cường độ mâu thuẫn ở Việt Nam gia tăng mạnh mẽ … tất cả đưa đến việc thiếu hụt nghiêm trọng các phương tiện tiếp vận quân sự cần thiết sống chết của Nam Việt Nam …những thiếu hụt này gây hoang mang sợ hãi cho cả quân đội lẫn thường dân. Dù Đại Sứ Graham Martin và các nhân viên quân sự cố trấn an, người ta vẫn tin Mỹ sắp bỏ Miền Nam vào tay quân Miền Bắc – những kẻ chẳng có mấy lòng thương xót- Mỹ chịu đựng đã lâu, giờ đây. Họ kết luận MỸ XÓA SỔ NAM VIỆT NAM! 

Tuần lễ đầu của năm 1975, Bắc Việt chiếm Phước Long. Hạ thủ tỉnh này là một ý định trắc nghiệm. Bằng sự vi phạm Hiệp định một cách trắngtrợn như vậy, miền Bắc muốn xem phản ứng của Mỹ ra sao. Nhưng không có phản ứng nào của Mỹ cả. Nói cho đúng, Mỹ có vẻ không quan tâm đến việc Bắc quân làm gì ở miền Nam nữa. Tháng sau đó, khi Phái đoàn Quốc Hội Mỹ đến viếng miền Nam.  Bắc quân hoạt động rất ít. Phái đoàn này đến để lượng giá tình hình quân sự, tư vấn cho Quốc Hội và Tổng Thống Mỹ về việc tiếp tế Quân viện và viện trợ nhân đạo. Vài ngày sau khi phái đoàn Quốc hội Mỹ rời Việt Nam, Bắc quân đi nước cờ kế tiếp.

Ngày 10/3/1975 Bắc quân tung một trận tấn công mãnh liệt tối hậu. Họ đã biết chắc là Mỹ mất ý chí chiến đấu và cũng không muốn tài trợ cho sự độc lập của Nam Việt Nam nữa. Không còn e ngại Mỹ can thiệp, quân đội Bắc Việt khẳng định được rằng sau gần 30 năm dai dẳng, chiến thắng của họ và cuộc thống nhất Việt Nam bằng vũ lực đã đến lúc hoàn tất.

Trên đường mòn Hồ Chí Minh, miền Bắc chuyển xuống 100.000 bộ đội mới mẻ khỏe khoắn. Con đường, trước chỉ là lối mòn len lỏi giữa rừng già Việt Miên Lào, giờ đây đã trở thành một xa lộ nhộn nhịp với cả một hệ thống ống dẫn dầu chạy kèm theo đến tận tâm điểm miền Nam Việt Nam. Con  đường này giờ đây không còn bị các trận bom của máy bay B 52 đe dọa nữa.

Ban Mê Thuộc, thành phố cao nguyên rơi vào tay Bắc quân giữatháng 3 . Cuộc kháng cự của Nam quân bị đè bẹp.

Ngày 14/3/1975 Tổng Thống Thiệu làm một quyết định quân sự bấthạnh nhất trong suốt cuộc chiến dài ở Việt Nam. Ông ra lệnh bí mật triệt thoáicác lực lượng  miền cao nguyên trung phần xuống vùng Duyên Hải , sau đóchỉnh đốn để chuẩn bị phản công Ban Mê Thuộc. Nhưng cuộc triệt thoái chiến lượcbiến thành cuộc tháo chạy tán loạn. Những vụ chuyển quân khỏi  Pleiku ,Kontum – vì không được loan báo , giải thích- đã tạo nên nhiều suy đoán vànhững lời đồn đại khiếp hãi. Nhiều binh sĩ và thường dân cho rằng có mậtước chia lại ranh giới Bắc Nam, lần này vùng cao nguyên trung phần và nhữngtỉnh phía Bắc của miền Nam Việt Nam sẽ thuộc về Cộng sản.Vì vậy, cuộc rút quântừ cao nguyên đã trở thành ĐOÀN XE CHỞ NƯỚC MẮT… Vài chục ngàn thường dân nhậpvào cuộc rút quân rối loạn này. Họ làm nghẽn đường, cắt đứt dòng di chuyển củacác đoàn. quân xa . Những đơn vị tiền phương  Bắc quân chặn đoàn quân xa,tiêu hủy rất nhiều xe. Cuộc phản công Ban Mê Thuộc không bao giờ xảy ra : Cáclực lượng cao nguyên đã hoàn toàn tan rã khi đến được miền Duyên Hải.

Lực lượng cao nguyên xóa sổ. Tổng Thống Thiệu tìm cách rút cáclực lượng những tỉnh phía Bắc, dàn lại trận thế. Cố gắng này cũng thành thảmhọa , các sư đoàn ấy cũng tan rã. Hằng hà sa số dân chúng và các đơn vị quân sựcòn sót lại tràn đi trên các con đường dẫn đến những thành phố hướng Nam- vềphía Nha Trang , Sài Gòn, hoặc về hướng Đông , nơi có những hạm đội chờ di tảnhọ bằng đường biển.

Giờ đây, cả mạng lưới quân sự và xã hội của miền Nam Việt Nambắt đầu bị tan rã. Cùng một lúc. Tại nhiều nơi. Miền Nam thua trong phút chốc.Nhanh hơn cả cái khả năng chiến thắng của miền Bắc. Quân lực miền Nam như nổtung về hướng Sài Gòn. Thị trấn, tỉnh lỵ bỏ không cho Bắc quân , khôngkháng cự. Tại nhiều nơi , điên lên vì sự hèn nhát và bất lực của các cấp chỉhuy, lính miền Nam đổ vấy nỗi giận dữ lên đầu dân chúng bằng những vụ bạo hànhbắn giết xấu xa. Chiến thắng của quân đội Bắc Việt , ở nhiều địa điểm chiếnlược trọng yếu CHỈ LÀ DIỄN HÀNH VÀO MÀ TIẾP THU.

Ngày 29/3/1975, tình trạng tuyệt vọng hỗn loạn ấy được ghinhận một cách sống động bởi nhóm phóng viên CBS trên chuyến bay World Airways Boeing 727 ra chở người di tản từ Đà Nẳng- thành phố lớn thứ 2 của ViệtNam-.Máy bay bị binh sĩ bao vây xô lấn, họ bắn loạn vào cả đàn bà trẻ con, họbắn lẫn nhau. Họ cố gắng điên cuồng lọt vào phi cơ để chạy trốn quân Bắc Việt.Phi cơ cất cánh, người còn lủng lẳng bám trên bánh xe , lính đứng dưới đất nổ sungbắn theo , lựu đạn tung lên nổ toác một bên cánh. Chiếc tàu bay chao đảo khậpkhểnh về được Sài Gòn.

Ngay chiều ấy, cuốn phim về chuyến bay được chiếu trên mục“CBS, TIN BUỔI CHIỀU”. Khán giả Mỹ vào cuối tuần lễ Phục Sinh đã chứng kiến cáikhủng khiếp không tin được về một đạo quân biến thành kẻ giết người hèn hạ vàmột quốc gia thất trận vô vọng thống khổ với những cái chết bạo tàn.

Tại Sài Gòn, những người Mỹ gồm doanh nhân, thông tín viên,viên chức chính phủ bắt đầu di tản nhân viên và gia đình quyến thuộc. Máy baythương mại và phi cơ quân sự chở hàng ngàn người sang Phi Luật Tân , Thái Lan ,Hồng Kông, Hoa Kỳ. Nhưng chuyến bay đặc biệt chở cô nhi từ Sài Gòn sang Mỹ kếtliễu thảm khốc ngày 4/4/1975. Chiếc phi cơ khổng lồ của không quân C 5A rơi nátkhi cất cánh, giết hại 135 cô nhi và những người đi theo coi sóc các em. NgườiMỹ ở Việt Nam và người Mỹ ở Hoa Kỳ đang theo dõi sự tan rã của Việt Nam trêntruyền hình hết sức xúc động vì vụ cô nhi tử nạn , vì đây là sự tàn sát nhữngđứa trẻ thơ vô tội. Hoa Kỳ lúc ấy như bất lực, không bảo đảm được ai, khôngcứu được ai, kể cả những đứa bé  ra khỏi cơn đại hỏa tai xảy đến cho tấtcả dân chúng Nam Việt Nam.
Sự sụp đổ gia tăng xung lượng. Ngày 21/4/1975, dưới áp lực củaHoa Kỳ và chính của các nhân viên chính phủ của ông, Tổng Thống Nguyễn vănThiệu từ chức sau khi đọc một bài diễn văn đầy nước mắt trên truyền hình ViệtNam. Trong bài diễn văn , ông đặt trách nhiệm sụp đổ dưới chân Hoa Kỳ. Vài ngàysau , ông rời nước, Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên nắm quyền.

Chừng để xác quyết thêm việc Hoa Kỳ bất can thiệp vào Việt Nam, chiều 23/4/1975 trong một diễn từ quan hệ tại Đại Học Tulane, Tổng ThốngGerald  Ford loan báo :” ĐỐI VỚI NƯỚC MỸ  CHIẾN TRANH VIỆT NAM ĐÃCHẤM DỨT.”. Các thính giả sinh viên đứng cả dậy hoan hô ông.

Ngày 28/4/1975. Tổng Thống Hương từ chức, Đại Tướng Dương vănMinh kế vị . Có một niềm tin khá phổ thông và cũng khá sai lầm rằng ông Minh sẽđược người miền Bắc chấp nhận. Rằng giữa tất cả các khuôn mặt chính trị miềnNam  , chỉ ông Minh mới thương thảo được với Bắc quân đang tiến đến. Điềunày nữa , cũng chỉ là ảo ảnh, chẳng ai muốn thương thảo gì . Đối với quân độimiền  Bắc ông chẳng có gì để cống hiến ngoài việc đầu hàng. Với tư cáchTổng Thống trong thời gian hết sức ngắn , hành động quan trọng nhất của ông làđầu hàng vô điều kiện.

Sáng 29/4/1975, chiến dịch GIÓ CUỐN ( Frequent Wind) bắt đầu.Đây là chiến dịch di tản người Mỹ , các nhân viên quân sự , dân sự Việt Nam từphi trường Tân Sơn Nhất và từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ra đệ thất hạm đội đậu ngoàikhơi Nam Hải. Chiến dịch chấm dứt sáng sớm 30/4/1975 , vài giờ trướccuộc đầu hàng của miền Nam. Khi người Thủy quân lục chiến Mỹ sau cùng đượctrực thăng bốc từ nóc Tòa Đại Sứ Mỹ sáng 30/4 , họ bỏ lại phía sau hơn 400người Việt đợi chờ di tản. Ngày hôm trước và ngay đêm hôm đó. Những người nàyđã được  HỨA ĐI HỨA LẠI RẰNG HIỆP CHỦNG QUỐC KHÔNG BAO GIỜ BỎ RƠI HỌ. Họđứng im… Lặng lẽ nhìn chiếc trực thăng Mỹ cuối cùng rời khỏi mái Tòa Đại Sứ.Đối với Việt Nam, đến cả lời hứa sau cùng NGƯỜI MỸ CŨNG PHẢN BỘI.

Sáng 30/4/1975 trên chiến thuyền Đệ Thất Hạm Đội người ta nhìnthấy xuất hiện một thứ gì đàn giống như cả đàn ongche tối bầu trời, bay từ bờ biển Việt Nam hướng ra Nam Hải. Đến chừng cái đànlũ bí mật kia đến gần , người ta nhận ra hàng trăm chiếc trực thăng từ DuyênHải, từ Trung châu, từ vùng phụ cận Sài Gòn, những trực thăng lái bởi các phicông Việt Nam chở gia đình họ hàng và thân hữu. Nhiều chiếc tìm cách đáp xuốngtức thời. Sàn tàu chật ních , do đó cứ sau khi trực thăng đáp, người tuôn rahết, chiếc trực thăng lập tức bị đẩy xuống biển lấy chỗ cho chiếc khác . Trênsàn bay chiếc tàu Midway. Để giữ cho những người Việt bé nhỏ yếu đuối không bịgió thổi ra khỏi thành tàu , hay bị cánh quạt chặt phải, người ta dùngnhiều  đoạn giây, dài khoảng 10 feet để dìu họ đi. Các đoạn giây trao chongười tỵ nạn trong trực thăng, họ nắm vào và được  người Mỹ dắt qua sànbay , đưa xuống các tầng dưới làm thủ tục. Những hàng người  bám víu sợidây , dắt díu nhau , cố bước nhanh trên sàn tàu khổng lồ , cảnh nhìn ấy từ mộtkhoảng cách giống như những con sâu to lớn đủ màu.

Đã mười lăm năm trôi qua kể từ khi miền Nam Việt Nam sụp đổ vàđầu hàng. Kể từ khi giải phóng , người miền Bắc đã củng cố quyền lực, sửa đổikinh tế, xâm chiếm rồi rút khỏi Cam Bốt, đụng một trận chiến với Trung quốc, mởvịnh Cam Ranh cho hạm đội Liên Xô, đổi tên Sài Gòn ra thành phố Hồ chíMinh , làm cho tổ quốc họ biến thành một nước nghèo khó nhất thế giới. Đã hơnmột thập niên, Việt Nam rỉ máu “ thuyền nhân” , những người  liềumạng  sống , cố thoát khỏi cái tàn lụi của “ giải phóng”. Khi đối diệnviệc cưỡng bách hồi hương, những người này thà chịu chết còn hơn trở lại ViệtNam.

Và trong mười lăm năm qua, đông đảo người Việt đến Hoa Kỳ cùngnhiều nước khác  với tư cách tỵ nạn. Họ đã hội nhập vào các xứ sở mới. Họtrở thành công dân các quốc gia khác. Hy vọng trở lại Việt Nam dần phai. Concái người tỵ nạn đã lớn , học đại học, kết hôn , lập gia đình, tách biệt ra vớinhau trong các công ăn việc làm khác nhau. Và họ đã trở nên MỸ HÓA.

Cựu chiến binh Mỹ cũng thế, về nhiều mặt , họ đã tái nhập đờisống dân sự. Một đài kỷ niệm những người bỏ mình trong chiến tranh Việt Nam đãtrở nên đài Kỷ Niệm nhiều người thăm viếng nhất nước. Phim, sách, truyềnhình  cống hiến nhiều cố gắng- đứng đắn có, giật gân cũng có, để giúp tìmhiểu đâu là sự thật. Cái gì đã xảy ra. Và điều ấy có ý nghĩa gì !!!

Đầu mùa xuân 1985. Tôi bắt đầu nói chuyện với các cựu chiếnbinh Hoa Kỳ và các cựu quân nhân Nam Việt Nam. Hỏi họ về kinh nghiệm, về cuộcchiến, và về những thời gian sau đó. Tôi tiếp tục làm phương án ấy trong 5 nămkế tiếp, thăm vài chục thành phố mỹ, sang Mã Lai, Thái Lan, Cộng Hòa Xã HộiChủ Nghĩa Việt Nam, Hồng Kông… phỏng vấn người thắng , kẻ bại, trẻ con , ngườilớn , binh sĩ , dân sự, các chính trị gia, hỏi họ nhớ gì về những ngày cuốicùng của cuộc chiến Việt Nam. Hỏi họ về cuộc sống sau mùa xuân định mệnh của 15năm trước.

Những gì tiếp theo đây là hồi tưởng và quan niệm của hơn 300cá nhân mà tôi phỏng vấn trong 5 năm qua… Những gì họ nói cho tôi biết, khôngphải chỉ giản dị là về mùa xuân 75 , nhưng còn là việc họ liên hệ thế nào đếnViệt Nam vào lúc ấy. Cách họ nhìn các biến cố mùa xuân năm ấy vén mở thế nào.Nay họ đã thích ứng cuộc sống mới ra sao. Còn nhớ gì về Việt Nam trong 15 nămqua. Những gì đã kể cho con cái nghe về Việt Nam. Những gì đã thấy trong giấcmơ …

Trong ấn bản Việt Ngữ dành cho độc giả Việt Nam, tác giả xin được ghi như sau : “…TÔI MUỐN ĐƯỢC TẶNG CHO NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM CAN TRƯỜNG,NHỮNG PHỤ NỮ, NHỮNG TRẺ EM ĐÃ HY SINH ĐỜI SỐNG CHO VIỆT NAM…”

LARRY ENGELMANN.

Phần tiếp theo các bạn sẽ được theo dõi CHUYẾN BAYCUỐI CÙNG TỪ ĐÀ NẴNG chở người tỵ nạn từ Đà Nẳng vào Sài Gòn do nhà tỷ phúHoa Kỳ là ED DALY đích thân điều động và chỉ huy bất chấp lệnh cấm của TòaĐại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

ooOoo

Nước Mắt Trước Cơn Mưa, JanWollett 1/2


CHUYẾN BAY CUỐI CÙNG TỪ ĐÀ NẴNG
JAN WOLLETT
(Nữ Trưởng Tiếp Viên Hàng Không)

“Tại sao họ bắn? Chúng tôi là những người bạn tốt”

Ngày 29/3/1975 đáng lẽ nhân viên khách sạn Sài Gòn phải đánhthức tôi dậy lúc 5 giờ sáng. Tôi là tiếp viên trưởng của một chuyếnbay khứ hồi ra Đà Nẵng . Nhưng 5 giờ sáng hôm ấy không có ai đánh thức tôi dậy.Khoảng 6 giờ sáng mới có điện thoại của Val Witherspool, một nữ tiếp viên khác.Cô ấy bảo: “Chị xuống ngay phòng đợi khách sạn trong vòng 5 phút.” Khoác bộđồng phục, tôi lập tức chạy xuống cầu thang. Ông Ed Daly và Val đang chờ tôi ởdưới nhà. Bruce Dunning, làm việc cho hãng tin CBS cũng đã có mặt. Tôi bảoBruce: “Bọn này phải ra Đà Nẵng”. Anh ta nói: ’’Có tin thành phố này rơi vàotay Bắc Việt rồi” Tôi nói: “Nếu thành phố này đã mất thì chúng tôi đâu có đi”Bruce yêu cầu được đi theo chuyến bay. Ông Daly bảo: “Muốn đi thì đi. Có mặt ởphi trường Tân Sơn Nhất trong vòng một giờ đồng hồ nữa.”

Bruce tập họp Mike Marriotte, chuyên viên quay phim và Mai VănĐức, chuyên viên âm thanh, rồi chở họ ra phi trường. Chúng tôi bước lên chiếcWorld Airway Boeing 727. Là tiếp viên trưởng, tôi được thông báo là sẽ có mộthay hai tiếp viên người Việt đi thông dịch, sẽ có binh sĩ bảo vệ để đương đầuvới đám đông. Hôm trước, chúng tôi đã gặp khó khăn ở Đà Nẵng, và chúng tôi cũngsẽ phải mang theo nước ngọt, nước cam, bánh mì săng-uých cho hành khách.

Vừa vào phi cơ, tôi nói với Val và Atsako Okuka, một nữ tiếpviên khác: “Các bạn hãy xem xét ngay mọi thứ.” Chúng tôi thấy không có đồ ănthức uống. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho biết một cái gì bất thường đang xẩyra…Không nước ngọt, không nước  cam, không bánh mì, không đồ ăn thức uốngtrên phi cơ. Cũng không có tiếp viên người Việt, cũng chẳng có binh sĩ bảo vệnào hết.

Chúng tôi thảo luận xem có nên bay ra hay không. Lúc ấy Dalyvà phi hành đoàn đã lên phi cơ rồi. Dunning và toán làm tin CBS cũng vậy. Hainhân viên cơ quan  USAID leo lên. Họ trấn an chúng tôi là mọi việc ở ĐàNẵng cũng tốt thôi, không cần gì đến binh sĩ bảo vệ.

Lúc đó 8 giờ sáng, quá muộn so với giờ ấn định máy bay cấtcánh. Ông Daly quyết định cứ đi Đà Nẵng để đón một số người tỵ nạn gồm đàn bàvà trẻ em mà khỏi cần đến binh lính hộ tống hay thông dịch viên.

Chuyến bay ra khá êm. Chúng tôi mang theo một nhà báo ngườiAnh và một người nữa của hãng tin UPI. Trong chuyến bay chúng tôi chuyện tròthân mật với nhau.

Phi cơ bắt đầu đổi cao độ để hạ xuống Đà Nẵng. Theo kế hoạch,sau chúng tôi 20 phút sẽ có một chuyến World Airway 727 khác do Don McDaniellái. Sau anh ta, lại một chuyến 727 nữa do Dave Wanio điều khiển. Chúng tôi dựtính sẽ đậu từ 10 đến 15 phút để lấy khách rồi cất cánh, để chuyến thứ hai, rồithứ ba đáp xuống. Với cách ấy chúng tôi có thể đem đi được 3 chuyến trong vòng dướimột tiếng đồng hồ.

Nhưng khi hạ cánh có một cái gì rất lạ lùng.

Không hề thấy một bóng người.

Không một ai, cả phi trường hoàn toàn hoang vắng. Đột nhiêntrong lúc phi cơ đang “chạy taxi” trên đường vào bến, đoàn người chợt xuấthiện. Họ chạy ào ra từ những nhà chứa máy bay, Hàng ngàn con người-tôi nói đúngnghĩa là hàng ngàn con người đua nhau chạy đến chúng tôi- Họ chạy bộ, chạy xegắn máy, chạy xe thùng, xe Jeep, xe hơi, xe đạp…Họ chạy đến phía chúng tôi bằngbất cứ phương tiện nào họ kiếm được.

Chúng tôi đã có một kế hoạch là ông Daly và Joe Hrezo, trưởngtrạm của hãng World Airways sẽ ra khỏi phi cơ. Họ sẽ lo việc sắp hàng hànhkhách ở lối vào cầu thang phía sau. Tôi sẽ đứng ở phía trước phi cơ, Atsaco ởgiữa còn Val đứng ở khoảng sau.

Chúng tôi cho phi cơ chậm lại. Lúc ấy tôi đang đứng trongphòng lái nhìn ra cửa sổ trước, chợt thấy có điều kỳ lạ. Một nhóm người láichiếc xe vận tải nhỏ đuổi bên cạnh chiếc tàu bay. Một người đàn ông nhảy khỏixe, chạy đến trước chúng tôi. Tôi nhìn về phía anh ta, lúc ấy chúng tôi đang đichậm, anh ta rút một khẩu súng lục, bắn vào chúng tôi.

Đột nhiên tôi có cái cảm giác kinh dị y như đang đứng giữakhung cảnh của một phim cao bồi. Tôi đã nghĩ rằng: “Tại sao họ bắn chúng tôi?Chúng tôi là những người bạn tốt!”

Chúng tôi cho tàu chạy khỏi người đàn ông có súng và đi chậmlại ở phía xa. Bây giờ tôi bắt đầu chờ người khách đầu tiên lên phi cơ. Chúngtôi dự tính sẽ cho họ ngồi vào ghế, bắt đầu từ những hàng trước, lần lượt đếnphía sau, sẽ sắp đặt họ trong vòng trật tự.
Rồi những người lính bắt đầu lên.

Họ chạy xồng xộc với cặp mắt man dại. Chừng chín người lính đãlên, tôi xếp họ ngồi vào ghế. Rồi người thứ mười lên, nhưng hắn không chịungồi. Hắn bị kích động, cứ chạy lên chạy xuống la lớn bằng tiếng Anh: “Bayđi! Bay đi! Bay đi! Chúng nó sắp pháo kích vào phi trường kìa!” Hắn cứ lahét như thế mãi. Tôi nắm lấy hắn, tôi cũng hét lên: “Im mồm, tôi bảo ông ngồiđâu thì ông ngồi xuống đó.” Tôi đẩy hắn xuống ghế.

Nhưng có điều lạ: rất ít người lên phi cơ. Vì vậy tôi nghĩ cầnphải ra sau xem có chuyện gì…Tôi thấy Daly dưới chân cầu thang đang bị dằn xé.Áo ông rách vụn. Joe Hrezo biến đâu mất. Val đang cố giúp Daly lôi người lêncầu thang trong lúc tàu bay cứ tiếp tục chạy trên phi đạo. Còn dưới chân thang,hàng tram người tuyệt vọng, điên cuồng, la hét cố bấu víu lấy Val và Daly. Đoànngười tiến đến không ngừng. Họ từ khắp phía, chạy đến cầu thang không ngớt. Tôileo xuống. Daly ở dưới thang, ông cố lập trật tự bằng khẩu súng lục vung lêntrời. Val cố giúp những người đang leo qua cạnh cầu thang. Một gia đình 5 ngườichạy đến phía tôi cầu cứu. Đó là bà mẹ, ông bố, hai đứa con nhỏ, một trẻ sơsinh còn ẵm trên tay mẹ. Tôi có thể nhìn rõ nét sợ hãi trên khuôn mặt khi họ cốchạy đến phía tôi. Tôi quay lại định nắm tay người mẹ kéo lên. Trước khi tôikịp nắm tay bà, một người đàn ông đứng sau đã nổ súng vào 5 người này. Họ ngãgục cả xuống, đám đông đạp ngay lên xác họ. Cái hình ảnh cuối mà tôi thấy là họbiến mất dưới chân đám đông. Chỉ vài tiếng nổ lớn, họ biến mất, tất cả những ngườiấy. Còn gã đàn ông vừa bắn xong đã đạp ngay lên thân họ để leo tới cầu thang.Hắn đè lên mọi người, chạy vào lòng phi cơ. Tất cả mọi thứ quá sức hỗn loạnđiên cuồng. Tôi còn nhớ vào giây phút điên dại ấy, tôi nghĩ: “Chốc nữa sẽ tínhchuyện này”, tôi tiếp tục kéo người lên phi cơ. Chợt cảm thấy một người đàn bàđang níu tôi từ phía hông cầu thang, bà nắm cánh tay tôi, cố lọt lên bực thang.Tôi muốn giúp bà ta nhưng cũng sợ bị rơi tuột khỏi thành cầu. Tôi bèn quay lạinắm cánh tay người đàn bà, kéo qua thành cầu. Nhưng một người đàn ông ở phíasau đã níu lấy, giựt bà khỏi tay tôi. Khi bà rơi xuống, người đàn ông kia đạpngay lên lưng, lên đầu người đàn bà để leo lên thang. Hắn dùng người đàn bà nhưmột hòn đá kê. Daly nhìn thấy chuyện xảy ra. Liền khi gã đàn ông tungđược  chân qua thành cầu, Daly nắm khẩu súng đập một cú vào đầu gã. Tôinhớ lúc ấy đột nhiên tôi thấy vòi máu vọt ra, gã đàn ông rơi xuống, người tađạp lên hắn. Tôi nhớ tôi đã nghĩ: “Đáng kiếp”. Gã đàn ông này biến mất dưới bànchân dày xéo của đám đông.

Lúc ấy người đổ ùn ùn vào phi cơ, tôi chạy trở vào xem Atsatkocó xếp nổi chỗ ngồi không. Cô nắm lấy tay tôi, bảo: “Đại úy Ken Healy đang cầnchị”. Tôi đến phòng lái gõ cửa. Cửa mở, Đại úy Healy bảo: “Joe Hrezo đã lạckhỏi phi cơ. Khi nào hắn trở lại được cho biết .” Tôi đáp: “OK.” Chuyện xảy ralà Joe và thông tín viên người Anh đã bị đám đông kéo tuột khỏi tàu, không trởvào được nữa. Chúng tôi lạc mất cả hai người. Joe tự chạy tới đài kiểm soátkhông lưu, người kiểm soát viên cho anh ta vào. Sau đó Joe liên lạc được vớimáy bay. Ken Healy cho biết chúng tôi sẽ “chạy taxi” đi rà trên đườngvào bãi và yêu cầu Joe phóng ra khi máy bay tới gần . Chúng tôi sẽ khôngdừng một giây nào. Liền khi Joe lọt vào phi cơ, chúng tôi sẽ cất cánh. Đại úyKen Healy bảo: “Khi thấy chắc chắn Joe vào phi cơ rồi, gõ lên cánh cửa cho tôihay”. Tôi đi sau, bảo Val: ” Val, canh chừng cầu thang, thấy Joe vào thì giơtay, tôi sẽ ra hiệu cho Ken biết”

Trong khi đợi phi cơ chạy qua đài kiểm soát, người ta tiếp tụcào tới. Chúng tôi ấn họ xuống, 5, 6 người một ghế. Trong lúc làm việc, tôi nhớlà đã tự hỏi: “Thế còn đàn bà, trẻ con đâu hết?” Hóa ra, mọi hành khách đều làbinh sĩ. Sau đó, tôi đếm chỉ có 11 người đàn bà và trẻ con. Tất cả chỉ có thế!Còn lại đều là binh sĩ…

Mọi người ngồi trên ghế với những bộ mặt căng thẳng. Gã khùngvẫn tiếp tục la lối: “Bay đi! Bay đi! Bay đi!”

Khi tàu đến gần đài kiểm soát. Daly vẫn còn đâu đó dưới cầuthang để kéo người vào. Tàu chạy rà qua đài kiểm soát được một lát, Val quayngười lại, giơ tay lên. Tôi gõ vào cửa phòng lái. Phi cơ bắt đầu rồ máy. Chúngtôi gia tăng vận tốc. Gã khùng lúc trước la lối đòi bay, bây giờ sợ hãi thétlên: “Ối! Ối! tàu bay đang cất cánh trên cỏ.”

Thật ra, chúng tôi chạy để cất cánh từ phi đạo, lối vào bãiđậu, và Ken đã rồ máy để cảnh cáo người ta tránh ra, nếu không chúng tôi sẽ cánqua mà chạy.

Phi cơ leo lên cỏ vì đã vào cuối đường bến, không còn cách nàotrở lại được. Chúng  tôi cứ tăng tốc lực bay vượt lên, do đó đãđụng phải một chiếc xe và một cọc hàng rào gây hư hỏng cho  cánh phi cơ.Nhưng hư hỏng  trầm trọng nhất là do đạn và lựu đạn ném vào một bên cánh.Ở trong phi cơ, chúng tôi không thấy được hư hại, không rõ tình trạng thế nào.Nhưng đại úy Ken Healy biết rất rõ.

Dầu thế, chúng tôi vẫn phải bay lên. Phải thoát khỏi Đà Nẵng.Chưa một giây phút nào tôi nghĩ là không thể thoát. Không ai có thì giờ để nghĩnhững điều như vậy giữa cơn rối loạn. Sau  này tôi khám phá được suýt chútnữa chúng tôi đã không thoát. Đáng lẽ chúng tôi đã mất mạng vì các hư hỏng của phicơ. Với 358 con người ở lòng tàu, còn lại 60 người khác trong khoang chở hàng,có cả người mắc trên bánh xe. Chiếc máy bay này thật sự chỉ dùng để chở có 133hành khách thôi.

Sau này Ken Healy gởi cho hãng Boeing những con số thống kêliên hệ đến chuyến bay. Người ta cho chạy điện toán rồi bảo chúng tôi: Theocách tính của họ, phi cơ chẳng thể nào cất cánh. Vậy mà chúng tôi đã cất cánhđược. Sau Ken cũng gởi cho Boeing một điện tín khác, nói: “Quý ông quả đã chếđược một cái tàu bay tốt hết xảy.”

Sau khi cất cánh, tôi bắt đầu đếm hành khách. Tôi chú ý mộtngười ngồi ghế trước, mặt tái xanh, bị thương nặng, ruột đổ lòng thòng. Tôidùng tay nhét đại ruột vào, giật cái khăn trên cổ một người nào đó quấn quanhbụng ông ta lại. Tôi kéo thùng cứu thương xuống. Thuốc men mất đâu cả từ SàiGòn. Chúng tôi không có bất cứ một vật dụng y khoa nào trên tàu. Trống trơn.Không thuốc men bông băng gì. Sau khi tạm ổn thỏa với người đàn ông ghế trước,tôi nhìn ra lối đi, thấy một người khác đang bò lết đến bên tôi. Tôi nhận ragã, đầu bê bết máu. Máu vấy đầy mặt. Chính là gã đàn ông đã kéo người đàn bà rakhỏi tay tôi. Đó là gã đàn ông bị Daly nện với khẩu súng lục. Lần sau chót tôithấy hình ảnh người đàn bà bị nghiến trên mặt đất. Cũng lần sau chót tôi thấygã đàn ông này bị đám đông đạp lên. Vậy mà sao gã cũng lết được vào phi cơ? Bâygiờ gã đang bò. Tôi nhớ đó là lần duy nhất trong ngày tôi đã cầu nguyện, tôicầu: “Lạy chúa. Xin đừng để cho gã này tiến lại gần con”. Gã cứ lồm cồm lếtđến. Gã nắm lấy ống quần tôi. Gã nhìn lên tôi. Gã chỉ nói: “Xin cứu tôi”

Thế là tôi nắm đại một người, kéo khỏi ghế, tôi giúp gã ngồivào ghế. Đầu gã nứt, tôi có thể nhìn thấy bên trong máu lầy nhầy. Không có gìđể cầm máu cả. Tôi biết nếu tôi không giúp cho máu cầm lại, gã sẽ chết ngaytrên tay tôi. Một người lính ngồi bên cạnh mặc cái áo tác xạ. Tôi xé toạc cáiáo, bốc một nắm mạt cưa  nhét vào vết thương. Tôi cứ nhồi mãi mạt cưa vàođể chận vòi máu. Chắc chắn giới Y khoa Mỹ sẽ giật mình với phương phápnày, nhưng nó đã tỏ ra hữu hiệu. Tôi giật lấy cái sơ mi của một người khác,buộc quanh đầu gã để giữ mạt cưa lại…

Gã được bình yên suốt chuyến bay. Gã thật mạnh, không bị bấttỉnh lần nào. Tôi đi về phía sau lần nữa, thấy Val, Daly và Joe Hrezo đang cốkéo một người đàn ông mắc kẹt trong cầu thang sau. Cửa máy bay sau không đóngđược. Người ấy bị kẹt trong thang, gẫy chân. Sau cùng họ lôi được người này ra,mang vào trong phi cơ. Val và tôi cố bó cái chân gẫy với một miếng gỗ – Lúc ấyJoe bảo tôi rằng thông tín viên người Anh không trở lại được. Anh ta bước raphi đạo Đà Nẵng để thu hình đám đông, rồi vô phương trở vào phi cơ trong lúcrối loạn. Anh ta còn ở trong đài kiểm soát. Ken Healy hứa sẽ có một chiếc trựcthăng Air America đến đón. Về sau, anh ta cũng đã trở vào được Cam Ranh. Val,Atsako và tôi tiếp tục cấp cứu cho mọi người trên tàu. Việc này chiếm hết thìgiờ và tôi đoán là khi đã bay được một giờ đồng hồ thì chúng tôi mới bắt đầunhìn đến các hành khách khác không bị thương. Tôi thấy vẻ kinh sợ trên mặt họ.Cuối cùng, họ nhận thức được họ đã làm những gì. Họ bắt đầu hỏi “Còn nhữngchuyến bay khác nữa không?”

Chúng tôi trấn an bằng cách nói thác: “Còn chứ, còn nhiềuchuyến nữa.” Những người này bây giờ đã hiểu ý nghĩa việc bắn giết đồng bào đểleo vào chuyến bay. Bây giờ họ ân hận. Đành nói dối thôi, chứ chúng tôi cũngbiết sẽ không còn chuyến nào ra Đà Nẵng nữa. Đây là chuyến chót. Những người đisau không ra nữa. Ken Healy đã liên lạc với Don McDaniel của chuyến 727 kế, bảoanh ta đợi chúng tôi ở Phan Rang, và bảo anh ta điện cho Dave Wanio quay lạiSàigòn để sửa soạn việc hạ cánh khẩn cấp. Tàu chúng tôi hư hỏng nặng, Ken khôngdám chắc bánh xe buông xuống được khi chúng tôi xuống Sàigòn. Tôi hiểu điều đócó nghĩa gì.

Trong lúc ấy, phi cơ nóng kinh khủng mặc dù thang máy bay phíasau vẫn hạ xuống, cửa sau vẫn mở trống hốc. Người ta không thể thở nổi trongmáy bay với chừng ấy con người – chúng tôi nhờ Đức, chuyên viên âm thanh củaCBS luôn luôn nhắc nhở bằng tiếng Việt trên máy phát thanh là “Yêu cầu đừng hútthuốc.” Hành khách tuyệt đối cấm hút thuốc, và nếu có người hút thuốc là hỏahoạn sẽ xảy ra lập tức.

Sau công tác cứu thương cho hành khách, tôi nhận ra trên máybay không có gì cho họ uống. Nhưng có một ngăn nước đá đã chảy, bây giờ đầynước lạnh. Tôi bảo Bruce Dunning xé tấm màn ra từng miếng vải vuông nhỏ, nhúngnước. Tôi lấy những mảnh vải ướt, đi lên đi xuống chuyển cho hành khách tạmthời lau mặt. Người nào cũng nhễ nhại mồ hôi. Tôi bảo Val và Atsako làm một cáigì để nâng tinh thần những người này. Sau những gì họ đã làm với chính các bèbạn, chiến hữu họ, sự xúc động đang chậm chạp kéo đến dày vò họ. Họ đã bỏ giađình. Họ đã giành giật, bắn giết nhau để lấn vào tàu. Bây giờ cơn náo loạn biếnmất, nhận thức về cái ghê tởm đã xảy ra đang ngấm dần.

Vì thế, chúng tôi đi quanh, nói chuyện, vỗ vai, chùi mặt mày,lau tay, cố làm một vài điều giúp họ thoải mái đôi chút.

Lúc ấy, tôi cũng chết khát. Daly đến bên, mở áo sơ mi ló racho thấy một chai coca. Ông bảo “ra phòng lái.” Tôi đi ra phòng lái, ngồi xuốngghế quan sát viên, Daly tiến đến với một chai coca. Ông mở nút đưa tôi. Tôi nhớtôi đưa chai coca lên miệng, nhưng nước cứ trào khỏi cằm, chảy xuống bộ đồngphục. Tôi không nuốt nổi. Chúng tôi chuyền cái chai coca độc nhất quanh phònglái. Một lần nữa, Ken Healy nói với tôi về các hư hỏng của chiếc tàu bay. Ôngbảo không dám chắc cái bánh xe mũi có thể buông xuống được, nếu nó xuống được,chưa chắc sẽ chịu đựng được thân tàu. Ông báo động: phải sẵn sàng đối phó bấtcứ điều gì khi hạ cánh xuống Sàigòn.

Tôi trở lại khoang hành khách, phục vụ loanh quanh. Chợt mọingười đều xúc động nhìn qua phía trái. Chúng tôi đã bay đến Phan Rang. DonMcDaniel và phi hành đoàn đang bay ở cao độ 35,000 bộ, họ đang chờ chúng tôi.Cuối cùng họ thấy một chấm đen ở phía dưới, họ nhận ra chúng tôi và đang bayxuống phía chúng tôi. Chúng tôi nhìn ra cửa sổ. Ngoài kia, tương phản với bầutrời xanh tuyệt vời, trên đám mây trắng nõn là chiếc tàu bay World 727 xinh đẹpmàu đỏ và trắng. Một cảm giác sảng khoái đột nhiên chạy qua khắp chiếc tàu, vàlúc ấy tôi biết cái cảm giác này cũng đi suốt qua tôi. Chúng tôi biết một chiếcphi cơ chị em đã tìm ra chúng tôi. Chúng tôi sẽ an toàn vì cô chị chúng tôi nayđang hộ tống chúng tôi trở về bình an.

Thế là anh chàng Don McDaniel lái chiếc tàu bay của anh talượn quanh chiếc tàu bay chúng tôi để lượng giá những hư hỏng. Anh ta gọi KenHealy, bảo “’Hình như có một xác chết lủng lẳng trên bánh xe của bạn.” Ken đãhỏi anh ta về việc đó. Một người bị cán khi bánh xe lùi lại. Nhưng cái chết củangười này đã cứu mạng sống của tám người khác dưới guồng bánh xe vì xác chết đãcản cần máy lại, không làm cho bánh xe lùi thêm nữa.

Như vậy lúc đó chúng tôi biết sẽ phải đương đầu với nhiều vấnđề gây ra bởi bánh xe. Các cửa khoang chở đồ mở toang, cầu thang sau còn treothòng xuống, cửa sau cũng mở trống, vành xếp của cánh máy bay bị đạn bắn sẽkhông hoạt động khi hạ cánh. Chúng tôi đang ở tình trạng khó khăn nghiêm trọng.

Phi cơ tiếp tục bay về Sàigòn.

Tôi nói với Val “vào phòng rửa mặt,” ở đây tôi nói cho Valbiết những cái trục trặc của tàu bay. Lúc hạ cánh, tôi sẽ ngồi hàng ghế trên,Val sẽ ngồi sau khoang phi cơ. Tôi bảo không biết chúng tôi thoát được không.Tôi dặn dò vài điều nhắn cho gia đình tôi trong trường hợp Val sống sót và nếutôi không thoát được. Tôi bảo “Hãy cho gia đình tôi biết mọi sự cũng ổn thôi.Tôi đã không hề sợ hãi gì. “Tôi không khóc. Cô cũng vậy. Người ta không có thìgiờ dành cho xúc cảm, mà hiển nhiên đây là lúc đầy cảm xúc, nhưng người ta đànhphải giấu đi thôi.

Thế rồi phút cuối cùng của chuyến bay phải đến. Từ sau thântàu, tôi bắt đầu đi lên, và đây là lúc một hành động tự phát xuất hiện. Mộtngười đàn ông trao vào tay tôi khẩu M.16. Anh không nói tiếng Anh, tôi khôngnói được tiếng Việt, tôi không rõ anh ta muốn gì. Nhưng rồi tôi hiểu: anh muốntôi hãy nhận lấy khẩu súng của anh. Vì thế tôi khoác cái khẩu súng khốn nạn lênvai, trong lúc bước đi, người ta bắt đầu trao thêm cho tôi mọi thứ khác. Khiđến phòng lái, trên vai tôi đã có vài khẩu M.16 lủng lẳng, một băng đầy đạn,một nắm đạn rời. Một vài người đã trao một hay hai viên, vài người khác traocho tôi nhiều hơn, tôi còn có hai khẩu súng lục treo trên ngón tay. Chính lúcấy – khi tôi đang nắm những viên đạn nhỏ và những thứ vũ khí trong tay – độtnhiên một cảm giác rõ rệt bừng ra – cuộc chiến của những người này đã chấm dứt.Họ không muốn súng đạn hay bất cứ gì nữa. Điều ấy thực chua chát: chính họ cũngđã ở cuối đường.
Khi tôi gần đến phòng lái, một gã khùng đặt một quả lựu đạnlên trên các thứ trong tay tôi. Tôi nhìn xuống, tự nghĩ “Trời ơi – một quả lựuđạn!” Phản ứng bản năng tôi là định xoay người, ném xuống phía sau máy bay.Nhưng tôi sợ nó đụng cầu thang phát nổ, tôi nghĩ“Chúa-ơi-tôi-sẽ-làm-gì-với-những-thứ-này?” Tôi đi về phòng lái, đá cửa. CharlieStewart, kỹ sư chuyến bay mở ra. Tôi nói với anh: “Charlie, cầm lấy mấy cáinày!” Tôi chưa bao giờ từng chạm tay đến một quả lựu đạn. Charlie cầm lấy. Anhta và Mike Marriott vội tìm băng keo quấn lại. Họ quấn băng keo quanh quả lựuđạn, và mọi thứ tôi mang vào. Nếu lỡ có gì phát nổ, họ muốn bọc bớt lại càngnhiều càng tốt.

Đã đến lúc hạ xuống Sàigòn. Tôi gọi Mike Marriott tới bên cửahông, chỉ cho anh cách mở cửa khẩn cấp và cách bung cầu tuột. Thông thường, đólà việc của Atsako, nhưng cô là tiếp viên mới, tiếng Anh không thạo, không chắccô sẽ đối phó được trường họp khẩn cấp. Cho nên tôi muốn có một người đàn ôngngồi đấy.

Lúc tôi đang ngồi ở ghế trên với Bruce Dunning thì Daly từphòng lái bước ra, ông yêu cầu Bruce xuống phía sau tàu. Ông muốn Bruce mangcác phim ảnh quay được ở Đà Nẵng ra phía sau, nếu không ai sống sót thì cácphim ảnh vẫn phải được bảo toàn. Tất cả đều cảm thấy mãnh liệt: Nếu chúng tôikhông thoát, thế giới vẫn cần phải biết những gì xảy ra hôm ấy.

Daly đến, ngồi xuống cạnh tôi. Ông hỏi tôi có biết gì tìnhtrạng chiếc máy bay không. Tôi nói biết. Ông hỏi tôi có sợ không. Tôi nói“Không, tôi không sợ chết.” Ông choàng cánh tay ôm tôi, nói “Cô bảnh lắm. Tôisẽ đãi cô nhậu một chầu nếu mình thoát ở Sàigòn.” Tôi nói “Ông Daly, nếu sốngsót, xin ông mua cho tôi một két bia.” Ông ta cười.

Rồi Daly lại bảo tôi “Những người này không hề biết súng củatôi trống rỗng.” Ông đã bắn hết đạn trong lúc cố duy trì trật tự ở cầu thangmáy bay tại Đà Nẵng. Ông bảo “Tôi sẽ giữ khẩu súng để kiểm soát họ khi hạ cánh,như thế cô sẽ có thì giờ mở cửa và bung cầu tuột.” Tôi đáp “Tốt lắm.”

Chúng tôi bắt đầu một cuộc hạ cánh khá dài để xuống Sàigòn.Phi cơ bay hơi nhanh, tất nhiên không nên bay nhanh như vậy để hạ cánh, nhưngchúng tôi không điều chỉnh được vành xếp ở cánh. Và tôi ngồi ở cái ghế đặt ngayvị trí bánh xe mũi, ngồi đấy, tôi có thể cảm thấy bánh mũi có hạ xuống không?Có chống được thân tàu hay không? Rồi tôi cảm thấy bánh xe chính chạm phi đạo,tôi thấy phi trường bay vượt qua. Tôi cố chờ để cảm thấy cái bánh xe mũi hạxuống mặt đường. Nhưng Ken đã giữ cho mũi máy bay cách khoảng mặt đất thật lâu.Tôi không hiểu làm thế nào anh đã giữ được như thế. Bỗng tôi thấy các toà nhàvút qua. Tàu chúng tôi đang chạy ngay trên phi đạo. Tôi hiểu bánh mũi đã hạ vàchịu đựng được. Thế mà tôi không cảm thấy nó hạ xuống lúc nào. Ken đã khéo léođiều khiển chiếc 727 đáp xuống Sàigòn một cách nhẹ nhàng như thế. Rồi phi cơ cứvùn vụt chạy trên phi đạo, vì chúng tôi không thể ngừng. Cảm ơn Thượng Đế,Sàigòn có được cái phi đạo dài 14,000 bộ! Bốn chiếc xe cứu hỏa chạy nhanh, kèmbên chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi quẹo qua đường vào bến. Phi cơ ngừng, khôngtỏ dấu hiệu rõ rệt nào là có sự nguy khốn cả. Tôi nhảy ra, mở cửa, nhưng khôngbung cầu cấp cứu. Joe Hrezo đã đứng trên mặt đất, hẳn anh ta đã chạy xuống bằngthang sau. Cùng một lúc, Joe và tôi la lên: “Xe tải thương, cáng cứu thương!Chúng tôi cần xe tải thương, cáng cứu thương.”

Người ta mang cầu thang đến cửa trước. Mọi người bên trongngồi im lặng. Qua máy phóng thanh, Đức nhắc đi nhắc lại: “Ngồi yên, đừng dichuyển.” Không ai nhúc nhích. Sau đó chúng tôi bắt đầu chuyển người ra. Tôi nhớcó một người đàn ông châm một điếu thuốc. Ngay khi anh ta tới cửa trước, tôiyêu cầu anh không được hút thuốc vì có xăng. Anh ta ném điếu thuốc, dí chân lênđiếu thuốc cháy đỏ. Tôi thấy anh ta đi chân không. Tôi nghĩ “Chúa ơi, thế thìđau lắm.” Nhưng anh không cảm thấy. Không ai trên tàu còn cảm thấy gì nữa.

Hầu hết hành khách được lùa sang một bên. Cáng tải thương mangvào tàu, họ khiêng người đàn ông với vết thương nặng trên đầu, rồi khiêng ngườiđàn ông bị đổ ruột. Khi mọi người ra hết, chúng tôi bắt đầu kiểm điểm. Val vàtôi bước qua lối đi, nhặt nhạnh súng, đạn, những quả lựu đạn bỏ lại trên ghế.Tôi nhận ra chúng nặng quá sức. Tôi bảo Val “Thôi kệ – Bỏ lại – sẽ có ngườikhác đến lo chuyện ấy.”

Tôi và Val rời tàu. Chúng tôi là hai người cuối cùng rời tàu.Nhìn những chỗ hư hỏng của chiếc máy bay, chúng tôi sợ hãi khi thấy những mảngkim khí đã toác ra. Chúng tôi cũng sợ hãi nhìn những lỗ đạn trên cánh. Lúc ấytôi nói với Val “Thật đáng ngạc nhiên là chiếc phi cơ này đã có thể bay được.”

Val và tôi được đón đến ban phi vụ, rồi đến khách sạn Caravelle. Người ta đưa chúng tôi tới văn phòng ông Daly, nơi đây thông tínviên NBC đang phỏng vấn tất cả mọi người. Tôi ngồi trên chiếc ghế dài uống biatrong lúc họ quay phim.

Trong phòng bên, vài chục phóng viên khác đang chờ. Họ đềumuốn phỏng vấn chúng tôi. Tôi hỏi Daly “Chúng ta nên nói gì?” Ông ấy bảo: “Cứnói sự thật.”

Daly đưa tất cả chúng tôi đi ăn tối hôm ấy. Khi về lại kháchsạn, tôi tắm rất lâu. Tôi nằm xuống giường, nhưng không ngủ được. Tôi cứ nhìnthấy mãi hình ảnh những người buổi sáng hôm ấy ở Đà Nẵng. Tôi thấy người đàn bàbị đẩy đạp đến chết. Tôi có thể thấy cả quần áo của bà ta và cái xác máu me nátbấy. Tôi thấy gia đình năm mạng người bị bắn từ sau lưng ngã gục xuống. Rồingười đàn ông bò lồm cồm ở lối đi trên máy bay, lết đến bên tôi. Tôi nhận rasuốt đêm tôi sẽ không thể ngủ được. Tôi nhỏm dậy, ra ngồi ở bàn viết. Tôi nghĩcó lẽ tôi có thể viết lại. Tôi đã cố. Tôi viết được đôi chút. Nhưng thật khổ,chuyện ấy quá lớn đối với chữ nghĩa. Tôi không biết viết thế nào về câu chuyệnđã xảy ra.

Thời gian trôi. Tôi mất ý niệm về thời gian. Chợt chuông điệnthoại reo. Tôi bốc máy trả lời. Điện thoại viên bảo có một cú điện thoại viễnliên quốc tế. Tôi nhìn đồng hồ, nhận ra đã 7 giờ sáng. Rồi giọng một người đànbà, nói trong điện thoại từ một đài phát thanh ở Los Angeles. Bà ta muốn phỏngvấn tôi. Bà đã xem cuốn phim CBS về chuyến bay Đà Nẵng trong mục tin tức. Thếlà tôi kể cho bà nghe tất cả những gì đã xảy ra. Cuối cuộc phỏng vấn, bà ta nóimột câu ngu ngốc nhất. Chưa bao giờ trong suốt đời tôi nghe ai có thể nói mộtcâu ngu ngốc thế. Bà ta bảo: “Cô Wollett, nghe chừng cô còn buồn bực lắm!” Tôikhông thể tin được sự ngây ngô như thế trong nhận xét của bà ta. Lúc ấy, biếtbao ý nghĩ diễn ra trong trí. Nhưng tôi chỉ còn có thể nói: “Thưa bà, hãy đặtvấn đề như thế này: Đây không phải là câu chuyện mà người ta có thể chứng kiếnmỗi ngày.”

Bà ta nói “Thôi, cảm ơn, cô Wollett. Nhân tiện, xin chúc cô một lễ Phục sinh vui vẻ.” Đến lúc ấy, tôi mới nhận ra: đó là ngày chủ nhật mùa lễ Phục sinh.