Monday, April 7, 2014

(553) Ăn cắp - Bán hộ chiếu - Lợi nhuận khủng khiếp của tiếp viên

Báo nhật: Phi Công Việt Mua Hàng Trộm, Đưa Về Bán Ở VN; Cảnh sát Nhật: Tới 40% vụ ngoại kiều bị bắt vì ăn cắp là người Việt
(March/01/2014)
SAIGON -- Chuyện rất tai tiếng cho dân Việt Nam: Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay hàng ăn cắp ở Nhật.
Bản tin trên trang VnExpress hôm Thứ Sáu 28-2-2014 kể rằng, báo Sankei Shimbun của Nhật ngày 27/2 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mua lại mỹ phẩm từ một nhóm trộm cắp tại Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.
Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.
VnExpress nhắc rằng vào tháng 12 năm ngoái, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹphẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàngăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.
Trong bài báo này, Sankei Shimbun nhắc lại sự việc một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam hồi 2009.
Do nhu cầu cao các sản phẩm mang thương hiệu Nhật ở Việt Nam, việc buôn lậu mặt hàng này hiện nay khá phổ biến. Việc bán hàng lậu đem lại mức lời cao hơn do không phải chịu thuế.
Tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, tờ Sankei Shimbun viết, giá một số loại mỹ phẩm Nhật còn rẻ hơn giá tại Nhật Bản, nhất là tại một khu vực quanh trụ sở chính của hãng hàng không Vietnam Airlines. Nhiều sản phẩm còn nguyên nhãn giá của các cửa hàng bên Nhật.
Tai tiếng tới mức, theo bản tin: “Theo cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật, sốngười Việt bị bắt vì ăn cắp đồ siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40% những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình buôn bán này.”
Trao đổi với VnExpress, đại diện Vietnam Airlines cho biết đã nắm được sơ bộvụviệc này qua báo chí. Danh tính người bị tình nghi và chi tiết vụ việc đangđược khẩn trương tìm hiểu. "Quan điểm của hãng từ trước đến nay vẫn là xửlýđúng người đúng hành vi. Tùy mức độ vi phạm, tiếp viên có thể bị cảnh cáođến đuổi việc", đại diện của Vietnam Airlines nói.
Trong khi đó, VietnamNet có bản tin tưạ đề “Rúng động những vụ ăn cắp của người Việt tại Nhật” cũng hôm Thuư Sáu 28-2-2013, ghi rằng gần đây, tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật lại có xu hướng gia tăng. Điều đó khiến cho hìnhảnh người Việt thêm xấu xí trong mắt các bạn nước ngoài.
VietnamNet nhắc về vụ án:
“Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.”
Thậm chí, tới Giám đốc người Việt cũng "chôm" đồ ở Nhật.
VietNamNet ghi lời độc giả Trọng Tuấn kể về một vị giám đốc, là chủ của mấy công ty lớn có tên tuổi ở TP. Sài Gòn, nhưng vẫn có thói “chôm” đồ khi ra nước ngoài. Độc giả này kể: “Có vị giám đốc vào một siêu thị bên Nhật. Thường các siêu thị bên Nhật có các kệ để ô dù phục vụ như những chiếc xe đẩy hay giỏ xách hàng như siêu thị tại Việt Nam. Sau khi sử dụng, vị giám đốc này tiện tay “đá”luôn và mang về Việt Nam. Nếu nói “mất cơm nghi kẻ đói, mất gói nghi kẻ nghèo”thì chưa đúng, mà cái chính là lòng tự trọng”.
Bi thảm tới mức, VietnamNet ghi lời anh Đặng Công Trọng, du học sinh Nhật Bản, rằng hành vi ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật xảy ra khá phổ biến. “Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khưtrước bụng”.
Rúng động những vụ ăn cắp của người Việt tại Nhật
28-02-2014
Thời gian gần đây, tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật lại có xu hướng gia tăng. Điều đó khiến cho hình ảnh người Việt thêm xấu xí trong mắt các bạn nước ngoài.
Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay hàng ăn cắp ở Nhật
Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 27/2 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.
Phi công Đặng Xuân Hợp bị trục xuất vì ăn cắp tại Nhật

Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.
Giám đốc người Việt cũng "chôm" đồ ở Nhật
PV từng nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả thừa nhận thói ăn cắp vặt của người Việt ở nước ngoài là có thật, nhiều độc giả kể câu chuyện mà mình chứng kiến.
Độc giả Trọng Tuấn kể về một vị giám đốc, là chủ của mấy công ty lớn có tên tuổi ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng vẫn có thói “chôm” đồ khi ra nước ngoài. Độc giả này kể: “Có vị giám đốc vào một siêu thị bên Nhật. Thường các siêu thị bên Nhật có các kệ để ô dù phục vụ như những chiếc xe đẩy hay giỏ xách hàng như siêu thị tại Việt Nam. Sau khi sử dụng, vị giám đốc này tiện tay “đá” luôn và mang về Việt Nam. Nếu nói “mất cơm nghi kẻ đói, mất gói nghi kẻ nghèo” thì chưa đúng, mà cái chính là lòng tự trọng”.
Không chỉ ăn cắp, ăn trộm vặt, có độc giả còn cho biết, một số người Việt sống ở nước ngoài còn lập hẳn đường dây để “tuồn” đồ ăn cắp về Việt Nam bán. Có người đi du học ở Nhật về còn khoe thành tích “ăn cắp không bị camera phát hiện” với bạn bè như một niềm tự hào.
Doanh nhân Ngô Hùng Lâm đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.
Ông Ngô Hùng Lâm, là chủ hai siêu thị chuyên về hoa và cây cảnh, gốm sứ và đồ làm vườn, mỗi siêu thị rộng trên 5.000m2 bên Nhật, là doanh nhân người Việt đầu tiên và là số ít trong những người nước ngoài thành công ở đất Nhật, cũng đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.
"Hiện nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em Du học sinh sang không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như Đá tàu điện (đi tàu không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật, gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt Nam và sự quan hệ của hai đất nước”, ông Lâm chia sẻ.
Chị Nguyễn Quyên, một trí thức sinh sống ở tỉnh Ibaraki kể: “Chuyện người Việt đi tàu trốn vé thì nhiều không kể xiết. Đặc biệt là dân du học sinh thì nhốn nháo, đủ loại người. Người Nhật xưa nay trung thực, ít ai trốn vé. Nhưng vì người nước ngoài trong đó có người Việt Nam trốn vé nhiều nên ở những ga lớn như Ueno ở Tokyo, người ta có nhân viên đứng canh cửa soát vé, nhưng dân mình vẫn đủ trò lách luật được”.
Độc giả có tên Hà Nguyễn, hiện đang sống ở nước ngoài cho biết, người Việt ở nước ngoài ăn trộm, ăn cắp rất nhiều. Độc giả này kể: “Một điều đáng xấu hổ là người Việt ở nước ngoài ăn trộm vặt rất nhiều. Và thái độ khinh bỉ và coi thường của người nước ngoài đối với một số người ăn cắp vặt ảnh hưởng đến đại cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Đôi khi đi ra đường tôi không muốn làm quen với người Việt vì thấy xấu hổ”.
Người Việt bị bắt vì ăn cắp tại Nhật ngày càng tăng
Tháng 12 năm ngoái, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.
Theo cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật, số người Việt bị bắt vì ăn cắp đồ siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40% những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình buôn bán này.
Siêu thị Nhật “đe” người Việt ăn cắp
Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.
Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Biển “đe” người Việt ăn cắp tại siêu thị ở Nhật
Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xí trong mắt người Nhật Bản khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Theo anh Đặng Công Trọng, du học sinh Nhật Bản, tác giả của bức ảnh này, tấm biển được dán trong một siêu thị tại thành phố Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất tại nước này.
Đa phần cộng đồng mạng đều đồng quan điểm khi cho rằng tấm biển viết bằng tiếng Việt nên đối tượng mà nó hướng tới là người Việt.
Trong khi một số ý kiến của cư dân mạng lí giải rằng tấm biển này chỉ mang mục đích cảnh báo thì nhiều người khác lại cho rằng đây là điều đáng xấu hổ, bởi nó là bằng chứng rõ ràng về thói ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật Bản.
Theo anh Trọng, hành vi ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật xảy ra khá phổ biến. Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng.
Khi đi ngoài, các cháu ngoan vẫn sống tốt...

Nền ăn cắp chợ quốc tế của nước nhà đâu chỉ nổi cộm sang chói trên bầu trời Nhật Bản, mà còn chiếu tỏa khắp năm châu. Chẳng hạn như ở Châu Âu có ngôi sao Kiều Trinh - con gái ông Ủy viên trung ương đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam- trong thời gian tu nghiệp tại đây đã trổ ngón nghề hết siêu thị của các thành phố Orebro và Kalmar của nước Thụy Điển nhiều loại hàng hóa trị giá hơn 400USD, lại sang nước Ăng Lê, chôm xe đạp tại Shop; tuy nhiên đó chỉ những cú hành nghề xui xẻo bị bắt quả tang tại trận mà ta biết được; còn mình Kiều Trinh, chỉ một mình nàng biết, một mình nàng hay, nên nàng cứ cười tủm tỉm. (2)
Hiện nay nữ hoàng ăn cắp siêu thị Kiều Trinh vưỡn phụ trách chương trình “Câu Chuyện Văn Hóa hàng tuần” trên đài VTV1 của Hà Nội 4000 năm văn hiến.
Người Việt và TQ phạm tội kỷ lục ở Nhật
Cập nhật: 27 tháng 3, 2014
Siêu thị ở Nhật
Người Việt đứng đầu về trộm đồ siêu thị và trộm đồ theo nhóm
Các vụ phạm tội của người Việt Nam và Trung Quốc khiến số vụ phạm tội của người nước ngoàiở Nhật tăng lần đầu tiên trong 9 năm, theo truyền thông Nhật Bản.
Trang Japan Today hôm 27/3 dẫn số liệu của Cục Cảnh sát Quốc gia nói trong số 9.884 vụ bắt giữngười nước ngoài trong năm 2013, 4.047 liên quan tới người Trung Quốc, 1.118 là người Việt Nam và 936 người Hàn Quốc.
Tổng số vụ tăng 8% so với năm 2012 và đây là lần đầu tiên số vụ phạm tội của người nước ngoài tăngở Nhật trong gần 10 năm qua.
Trang Jiji Press còn nói thêm người Việt Nam đứng đầu danh sách các vụ trộm đồ bị bắt tại các cửa hàng.
Và người Việt cũng có số vụ bị bắt vì trộm đồ theo nhóm nhiều hơn bất kỳ người từ các quốc gia nào khác.
Vẫn theo trang này, số vụ phạm tội của người Việt Nam ở Nhật Bản đã tăng gần 60% trong 9 năm qua, từ 713 người bị bắt hồi năm 2004 lên 1.118 người năm 2013.
Xử lý nghiêm
Mới hôm 26/03, truyền thông Nhật đưa tin về vụ văn phòng của hãng hàng không quốc gia Việt Nam tại Tokyo bị cảnh sát Nhật lục soát, và nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc bị nghi ngờ chuyển quần áo ăn cắp trị giá 125.000 Yen.
Cảnh sát Tokyo còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines có liên quan việc buôn lậu.
Trả lời BBC Tiếng Việt từ Hà Nội hôm 27/03, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nói sẽ xửlý nghiêm và ‘không dung túng’ vụ nhân viên hãng hàng không quốc gia bị bắt ởNhật.
Ông Phạm Quý Tiêu cho biết phía Bộ đã nắm được thông tin và chỉ đạo tổng công ty hàng không xửlý.
Thứ trưởng Việt Nam nói: “Trước đây cũng đã có một vụ việc xảy ra và chúng tôi yêu cầu xử lý rồi. Bộ không dung túng gì chuyện này cả.”
Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu – Không thể tưởng tượng!
Sự xấu hổ mang tên người Việt. Ảnh: VNN
Sự xấu hổ mang tên người Việt. Ảnh: VNN
Bài viết trên VNN. Kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng.
Câu chuyện bắt đầu từ hôm 2/4/2014, khi tôi nhận được mail từ con trai một anh bạn đang du học tại Nhật Bản hỏi về vấn đề mất hộ chiếu. Vốn từng là phóng viên VOV thường trú tại Tokyo, tôi nắm rõ thủ tục và tư vấn cho cháu đầy đủ.
Ngay sau đó tôi nhận được mail trả lời và nội dung khiến tôi giật mình. “Dạ, cháu thì không mất bác ạ. Bạn cháu bị mất, đã báo với cả cảnh sát nhưng bây giờ bên này phát sinh vấn đề người Việt mình bán hộ chiếu nên họ bảo phải điều tra thủ tục này khác. Có khi nửa năm vẫn chưa được cấp lại bác ạ “.

Tôi giật mình, vì tôi mới về nước được vài năm, mà hồi còn ở bên đó, lưu học sinh và người lao động Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao. Giờ đến mức bán cả hộ chiếu của mình thì thật không tưởng tượng nổi!
Ăn cắp
Đang lúc băn khoăn, thì một chị chuyên gia hiệu đính người Nhật đến. Không ngồi ngay vào bàn làm việc, chị đến bàn tôi nhờ giải nghĩa cho từ “cảnh cáo” trong tiếng Việt. Tôi đang say sưa giải thích thì chị ngắt lời: “Thế, trong ảnh này thì nghĩa là gì?” và chìa cho tôi xem bức ảnh chụp tấm bảng có cả tiếng Việt và tiếng Nhật với nội dung: “Cảnh cáo: ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt sẽ bị phạt tù dưới 10 năm…
Chị nói thêm: “Gần đây tại nhiều siêu thị, cửa hàng Nhật Bản nơi có người Việt Nam sinh sống người ta niêm yết những bản này đấy. Chả là người Việt…” rồi chị ngắt ngang câu, chắc là do nhìn thấy nét mặt sững sờ của tôi lúc đó hoặc cảm thấy ngại ngùng.
Tại Nhật, các niêm yết chỉ dẫn (tạm gọi là chính thống và lành mạnh, không phân biệt đối xử) chủ yếu là bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Vài năm lại đây để thu hút thêm khách du lịch Hàn Quốc, ở một vài nơi mới sử dụng cả tiếng Hàn.
Còn niêm yết (tạm gọi là cực đoan) bằng tiếng Việt như thế này là ngoại lệ đầu tiên. Nó cho thấy mối bức xúc thực sự của người Nhật – những người vốn tính biết nhẫn nhịn, thông cảm và rất ít khi tỏ thái độ kỳ thị.
Tìm hiểu thêm qua truyền thông Nhật Bản, tôi mới biết là gần đây xảy ra hàng loạt vụ bắt giữ người Việt Nam tại Nhật Bản do ăn cắp tại siêu thị. Nghiêm trọng hơn là vụ cảnh sát Tokyo tạm giữ một nữ tiếp viên Vietnam Airlines vì tình nghi cô này buôn lậu đồ ăn cắp, đồng thời khám xét văn phòng của VNA tại Tokyo.
Chỉ cần có khả năng tư duy ở mức “nhị đoạn luận” cũng có thể suy ra cảnh sát Nhật Bản sẽ đặt giả thuyết là có một tổ chức tội phạm khép kín, liên hoàn của người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc ăn cắp, tiêu thụ hàng hóa từ các siêu thị và mở rộng điều tra theo hướng này.
Chuyện nghiêm trọng hơn
Ngay trong chiều 2/4, tôi lại được nghe một câu chuyện khiến tôi tự thấy có trách nhiệm phải viết bài này như một hồi còi báo động.
Chị bạn tôi có 2 con đang du học Nhật, kể lại con trai cả đã tốt nghiệp đại học tại Nhật và hết hạn Visa. Đáng lẽ phải về nước nhưng cháu trốn ở lại với mục đích làm việc kiếm thêm tiền rồi mới về.
Sau đó em gái cháu cũng sang du học. Tại Nhật, cháu gặp và yêu một nam sinh viên VN. Qua một thời gian, thấy tính cách và nhiều thứ không hợp nhau, cháu muốn chia tay thì anh chàng kia quay ra đe dọa: “Nếu mày không yêu tao, không cho tao nữa, tao sẽ báo cảnh sát bắt anh trai mày v.v… và v.v…“.
Từ câu chuyện trên tôi rút ra hai dữ kiện. Một là, ở Nhật Bản đã xuất hiện người VN cư trú bất hợp pháp và coi chuyện đó là thường tình. Hai là, ngay trong cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cũng có lối hành xử như anh chàng người yêu cũ của con chị bạn tôi – đi tìm bạn đời bằng phương pháp… “cưỡng hiếp”.
Móc nối dữ kiện đầu với việc có người bán cả hộ chiếu như lời kể của con trai anh bạn tôi, tôi thấy chúng thật logic. Người cư trú bất hợp pháp thì hộ chiếu làm gì còn hạn, vả lại, có muốn gia hạn cũng không được. Có cầu thì có cung. Đó là quy luật.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến cuối tháng 3/2013, có tới 1.110 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại nước này và còn chưa rõ tung tích.
Cả kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng. Bởi, hộ chiếu không chỉ là giấy tờ tùy thân của một cá nhân, mà còn là tài sản quốc gia. Điều này được ghi rất rõ trong các loại hộ chiếu mà nước ta phát hành hiện nay.
Hệ lụy
Trước tiên, phải khẳng định, những hiện tượng nêu trên chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Và một vài vụ ăn cắp, tham nhũng, vi phạm pháp luật thông thường không thể gây đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao, nhưng ảnh hưởng xấu là chắc chắn.
Như chúng ta đều biết, mối quan hệ Việt – Nhật đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Người dân hai nước dành những tình cảm thân thiện cho nhau.
Hai nước cũng vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao một cách thành công rực rỡ, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các bạn Nhật. Thế nhưng chỉ sau chưa đầy ba tháng đã xảy ra hàng loạt sự kiện nhức nhối. Chẳng lẽ những người vi phạm không lường trước hậu quả?
Thiệt hại đầu tiên và trực tiếp là: nếu bị phát hiện, người vi phạm sẽ chịu những hình phạt thích đáng của pháp luật hai nước. Tiếp theo là những thiệt hại về kinh tế cho cả cộng đồng. Nếu tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục vi phạm pháp luật và hiện tượng này lan rộng ra thì hậu quả chắc chắn là Nhật Bản sẽ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam để đảm bảo an toàn cho người dân trong nước. “Cái ổ mà đổ thì trứng làm gì còn”.
Và, trên hết là những ảnh hưởng tới hình ảnh của người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Chắc nhiều người trong số chúng ta còn nhớ những câu chuyện tiếu lâm, hò vè về những lao động xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cách đây hai ba mươi năm, đại loại như: “Ăn nhanh đi chậm hay cười, chuyên mua đồ cũ là người Việt Nam“…
Nhưng đó là cái thời bao cấp đói kém, ra nước ngoài chỉ chăm chăm mua hàng gửi về giúp đỡ gia đình trong nước, mà cũng chỉ mua đồ cũ thôi chứ ăn cắp thì ít lắm. Vậy mà ngày nay khi đất nước ngày một lớn mạnh, vị thế của Việt Nam đang lớn dần lên, những chuyện “mất mặt” lại xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng, lan rộng hơn.
Thay lời kết
Khi viết bài viết này, tôi quyết định sẽ nhờ một tờ báo điện tử đăng tải với mục đích là để các bạn trẻ, vốn thông thạo Internet, dù có ở Nhật Bản hay sắp đi nước ngoài đọc được và rút ra những điều bổ ích cho mình. Từ “quốc sỉ” không hề xa xôi, viển vông hay giáo điều, mà nó nằm ngay trong tay các bạn, trong những hành vi nhỏ nhất của bạn, những “Đại sứ nhân dân” của Việt Nam.
Cũng đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tuyên truyền giáo dục, những quy định cụ thể đối với công dân Việt Nam khi ra nước ngoài, bao gồm cả khách du lịch ngắn ngày để giúp mọi người ý thức được đầy đủ hơn hai từ “Quốc sỉ”.
Tuấn Nhật
Bài trên ViẹtnamNet
Tiết lộ về lợi nhuận khủng khiếp của cựu tiếp viên
Theo nhận định của một nam tiếp viên hàng không, sở dĩ cánh tiếp viên bất chấp nguy hiểm vẫn quyết mang bằng được hàng không rõ nguồn gốc về VN tiêu thụ vì lợi nhuận khủng hơn hẳn các nhóm hàng thông thường.
07/04/2014 - Bị thách thức bởi các tay buôn nguyên kiện kết nối săn hàng với người Việt ở Mỹ, đội "cửu vạn trên không" tập trung buôn hàng ăn cắp, hàng trôi nổi ở các nước Châu Âu, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Một vốn bốn lời
Có thể nói hàng hóa xách tay từ Nhật đang được ưa chuộng nhất bởi đây là quốc gia có chế độ đánh giá rất chuẩn về dinh dưỡng, thực phẩm - mỹ phẩm trước khi cho phép lưu thông. "Hàng về bao nhiêu cũng hết", một tay buôn ở chợ Tôn Thất Đạm hả hê cho biết khi block thuốc kháng viêm của một công ty dược Nhật mà chúng tôi đặt mua bị tăng giá 20.000 đồng/vỉ, do chợ khan hàng.
 Theo nhận định của một nam tiếp viên hàng không, sở dĩ cánh tiếp viên bất chấp nguy hiểm vẫn quyết mang bằng được hàng không rõ nguồn gốc về VN tiêu thụ vì lợi nhuận khủng hơn hẳn các nhóm hàng thông thường. Đây cũng là một chương mới trong hành trình khuân vác, vận chuyển hàng lậu vào thị trường VN của các tiếp viên. Họ chấp nhận cuộc chơi, rủi ro khi thu mua hàng không rõ nguồn gốc tại nước bạn vì giá trị lợi nhuận cao. Trong khi giá thu mua một thỏi son môi Nhật (được dân ăn cắp bán lại) tại Nhật chỉ dao động từ 200-350.000 đồng (1000-1300 yen) về đến VN lập tức có mức giá trên 1,5 triệu đồng/thỏi.
Một góc phố kinh doanh hàng xách tay thuộc dạng đắt đỏ nhất: Phố Tôn Thất Đạm, Q.1 với trên 60 ki ốt chuyên thu gom hàng xách tay của các tiếp viên, đầu nậu.
Uy tín của nhóm sản phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng chất lượng ở thị trường Nhật cũng luôn hấp dẫn đầu nậu. Do vậy tiếp viên thường nhận nhiều đơn hàng khủng để lao vào thu gom, bất chấp luật pháp, thủ đoạn. Đơn cử một cái khăn tắm (có khả năng che nắng, chuyển nhiệt, giãn nỡ khi ngâm nước) tại Nhật có mức giá 300-600 yen (tương đương 60.000 - 120.000 đồng), khi về đến VN, giá lên đến 250.000 đồng. Nhưng nếu mua hàng trôi nổi, trộm cắp, giá gom tại Nhật chỉ dừng ở mức 10.000 đồng. Đắt đỏ nhất chính là các dòng mỹ phẩm như son môi, phấn nền...
Hàng Nhật hút khách là động cơ khiến nhiều tiếp viên lao vào tuồn hàng về nước.
Các dòng ống kính máy ảnh cao cấp của hãng điện tử Sony, khi về VN giá tăng gần gấp ba, thu hút giới tiếp viên hàng không lao vào đường buôn. Khi nguồn hàng thiếu, họ không ngần ngại đặt người Việt đang sống tại Nhật đi thu mua dùm, gặt luôn cả hàng ăn cắp cũng do chính người Châu Á tại Nhật (có cả nhóm người Việt) để thu lợi nhuận cao nhất có thể.
Các sản phẩm khăn lạnh, mặt nạ toả nhiệt hút mụn cám, miếng dán chống viêm, giảm đau cơ, kem chống nắng... nếu thu mua theo đường hàng ăn cắp cũng rẻ đến bất ngờ nên lợi nhuận mà thương lái chi lại cho người vận chuyển cũng cao ngất ngưởng, góp phần cổ xuý cho những tiếp viên tha hoá, biến chất bất chấp hệ luỵ lao vào thu gom hàng.
Đến cả khăn lạnh giãn nở cũng được tha về bán lại.
Chiêu ngụy trang giấu hàng và lọt cửa an ninh
Trao đổi với báo chí, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng cục hàng không VN cho biết sự việc tiếp viên hàng không Việt Nam cùng tổ bay bị bắt, di lý sang Nhật điều tra vì vận chuyển hàng ăn cắp "chỉ mang tính cá nhân". Thế nhưng, nếu chiếu theo quy trình kiểm tra gắt gao tại ga đến của sân bay, việc tiếp viên buôn lậu, tuồn hàng ăn cắp về VN tiêu thụ một cách có hệ thống có dừng lại ở trách nhiệm cá nhân? Nó không còn là một sự cố, khi những hành vi tuồn hàng trái phép đã đang diễn ra công khai, từ lâu, góp phần làm hoen ố hình ảnh của quốc gia.
Một nữ tiếp viên chuyên mặt hàng mỹ phẩm trị mụn (ảnh) cho hay, thu gom sản phẩm không khó vì đa số đã được người VN "ở bển kết nối". Sau khi gom đủ, hàng sẽ được tập kết tại khách sạn nơi đoàn bay đóng quân. Hàng sẽ được tiếp viên ngụy trang sao để qua được trạm kiểm soát an ninh, lên máy bay trót lọt.
Vì tiếp viên chỉ giới hạn khối lượng vali, trong khi trọng lượng không bị kiểm tra nên những tiếp viên có tay nghề cao thường chẻ hàng rất xuất sắc để đạt được số lượng hàng vác về nước được nhiều nhất. Các mặt hàng son môi, mỹ phẩm dưỡng da, chất tẩy trang điểm được chẻ nhỏ, nhét khéo vào vài bộ hàng hiệu đã được cuốn tròn tinh tế.
Hàng về đến sân bay VN, tuy đoàn bay có lối ra riêng và theo quy trình họ vẫn phải đi qua máy soi chiếu. Thế nhưng đối với giới tiếp viên chuyên đánh hàng lậu như TC, MT, HV... thì đó là chuyện nhỏ. Bởi đơn giản đây là một hoạt động có hệ thống, lại quả hẳn hoi, các cô nàng tiếp viên xinh đẹp vừa vội quấn áo dài vừa thoăn thoắt đẩy hàng ra như ở chốn không người.
Trao đổi với chúng tôi, chị A, một người có kinh nghiệm về máy soi chiếu hải quan cho hay: "Gặp sự cố, họ thường nói không biết valy chứa hàng lậu, hàng không phép, hàng vượt mức cho phép... Nhưng sự thật trong thâm tâm, chúng tôi biết rõ. Thậm chí chỉ ngồi sau máy chiếu, chúng tôi còn định được cả số lượng mỗi nhóm hàng mà dân buôn mượn tay tiếp viên tuồn về".
Chính sự lại quả, ơn nghĩa cùng các mối quan hệ lằng nhằng như thế, đã góp phần đẩy các tiếp viên, phi hành đoàn bất chấp, tuồn hàng ngày một bạo tay. Mà đỉnh điểm là nhóm hàng ăn cắp, họ cũng thu gom miễn là mang lại lợi nhuận cao.
Phát biểu của ông Cục trưởng liệu đã đủ và đúng để thuyết phục, khi mà bất chấp quy trình kiểm tra chặt chẽ như công bố, nhưng vẫn xảy ra kẽ hở kinh ngạc như thế? Nếu không có kẽ hở này, liệu giới tiếp viên có dám làm càn, bất chấp dư luận, coi thường hình ảnh cơ quan chủ quản để chăm chỉ tuồn hàng về VN?
Đinh Quý Anh
(Source: VietnamNet)

No comments: