Monday, May 21, 2012

(146) Phạm Duy sẵn sàng cho sự ra đi

"Hãnh tiến" có sổ hộ khẩu
(Đúng rồi! Ở lại làm chi cho chật đất. Trả lời đôi khi mâu thuẫn. Xem lời bàn bên dưới)
Thùy Trang
28.4.2012

AmNhac.fm -  Bài phỏng vấn này đã được đăng lên báo NLĐ. Đây là bài nguyên bản (chưa biên tập) của cuộc phỏng vấn. Xin chân thành cám ơn Nhạc Sĩ Phạm Duy đã có nhã ý gởi bài này về.

Vị khách mời của “Cà phê với sao” tuần này là nhạc sĩ Phạm Duy. Đã 92 tuổi nhưng người nghệ sĩ tài hoa của làng nhạc Việt vẫn cần mẫn làm việc, góp hương cho đời. Ông chia sẻ về những công việc đang làm, những hoài bão khi tuổi già…

* Phóng viên: Thêm 14 ca khúc nữa của Phạm Duy được cấp phép phổ biến trên thị trường. Ngày càng nhiều ca khúc của ông được cấp phép, ông thấy vui chứ?
- Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi thấy cũng bình thường thôi. 10 năm chẵn, tính từ ngày tôi về Việt Nam sinh sống mà được phép phổ biến 100 ca khúc, thế cũng vui lắm rồi. Có ông bạn tôi nói đùa : “Ông có 1000 bài hát, vậy tính ra đến năm 2102, số ca khúc của ông mới được phổ biến hết”. Lúc ấy tôi cũng đã chết rồi, đâu còn nghe lại trọn vẹn các tác phẩm của mình, kể ra cũng tiếc thật !!!

* Trong số 14 ca khúc được phép phổ biến lần này có tác phẩm Mùa thu chết (soạn theo thơ Apollinaire), một thời bị nhiều ý kiến quy kết là nói đến mùa thu cách mạng nay được Nhà nước cho phép phổ biến ông có thấy mình như được giải oan?

- Tôi chẳng nghĩ gì cả, ai từng hiểu sai là quyền của họ, tôi cũng không cần phải giải thích với ai vì điều đó cả.

Tôi vẫn hăng say làm việc

* Như vậy, thời gian này ông chỉ ngồi đợi những ca khúc của mình được phổ biến thôi sao?

- Không, đó là những ca khúc đã cũ rồi ! Và bạn bè chúng tôi nói chuyện với nhau về nó cũng là để vui chuyện, thế thôi. Tôi vẫn còn làm việc đấy chứ ! Tôi đã hoàn thành trọn vẹn Truyện Kiều, 10 bài Hương ca và 10 bài hát phổ thơ Bích Khê. Tính ra thì mấy bài hát mới của tôi cũng đã phổ biến rồi. Thật là vui !

* Ông còn nghĩ đến việc làm một đêm diễn cho riêng mình trong thời gian tới nhân có thêm những bài hát cũ đựơc phổ biến và cả những bài hát mới đã hoàn thành?

- Nghĩ lại, tôi thấy mình là người rất may mắn ! Tôi cũng có nhiều đêm diễn của riêng mình rồi. Nhưng, tôi cũng là một người tham lam. Được một tôi lại muốn có hai, và nhiều hơn nữa. Nhưng nếu bây giờ tôi muốn làm một đêm diễn cho riêng mình, chắc phải tốn cả tỷ đồng. Tôi có phải là tỉ phú đâu mà làm được điều đó ! Tôi cũng đã đề nghị với Công ty Phương Nam (đơn vị độc quyền các ca khúc của Phạm Duy- PV) làm thêm những đêm diễn cho mình nhưng có vẻ khó tìm được người bảo trợ. Cuộc sống của mọi người hiện đang khó khăn lắm. Thế cũng được rồi, may ra, khi tôi chết đi, tình hình sẽ khá hơn. Khi đó, nhiều người lại thích làm những đêm nhạc cho tôi nữa chứ chẳng chơi.

* Ở tuổi 92, ông vẫn hăng say làm việc. Có sự thay đổi nào trong tư duy, cách nhìn của ông về sáng tác, cuộc đời không?

- Tôi tự thấy mình tiến bộ hơn trong sáng tác. Trước đây, tôi được tiếng là lãng mạn trong ca khúc thì bây giờ tôi còn lãng mạn gấp nhiều lần. Tôi già đi thì cảm xúc luôn đạt tới điểm cực, buồn thì cũng buồn hơn trăm lần nhưng vui cũng vui hơn vạn lần. Nếu xem đây là sự thay đổi thì có lẽ đó là thay đổi của tôi ở cái tuổi này. Còn mọi thứ vẫn bình thường. Tôi vẫn viết về những thứ mà tôi cho là hay nhất, đúng nhất.

* Có lẽ ông may mắn thật vì ở tuổi này nhiều người còn không nhớ nổi tên mình trong khi ông vẫn còn làm việc được?

- Chắc vậy ! Căn bản thì tâm hồn tôi lúc nào cũng đầy nhiệt huyết cả, nhất là trong âm nhạc. Tôi chọn sự bình dị và cứ sống một cách bình dị thế thôi. Ai yêu nhạc của tôi họ cứ hát và nếu không thích thì thôi đừng hát nữa. Ở tuổi này, tôi cũng có một ít tiền để tự lo cho cuộc sống của mình. Trở về quê hương, chẳng phải vì tiền tài, cũng chẳng phải để tìm danh vọng, chỉ tìm cái yên vui của tuổi già. Về gia đình, con cái cháu chắt đều trưởng thành và có người đã thành tựu cả rồi. Chắc gì những ông Hoàng Cầm, Văn Cao, Trịnh Công Sơn còn sống tới tuổi này mà đã sướng như thế !

Sống ở quê hương làm tim tôi an nhàn

* Nếu nói về một sở thích, đam mê ở thời điểm này, ông sẽ thích gì nhỉ?

- Tôi chẳng còn thích gì nữa đâu. Bây giờ, thời gian của tôi dành để chống đỡ với bệnh tật thôi. Tuổi già khổ lắm ! Nếu bất chợt tôi thấy hứng thú thì làm thôi chứ ham mê hay vui thích gì nữa bây giờ ?

* Sao lại khổ khi ông bảo ông đã có mọi thứ rồi kia mà?

- Tuổi trẻ thì làm sao mà biết được cái khổ của người già ? Tôi ăn gì cũng phải nghĩ có phải kiêng hay không?  Mỗi ngày phải có người đến làm mát-xa, máu mới tới được tay chân. Một đêm chỉ ngủ có 3 tiếng, còn lại mắt cứ trơ ra đấy. Khổ lắm chứ !

* Cái khổ của thể xác có làm cho trái tim của một nhạc sĩ tài hoa mệt theo không?

- Có chứ. Cách đây 10 năm, tôi có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời đại. Một sự kiện bất thường của xã hội, tôi có thể nghĩ tới rồi viết ra những bài hát sôi nổi. Nhưng giờ thì thôi rồi, tôi già quá rồi ! Tôi biết thân biết phận rồi. Cứ lấy một ví dụ thế này, trái tim một nghệ sĩ dễ rung cảm lắm, nếu cách đây 20 năm, một người đẹp đi ngang sẽ làm tôi xao xuyến ngay và có thể tôi còn theo cô ấy nữa ấy chứ. Nhưng bây giờ già rồi, tôi quay lưng, chạy trốn với cả người đẹp...

* Cũng buồn nhỉ nếu mọi điều diễn ra theo chiều hướng mà bản thân không còn kiểm soát được nữa, ông có thấy thế không?

- Nhiều người hỏi “Tôi về Việt Nam làm gì khi tôi đã già?”. Tôi bảo, tôi làm “thinh” mà thôi. Tôi già nên cần một nơi bình yên, nơi có thể làm cho trái tim tôi an nhàn nhất. 7 năm trở lại đây, tôi ở hẳn Việt Nam rồi. Sự an nhiên là điều tôi cảm nhận được từ nơi này. Hơn hết, tôi đã mơ ước được về lại quê hương và giờ đây ước mơ đã thành sự thật. Tôi thấy vui, thế là quá đủ cho một đời người rồi. Con người dù có xuất phát điểm khác nhau, trở thành những người khác nhau nhưng khi về già, họ sẽ có chung một mơ ước giống nhau là trở về với một cuộc sống bình dị nhất, cuộc đời an nhiên nhất. Tôi có được điều ấy rồi, thật là vui !

* Ông luôn bảo “đã xong rồi” là có ý nói về điều này?

- Tôi hạnh phúc và vui. Nếu “nổ” một tí thì gọi là viên mãn cho nó “oách xì xằng”. Nhưng viên mãn khó lắm, cuộc đời ai được trọn vẹn và tròn đầy ? Mình chấp nhận cuộc sống với những quy luật của riêng nó thôi, thế thì mình sẽ vui.

* Tức là ông vẫn còn điều chưa được vẹn toàn?

- Ở tuổi này, người ta sống cùng các con cháu thì sẽ vui hơn nhiều. Nhưng tôi đang sống một mình, cũng cô đơn và đơn độc lắm. Ai mà chả sợ cái cô đơn hay cô độc. Nhưng nhiều khi tôi lại gật gù, cô đơn hay đơn độc cũng hay chứ ? Nghĩ thế tôi lại thấy thích cuộc sống đơn côi của riêng mình.

Chuẩn bị trước cho sự ra đi

* Có khi nào ông cố gắng thay đổi một điều gì đó hay làm một cái gì đó mà ông chưa hài lòng trước đây không?

- Không ! Bất cứ niềm vui, nỗi buồn nào tôi cũng thấy ổn cả. Vì chính những điều ấy tạo nên cuộc sống của tôi bây giờ đấy thôi. Việc duy nhất mà tôi phải làm và đang làm là chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đi của mình mà thôi. Tôi phải chuẩn bị trứơc vì biết đâu ngày mai tôi đi rồi thì sao ? Ai biết được giờ khắc ra đi của mình bằng chính mình, nhất là khi tôi đã già thế này.

* Sao phải chuẩn bị khi ông đã cảm nhận được sự an nhiên?

- À không, tôi muốn chủ động hơn cho quãng thời gian còn lại của mình mà thôi ! Tôi phải dặn dò con cái mình biết phải làm những gì khi tôi chết ! Tôi muốn mình được chôn cất ở đâu đó và các con tôi đưa mẹ chúng về  nằm bên cạnh tôi.

Mong đây là cuộc phỏng vấn cuối đời

* Sống một cuộc sống nổi tiếng, điều đó có bao giờ làm ông thấy phiền?

- Phiền chứ nhưng chẳng lẽ tôi nói ra điều ấy, người ta mắng tôi chết. Phiền vì sự tự do của tôi chẳng còn. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cũng nhờ nổi tiếng mà mọi người biết và yêu mến tôi. Xin nói thật, tôi mong đây là cuộc phỏng vấn cuối cùng của đời tôi. Tôi không thích ai đó nhắc đến mình nữa. Ngay cả khi chết đi, tôi cũng mong con cái mình chôn cất hay đốt xác tôi một cách lặng lẽ, âm thầm thôi. Phô trương ra chẳng để làm gì. Cuộc sống còn nhiều thứ phải lo phải làm lắm, còn quan tâm đến một người như tôi để làm gì nhỉ ? Chỉ phô trương phản cảm thôi.

* Ông nổi tiếng với những bản tình ca, đến giờ có khi nào ông nghĩ về những bản tình thật của đời mình?

- Không, tôi quên hết rồi. Thời gian trôi đi thì những thứ khác cũng phải phai mờ đi. 92 tuổi mà còn nhắc đến những cuộc tình thuở đôi mươi thì thật khác là điên dại. Tôi chẳng dở hơi như thế đâu! Bây giờ, tôi chỉ nghĩ mỗi ngày mình phải uống 10 viên thuốc để cơ thể chống đỡ được ngày nào hay ngày ấy thôi.

Thuỳ Trang
Huênh hoang, phách lối ơ Hải ngoại lúc hết thời. Về VN, nhạc phải chờ cho phép phổ biến, không dám hó hé. Cũng "oách thật" cho một anh già khi trả lời lấp liếm một cách 'ba que, xỏ lá' dọn đường về VN "Tôi có chống cộng bao giờ đâu, tôi chỉ chống gậy"
 Dưới đây là các bài nói về con người "hữu tài vô hạnh"

Adieu Phạm Duy

Tác giả/Nhân vật: Nguyễn Văn Chức |19-05-2005
Suốt Một Đời Không Thèm Khát
Suốt Một Đời Không Vô Liêm Sỉ
Suốt Một Đời Không Vô Lễ Giáo
Và Suốt Suốt Một Đời Không Hèn
Phạm Duy


Tôi viết về Phạm Duy lần đầu tiên năm 1987, tức là cách đây gần hai mươi năm. Tháng 8 năm đó, một nhóm người đòi bỏ bài Quốc Ca Việt Nam “Này Công Dân Ơi”, để thay vào đó bài “Việt Nam Việt Nam” của Phạm Duy. Nhóm người gồm các ông Thái Chính Châu, Nông Anh Ngọc, Vũ Trung Hiền, Bùi Duy Tâm, Phan Quang Đán,v,v…
Cuộc họp “lịch sử” diễn ra tại nhà BS Bùi Duy Tâm ở Cali. Đêm đó, họ đồng ca bài quốc ca Này Công Dân Ơi lần cuối, để vĩnh biệt ngày xưa … Rồi họ đồng ca bài quốc ca mới, tức bài Việt Nam Việt Nam để ăn mừng kỷ nguyên mới. Duyên Anh lúc đó đang say khướt trên lầu, thì được dưới nhà gọi lên:
- “Duyên Anh ơi xuống đây chứng kiến giờ lịch sử.”.
Duyên Anh ngất ngư lò mò từ trên gác xuống, hát cà lăm:
- “Cái nhà là nhà của ta, ông cố ông cha lập ra. Moa đíu chơi với các cậu. Moa đi ngủ tiếp đây”.
Hai hôm sau, Duyên Anh gọi cho tôi, kể cho tôi nghe, rồi cà lăm:
- “Ông ơi, ông đánh bỏ mẹ chúng nó đi.Chỉ có ông mới đánh được chúng nó thôi”.
Và tôi đã lên tiếng để “đánh chúng nó”… Bài lên tiếng của tôi gồm 5 điểm. Riêng điểm 5 dành cho Phạm Duy, như sau:
“Bài Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy đã được nhóm người đưa ra cùng một lúc với vấn đề thay đổi quốc ca. Riêng Phạm Duy cũng đã có lần chỉ trích nhạc của bài Quốc Ca. Trong vụ đòi thay đổi quốc ca, ông im lặng. Dư luận không khỏi nghĩ rằng ông là một trong những kẻ đứng đàng sau.
Phạm Duy là một tài hoa. Điều đó không ai chối cãi. Cũng không ai chối cãi việc Phạm Duy bỏ bưng về tề cuối thập niên 1940 là một điều hay cho Người Quốc Gia. CSVN đã mất một thiên tài, người Quốc Gia có thêm một tài hoa, kho tàng nghệ thuật của người Quốc Gia có thêm những bài ca giá trị. Tôi vẫn nghĩ: Người Quốc Gia nên biết ơn Phạm Duy. Ngược lại, Phạm Duy cũng phải biết ơn Người Quốc Gia; ơn này mênh mang như biển cả. Bởi vì nhờ môi sinh nhân bản của vùng quốc gia, Phạm Duy mới có điều kiện phát huy tài năng. Văn Cao, tài nghệ đáng bậc đàn anh, nhưng vì phải sống dưới chế độ súc vật cờ đỏ sao vàng, nên đành phải để tài hoa chết yểu, chưa kể phải sống như con vật, thèm từ củ khoai cọng sắn. Đó cũng là trường hợp của nhiều văn nghệ sĩ dưới chế độ cộng sản. Phạm Duy có phước hơn. Một phần tư sống trong vùng đất quốc gia, Phạm Duy đã tạo được sự nghiệp và tên tuổi trong lãnh vực sáng tác ca nhạc. Người Quốc Gia hãnh diện vì có ông và đã đối xử với ông thật tận tình. Ra đến hải ngoại, người Quốc Gia cũng vẫn một tấm lòng đó đối với ông. Nhạc của ông vẫn được tập thể tỵ nạn nâng niu, con người của ông vẫn được đồng bào quý mến. Các con của ông đã có chỗ dung thân, phần lớn là do tấm lòng của đồng bào đối với chính ông. Cho nên, nếu quả thật Phạm Duy đã tiếp tay cho việc đánh phá bài Quốc Ca VN (Tiếng Gọi Công Dân) để thay vào đó bài Việt Nam Việt Nam của ông, thì thật đáng buồn.
Riêng về bài Việt Nam Việt Nam, không ai phủ nhận giá trị nghệ thuật của nó. Nhưng đó cũng là giá trị độc nhất của nó. Nó chỉ có giá trị nghệ thuật, không có giá trị lịch sử. Nó không mang tinh huyết của cuộc chiến đấu ròng rã và đầy cam go của dân tộc VN chống lại bè lũ CS Hồ Chí Minh tay sai CS quốc tế. Nó không có được một giờ trong dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Đang khi đó, bài Quốc Ca “Này Công Dân Ơi” đã có ít nhất 40 năm trong dòng sinh mệnh ấy.”.
***
Năm 1992, Phạm Duy cùng với Bùi Duy Tâm xuống Houston ra mắt đĩa nhạc thời trang. Buổi họp mặt hôm đó khá đông. Đây là lần đầu tiên tôi có dịp diện kiến người nghệ sĩ tài hoa. Gia chủ đọc tiểu sử Phạm Duy, rồi giơ tay về phía buồng trong, giới thiệu:
- “Đây Phạm Duy”.
Phạm Duy từ trong buồng bước ra, giơ hai tay chào, lớn tiếng tự giới thiệu:
- “Đây, Alain Đầy Lông”.
Cả phòng họp họp vỗ tay.
Sau buổi trình diễn của Phạm Duy, là những giây phút hàn huyên. Tôi được hân hạnh ngồi gần ông. Tôi hỏi:
- “Nghe nói bác đang làm đơn xin về Việt Nam?”.
Phạm Duy trả lời (nguyên văn):
- “Về làm gì. Những thằng như Hoàng Cầm, sẽ ngửa tay xin tiền. Mình cho nó một trăm đô, nó chê ít. Mà đâu chỉ có một thằng Hoàng Cầm, còn bao nhiêu thằng khác, như một lũ ăn mày. Chúng nó tưởng mình bên Mỹ hốt bạc. Về làm đéo gì. Còn chơi gái á, bên này thiếu gì.”.
Tối hôm đó, chúng tôi đi ăn nhà hàng. Tôi lại được hân hạnh ngồi gần Phạm Duy, hân hạnh mà tôi không nỡ từ chối. Con người thật của Phạm Duy hiện lên trần truồng.
***
Năm 1993, tờ Far Eastern Economic đăng tin Phạm Duy làm đơn xin Việt Cộng cho về Hànội để sống những ngày cuối đời, nhưng đơn xin đã bị bác. Phạm Duy đã lên tiếng cải chính.
Hai năm sau, năm 1995, một tờ báo Việt ngữ (tờ Ép Phê) tại Paris loan tin cuộc gặp gỡ thân mật tại tòa đại sứ VC tại Paris ngày 7 tháng 1/1995 để thảo luận về đề tài:
- “Chúng ta cùng hồi hương giúp nước.”.
Tờ báo đăng tấm ảnh chụp Phạm Duy đứng giữa, một bên là tên đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, và một bên là Trần Văn Khê. Tờ báo cũng đăng những lời bợ đỡ Việt Cộng của Phạm Duy…
Phạm Duy đã lên tiếng cải chính.
***
Năm 1997, trong một buổi họp mặt tại Cali, có thi sĩ Cao Tiêu, cựu khoa trưởng đại học Văn Khoa Sàigòn Nguyễn Khắc Hoạch, học giả Nguyễn Sĩ Tế, bác sĩ Trần Ngọc Ninh, giáo sư Lê Hữu Mục v,v… Phạm Duy đã tuyên bố bốn câu bất hủ, đựợc báo chí đăng tải. 
Câu một:Tôi có chống cộng bao giờ đâu, tôi chỉ chống gậy”.
Câu hai:Ai ngu thì mới thích nhạc của tôi. Nhạc của tôi làm trong cầu tiêu mà”.
Câu ba:Tôi phải về Việt Nam. Tôi cần có 8 Ái Vân để hát những bản nhạc mới của tôi. Ở đây chỉ có một Ái Vân, quả là không đủ.”.
Câu bốn:Tôi không đồng ý chống Hồ Chí Minh. Về Việt Nam, chỉ cần nhà nước trả cho tôi 10 ngàn đô la, tôi sẵn sàng ca tụng Hồ Chí Minh”.
Phạm Duy đã lên tiếng cải chính, chối không nói những câu vô liêm sỉ đó. Trong dịp sống chung với GS Mục tại nhà anh Nguyễn Trọng (cựu phóng viên của hãng Reurer) ở Oklahoma, tôi có hỏi GS Mục về vụ Phạm Duy. GS Mục quả quyết Phạm Duy có nói những lời vô liêm sỉ.
Tôi tin giáo sư Mục.
Thứ nhất: những câu nói của Phạm Duy thuộc ngôn ngữ và khẩu khí đặc biệt mà chỉ Phạm Duy – một kẻ suốt đời không vô liêm sỉ, không vô lễ giáo và không thèm khát – mới có.
Thứ hai: giáo sư Mục đã kê khai tất cả những nhân chứng có mặt hôm đó, giáo sư Mục không thể nào bịa đặt tên tuổi của những nhân chứng.
***
“Ta Tiếc Cho Một Phạm Duy…”.
Đó là nhan đề một bài tôi viết năm 2002 để phê bình bài hát “ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo” của Phạm Duy. Nhan đề của tôi bỏ lửng “ta tiếc cho một Phạm Duy” nhưng nhiều người đã tìm ra hai chữ “cùi hủi” cùng âm điệu với hai chữ thạch thảo.
Tôi viết bài đó, để thương hại cho một Phạm Duy cùi hủi.
Có ba cái đáng thương hại.
Cái đáng thương hại thứ nhất:
- Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm, viết Hoàng Cầm Ca, để ca tụng Hoàng Cầm, một tên văn nô cùi hủi Việt Cộng. Chẳng những ca tụng Hoàng Cầm, Phạm Duy còn khen vợ cũ của Hoàng Cầm (Tuyết Khanh), và khen con gái của Hoàng Cầm (Kiều Loan).
Trong bài “Một Cảm Nhận Chệnh Choạng, Một Hiểu Biết Chệch Choạc”, Hoàng Cầm từ trong nước đã lên tiếng chửi Phạm Duy thậm tệ. Mà chửi đúng.
Cái đáng thương hại thứ hai:
- Phạm Duy lấy thơ của Apollinaire (bài Adieu), để làm lời ca cho bài “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo”. Nhưng Phạm Duy đã hiểu sai thơ Apollinaire. Phạm Duy không đủ trình độ để hiểu thơ Apollinaire.
Cái đáng thương hại thứ ba:
- Sau quá nhiều tai tiếng, nhất là sau vụ “bốn câu bất hủ”, Phạm Duy đã phải nhờ một văn phòng luật sư tại Canada lên tiếng minh oan cho cái vô liêm sỉ của mình. Văn thư minh oan ấy đề ngày 28/9/1998.
Chúng ta hãy nghe:
- “Phạm Duy quan niệm và hành động như một người nghệ sĩ phóng khoáng trong lòng dân tộc và đứng trên mọi thể chế chính trị đối nghịch nhau”.
Và chúng ta hãy nghe:
- “Nhạc sĩ Phạm Duy (cho biết) chỉ về Việt Nam khi đất nước có dân chủ và nhân quyền được tôn trọng”.
***
Mùa thu năm 1978, tức là cách đây gần 30 năm, con thuyền tỵ nạn của gia đình nhạc sĩ Ngọc Chánh tới bến Mã Lai. Trên thuyền, có ba người con trai của Phạm Duy: Phạm Duy Minh 25 tuổi, Phạm Duy Hùng 23 tuổi, Phạm Duy Cường 21 tuổi.
Khi nghe tin các con đã cập bến Mã Lai và thoát nạn cộng sản, Phạm Duy đã sáng tác hai bài ca cho người tỵ nạn, và cho chính nghĩa tỵ nạn.
Tài liệu còn đó, Phạm Duy không thể chối cãi.
Bài ca thứ nhất:
Hát Cho Người Vượt Biển
“Này đoàn người đang vượt biển Đông
Kiếp mong manh như áng mây hồng
Người gửi mình trong vùng đại dương
Treo mạng sống giữa hai sợi tóc
Người chập chờn giữa trời biển rộng
Đã bao nhiêu thành đám thây khô?
Này đoàn người đi tìm tự do
Cứu được người thật là khó.
Này loài người dưới mặt trời soi
Hãy giương to đôi mắt của người
Người và người tất cả ngược xuôi
Đi tìm lẽ sống trong trời đất
Người nào còn tin ở Trời Phật
Với đôi tay thành kính đưa ra
Mời đoàn người đi tìm tự do
Đến chia vui với người
Ôi niềm vui, ôi niềm vui
Của loài người biết thương nhau
Lậy Trời Phật cúi đầu mà coi
Bé thơ ngủ trong bão tơi bời
Lậy Trời Phật xin nhìn ngoài khơi
Ông bà lão nghiến răng cầm lái
Và con lậy xin Ngài Thần Biển
Đoái thương đôi trẻ mới xe duyên
Lậy loài người, tôi lậy tổ tiên
Hãy cho tôi thấy đất liền…”.
Bài ca thứ hai:
Hát Cho Quyền Làm Người
Loài người sinh ra như nhau cùng chung có quyền
Đây trước tiên là quyền sống có tự do
Nhưng sao hàng triệu nhân dân
Đương nhiên bị đoạt mất hết
Quyền ăn nói, tín ngưỡng, hay đi lại?
Từ ngày sinh ra chuyên môn đi cướp quyền
Trên thế gian bọn người khát máu thèm xương
Đi gieo hận thù đau thương
Ra tay độc tài áp bức đời sống dân lành
Thương cho quê hương nơi xưa sống thanh bình
Giờ thành trại giam, nhân dân bị tước nhân quyền
Gia tài tổ tiên, chúng nhóm lửa đốt hết
Trẻ già được liệt vào hàng của súc vật
Trên quê hương ta, ôi tan nát gia đình
Chẳng còn tổ quốc, chúng nó là lũ vô tình
Điên cuồng tự kiêu, chúng nó còn chém giết
Và còn đọa đầy một dân nước nghiệt oan
Loài nguời mau mau cùng xúm lại
Tranh đấu cho quyền người sống có tự do
Ta đang ở ngoài kêu to
Bên trong nổi dậy chiến đấu
ĐỂ GIẾT HẾT CỘNG NÔ
ĐỂ SẼ CÓ NHÂN QUYỀN
***
Như mọi nguời đã biết: tháng 4 năm nay (2005), sau bao nhiêu lần chạy chọt hèn hạ bợ đỡ, Phạm Duy đã đạt sở nguyện. Ông đã được Việt Cộng chấp thuận cho về nước sinh sống, để tiếp tục làm kẻ suốt đời không thèm khát, không vô liêm sỉ, không vô lễ giáo, không hèn hạ.
Và “ĐỂ GIẾT HẾT CỘNG NÔ”.
Và “ĐỂ SẼ CÓ NHÂN QUYỀN”.
Nguyễn Văn Chức (Houston 19/05/2005)


PHẠM DUY, ÔNG LÀ AI?  
Tâm Bút: Trần Thị Bông Giấy
Mối giao thiệp giữa giáo sư Lê Hữu Mục và tôi tuy chỉ ngắn ngủi qua một lần gặp nhau chớp nhoáng tháng 1/1996 tại Santa Ana và các cuộc trò chuyện viễn liên California & Montréal, nhưng tình thân bác cháu, hơn nữa, một bậc tiền bối và một hàng đàn em, có thể gọi là đáng nhớ. Ông hay cho tôi những lời khuyên hữu ích về cuộc sống, về văn chương, và ngay cả những lời chân tình về nỗi đau khổ riêng trong đời sống tôi. Ông là một trong rất ít người thuộc văn giới hải ngoại đã tạo được nơi tôi lòng kính trọng thật sự. Khi biết ra ông là bạn thân vị giáo sư violon tôi theo học từ bé cho đến khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn, thầy Tạ Văn Toàn, tình cảm quý nói trên càng thêm mạnh mẽ.
Một sáng tháng 1/1997, tôi gọi qua Montréal thăm ông. Vẫn giọng nói vui vẻ của lần đầu gặp gỡ tại Santa Ana, ông hỏi han rất ân cần về tình hình tờ Văn Uyển, và cả đời sống tôi. Khi nhận biết từ tôi một vài dấu nét chán nản nào đó, ông an ủi: - "Dẫu gì, Bông Giấy cũng đừng bao giờ nên để mất niềm tin về cuộc đời. Sức mạnh chính là nằm ngay trong niềm tin ấy. Đánh mất niềm tin có nghĩa tự mình hủy diệt. Với Bông Giấy, bác luôn nghĩ Bông Giấy là người có được cái sức mạnh vừa kể."
Đây là lời nói đầy chia xẻ của một người cha. Tôi cảm ơn ông.
Trong câu chuyện, ông cho biết là vừa ở Cali về: - "Bác chờ dịp lên San Jose thăm Bông Giấy mà mãi chẳng có. Phải ở lì Santa Ana. Rốt cuộc tới ngày về, cứ tiếc mãi."
Tôi nói qua điện thoại:- "Lúc này cháu tu bác ạ. Đóng cửa đọc sách, không giao tiếp thiên hạ. Nhân tình thế thái làm cháu chán ngán. Bác qua Santa Ana thấy có gì vui?"
Ông đáp: - "Vui thì vui nhưng cũng lắm chuyện kỳ cục."
"Cali là đất luôn nảy ra những điều kỳ cục", tôi đồng ý.
"Nhưng theo bác, kỳ cục thế nào?"
Giọng ông sôi nổi: - "Kỳ cục nhất là các câu tuyên bố của ông Phạm Duy."
Tôi cười:- "Tưởng ai, té ra ông Phạm Duy! Ông ấy vốn ăn nói bậy bạ từ khuya, cả nước đều biết!"
Ông Lê Hữu Mục la to: - "Lần này khác. Trong một buổi gặp nhau tại nhà ông ấy có mặt bác, ông Cao Tiêu, Đại tá Chiến Tranh Chính Trị và ông Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hoạch, giáo sư khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sàigòn thời cũ, Phạm Duy đã nói lên những điều vô cùng kỳ cục. Ví dụ ông ấy bảo: 'Chúng nó sao cứ thích nhạc của tôi mà không biết rằng các ca khúc trước kia, tôi đều chỉ sáng tác trong chuồng xí! Bây giờ tôi làm nhạc opéra, sang hơn nhiều. Opéra của tôi mà về Việt Nam thì tôi có tới 8 Ái Vân hát chứ không phải một Ái Vân như ở hải ngoại. Chỉ Việt Nam mới có nền nhạc chân chính, còn nhạc hải ngoại chỉ là nhạc tào lao'!"
Tôi kêu lên: - "Qua tư cách bác và cả 'tư cách' ông Phạm Duy, cháu tin lời bác là thật. Ông ta là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam, cháu khó thể nghĩ được lối nói ông ta lại hồ đồ như vậy."
Ông Lê Hữu Mục tiếp: - "Một câu khác: 'Người ta cứ bảo tôi chống Cộng nhưng thật thì tôi chống gậy!'"
Nói xong, ông Lê Hữu Mục cười to.
Tôi nhớ nhanh ba chữ "tên dâm tặc" một lần Nguyễn Tất Nhiên đã dùng khi nhắc đến Phạm Duy trước mặt tôi và Trần Nghi Hoàng. Tôi cũng nhớ đến câu của Mai Thảo bình về Phạm Duy trước một số đông người tại nhà Như Hảo: 'Phạm Duy già như thế còn làm được cái chuyện ấy thì nó không phải người, mà chính là quỷ!'"
[Đầu tháng 9/1995, trong một buổi tiệc tại nhà tôi, có mặt Văn Thanh và vợ chồng Như Hảo, khi nói về cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên, Văn Thanh nhận định: "Trong đêm Hai Mươi Nam Văn Học Hải Ngoại do Du Tử Lê tổ chức tại Santa Ana, tôi gặp gần 150 văn nghệ sĩ nhưng nhận xét rằng chẳng ai có được cái Dũng của Bông Giấy trong ngòi viết, kể cả tôi nữa. Này nhé, bây giờ nói cụ thể về buổi họp mặt tại nhà chị Như Hảo, ông Mai Thảo nói cũng hay và ông Phạm Duy nói cũng hay, bao nhiêu người đều nghe rõ. Vậy mà khi tôi tươm lên báo những gì hai ông ấy nói thì ông Phạm Duy nhảy chồm chồm lên, đe là sẽ cho cái tụi đàn em nó đánh tôi. Rồi ông ấy gọi cho chị Như Hảo bảo không được đăng bài viết của tôi trên báo chị. Ông nói thẳng rằng không muốn có tên Mai Thảo đứng chung với tên ông ấy. Phạm Duy là một nghệ sĩ lớn mà tâm địa hẹp hòi quá! Tôi ca ngợi Phạm Duy thì phải để cho cuộc đời ca ngợi Mai Thảo, sao lại đòi đập tôi?"
Và Văn Thanh kể:- "Hôm đó, tôi định tổ chức ra mắt cuốn Gái Hà Nội Khóc Ai, có mời cánh Mai Thảo & Du Tử Lê và cánh Phạm Duy lên San Jose. Thì cả hai cánh, trừ Du Tử Lê, đều có mặt, luôn cả Khánh Trường các thứ. Cuộc tổ chức không thành, cả bọn kéo nhau đến nhà Như Hảo chơi. Tôi ngồi giữa Mai Thảo và Phạm Duy, nhưng không rõ chút gì chuyện hai người này rất ghét nhau. Mai Thảo biết tôi là dân miền Bắc nên hỏi thăm tôi về các văn nghệ sĩ miền Bắc, lại bảo rằng rất thân với Hữu Loan. Phạm Duy mới kêu tôi ra riêng mà nói: 'Cái thằng Mai Thảo thì biết chó gì. Chỉ có tôi mới là thân với anh em ngoài ấy.'
Xong, Phạm Duy tiếp: 'Này, tôi bảo cho chú nghe, một người nếu không có tài thì đừng nên làm nghệ sĩ để mà phải đi xin. Như tôi đây, cả đời tôi sống bằng tiền tôi làm ra. Cho đến bây giờ tôi vẫn sống bằng nhạc của tôi chứ không đi xin của ai để mà sống hết. Bây giờ về Việt Nam bảo Văn Cao, Hoàng Cầm lên sân khấu hát xem có ai thèm đi nghe không? Nhưng tôi về hát, vẫn có nhiều người đến dự. Như vậy chứng tỏ tôi được nhân dân yêu vì tôi có tài.'
Khi ấy tôi đâu hiểu câu nói của Phạm Duy là muốn ám chỉ Mai Thảo, lại cứ tưởng ông ấy mắng mỏ mình. Ừ thì thôi mình là đàn em, các ông ấy đàn anh, có mắng cũng được đi. Nào dè sau mới hiểu. Khi Như Hảo kể cho Mai Thảo nghe chuyện đài Mẹ Việt Nam của chị phải bị dẹp tiệm vì sở hụi chi ra quá nặng, Mai Thảo nói câu nghe rất cảm động: 'Ở đời này không có tiền thì không làm gì được.'
Lúc Mai Thảo đã ra về, anh em còn ngồi lại với nhau. Nguyễn Bá Trạc mới bảo Phạm Duy: 'Nãy giờ anh tra tấn anh em nhiều rồi (ông ấy bắt anh em xem cuốn hồi ký của ông ấy đến hai tiếng đồng hồ) thì bây giờ anh em bề hội đồng lại anh. Tôi đề nghị mỗi người có quyền hỏi anh vài câu, anh đồng ý chứ?'
Phạm Duy đồng ý. Nguyễn Bá Trạc xin hỏi trước hai câu. Câu 1/: 'Anh luôn luôn hô hào dân chủ. Mấy chục năm nay anh bắt anh em yêu anh nhiều quá, giờ vẫn muốn anh em yêu anh. Vậy thì anh là độc tài hay dân chủ?'
Phạm Duy trả lời câu rất hay: 'Bây giờ các anh bảo Đỗ Mười yêu tôi xem nó có yêu không?'
Câu hai của Trạc: 'Lúc nãy, trước khi Mai Thảo ra về, tôi có nghe ông ấy nói: Phạm Duy già như thế còn làm được cái chuyện ấy thì nó không phải người, mà chính là quỷ! Anh nghĩ sao về câu nói đó?'
Phạm Duy đáp: 'Có những điều tôi làm được mà Mai Thảo không làm được. Một trong những điều là chuyện cái ấy ấy.'
Khánh Trường đang ngồi cạnh Lê Thị Thấm Vân, la to: 'Anh Phạm Duy bảo làm cái ấy ấy là cái gì vậy?'
Phạm Duy đáp tỉnh bơ: 'Muốn biết thì về hỏi bà xã tôi, bả trả lời cho mà nghe!'
Sau đó, tôi viết bài ký sự về buổi này. Như Hảo đọc, tâu bẩm sao với Phạm Duy, ổng bèn bắt tôi fax xuống miền Nam Cali cho ông ấy đọc ngay. Đọc xong, ổng fax ngược lên cho tôi một bài dài 9 trang, trong ấy cắt đi gần trọn các đoạn nói về Mai Thảo. Nghĩa là Phạm Duy không muốn cho tên Mai Thảo đứng cạnh tên ông ấy. Tôi vẫn đăng, cứ để tên Mai Thảo có mặt trong buổi đó, chỉ bỏ những đoạn Mai Thảo nói mà Phạm Duy buộc phải cắt đi. Bài tung ra, Phạm Duy giận lắm, gọi xuống tôi đe dọa: 'Tao bảo cho mày biết, không phải chỉ mỗi mày mới là người cầm cây viết. Mày mà xuống Santa Ana, tao sẽ cho tụi đàn em chúng nó đánh mày nát xương!']
Bấy giờ, tôi hiểu ra chữ "chống gậy" của Phạm Duy và cái cười to của ông Lê Hữu Mục qua điện thoại.
Lại nghe ông tiếp:- "Tuy nhiên, một câu nữa của Phạm Duy làm bác phẫn nộ hơn cả: 'Tôi không đồng ý với anh về chuyện anh viết Ngục Trung Nhật Ký chống Hồ Chí Minh. Nếu bây giờ tôi về Việt Nam mà Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la, bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình.'"
Ông Lê Hữu Mục thở ra: - "Hôm sau, anh Cao Tiêu mời bác và một số anh em gồm anh Nguyễn Sỹ Tế, anh Lê Văn Khoa (khoa trưởng trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn), chú Lê Ngọc Linh (em của bác, Trung tá Chiến Tranh Chính Trị), đến dùng cơm ở quán Nguyễn Huệ. Ông cũng điện thoại mời ông bác sĩ Trần Ngọc Ninh, ông này nói cố gắng tới nhưng cuối cùng không tới được. Đưa vấn đề ra trước anh em, ai cũng đều khó chịu. Phạm Duy là một khuôn mặt lớn của nền ca hát Việt Nam. Lập trường chính trị của ông phải rõ rệt, không thể lèng èng như thế. Anh em bàn với nhau là cần phải có người lên tiếng về những gì Phạm Duy đã tuyên bố. Nhưng cái khổ là ai cũng già, tánh hay cả nể, thành ra không biết sự việc sẽ đi đến đâu?"
Tôi hỏi: - "Xin bác cho biết tại sao bác tin mà kể cháu nghe những điều như vậy? Bác không sợ cháu sẽ viết cả ra trên giấy trắng mực đen sao?"
Ông Lê Hữu Mục la to: - "Thật thì bác cũng đã có ý đó. Bác nói chuyện này với một ông bạn Tiến Sĩ Toán ở Montréal. Ông ấy bảo: 'Chúng mình đều lớn tuổi, há miệng mắc quai. Cái tâm Bông Giấy sáng hơn nên cô ấy dám viết ra mọi sự thật. Mình thua Bông Giấy điểm đó.'"
Và ông Lê Hữu Mục kể: - "Vài tháng trước, vợ chồng ông Hà Thượng Nhân qua Canada, có tìm đến thăm bác. Trong câu chuyện, bác hỏi: 'Tôi thấy anh vẫn ưu ái Bông Giấy. Vậy, nơi Bông Giấy có gì đặc biệt để anh phải đối xử như thế?' Ông Hà Thượng Nhân trả lời: 'Bông Giấy là người làm được cái việc mà đám già như chúng mình chẳng ai dám làm cả. Đó là viết ra những sự thật dơ bẩn của giới văn nghệ Việt Nam. Bông Giấy hơn chúng mình điểm ấy.'"

II.
Câu chuyện điện thoại với ông Lê Hữu Mục để lại trong tôi một ấn tượng khá nặng nề, kéo dài suốt nhiều tháng ngày kế tiếp. Đúng, Phạm Duy là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam từ thời Kháng Chiến chống Pháp trở lại đây. Nhưng có một điều đúng hơn mà ít người biết: "Kể riêng về mặt âm nhạc, Phạm Duy không thật sự lớn như quần chúng đã ưu ái suy tôn ông."
Tôi là một được người sinh ra và lớn lên trong cái nôi âm nhạc truyền thống của gia đình. Tôi tốt nghiệp violon nhạc cổ điển Tây Phương trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn năm 1967, dưới quyền giám đốc của ông Nguyễn Phụng, trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa thời ông Mai Thọ Truyền. Từ đó đến nay, tôi vẫn tiếp tục học và nghiên cứu âm nhạc qua nhiều hình thức và với nhiều vị giáo sư khác nhau, từ Việt Nam đến Âu Châu. Trên lãnh vực âm nhạc, được giao tiếp với nhiều người tài giỏi, nhìn lại ông Phạm Duy, tôi không cho rằng ông xứng đáng với ba chữ “khuôn mặt lớn” của nền ca hát Việt Nam.
Một nhạc sĩ sáng tác lớn phải hội đủ những điều kiện sau:
1/ Thông Suốt Ký Âm Pháp.
Trong nhạc Đông Phương, nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã viết: "Cung, Thương làu bậc ngũ âm", thì phía nhạc Tây Phương, Mozart, Beethoven, Schubert... khi viết các symphonie, concerto, opéra, và nhiều thể loại khác, đã chứng tỏ được sự siêu đẳng của mình trên phần ký âm pháp.
Cá nhân Phạm Duy cho thấy không có được trình độ như vậy. Sáng tác của ông chỉ quanh đi quẩn lại là các ca khúc rất đơn giản, âm sắc bình thường, bài nào cũng giống nhau một cách đơn điệu nhàm chán. Phần kỹ thuật chẳng đưa ra được tính phá cách cần thiết trong nghệ thuật sáng tạo. Nói cho đúng, ca khúc của ông thành công là do thinh điệu phong phú của tiếng Việt, hay do sự đẩy đưa ngân nga trong cách trình bày của ca sĩ. Nếu che đi hết phần lời trong các ca khúc, chỉ tấu lên phần mélodie bằng âm thanh một nhạc khí nào đó, người ta sẽ dễ dàng nhận ra sự nghèo nàn trong âm nhạc Phạm Duy.
2/ Điêu Luyện Nhạc Khí.
Trong khi Thúy Kiều của Nguyễn Du "Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương", thì các soạn nhạc gia quốc tế, từ cổ sang kim, từ Beethoven, Chopin, Mozart, Schubert.... đến John Lennon, Nat King Cole, Ray Charles... đều là những tay instrumentiste chuyên nghiệp, mỗi người có thể sử dụng vững vàng từ một đến hai, ba thứ nhạc khí. Riêng Phạm Duy, thử hỏi ông thông làu được nhạc khí nào, nếu không chỉ là các hợp âm guitare loại "son đố mì" ông có từ thời còn làm nghề hát dạo? Hơn nữa là vài ngón dương cầm võ vẽ học lóm được trong một lớp dự thính tại Conservatoire de Paris nhờ sự quen biết của ông anh Phạm Duy Khiêm gửi gấm, ông mới được có mặt? Dạo về sau ông cũng biết sử dụng chút ít keyboard, loại nhạc khí thời trang mà mọi phần hòa âm phối khí trên ấy (viết ra và ghi lại từ tài năng kẻ khác) đều đã được lắp ráp sẵn?
3/ Sáng Tác.
Sáng tác đây đề cập ở hàng giá trị thật sự và có tầm vóc lớn. Giống như lời ông Hàn Vĩ từng viết ca tụng và đăng trong tác phẩm Bầy Chim Bỏ Xứ của Phạm Duy: "Tác phẩm của anh Phạm Duy phần lớn mang thể loại ca khúc, dù là những tác phẩm có tầm vóc lớn như những thể loại trường ca và tổ khúc cũng đều mang tính chất của loại nhạc có lời ca...", thì rõ ràng các sáng tác của Phạm Duy, dẫu dựa trên nhiều đề tài, từ tình yêu trai gái đến tình tự dân tộc, chỉ đều là những sáng tác phải cần đến lời ca mới tới được gần quần chúng. (Rất nhiều bài phổ từ thi ca của các thi sĩ). Giá trị âm nhạc thật sự hoàn toàn thiếu, đừng nói gì đến những từ ngữ sáo rỗng như "vua nhạc" (lời Đào Mộng Nam), "đại tác phẩm", "đệ nhất nhạc sĩ trong làng nhạc Việt Nam", "một điểm 'chúng ta' (sic!) có thể khẳng định là không ai, cho tới hằng trăm năm sau có thể làm được những lời hát tuyệt vời như một Phạm Duy" (lời Nguyên Thi) v.v.. và v.v... được đa số các người mà "một note nhạc bẻ làm đôi cũng không biết" đã trơ trẽn gán cho ông ta. Có lẽ chính ngay tác giả của những từ ngữ đó khi đặt bút thành bài ca tụng Phạm Duy, cũng chẳng biết mình đang viết cái gì nữa!
Giống như các trường ca khác, trong trường ca Hàn Mặc Tử (khiến Phạm Duy rất đắc ý), sự hợp nhất của tư tưởng âm nhạc hoàn toàn hỏng khi mà phần hòa âm lại do Duy Cường, con trai ông soạn, dựa theo phần ca khúc của ông. Ngoài ra, phần basse trở thành què quặt. Chant de basse không có.
Riêng với Minh Họa Kiều, hòa âm cũng do Duy Cường soạn, chèo cổ không ra chèo cổ, ả đào không ra ả đào, tân nhạc chẳng ra tân nhạc, ngâm thơ chẳng ra ngâm thơ. Có thể gọi đó là một loạt âm thanh tạp-pí-lù, vô hồn, trộn lẫn giữa tiếng vang của các nhạc khí dân tộc với tiếng vang của âm nhạc điện tử. (Âm thanh vô hồn có nghĩa rằng âm thanh được cấu tạo bằng MÁY mà không là truyền đạt từ trái tim và đôi bàn tay người nhạc sĩ trình diễn). Có nhiều đoạn chát tai vì tiếng rít của cái keyboard được vặn lên ở mức độ cao. Ngồi nghe suốt một cuốn băng cassette dài 60 phút, thấy phần hát (rút từ lời thơ của cụ Nguyễn Du) quá nặng so với phần đàn, Minh Họa Kiều chỉ gợi cho tôi cảm giác đơn điệu buồn nản, chẳng chút rung động và không thể tìm ra được điều gì mới lạ.
Tóm lại, qua nhạc phẩm Phạm Duy, nhất là ở các trường ca, chủ đề Đông Phương không ăn khớp với phần hòa âm cóp nhặt của Tây Phương, làm nên một kiểu âm nhạc "ông nói gà bà nói vịt", tạo cho người nghe cảm giác khó chịu và giả tạo. Mozart khi viết một symphonie hay một opéra, đâu chỉ viết riêng phần violon hay soprano thôi, mà còn viết các phần khác bằng chính ngay tư tưởng và tài năng ông có. Do đó, bản sáng tác mới thống nhất được cái tuyệt diệu của nó, trở thành một khối âm thanh diễn tả sự thuần nhất tư tưởng và tình cảm của tác giả.
4/ Nhạc Lượng (valeur musicale)
Nói về tài đàn của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
"Khúc nhà tay lựa nên xoang
Một thiên Bạc Mệnh lại càng não nhân."
Sự rung động đánh ngay vào tâm hồn thính giả là điều rất cần thiết trong âm nhạc. Xưa, nghe Prélude N.5 cung Ré bémol Trưởng của Chopin, người ta đâu cần ông phải viết thành lời mới có thể cảm thấy buồn rười rượi theo từng note phát ra từ chiếc dương cầm, vang lên như tiếng mưa rơi ngoài hiên lạnh; hay cùng ông tưởng tượng tiếng mưa đang rớt xuống từng giọt trên nắp chiếc quan tài? Nghe đoản khúc Le Cygne trong sáng tác Carnaval des animaux của Saint Saens, đâu cần có lời mới biết được sự giẫy chết đau đớn cuối cùng của con thiên nga trên chiếc hồ rộng? Nghe Ouverture Egmont của Beethoven, đâu cần lời mới hình dung ra được sự hùng tráng của một cuộc chiến ngoài trận địa?
Đọc Nguyễn Du, thấy tài âm nhạc của Thúy Kiều đã lên đến hàng tột đỉnh:
"Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
Quá quan này khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa."
Tài âm nhạc này đã làm cho Kim Trọng
"... phải ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày."
Hay khi đàn cho vợ chồng Thúc Sinh nghe, thì:
"Bốn giây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng."
Tài đàn đã đến độ:
"Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn giây nhỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngâm vượn hót nào tày"
đến khiến Hồ Tôn Hiến phải "nhăn mày châu rơi!"
Thử hỏi, trong quá trình nhạc Phạm Duy, có bài nào gây được trong tâm hồn thính giả những rung động đích thực và dữ dội như các nhà soạn nhạc kia, và cả Thúy Kiều, đã tạo?
5/ Chủ Đề.
Nguyễn Du khi viết về tài âm nhạc của Thúy Kiều đã không chỉ đóng khung trong việc Thúy Kiều tài ba trên ngón đàn thôi, còn là tài ba trên cả sự sáng tác và chủ đề sáng tác. Thiên Bạc Mệnh của Thúy Kiều, cũng như Symphonie Pathétique của Tchaikovski, Revolutionnaire của Chopin, Symphonie Inachevée của Schubert, Marriage de Figaro của Mozart, Symphonie số 5 của Beethoven. v.v đều dựa trên những chủ đề lớn của nhân loại (Thiên Nhiên, Định Mệnh, Con Người). Trong Symphonie số 9, dẫu chủ đề là Niềm Vui hay Tình Bạn, và có cả lời ca, nhưng lời ca này đã được Beethoven viết ra bằng một trong những thể loại cao của âm nhạc là choeur (đồng thanh).
Chủ đề trong âm nhạc Phạm Duy không nói lên được tính chất vĩ đại của nhân loại, mà chỉ quanh đi quẩn lại với cái tôi của những cặp tình nhân (Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời, Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Nghìn Trùng Xa Cách...), cái tôi của chính ông (các bài Tục Ca). Riêng các bài dân ca, ông luôn luôn "lập lờ đánh lận con đen" khiến thính giả cứ ngỡ phần lời là do chính ông soạn chứ không phải rút từ ca dao. Ví dụ bài Cái Trống Cơm. Thảng hoặc có bài phô bày một bối cảnh xã hội, như Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà thì ông cũng phải mượn từ bài thơ nổi tiếng của Hữu Loan mới hoàn thành được sự nổi tiếng cho phần nhạc. Hoặc tệ hơn, bài Kỷ Vật Cho Em vẽ ra phần nào hình ảnh tang thương của cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam, ông đưa phần nhạc thê thiết vào với những lời thơ ủy mị tang tóc (mà ông cố ý "cầm nhầm") của tác giả Linh Phương, tạo nên một ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi ấy đang ở vào giai đoạn chiến tranh sôi bỏng nhất.
Riêng những ca khúc được giới sinh viên học sinh yêu thích như Em Hiền Như Ma Sơ, Thà Như Giọt Mưa, Năm Năm Tình Lận Đận, Phạm Duy phổ từ thi ca Nguyễn Tất Nhiên, lại là kết quả của một vụ kiện tác quyền đầu tiên mà ông ta phải đền cho thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Vụ kiện này xảy ra vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị mất vào tay Cộng Sản, và cho đến nay các nhà văn, nhà báo hải ngoại vì nể nhà nhạc sĩ "lớn họng" mà quên đi luôn tâm huyết của một thi sĩ "bé miệng" đã quá cố. Vào thời điểm ấy, Nguyễn Tất Nhiên yêu cầu Phạm Duy phải ghi tên mình vào trên những bản nhạc đã lấy từ thi ca Nhiên mà phổ, nhưng Phạm Duy vẫn lờ đi, lại còn cả tiếng mắng rằng "Không có tao thì ai biết đến mày!" Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên còn rất trẻ nhưng gia đình ông uất ức vì thái độ xấc xược của Phạm Duy nên đâm đơn kiện ông ta. Kết quả, Phạm Duy phải đền cho Nguyễn Tất Nhiên một khoản tiền không nhỏ! (*)
Trên phương diện chủ đề, chưa kể các nhạc sĩ tiền chiến khác, so với Phạm Đình Chương hay Trịnh Công Sơn, Phạm Duy cũng đủ bị xếp vào hàng DƯỚI.
Năm 1960, trong một buổi đại hội, giới sinh viên Văn Khoa Sàigòn từng tuyên bố: "Phạm Duy đã chết!" Báo chí phỏng vấn điều này, sinh viên trả lời: "Nhạc Phạm Duy bây giờ ủy mị quá; ông chỉ viết theo thị hiếu quần chúng mà chẳng nói lên được tư tưởng nào mới, không còn lành mạnh như những bản trong thời Kháng Chiến ông đã làm ra."
Năm 64-65, Trịnh Công Sơn được bạn hữu tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sàigòn cũ (nay là Thư Viện Quốc Gia). Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh, Trịnh Công Sơn xuất hiện với cây đàn guitare trên tay, cất lên giọng hát mình trong hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình. Những bản nhạc về sau được mệnh danh là "nhạc phản chiến". Buổi hát rất thành công, để lại một ấn tượng tốt đẹp cho người trình bày lẫn người nghe. Trong phần giải lao, Phạm Duy xuất hiện trên bục gỗ, xin hát một bài góp vui. Trong không khí đang trầm lắng sau những bài hát nói về bom đạn và những vết thương trên thân thể quê hương, Phạm Duy đã cùng khoảng vài chục đệ tử trong nhóm Du Ca của ông đồng hát bài Sức Mấy Mà Buồn, một bài nhạc mang đầy tính khôi hài và giễu cợt một cách thiếu đứng đắn. Về sau, trên tạp chí Văn lúc ấy có tường thuật buổi trình diễn của Trịnh Công Sơn và cũng đã nghiêm khắc lên án trò đùa và phá phách không đúng chỗ của một người đã quá nổi tiếng lúc bấy giờ.
Tôi cũng được nghe một câu chuyện từ giáo sư Lê Hữu Mục: "Phạm Duy một lần nói với ông Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, giáo sư trường Đại Học Đài Loan: 'Nếu tôi ở Nhật, người Nhật sẽ nuôi tôi suốt đời vì tài âm nhạc của tôi.' Ông Trần Văn Đoàn hỏi lại: 'Thế anh có biết chính phủ Nhật đã nhiều lần mời Trịnh Công Sơn sang Nhật và trả cho Sơn một giá rất hậu chăng? Anh bảo anh có tài, tại sao họ chẳng mời anh?'"
III.
Trình bày 5 tiêu chuẩn tiêu biểu trên, tôi chỉ muốn đưa ra một chứng minh nhỏ rằng Phạm Duy chưa xứng gọi là khuôn mặt lớn NHẤT của nền âm nhạc Việt Nam như ông luôn luôn huênh hoang tự nhận và như lời ca tụng của nhiều người bạn ông. Ở đây, tôi không hoàn toàn chối bỏ khả năng âm nhạc của Phạm Duy, nhưng cái khả năng đó CHƯA THỂ GOI LÀ ĐỦ để tạo cho ông một chỗ đứng xứng đáng trong làng âm nhạc quốc tế. Địa vị mà ông đạt được hiện nay trong riêng Miền Nam trước 1975 và cộng đồng người Việt hải ngoại, phải kể rằng phần lớn nảy sinh từ tính dễ dãi của quần chúng Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng hiếu hòa; dưới cái nhìn quốc tế, người Việt Nam thường được xem là biểu tượng của sự vui vẻ và rộng lượng. Sự rộng lượng này được chứng minh trên nhiều hình thức, cơ hội. Điển hình, trong một cuốn vidéo tape bày bán công khai, quay buổi trình diễn tái ngộ của bà ca sĩ Thái Thanh với thính giả Việt Nam hải ngoại, tổ chức tại Santa Ana, Thái Thanh lên sân khấu hát bản Dòng Sông Xanh, một nhạc phẩm của J. Strauss, Phạm Duy phổ lời Việt. Bản này vốn cung Ré Trưởng, có những note rất cao dành cho phần premier violon. Qua giọng Thái Thanh, nhạc sĩ phải chuyển xuống thành Si bémol Trưởng; giọng hát bà ở vào thời kỳ tàn tạ, không lên đúng cao độ, nên nghe rất "phô". Thế nhưng khi dứt bản nhạc, gần như toàn thể khán giả đều bắt chước đám quan khách thân cận cò mồi của gia đình Phạm Duy, ngồi ở hàng ghế đầu, đứng bật cả lên để vỗ tay ca ngợi bà. Điều này cho thấy tinh thần người Việt Nam, ngay cả những người đang ở nước ngoài, vẫn tỏ ra dễ dãi và rộng lượng trước nghệ thuật và nghệ sĩ.
Song song với cái nghèo và sự chậm tiến truyền đời của dân tộc, những đức tính kể trên của quần chúng Việt Nam đã tạo được cho Phạm Duy một chỗ đứng rất cao từ biết bao chục năm qua. Cuộc sống cá nhân và gia đình ông cũng được ưu đãi từ đó. Nhưng thử hỏi, ông đã trả lại được những gì cho quần chúng? Tên tuổi ông nổi lên nhờ quần chúng thì ông lại bảo các bản nhạc quần chúng yêu thích xưa nay của ông chỉ là làm trong chuồng xí! Quê hương rơi vào tay Cộng Sản, gần hai triệu người phải bỏ ra đi, sống lây lất khắp nơi trên thế giới, có những người rất cùng túng, trong khi ông và gia đình vẫn phè phỡn trong một cảnh sống sung túc ở miền Nam Cali, thì ông lại bảo: "Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!"
Đó là những cái tát phũ phàng của Phạm Duy vào mặt quần chúng miền Nam Việt Nam, những người đã đưa tên tuổi ông lên từ mấy chục năm qua.
* * *
Sĩ khí là điều rất cần thiết cho một nghệ sĩ, nhất là với một nghệ sĩ lớn. Nhưng đáng tiếc thay, điều này không có trong ông Phạm Duy. Ông luôn luôn tự hào, và được bạn bè ông bốc thơm, rằng ông là một "đại nghệ sĩ", nhưng ông sẵn sàng ngửa tay nhận 5,000 đô la một cách khúm núm, để rồi vào đêm 29/12/1996, cùng với một số ca nghệ sĩ "lớn" (?!) của thủ đô tị nạn Nam Cali làm cái hành động đứng giữa sân khấu Long Beach Convention Center, xưng tụng một mụ đàn bà điên khùng không ra gì như bà Thanh Hải bằng những danh từ vô cùng bóng bẩy. Khoảng hơn một tuần sau, ông lại lên một đài phát thanh Việt ngữ ở Nam Cali, ca ngợi không tiếc lời những dòng "thi ca" trác tuyệt của bà này, điều dễ dàng làm đỏ mặt bất cứ ai còn có chút tự trọng trong mình.
Và nghệ sĩ vốn thường mang cá chất cao ngạo. Nhưng với ông Phạm Duy, chữ cao ngạo này trở thành tự cao tự đại một cách hợm hĩnh, giả trá. Có lần tôi được giáo sư Lê Hữu Mục kể: "Trong một buổi trình diễn ở Đức, Phạm Duy tuyên bố giữa nhiều người: 'Nhạc của tôi không thua gì các symphonie của Bee-thoven.' Ông giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Đoàn bèn hỏi Phạm Duy: 'Anh bảo nhạc của anh không thua gì các symphonie của Beetho- ven. Vậy xin hỏi, anh có phân biệt nổi thế nào là một symphonie và thế nào là một concerto không?' Phạm Duy cứng họng không trả lời được." Cũng theo lời ông Trần Văn Đoàn, lần khác, có mặt Đặng Thái Sơn, dương cầm thủ đoạt giải nhất Chopin ở Nga năm 1983, Phạm Duy hỏi Sơn: 'Tại sao cháu chỉ đàn nhạc Chopin mà không đàn nhạc của bác (là Phạm Duy)?' Đặng Thái Sơn ngoảnh mặt bỏ đi, không thèm trả lời.
Những điều trên, ông Trần Văn Đoàn kể lại cho giáo sư Lê Hữu Mục nghe nhân dịp gặp nhau mới đây giữa hai người tại Đại Học Hè Thụy Sĩ 1997. Ông Trần Văn Đoàn phê bình: "Phạm Duy hỗn! Đến ngay quê hương Beethoven mà lại dám bảo nhạc của mình không thua gì nhạc Beethoven!"
Cách đây ba năm, trong một buổi trình diễn nhạc Phạm Duy tại Texas, đa số khán giả đã phẫn nộ khi nghe Phạm Duy tuyên bố giữa sân khấu: "Văn Cao sao bằng được tôi?" Hôm ấy có tin nhạc sĩ Văn Cao từ trần tại Hà Nội. Hình ảnh nhà nghệ sĩ chân chính sống trong nghèo túng, không có đất đứng, bước đi xiêu vẹo giữa xã hội Cộng Sản qua những cuộn băng vidéo phổ biến tại hải ngoại đã khiến cho mọi người thật ngậm ngùi khi nhìn lại khuôn mặt trâng tráo bóng nhẫy đầy vẻ xôi thịt của Phạm Duy. Họ đứng lên ra về ngay. Tiếc thay, điều ấy hình như cũng chẳng dạy được cho Phạm Duy bài học nào!
IV.
Nói về sự tự cao tự đại của Phạm Duy, không bút mực nào viết cho hết. Tuy nhiên, khi sự tự cao tự đại lên đến hàng tự nhận "Các ca khúc quần chúng yêu thích và tôn vinh xưa nay của tôi đều chỉ được viết ra trong chuồng xí!" thì quả thật tôi không còn ý kiến. Ngày xưa Cao Bá Quát lừng lẫy về thi tài lẫn cả nỗi cao ngạo, nhưng thật sự, đối tượng cho nỗi cao ngạo của Cao Bá Quát chỉ hạn chế trong giới vua chúa cầm quyền chứ không là quần chúng. Chưa một bài thơ, một lời nào của Cao Bá Quát lưu lại trong sử sách cho thấy rằng ông có chút nhỏ lòng khinh miệt hay chống lại quần chúng. Phần Beethoven, khi nghe tin Napoléon tự phong mình là Hoàng đế, đã nổi giận giẫm nát bản Symphonie No. 3 lúc trước được đề tặng cho Napoléon. Thế nhưng, trong suốt dòng nhạc vĩ đại của Beethoven, chẳng bất cứ sáng tác hay tư tưởng nào cho thấy có sự phản bội lại quần chúng đã yêu thích ông.
Như đã nói, quần chúng Việt Nam vốn dễ dãi và rộng lượng. Người dân Việt Nam, dẫu ra tới hải ngoại rồi, vẫn còn lưu giữ trong tâm hồn cái truyền thống trọng Kẻ Sĩ của người xưa. Dưới mắt họ, Phạm Duy điển hình cho một Kẻ Sĩ. Chỉ một điều buồn là Phạm Duy không đạt được tới chút nhỏ giá trị cao quý của hai chữ Kẻ Sĩ. Ông không phải là một Kẻ Sĩ trên đủ mọi mặt. Ông không có được cái Dũng, cái Chân, cái Nhân và cái Thiện rất cần thiết cho một nghệ sĩ chân chính. Ông chỉ biết tôn thờ cái Tôi của chính ông. Ông khai thác tối đa cái Tôi ấy trên nhiều hình thức. Đó là quyền của ông. Nhưng ông không có quyền phản bội lại quần chúng đã ưu ái ông, đem miếng ăn, đem cả hào quang cho ông để mà tự hãnh. Ông không có quyền chà đạp lên sự đau khổ của nhân dân miền Nam bằng một câu nói rất là ít hiểu biết và vô trách nhiệm so với tên tuổi ông: "Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình."
Ngoài tính dễ dãi và rộng lượng của quần chúng Việt Nam trong cái nhìn về nghệ thuật, phải nhấn mạnh thêm về sự THIẾU HIỂU BIẾT của những người chung quanh gần cận Phạm Duy; do đó, danh vọng ông mới có và đứng vững được suốt mấy chục năm qua. Mới đây, tôi được đọc một bài báo đăng trên tờ nguyệt san Việt Nam, xuất bản tại Canada, số 11 tháng 8/1997, có đoạn như sau: "Minh Họa Kiều thật sự là một symphonie Việt Nam có khả năng tạo thêm sinh lực đưa Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đi xa hơn vào tương lai trong thế giới văn minh kỹ thuật hiện đại..." (Trích bài Phạm Duy Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa và Lời Cảm Ơn)
Đọc câu trên, những ai có lòng tự trọng không khỏi khó chịu và nổi giận thầm. Nguyễn Du là người duy nhất đã dám đi ngược lại và đương đầu với phong trào tư tưởng Nho giáo suy đồi thời đó để xây dựng một nền tư tưởng có tính Việt Nam; người đã một mình canh tân thể thơ lục bát, làm mới tiếng Việt. Bây giờ những gì ông đưa ra cách đây hơn 200 năm vẫn hợp thời, và ông được cả thế giới công nhận là đại thi hào. Tác phẩm Truyện Kiều của ông, năm 1967, đã được UNESCO xếp vào hàng một trong 7 tác phẩm lớn của thế giới.
Còn Phạm Duy? Thử hỏi ông đã làm gì để rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam trước cái nhìn quốc tế? Những ca khúc hay trường khúc được ông tự nhận và bạn bè ông ca tụng là sự "xây dựng một nền âm nhạc mới cho Việt Nam", điều đó có đúng chăng? Có nên kể rằng những bản nhạc lai căng nửa Tây nửa Việt, cóp nhặt chỗ này một ít ngũ cung, chỗ kia một ít hợp âm Âu Mỹ, là độc đáo, mang bản sắc dân tộc, hoặc là một nghệ thuật mới? Tôi khẳng định KHÔNG!
Vì vậy, đọc những lời ca tụng đại loại như trên, tôi thật rất buồn cho chữ nghĩa Việt Nam và cái "sĩ khí" của những người còn biết cầm cây viết để viết lên những dòng chữ bằng tiếng Việt Nam! Ở dây, khoan kể đến câu "Hiểu thế nào là một sym- phonie?" như ông Trần Văn Đoàn đã hỏi Phạm Duy một lần ở Đức, nội cái việc đưa tên tuổi Phạm Duy đứng cạnh tên tuổi cụ Nguyễn Du cũng đã là một việc nhục nhã và chẳng nên làm chút nào đối với những ai còn chút liêm sỉ trong người.
V.
Chuyện ông Phạm Duy là một loại truyện dài Nhân Dân Tự Vệ. Tôi là một người Việt Nam 100% nên cũng có tinh thần dễ dãi truyền đời trong máu huyết. Từ lâu tôi chán không muốn nghĩ đến, và cũng cả chán không muốn nghe các bản nhạc từ 1960 trở đi của ông. Nhưng đến một lúc nào, tôi ngạc nhiên tự hỏi, một người đã quá già như thế (ông tự nhận là bạn cùng thời phiêu bạt với ông thân tôi, đã chết cách đây 40 năm) sao tư cách lại còn có thể làm cho đám hậu sinh như tôi phải đặt vấn đề như thế?
Thật sự, tôi không phủ nhận sự đóng góp của ông Phạm Duy đối với dân tộc trên lãnh vực âm nhạc. Việt Nam là một quốc gia nghèo nàn, chậm tiến. Tất cả các đóng góp của mọi người dân đều cần thiết. Thì với Phạm Duy, tuy rằng khả năng ông (tôi dùng chữ "khả năng" mà không là "tài năng") chỉ thu hẹp trong một giới hạn nào đó, cũng là điều đáng hoan nghênh. Nhưng nếu ông chịu nhận biết mình đang ở mức độ nào trong sự đóng góp và vị trí nào trong thế giới âm nhạc phong phú, là điều đáng quý; quần chúng và cả tôi nữa, sẵn sàng hết lòng ủng hộ ông. [Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, có những ngôi sao xuất hiện không lâu trên bầu trời ca khúc, nhưng không ai chối bỏ rằng các ngôi sao ấy đã sáng và sẽ còn sáng mãi -như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Dzoãn Mẫn, Nguyễn Văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Đoàn Chuẩn, Từ Linh..v.v..] Nhưng bởi vì Phạm Duy tự đem mình so sánh với Beethoven, và có những người đặt ông cao bằng Nguyễn Du thì ông phải có bổn phận chứng minh cho quần chúng thấy được cái "vĩ đại" của ông một cách cụ thể. Bài viết này không đi ra ngoài mục đích đó.
VI.
Nhìn lại dòng thời gian từ 1954 trở đi, Việt Nam có cái gì mới đáng để hãnh diện với thế giới? Và từ 1975 trở lại đây, vô số người Việt Nam đã đặt chân được tới bến bờ tự do, tiếp xúc biết bao trào lưu văn học nghệ thuật mới của thế giới, nhưng nói riêng về ngành âm nhạc và nói chung về các ngành nghệ thuật, miền Nam Việt Nam có được sự tiến bộ nào chăng?
Xin trả lời KHÔNG!
Trong một buổi họp mặt âm nhạc do giáo sư Tạ Văn Toàn tổ chức năm 1985 tại Montréal, có cả sự hiện diện của giáo sư Lê Hữu Mục, một vị khách ngoại quốc đã đưa ra câu hỏi: "Tại sao trong nhạc Việt Nam chẳng thấy có sáng tác nào lớn ngoài những ca khúc không quá hai trang giấy nhỏ?" Giáo sư Tạ Văn Toàn trả lời: "Việt Nam chỉ có các ca khúc chứ đâu đã thực sự có âm nhạc. Vì vậy nhạc phẩm lớn làm sao xuất hiện được?"
Lỗi này do ai? Tôi cho rằng phần lớn là do những người có cơ sở, có thế lực, địa vị trong các lãnh vực này. Quần chúng Việt Nam hải ngoại ưu đãi, tôn vinh họ, dành cho họ những chỗ đứng xứng đáng, nhưng đáp lại, họ chẳng làm gì để trả lại cho quần chúng ngoài sự vinh thân phì gia của chính họ và những cái tát phũ phàng nào đó trong sự bắt tay NGẦM hay CÔNG KHAI với phía ngoại bang hay với Cộng Sản.
Thực sự, tôi không tin ông Phạm Duy là một người thân Cộng, nhưng ông cũng không phải là người chủ trương chống Cộng. Ông từng tự nhận mình chỉ là người “chống gậy!” mà không chống Cộng! Theo như ông Lê Hữu Mục nhận định, đường lối chính trị của Phạm Duy rất lèng èng, không rõ rệt. [Trong tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, Phạm Duy phân biệt hai loại chim hiền và chim ác, ví như hai phía quần chúng quốc nội (trong có các người Cộng Sản thứ thiệt) với quần chúng hải ngoại. Chim ác ở lại. Chim hiền bỏ tổ bay đi. Nhưng đến một hồi, ông Phạm Duy lại kêu gọi hai bầy chim vầy họp lại với nhau!]
Cá nhân tôi nghĩ, do bởi trình độ tư tưởng chính trị thấp kém và bởi không có kiến thức về các danh từ chính trị và ngoại giao mà Phạm Duy đã vô tình bị Cộng Sản lợi dụng bằng chính những danh từ. Ví dụ, đối với người Quốc Gia, Hòa Bình có nghĩa là chấm dứt chiến tranh. Nhưng đối với Cộng Sản, Hòa Bình phải là chấm dứt tư bản, làm tư bản tan rã. Cộng Sản đề ra chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, nhưng thật sự đó chỉ là những cái mặt nạ che giấu mưu đồ tồi tệ, làm lợi cho lực lượng cầm quyền Cộng Sản và mở rộng quan điểm xã hội chủ nghĩa của họ. Còn trên thực tế Việt Nam từ xưa đến nay chỉ có lý tưởng dân tộc chứ làm gì có chủ nghĩa dân tộc?
Tính dân tộc thuần túy trong lòng người Việt Nam và chủ nghĩa dân tộc do Cộng Sản đề ra, khác nhau xa. Một người mang tính dân tộc thì lúc nào cũng nghĩ đến dân tộc, điển hình qua các hình ảnh thân thiết của quê hương. Nhưng chủ nghĩa dân tộc lại được giải thích theo Duy Vật sử quan, và các khái niệm về dân tộc đã bị bóp méo hoàn toàn. Cộng Sản thường đưa ra những hình ảnh dễ đi vào lòng người, dựa trên Truyện Kiều, trên ngũ cung, trên dân gian. Cộng Sản hay nói đến hình ảnh người nông dân, nhưng trên thực tế có bao giờ thấy họ đề cao dân quê? Đối với họ chỉ có công nhân là quan trọng, còn dân quê bị liệt vào hàng có tội với nhân dân vì đã sản xuất lúa gạo cung ứng cho giặc, cho tư bản. Muốn được nhìn nhận, người nông dân phải vào hợp tác xã do nhà cầm quyền làm chủ.
Cũng vậy, lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước khác nhau. Một người mang lòng yêu nước thì lúc nào cũng mong làm sao cho đất nước tiến lên trên đủ mọi mặt. Nhưng trong chủ nghĩa yêu nước mà Cộng Sản đề ra là đã có sự giết người, khát máu. Dân tộc Việt Nam vốn tính hiếu hòa, nhưng khi có ngoại xâm thì cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương. Tuy nhiên, qua lối phân tích của Cộng Sản, người Việt Nam bao giờ cũng hiếu chiến (chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ, thậm chí chống luôn tất cả những ai cùng màu da huyết thống, nếu không là Cộng Sản thì phải là Ngụy!). Kiểu nói của Cộng Sản là kiểu nói khích động quần chúng, khai thác triệt để lòng hiếu chiến của quần chúng.
Phong trào quần chúng cũng bị Cộng Sản giải thích sai. Trong quần chúng, có những nhóm ô hợp nhưng cũng có những nhóm nổi lên vì chính nghĩa. Tất cả những việc lao động của dân đều mang tính chất góp phần vào lực lượng sản xuất chung; thì tinh thần này lại bị Cộng Sản cho là phục vụ kẻ bóc lột.
Phạm Duy không hiểu những điều như vậy, không am tường ý nghĩa các danh từ mà Cộng Sản đã đề ra. Ông cứ ngỡ Cộng Sản nghĩ về Dân Tộc hay Lòng Yêu Nước cũng giống như những người Việt thuần túy đã nghĩ. Ông không biết rằng Cộng Sản chỉ muốn đánh lừa người dân Miền Nam, nhất là người Việt hải ngoại, bằng các hình ảnh rất dân tộc, mà thật thì chỉ là muốn tiêu diệt người Quốc Gia. Vì vậy, ông bị lầm và bị lợi dụng một cách vô tình hay hữu ý. Ông đưa ra trong âm nhạc của ông những hình ảnh như Truyện Kiều, Mẹ Việt Nam, người dân quê... Ông kêu gọi mọi người ngồi lại với nhau (Việt Nam Việt Nam! Bầy Chim Bỏ Xứ) [Cũng có thể ông Phạm Duy tự cho mình là thiên tài, nên có quyền vượt lên trên tất cả mọi chính kiến. Nhưng ông quên một điều, dẫu cho có là thiên tài thật chăng nữa thì ông vẫn là một con người có xứ sở, quốc gia, chứ không thể giống như con khỉ Tôn Ngộ Không, từ đất từ núi mà nảy sinh trong cuộc đời!]
VII.
Ở đây, tôi đồng ý rằng đến một lúc nào trên cái nhìn chung về dân tộc, vấn đề hợp lưu cần được nêu lên. Nhưng hợp lưu có nghĩa là NGỒI LẠI VỚI NHAU MỘT CÁCH NGANG HÀNG, chứ không là van xin quỵ lụy một chiều. Phạm Duy đã viết ra những lời nhạc không bằng lòng yêu nước hay bằng tinh thần người Việt Quốc Gia chân chính, mà là bằng lối suy nghĩ của Cộng Sản hay của một thế lực ngoại bang. Quần chúng bị ông lôi cuốn vào sự suy nghĩ sai lầm riêng nên cũng suy nghĩ theo lối suy nghĩ của Cộng Sản hay ngoại bang hồi nào không biết.
Thực hơn hết, theo tôi, Phạm Duy chỉ là người "chống chống Cộng" đúng đường lối của Mỹ. Trước kia, Mỹ là quốc gia chống Cộng hàng đầu thế giới, nhưng bây giờ, chính sách ngoại giao của Mỹ đã thay đổi. Những người Việt Nam làm việc và ăn lương của Mỹ cũng phải thay đổi luôn. Có nên nghi ngờ Phạm Duy cũng là một trong những người của số Việt Nam này chăng?
Mới đây, tôi được nghe giáo sư Lê Hữu Mục kể rằng: "Phạm Duy có nhắn lời với một người bạn bên Tây của bác và cũng với chú Lê Ngọc Linh em trai bác rằng sẽ kiện bác ra tòa và sẽ bảo đàn em tìm bác mà đập cho một trận."
Đây cũng là một điều làm tôi phải suy nghĩ. Tự hỏi, Phạm Duy, một nhạc sĩ nổi tiếng và đã lớn tuổi, sao lại tỏ ra côn đồ thô bạo như thế, hết đe đánh Văn Thanh vì một bài viết, tới đòi đập giáo sư Lê Hữu Mục vì những lời tố cáo. Tư cách văn nhân nghệ sĩ của ông ở đâu? Quần chúng liệu có nhìn ra điều ấy? Hay là ông dựa vào một thế lực nào ghê gớm mới có thể phô bày sự hống hách ngay chính trên một đất nước rất tôn trọng nhân quyền và luật pháp như xứ Hoa Kỳ?

Đọc lịch sử Việt Nam, thời thực dân, thấy có ba nhân vật ra hợp tác với Tây là Tôn Thọ Tường, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ. Mỗi người đều có thái độ và ý nghĩ khác nhau trong hành động của mình. Nguyễn Trường Tộ chỉ trong mấy tháng ra làm việc mà về sau cứ hối hận mãi theo điều ấy. Ông chuộc lỗi với dân tộc bằng cách cố lòng tranh đấu cho Việt Nam, viết 150 bản điều trần dâng lên vua Tự Đức với ước nguyện mong thay đổi khá hơn cho đất nước. Trương Vĩnh Ký hợp tác với Tây hoàn toàn trên phương diện văn hóa, cũng mang lòng hối hận khôn nguôi. Riêng Tôn Thọ Tường chẳng những đã vênh váo vì cơm no áo ấm trong khi đồng bào rất đói khổ, lại còn hết lòng hết dạ ca tụng sức mạnh văn minh của bọn thực dân.
Tôi tự hỏi, không biết ông Phạm Duy thuộc hàng nào trong số ba con người lịch sử hợp tác với ngoại bang, ở trên tôi vừa kể?
Trần Thị Bông Giấy
(San Jose, 30/9/1997)

(*) Viết theo tài liệu của Hoàng Dược Thảo, báo Sàigòn Nhỏ, Nam Cali.
(**) Viết theo bài "Phác Thảo Chân Dung Tôi" của Trịnh Công Sơn, in trong cuốn Nhạc Và Đời, NXB Tổng Hợp Hậu Giang, 1989.

http://www.thewriterspost.net/selected_magazines.htm
Tran Thi Bong Giay : Pianist, violinist & author
Tran Thi Bong Giay was born in Hue, Central Vietnam, and grew up in Saigon Graduating as a violinist from the National Conservatory of Music in 1967; and B.A. in Literature from the University of Arts in 1972, she performed with numerous orchestras and bands in Viet-Nam as a violinist before and after 1975. She then moved to Paris, France in 1982, and then to San Jose, California in 1986.
Her first novel in Vietnamese, River Of Time, was first published in 1989, documenting her music tours in Vietnam and life in Paris. This work has readily inspired deep appreciation in many readers worldwide. She has also written and published 12 more books afterward. Since then, she has served as Editor in Chief of Van-Uyen Magazine, a Vietnamese quarterly literary magazine.
 Nửa hồn thương đau " và bi kịch của một gia đình

Hoài Bắc - Phạm Đình Chương & Khánh Ngọc thời kỳ còn mặn nồng
Vào những năm của thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Khánh Ngọc. Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho môt cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và "tình địch" không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Nỗi đau dày xe tâm can và sự tan nát của một đại gia đình nghệ sĩ đã "đánh gục' nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi ông phát hiện ra , vợ mình đã yêu người anh rể Phạm Duy. Hay nói cách khác, rể và dâu trong một nhà đã đến với nhau, vượt ra ngoài luân lý đạo thường, vốn là một điều cấm kỵ trong văn hoá gia đình Việt Nam.

Ca sĩ Khánh ngọc, với thân hình bốc lửa, kiều diễm đã được nhiều người biết đến với biệt danh "ngọn núi lửa", cô đã từng làm chao đảo, đắm say nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng và khán giả nam rất ái mộ. Khánh Ngọc thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh...và là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn. Khánh Ngọc hường đóng cặp với nam tài tử Lê Quỳnh trong các bộ phim do người Mỹ thực hiện trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
Chân dung của diễn viên kiêm ca sĩ Khánh Ngọc
Năm 1961, Khánh Ngọc sang Hoa Kỳ để học thêm về ngành điện ảnh và gặp một du học sinh Việt Nam, hai người đã kết hôn và có được ba người con. Hiện Khánh Ngọc sống với gia đình ở Los Angeles.
Nhờ khả năng diễn xuất của mình, Khánh Ngọc trình bày những bản nhạc rất hấp dẫn. Khi hát bản "Cerisier Roses et Pommiers Blances" lời Việt, vào câu đầu : "Vườn xuân ong bướm, ngất ngây ngất ngây lòng ta..." Khánh Ngọc lim dim mắt, thở dài, tay đè lên quả tim. Cô mở mắt liếc khán giả, nở một nụ cười vừa lẳng lơ vừa khả ái làm khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt...Đớn đau thay cho Phạm Đình Chương , người "si tình" và cũng "thành công" nhất trong việc chinh phục người đẹp chính là nhạc sĩ Phạm Duy.
Trước khi đâm đơn ra toà, Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh dư luận. Với tình yêu nồng thắm buổi ban đầu, ông không thể nào tin vào sự ngoại tình đã được đồn thổi. Điều thương tâm nhất là ông vẫn yêu thương, tin tưởng vợ và bỏ ra ngoài tai những điều không tốt lành của giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn. Và như thế, vào một buổi tối định mệnh, Phạm Đình Chương cùng với những người bạn thân "bắt tại trận" cuộc tình vụng trộm của đôi tình nhân tại quán chè ở Nhà Bè - Gia Định.

Ban hợp ca Thăng Long với Hoài Trung , Thái Thanh , Hoài Bắc
Trời đất như sụp đổ dưới chân người nhạc sĩ tài hoa, anh gần như đứng không vững, bạn bè dìu quay trở lại nhà, nơi đứa con thơ dại đang ở nhà một mình ngóng chờ ba, mẹ về ...
Ngay lập tức, sáng hôm sau, một loạt bài phóng sự đều tra nóng bỏng của các báo được phát hành và "cháy số", đắt đỏ nhất là tờ "Nhật báo Sài Gòn mới" của bà Bút Trà. Vụ "ăn chè Nhà Bè" được tung ra với những hình ảnh rất "thời sự" của các thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương. Cả Sài Gòn gần như biết hết !
Cho dù Phạm Duy cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng các bài điều tra, phóng sự nhưng "hoạ vô đơn chí", trong cuộc đời này, cái gì càng dấu diếm bao nhiêu, càng được "bùng nổ" và thêu dệt lên bấy nhiêu. Tan nát ! Không còn cách nào khác, Phạm Đình Chương gạt nước mắt đau thương, nộp đơn ly dị lên toà án. Vụ việc kết thúc và Phạm Đình Chương được quyền nuôi đứa con trai lúc bấy giờ khoảng 4-5 tuổi.
Trong đau khổ tột cùng, không còn tâm trí nào để đi biểu diễn với các nghệ sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long, Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc và ít giao thiệp với bên ngoài.Kể từ đó, những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt, trong thương đau vô bờ bến và những hoài niệm xót xa: "Đêm cuối cùng", "Người đi qua đời tôi", "Khi cuộc tình đã chết", "Thuở ban đầu", "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển"...
Một đêm mưa tầm tã ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội, ông có nhã ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà nhưng khốn thay, ông bị từ chối. Trong mưa rơi, ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa trắng xoá, nhớ về những ngày hạnh phúc giờ đang trôi theo dòng nước.... , Phạm Đình Chương quyết định quyên sinh và giã từ cõi đời này, nơi đã đem đến cho ông quá nhiều nỗi bất hạnh.
May thay, tiếng khóc như xé lòng của đứa con trai đưa ông về hiện tại. Từ đáy tâm thức, một lời nhắn nhủ khuyên ông hãy cố gắng sống tiếp quãng đời còn lại để nuôi đứa con thơ dại. Ông bừng tỉnh và từ bỏ ý định tự tử. Ngay đêm đó, "Nửa hồn thương đau" được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người nhạc sĩ. Trong nước mắt thương đau, sự rã rời, tan nát của tâm can. Ngồi nhìn vầng trán thơ ngây của đứa con trai, Phạm Đình Chương đã viết hết nốt nhạc cuối cùng của ca khúc bất hủ này.Nếu đã một lần nghe bài hát này, chúng ta sẽ hiểu được tâm hồn của con người chỉ có thể chịu đựng đến một giới hạn nhất định. Khi nhắc tới Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến "Nửa hồn thương đau" bởi trong ca khúc này là sự chung thủy tuyệt vời của một người đàn ông.
Gần 50 năm trôi qua, trong góc khuất nào đó của cuộc đời, nghe người em gái của ông, ca sĩ Thái Thanh, hát ca khúc này, chúng ta mới thấy được nỗi đớn đau tột cùng của người nhạc sĩ tài hoa, bất hạnh và đầy nhân cách này.

(Xem tiếp) Tác giả lời nói: "ăn chè"?
 Chuyện Phiếm về Phạm Duy ngày nay
KingStar xin gửi đến đọc giả CT trích đoạn câu chuyện phiếm viết về Phạm Duy ngày nay của Phạm Thị Bình An .

Nói đến Phạm Duy, một tên tuổi mà nếu chỉ nói đến việc sáng tác của ông ta không thôi thì còn nghe được vì ông ta là một thiên tài, được sống nơi miền Nam tự do, được hoàn toàn viết theo ý nghĩ của mình.
Nếu chỉ nói đến vấn đề này thôi thì còn nghe mùi văn nghệ thơm tho chứ liếc sơ qua tư cách của ông ta thì thật là... thúi ình. Sẵn dịp này, có lẽ chị Ba cũng chưa biết, em trích để chị Ba đọc một vài đoạn trong quyển "Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến" của nhạc sĩ Lê Hoàng Long, tác giả bài «Gợi giấc mơ xưa» kể chuyện «ăn chè Nhà Bè» của ông ta và ca sĩ K.N., em dâu mình (tr. 38, 39 &40, sách nói ở trên): «... Tối hôm ấy, ban hợp ca Thăng Long không đi hát đâu cả. Hoài Bắc chủ tâm theo dõi thì thấy ông anh ra lấy xe lái đi trước. Một người bạn thân của Hoài Bắc canh sẵn ở ngoài đường, thấy xe ra khỏi cổng là anh ta lái xe theo sát ngay sau.
Theo đến Nhà Bè (bên Tân Thuận), thấy xe ông anh từ từ ngừng lại rồi xuống xe để chờ. Anh bạn quay ngay xe ra về để gặp Hoài Bắc. Anh bạn này quen biết cả gia đình nên khi đến nói chuyện nhỏ to với Hoài Bắc, chẳng một ai nghi ngờ gì. Lúc ấy K.N. đã đi rồi. Hoài Bắc nói với cả nhà là đi chơi với anh bạn, chắc khuya mới về. Hai người đến ngay nhà thừa phát lại kêu ông ta cùng đi. Chiếc xe lao về hướng Tân Thuận, rồi đi rất chậm rãi khi tới Tân Thuận.
Chiếc xe chậm rãi lăn bánh, nếu có ai nhìn thấy cũng chỉ nghĩ đó là chiếc xe đi hóng mát. Đêm ấy tối trời không một vì sao, trong xe đèn tắt tối om, đầu xe chỉ bật đèn cốt nhưng mắt Hoài Bắc, anh bạn và ông thừa phát lại hết sức chăm chú thị sát cẩn thận. Đến cuối đường thì nhìn thấy chiếc xe hơi đậu bên vệ đường không một ánh đèn.
Xe vừa sát xe hơi kia, anh bạn mở đèn pha soi sáng rực. Hoài Bắc và ông thừa phát lại nhảy lẹ xuống. Tới đầu xe, mà họ đã thấy rõ biển số đúng là xe của ông anh và hiện rõ cảnh tượng một cặp tình nhân ngồi xệp dưới đất đang kề vai, đầu kề đầu, sát bên nhau. Thấy động, hai người vội vã rời nhau, nhưng đã quá muộn. K.N. và ông anh nhìn thấy Hoài Bắc, lúng túng đứng dậy.
Hoài Bắc lên tiếng mời ông thừa phát lại lập vi bằng tại chỗ. Sau khi tự giới thiệu chức vụ thừa phát lại tòa Thượng thẩm Saigon, ông bắt đầu nói: « Theo lời yêu cầu của ông Phạm Đình Chương, chồng có hôn thú của bà K.N., tôi xin hỏi hai người đến đây làm gì trong đêm tối và hoang vắng này? K.N. mất hết tinh thần, lo sợ, mặt biến sắc không khác gì một nữ tướng bị địch quân bao vây với một rừng giáo dựng, gươm trần. Còn ông anh thì bình tĩnh hơn, nên lên tiếng trả lời: «Chúng tôi rủ nhau sang đây để... ăn chè».
Có câu tục ngữ «Đất lành chim đậu, đất dữ chim bay», đã sợ gần chết, chạy trốn rồi bây giờ trở về - trong trường hợp ông Phạm Duy này - em có điều thắc mắc muốn hỏi chị Ba hay nhờ chị hỏi giùm em những ngưòi khác đoán xem cái ông Phạm Duy này muốn gì? Muốn danh hả, thì ổng đã có danh rồi, danh quá nhiều là khác.
Muốn tiền hả? Với số tuổi 85 rồi, cần tiền để làm gì? Để làm đám ma à? Hay là ông ta còn cần cái gì khác mà mình không biết được khi, khi... vợ ông ta đã qua đời và khi ông ta còn sung sức vì không một giọt rượu, không một điếu thuốc. Vì vậy ông ta nhớ Sài Gòn hoặc nhớ cái gì khác của Sài Gòn. Em chấm dứt thư này với 4 câu vè mà thiên hạ thuộc lòng hiện nay để tặng cho ông già... dịch này, một kinh nghiệm của những vị lão già ham về VN:

«Phải đi cho biết Sài Gòn
Đi về trong túi không còn một xu
Đêm nằm ngẫm nghĩ thấy ngu
Cái miệng ăn một, con c... ăn mười»
(Chị nhớ thêm vô cho có vần)
PHẠM THỊ BÌNH AN

From một Email:
 Từ: Dung Nguyen <dungngnguyen@.....vn>
Chủ đề: [Tho Van] PHẠM DUY: DÊ CỤ
Đến:
Ngày: Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011, 1:24

Phạm Duy là chồng của Thái Hằng.Thái Hằng là chị của Phạm đình Chương, là chị của Thái Thanh. Khánh Ngọc là vợ của Phạm đình Chương. Phạm Duy là anh rể của PĐC. Phạm Duy tằng tịu với Khánh Ngọc là vợ PĐC, là em dâu của Thái Hằng. Sau này Phạm Duy tằng tịu với luôn cả Julie Quang là con dâu (tức là vợ của Duy Quang).

Chuyện dài tiếp tục: Thái Thanh là mẹ Ý Lan, Ý Lan bỏ chồng (đã có 5 con) tằng tịu với Tuấn Cường, Tuấn Cường là con trai Kiều Chinh. Khi Ý Lan đi hát, ở nhà Tuấn Cường tằng tịu với con gái lớn của Ý Lan lòi ra một nhi đồng, thế là Ý Lan vừa là vợ, vừa là mẹ vợ của Tuấn Cường. Nay Ý Lan lấy chồng mới. Con trai chồng mới của Ý Lan lại lấy con gái của Ý Lan (trước đây đã có con với Tuấn Cường). Gia đình nghệ sỹ cứ loạn luân, loạn tung cào cào cả lên.



 

No comments: