Tuesday, February 14, 2012

(31) Thuốc diệt cỏ và hạt giống

Thứ tư, 15/2/2012,

'Gã khổng lồ' Monsanto kháng án

Tập đoàn sản xuất thuốc diệt cỏ và hạt giống Monsanto quyết định kháng án sau khi tòa án Pháp kết luận họ phải chịu trách nhiệm về vụ ngộ độc thuốc diệt cỏ của một nông dân.

Ông Hugh Grant, chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành tập đoàn Monsanto. Ảnh: CNBC.
Trong phiên xét xử tại thành phố Lyon của Pháp hôm 13/2, các thẩm phán phán quyết rằng Monsanto phải bồi thường thiệt hại cho Paul Francois, một nông dân 47 tuổi. Francois bị ngộ độc do hít phải thuốc diệt cỏ Lasso trong lúc phun thuốc trên ruộng vào năm 2004.
Hôm qua Monsanto tuyên bố họ sẽ đưa phán quyết của tòa án thành phố Lyon lên tòa án cấp cao hơn.
“Quan tòa không chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thuốc diệt cỏ Lasso và những triệu chứng mà ông Francois liệt kê”, thông báo của Monsanto có đoạn.

Jean-Philippe Delsart, luật sư của Monsanto, lập luận rằng không có bằng chứng nào cho thấy ông Francois bị ngộ độc sau khi hít thuốc diệt cỏ Lasso. Theo Delsart, những triệu chứng ngộ độc xuất hiện vài tháng sau khi Francois hít thuốc diệt cỏ do Monsanto sản xuất.

Nông dân Paul Francois bước vào
Nông dân Paul Francois bước vào tòa án thành phố Lyon hôm 12/12/2011 để dự phiên xét xử vụ ngộ độc thuốc diệt cỏ Lasso của ông. Quá trình xét xử kết thúc vào hôm 13/2. Ảnh: AFP.
Monsanton là tập đoàn đã sản xuất ra chất làm rụng lá cây, còn gọi là chất da cam, được rải xuống Việt Nam trong những năm chiến tranh. Độc chất dioxin trong chất da cam được cho là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như ung thư, dị tật bẩm sinh. Monsanto là bị cáo trong vụ kiện của các nạn nhân chất da cam ở Việt Nam từ nhiều năm qua.
Generations Futures, tổ chức phản đối việc sử dụng thuốc diệt cỏ trên quy mô lớn, ca ngợi phán quyết của tòa án Pháp.
“Quy trách nhiệm cho Monsanto trong vụ án này là việc cần thiết. Từ nay những công ty cung cấp sản phẩm nông nghiệp hiểu rằng họ sẽ không thể lẩn tránh trách nhiệm. Đây là một bước tiến quan trọng đối với tất cả nông dân và nạn nhân khác của thuốc trừ sâu”, Francois Veillerette, người phát ngôn của Generations Futures, bình luận.
 Phần đọc thêm:
BS Dương Quỳnh Hoa và Vụ kiện Da Cam
Theo nhiều nguồn dư luận hải ngoại, trước khi ký kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đã đồng ý trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đối lại, Mỹ sẽ ký thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong t ương lai.
Có lẽ vì "mật ước" Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt Nam cho thành lập Hội Nạn nhân chất Độc Da cam/Dioxin Việt Nam ngày 10/1/2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003. Đây là một Hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát. Ban chấp hành tạm thời của Hội lúc ban đầu gồm:
- Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự;
- Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch;
- GS,BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch;
- Ô Trần Văn Thụ làm Thư ký.
Trong buổi lễ ra mắt, Bà Bình đã khẳng định rõ ràng rằng:"Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hoá học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lý. Những người phục vụ chính thể Việt NamCộng Hòa cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp". Theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hoá học và là đại diện pháp lý của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đã thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đã từng phục vụ cho VNCH trước đây thì không được đưa vào danh sách nầy (Được biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.
Vào ngày 30/1/2004, Hội đã nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại tòa án liên bang Brooklyn, New York do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Được biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đã từng phục vụ cho tòa Đại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lý gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoảng. Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau:
- Hội Nạn nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam;
- Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội;
- Ông Nguyễn Văn Quý, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989);
- Bà Dương Quỳnh Hoa, Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và
- Những người cùng cảnh ngộ.
Đây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn. Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ý đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất
chánh để (1) đòi bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và (2) yêu cầu tòa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và (3) để hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đã kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang.
Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief). Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Đại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Đại học Columbia, New York.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.
Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé (?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề. Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi. (Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).
Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.
Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đần bị chứng ngứa ngáy ngoài da. Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần le.ã Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai. Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường. Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đã được giải phẩu. Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).
Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.
Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở Brooklyn?
Để tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5/2004. Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì "người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli).
Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Uùc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam." Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Uùc không bao giờ xảy ra.
Bà còn thêm rằng:" Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt)."
Đến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện.Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bõ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn, New York.
   (Xem trọn bài từ:Một bài học: BS Dương Quỳnh Hoa, Tiếc Cho Một Người Lầm Lỡ Vừa Nằm Xuống)
Liên Âu tăng cường kiểm soát gạo xuất xứ từ Trung quốc
(Theo khoahocnet, 16/11/2011)
Sau khi phát giác ra càng ngày càng nhiều những dấu vết chứng tỏ gạo của Trung quốc bị nhiễm độc bởi những hoá chất làm biến đổi gen của cây lúa, Liên minh Âu châu đã quyết định, ngày 16/11/2011 vừa qua, sẽ kiểm soát gắt gao hơn nữa lúa gạo nhập cảng từ Trung quốc, và những sản phẩm làm bằng gạo [Gạo bị biến đổi gen, gọi là gạo Bt63, và các sản phẩm làm từ gạo Bt63 của Trung quốc không được phép nhập vào các quốc gia thuộc Liên minh Âu châu].
Theo tường trình của thông tấn xã AFP (Agence France-Presse), Uỷ ban Âu châu cho biết quyết định đã được đưa ra sau khi các chuyên gia về y tế của Âu châu qua (tận) Trung quốc để tiến hành một cuộc khảo sát lúa gạo, hồi tháng Ba: “Ngoài việc nhân viên hải quan có thể kiểm tra ngẫu nhiên lô hàng nhập cảng, kể từ nay nhà cầm quyền Trung quốc bắt buộc phải cung cấp một bản báo cáo kê khai rõ các chi tiết của lô hàng (gạo) nhập vào Âu châu. Chúng tôi không muốn nhập cảng loại gạo đã bị làm biến đổi gen bởi những chất độc mà Âu châu không cho phép!” (BV)
Xem thêm :
Các quốc gia Âu châu (từ năm 1999) đã biểu tình chống đối mãnh liệt về các sản phẩm mà họ gọi là "Frankenstein Foods" (đồ ăn quái vật).

No comments: