Thursday, February 16, 2012

(34) Hai đạo diễn Pháp gốc Việt trong Đại hôi Điện ảnh Châu Á Vesoul 2012.

Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul lần thứ 18 (DR)
Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul lần thứ 18 (DR)
























































































Liên hoan phim châu Á Vesoul lần thứ 18 khai mạc vào ngày mai 14/02/2012. Ban tổ chức chọn ra 90 bộ phim được coi là tiêu biểu của nền nghệ thuật thứ bảy châu Á. Hai đạo diễn Pháp gốc Việt là Trần Anh Hùng và Philippe Rostan tham dự liên hoan Vesoul 2012.

Là một thị trấn với chưa đầy 20 ngàn dân, cách Paris 381 km về phía đông bắc, Vesoul trong một tuần lễ, từ ngày 14 đến 21/02/2012 trở thành thủ đô của nền điện ảnh châu Á. Chương trình liên hoan giới thiệu 90 bộ phim tiêu biểu cho nền điện ảnh của châu lục trải dài từ dãy núi Oural đến Thái Bình Dương.
Ban tổ chức đặc biệt mời khán giả tìm đến với kho tàng nghệ thuật của nền điện ảnh Khazahkstan, với toàn bộ 14 tác phẩm của đạo diễn Nhật Bản Kore-eda Hirokazu, một trong những nhà làm phim tiềm năng nhất của điện ảnh xứ Phù Tang. Ban tổ chức đương nhiên không quên dành một chỗ riêng biệt cho điện ảnh Việt Nam qua 4 tác phẩm của đạo diễn Trần Anh Hùng và hai bộ phim tài liệu của nhà làm phim mang hai dòng máu Pháp-Việt: Philippe Rostan.

Ông Jean Marc Thérouanne tại Vesoul
More 13/02/2012
 16 tác phẩm đi tranh giải Xích lô vàng. Nhà văn và cũng là nhà làm phim người Afghanistan Atiq Rahimi là chủ tịch ban giám khảo để bình chọn ra bộ phim châu Á độc đáo nhất trong mùa liên hoan 2012. Trả lời RFI Việt Ngữ, trưởng ban tổ chức Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul, Jean Marc Thérouanne trước hết nêu lên những điểm nổi bật của chương trình liên hoan lần thứ 18 :
Jean Marc Thérouanne : Liên hoan phim châu Á lần thứ 18 tại Vesoul năm nay có những điểm nổi bật như sau : trước hết ban tổ chức lần đầu tiên dành chương trình đặc biệt để vinh danh đạo diễn Nhật Bản Kore-eda Hirokazu và chiếu lại toàn bộ tất cả các bộ phim ông đã thực hiện. Trong khuôn khổ chương trình Francophonie d'Asie dành cho các đạo diễn châu Á làm phim bằng tiếng Pháp, ban tổ chức năm nay đưa khán giả đến với thế giới điện ảnh của nhà đạo diễn Pháp gốc Việt là Trần Anh Hùng. Chúng ta được bến đến nhà làm phim nay qua những tác phẩm như Mùi Đu Đủ Xanh, năm 1993. Cuối cùng một điểm đáng chú ý khác là liên hoan Vesoul mở ra kho tàng của nền điện ảnh Khazahkstan trong giai đoạn 1938-2011. Năm 1938 là năm bộ phim đầu tiên của Kazahkstan ra đời. Kazahkstan được xem là một cây đại thụ của nền điện ảnh Trung Á. Chúng tôi rất hân hạnh trình chiếu khoảng 20 tác phẩm rất có giá trị của điện ảnh Kazahkstan. Có những tác phẩm chưa bao giờ được cho ra mắt công chúng nước ngoài.

RFI : Thưa ông tại sao ban tổ chức năm nay lại chọn chủ đề chính cho liên hoan là « Vết thương lịch sử - Les Brûlures de l’histoire » ?
Jean Marc Thérouanne : Liên hoan Vesoul bao giờ cũng chọn những chủ đề cho khoảng 90 bộ phim được trình chiếu. Mỗi năm ban tổ chức chọn ra 7 hạng mục. Đáng chú ý nhất là hạng mục dành cho các bộ phim đi tranh giải Cylo Vàng. Đó phải là những bộ phim lần đầu tiên ra mắt khán giả tại Pháp , thậm chí là lần đầu tiên bộ phim đó được trình chiếu cho công chúng ở nước ngoài. Hạng mục thứ nhì dành cho các bộ phim tài liệu. Các bộ phim được giới thiệu trong hạng mục này luôn là đối thoại trên màn ảnh lớn giữa phương Đông và phương Tây. Thêm vào đó chủ đề của các bộ phim tài liệu phải luôn gắn liền với thời sự. Chính vì thế mà năm nay chúng tôi đã chọn đề tài "vết thương lịch sử" để mọi người liên tưởng đến phong trào "mùa xuân Ả Rập". Ở đây chúng tôi quan tâm đến cái nhìn của các nhà làm phim châu Á về lịch sử, về chiến tranh hay các vụ xung đột ... Liên hoan Vesoul dành để giới thiệu điện ảnh của châu Á, nhưng phải hiểu hai chữ châu Á theo nghĩa của các nhà địa lý học, tức trải dài từ dãy núi Oural đến Thái bình Dương, từ kênh Suez đến Ấn Độ Dương. Chúng tôi quan tâm đến điện ảnh của toàn bộ vùng Trung Đông đến Viễn Đông và vì thế đã mời các nhà làm phim của Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Hàn Quốc, Iran, Sri lanka, Kazakhstan, Indonésia cùng tham dự. Tám bộ phim tài liệu tranh tài. Trong số đó có bộ phim tài liệu Chợ Tình của đạo diễn mang hai dòng máu Pháp -Việt là anh Philippe Rostan. Đây là bộ phim vừa được hoàn thành năm ngoái. Rostan đem lại một cái nhìn mới lạ và nhẹ nhàng, tươi mát về truyền thống của người Mông.
RFI : Được biết là trong ấn bản 2011, ban tổ chức đã xem qua tất cả là 400 bộ phim để chọn ra 8 tác phẩm tranh giải Xích lô vàng. Đối với các bộ phim tài liệu, sự chọn lựa cũng khó khăn không kém. Vậy vì sao ban tổ chức đã chú ý đến bộ phim tài liệu « Chợ tình » của Philippe Rostan ?
Phim tài liệu "Chợ Tình" của Philippe Rostan đã thu hút chú ý của ban tổ chức do anh nêu bật hai quan điểm khác nhau : một bên là của những du khách thập phương đến vùng núi Sapa và một bên là quan điểm của những người dân miền núi miền bắc Việt Nam này. Những người từ bên ngoài đến nghĩ gì về quan niệm vợ chồng, vè sự chung thủy của những đôi vợ chồng người Mông ? Những quan hệ ngoài hôn nhân đã được công khai hóa, và thậm chí còn là một phương tiện để cho mỗi cá nhân có chỗ "xả hơi" trước khi trở về với vai trò làm vợ, làm mẹ hay làm cha, làm chồng. Đối với người phương Tây thi đây là một điều rất lạ. Philippe Rostan còn đến Vesoul năm nay với một bộ phim tài liệu khác : đó là phim "Inconnu, présumé Français". Bộ phim này không đi tranh giải nhưng được trình chiếu trong chương trình mang tên "vết thương lịch sử". Đây là một bộ phim cho thấy là trong chiến tranh Đông Dương, bên cạnh sự tàn khốc của chiến tranh, thì cũng có những cuộc tình đã chớm nở giữa các cô gái miền bắc Việt Nam với những người lính Pháp. Rostan tìm đến với những đứa con lai mang hai dòng máu Pháp Việt. Anh nhường lời lại cho họ để nói về "vết thương lịch sử" họ còn mang nặng trong tâm hồn và trên thân thể. Rostan đã có một cái nhìn từ góc độ con người về chiến tranh Đông Dương. Đó là điều đã thu hút chú ý của ban tổ chức liên hoan Vesoul.
RFI : Năm nay dường như Liên hoan Vesoul còn muốn kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 cho hai đạo diễn người Nhật và Việt Nam là Kore-eda Hirokazu và Trần Anh Hùng …
Jean Marc Thérouanne : Đối với Trần Anh Hùng, đây là sự nối tiếp rất hợp lý : Hùng cũng là một nhà đạo diễn chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Pháp và Việt Nam. Dấu ấn điện ảnh của Trần Anh Hùng toát ra được niềm hoài vọng về một đất nước mà người nghệ sĩ này phải xa cách. Đó là điều chúng ta đã thấy qua Mùi Đu Đủ Xanh, giải thưởng Ống Kính Vàng, Liên hoan Cannes năm 1993. Chính vì thế Liên hoan muốn giới thiệu lại với khán giả Vesoul ba bộ phim nói về Việt Nam của Trần Anh Hùng là Mùi Đu Đủ Xanh, Xích Lô (Sư tử vàng, liên hoan phim quốc tế Venise) và Mùa hè chiều thẳng đứng. Sau ba bộ phim hướng về Việt Nam này thì Trần Anh Hùng đã dung hòa hai dòng chảy của nghệ thuật Đông và Tây với tác phẩm " Rừng Na Uy" dựa trên tiểu thuyết của tác giả người nhật, Haruki Murakami.
RFI : Xin cảm ơn ông Jean Marc Thérouanne, trưởng ban tổ chức và cũng là đồng sáng lập viên liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul. Năm ngoái liên hoan Vesoul đã thu hút 30 ngàn khán giả.

Thứ năm 16 Tháng Hai 2012

Việt Nam tại Liên hoan phim châu Á Vesoul : Bộ phim tài liệu "Chợ tình" của Philippe Rostan

Đạo diễn Philippe Rostan có hai dòng máu Pháp - Việt (DR)
Đạo diễn Philippe Rostan

Thanh Hà
Có hai bộ phim tài liệu nói về Việt Nam của đạo diễn Philippe Rostan được trình chiếu tại liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul 2012. « Chợ Tình » là một trong số tám bộ phim tài liệu tranh giải Xích lô vàngn còn « Inconnu, présumé Français – Kẻ vô danh, được coi là người Pháp » ra mắt khán giả trong khuôn khổ chủ đề « Vết thương lịch sử »

Lần đầu tiên đến dự liên hoan phim châu Á Vesoul, đạo diễn mang hai dòng máu Pháp - Việt, Philippe Rostan giới thiệu hai bộ phim tài liệu là « Chợ Tình » và « Inconnu, présumé Français » vào ngày 15 và 16/02/2012 tại rạp Majestic.

Sinh tại Việt Nam năm 1964 và định cư tại Pháp từ năm 1975, sự nghiệp điện ảnh của Philippe Rostan thường gắn liền với hình ảnh Việt Nam. Năm 1991, ông là trợ lý cho đạo diễn Pierre Schoendoerffer để thực hiện bộ phim « Điện biên Phủ ». Năm 1994, tên tuổi của ông xuất hiện bên cạnh Mathieu Kassovitz trong tác phẩm « Métisse – Con lai ». Một năm sau, Rostan bắt đầu thực hiện các phim ngắn như « Les Nems, moi non plus ».

Trong vai trò một nhà viết kịch bản, một đạo diễn hay một nhà xuất bản phim, Philippes Rostan đã cống hiến nhiều tác bộ phim tài liệu xoay quanh chủ để chính là Việt Nam. Bên cạnh hai tác phẩm trình chiếu tại liên hoan Vesoul lần này, Rostan còn là tác giả của khoảng một chục bộ phim khác. Trong số đó phải kể đến « Le Lotus dans tous ses états - Hoa sen » (2011), « Les trois guerres de Madeleine Riffaud - Ba cuộc chiến của Madeleine Riffaud» (2010), « Chiếc Bánh Ít » (2001) hay « Cœur Coréen- Trái tim Hàn Quốc » (2002).

Rostan từng đoạt giải thưởng của khán giả tại liên hoan phim của thành phố Tour năm 2010 với bộ phim nói về thân phận của những người con lai, bố Pháp, mẹ Việt : « Inconnu, présumé Français ». Nhưng có lẽ đến nay, được biết đến nhiều hơn hết là bộ phim tài liệu của Rostan nói về ba cuộc chiến mà nhà thơ, cũng là nhà báo và phóng viên chiến trường Madeleine Riffaud đã trải qua.

Trước ống kính của đạo diễn Pháp -Việt, người từng là bạn của Paul Eluard hay Picasso, đã kể lại những kỷ niệm của bà về chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Algérie và chiến tranh Việt Nam. Những kỷ niệm của người phụ nữ can đảm này đã được Philippe Rostan minh họa bằng rất niều hình ảnh tư liệu quý giá.

Trả lời phỏng vấn đài RFI, đạo diễn Rostan cho biết hoàn cảnh nào đưa chân ông đến với liên hoan phim châu Á Vesoul lần thứ 18 :
"Năm 2011 tôi gửi phim đến ban tổ chức nhưng bị trả lời đã đá quá trễ. Năm ngoái tôi giới thiệu với ban tổ chức liên hoan Vesoul ba bộ phim tài liệu là « Le Petit Việt Nam- Việt Nam thu nhỏ », « Les trois Guerres de Madeleine Riffaud – Ba cuộc chiến của Madelein Riffaud » và « Inconnu, présumé Français- kẻ vô danh, được coi là người Pháp ». Sáng lập viên của Liên hoan, bà Martine Thérouanne rất tán đồng các bộ phim này và bà khuyến khích tôi trở lại cho mùa liên hoan năm nay.

Lần này tôi đến Vesoul tranh tài với bộ phim tài liệu mới nhất của mình là « Chợ tình » và tôi cũng sẽ giới thiệu đến khán giả « Inconnu, présumé Français » đã hoàn tất vào năm 2009 trong khuôn khổ chuyên đề « Vết thương lịch sử » liên hoan điện ảnh châu Á lần thứ 18".
RFI : Gần đây đài truyền hình France Ô có chiếu bộ phim tài liệu « Chợ Tình » và khán giả đã có dịp khám phá những hình ảnh rất thơ mộng của miền núi Sapa. Ông đã thực hiện bộ phim này trong những điều kiện nào ?
"Tôi đã đến sát biên giới miền Bắc Việt Nam với Trung Quốc để thực hiện phim tài liệu « Chợ tình ». Những cộng đồng người thiểu số ở đây còn giữ được truyền thống của mình, từ y phục đến văn hóa. Người dân tộc thiểu số ở đây đã chấp nhận tôi và họ chia sẻ với tôi về một đề tài thường được giữ kín trong lòng".
RFI : Người xem đôi khi quên hẳn đây là một bộ phim tài liệu. Phải chăng đây là « dấu ấn » của Philippe Rostan ?
"Tôi đến với nghệ thuật thứ bảy, để đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tại Việt Nam tôi không gặp trở ngại nào cả. Đúng là mọi thủ tục không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng trước đây tôi đã từng thực hiện phim tài liệu nói về ba cuộc chiến mà nhà báo, phóng viên chiến trường, và cũng là một nhà thơ, bà Madeleine Riffaud đã trải qua. Việt Nam dành nhiều ưu ái cho bà và khi đến Việt Nam để thực hiện cuộn phim về một phần cuộc đời bà Riffaud, tôi không hề gặp phải một khó khăn nào đáng kể. Các nhân chứng và những người từng liên lạc với bà đã dễ dàng bày tỏ tâm sự trước ống kính. Làm phim về họ không có gì trở ngại.

Trong khi đó thực hiện phim tài liệu về đề tài « Chợ tình », phức tạp hơn nhiều ! Khi chúng ta đề cập đến chủ đề như là lòng chung thủy, tình yêu, thực khó mà có thể thuyết phục được mọi người chia sẻ tâm tư. Tuần lễ đầu tôi cảm thấy khó khăn, tương tự như khi khởi động quay các bộ phim khác vậy. Nhưng sau đó thì mọi việc cũng được ổn thỏa. Tôi nhận thấy người dân tộc thiểu số ở đây thật là trong trắng. Họ rất gần gũi với thiên nhiên, họ tôn trọng môi trường … Đây là một đề tài hết sức thời sự".
RFI : Tại Vesoul lần này, bên cạnh bộ phim « Chợ tình » tham dự cuộc tranh tài và được trình chiếu vào ngày 15/02/12 thì khán giả còn được xem lại một bộ phim tài liệu khác đã từng được giới thiệu rộng rãi tới công chúng là « Inconnu, présumé Français » xin ông cho biết thêm về bộ phim này ?
« Inconnu, présumé Français – kẻ vô danh được coi là người Pháp » là một bộ phim rất quan trọng đối với cá nhân tôi. Tôi muốn nói về chủ đề con lai, như là trường hợp của bản thân tôi. Tất cả xuất phát từ khi tôi biết được là có những người anh chị em, con dì, con già  với tôi bị bỏ rơi, tương tự như số phận của hơn 4 500 đứa trẻ khác, chúng đã bị bỏ rơi trong các trại mồ côi. Tôi làm phim về đề tài này, để câu chuyện về những người con của chiến tranh ấy không bị chìm vào quên lãng ».
RFI : Thành thật cảm ơn đạo diễn Philippe Rostan.


No comments: